xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Việc đề xuất các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường Tiểu học Trung Hòa quận Cầu Giấy. Để tiến hành xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện, tác giả luận văn tiến hành khảo sát thực tế bằng điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho 3 đồng chí cán bộ quản lí, 49 giáo viên-nhân viên của nhà trường.
83 Phiếu khảo sát ý kiến về:
- Tính cần thiết của các biện pháp quản lý được đánh giá theo 4 mức
độ: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết.
- Tính khả thi của các biện pháp quản lý được đánh giá theo 4 mức độ:
Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.
3.4.1. Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa,
quận Cầu Giấy, Hà Nội
T T Các biện pháp Mức độ Xếp thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SLCB GVNV TL (%) SLCB GVNV TL (%) SLCB GVNV TL (%) SLCB GVNV TL (%)
1 Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện
1.1. Xây dựng môi trường
cảnh quan ngoài nhà trường 50 96,2 2 3,8 0 0 0 0 3 1.2.Xây dựng môi trường
cảnh quan trong nhà trường 51 98,1 1 1,9 0 0 0 0 2 1.3. Xây dựng môi trường
cảnh quan trong lớp học 52 100 0 0 0 0 0 0 1 2 Xây dựng môi trường học
tập thân thiện
2.1. Xây dựng môi trường
học tập an toàn 52 100 0 0 0 0 0 0 1
2.2. Xây dựng môi trường học tập có trang thiết bị hiện đại
84
2.3. Xây dựng môi trường học tập giáo dục toàn diện cho học sinh
52 100 0 0 0 0 0 0 1
2.4. Xây dựng môi trường học tập đánh giá công bằng, khách quan học sinh, động viên, khuyến khích học sinh
51 98,1 1 1,9 0 0 0 0 2
2.5. Xây dựng môi trường học tập phát huy được khả năng của học sinh
51 98,1 1 1,9 0 0 0 0 2
3 Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện
3.1. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể sư phạm
52 100 0 0 0 0 0 0 1
3.2. Xây dựng văn hóa giảng
dạy 50 96,2 2 3,8 0 0 0 0 3
3.3. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh
52 100 0 0 0 0 0 0 1
3.4. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh
48 92,3 4 7,7 0 0 0 0 5
3.5. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh
51 98,1 1 1,9 0 0 0 0 2
3.6. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa nhà trường với các tổ chức xã hội
85
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất được thể hiện ở bảng trên cho thấy các biện pháp này đều được đánh giá là cần thiết. Có tỉ lệ cao nhất (100%) trong 3 nhóm biện pháp là 5 biện pháp cụ thể sau:
- Xây dựng môi trường cảnh quan trong lớp học.
- Xây dựng môi trường học tập an toàn.
- Xây dựng môi trường học tập giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể sư phạm.
- Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh. 3.4.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa,
quận Cầu Giấy , Hà Nội
T
T Các biện pháp
Mức độ
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SLCB GVNV TL (%) SLCB GVNV TL (%) SLCB GVNV TL (%) SLCB GVNV TL (%)
1 Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện
1.1. Xây dựng môi trường cảnh
quan ngoài nhà trường 0 0 52 100 0 0 0 0 1.2. Xây dựng môi trường cảnh
quan trong nhà trường 50 96,2 2 3,8 0 0 0 0 1.3. Xây dựng môi trường cảnh
quan trong lớp học 52 100 0 0 0 0 0 0
2 Xây dựng môi trường học tập thân thiện
2.1. Xây dựng môi trường học
tập an toàn 52 100 0 0 0 0 0 0
2.2. Xây dựng môi trường học
86 2.3. Xây dựng môi trường học
tập giáo dục toàn diện cho học sinh
52 100 0 0 0 0 0 0
2.4. Xây dựng môi trường học tập đánh giá công bằng, khách quan học sinh, động viên, khuyến khích học sinh
52 100 0 0 0 0 0 0
2.5. Xây dựng môi trường học tập phát huy được khả năng của học sinh
4 7,7 48 92,3 0 0 0 0 3 Xây dựng môi trường giao
tiếp thân thiện
3.1. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể sư phạm
52 100 0 0 0 0 0 0
3.2. Xây dựng văn hóa giảng
dạy 0 0 52 100 0 0 0 0
3.3. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh
52 100 0 0 00 0 0 0
3.4. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh
0 0 52 100 0 0 0 0
3.5. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh
52 100 0 0 0 0 0 0
3.6. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa nhà trường với các tổ chức xã hội
0 0 52 100 0 0 0 0
Kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất là tương đối cao. Tuyệt đại đa số các biện pháp đều có tỉ lệ 90% về tính khả thi. Biện pháp có tính khả thi cao nhất trong từng nhóm biện pháp là:
87
- Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện + Xây dựng môi trường cảnh quan trong lớp học.
+ Xây dựng môi trường cảnh quan trong nhà trường. - Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường học tập thân thiện + Xây dựng môi trường học tập an toàn.
+ Xây dựng môi trường học tập giáo dục toàn diện cho học sinh. + Xây dựng môi trường học tập đánh giá công bằng, khách quan học. sinh, động viên, khuyến khích học sinh.
- Nhóm biện pháp : Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện + Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể sư phạm. + Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh. + Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh.
Biện pháp “Xây dựng môi trường học tập có trang thiết bị hiện đại” có tỉ lệ thấp nhất: 98,1% cán bộ quản lý, giáo viên-nhân viên đánh giá ở mức độ
khả thi; 1,9% cán bộ quản lý, giáo viên-nhân viên đánh giá ít khả thi. Thực
tiễn cũng cho thấy đây là một giải pháp rất cần thiết cho quản lí việc xây dựng trường học thân thiện ở trường tiểu học nhưng cũng khó có thể ứng dụng vì còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế và nguồn kinh phí xã hội hóa.
88
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở lý luận quản lý và khảo nghiệm thực tiễn với phân tích thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện, với đề tài xây dựng trường học thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa quận Cầu Giấy Hà Nội, tác giả đã đề xuất 3 nhóm biện pháp với 14 biện pháp cụ thể:
- Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện với 3 biện pháp.
- Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường học tập thân thiện với 5 biện pháp. - Nhóm biện pháp:Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện với 6 biện pháp.
Các biện pháp trong 3 nhóm biện pháp trên mang tính cần thiết và có tính khả thi. Nhiều biện pháp đạt được 100% sự nhất trí của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Các biện pháp này đều được đa số cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp còn có sự chênh lệch nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tương quan với nhau theo tỷ lệ thuận. Vì thế, các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi trong thực tiễn, việc áp dụng các biện pháp này sẽ nâng cao chất lượng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, nhà trường thân thiện và đã vận dụng các khái niệm cơ bản đó vào nội dung nghiên cứu quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện trong trường tiểu học.
Luận văn đã được kết hợp giữa lý luận quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện và cơ sở thực tế của quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện trong trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý của Ban giám hiệu đối với việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện đáp ứng với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu, các nhà quản lý đã có nhận thức và thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp quản lý trong quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà quản lý nhận thức và đánh giá thực trạng xây dựng nhà trường thân thiện còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng xây dựng nhà trường thân thiện còn thấp.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, tác giả đã đề xuất 3 nhóm biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện trong trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các biện pháp quản lý này vừa mang tính lý luận, logic, mang tính thực tiễn, lại cấp thiết và có tính khả thi cao cho trường Tiểu học Trung Hòa và các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong luận văn, tác giả đã đề xuất 3 nhóm biện pháp với 14 biện pháp cụ thể:
Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện - Biện pháp 1: Xây dựng môi trường cảnh quan ngoài nhà trường.
90
- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cảnh quan trong nhà trường. - Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cảnh quan trong lớp học. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập an toàn.
- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập có trang thiết bị hiện đại. - Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập đánh giá công bằng, khách quan học sinh, động viên, khuyến khích học sinh.
- Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập phát huy được khả năng của học sinh.
Nhóm biện pháp:Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện
- Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể Sư phạm.
- Biện pháp 2: Xây dựng văn hóa giảng dạy.
- Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh.
- Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh.
- Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh.
- Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa nhà trường với các tổ chức xã hội.
Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục hiểu rõ bản chất của từng nhóm biện pháp và mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp. Trên cơ sở thực tế của trường mình, phát huy tư duy quản lý, sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp với thực tiễn trường mình, để cho mỗi biện pháp đều có tác dụng cao nhất trong việc xây dựng nhà trường thân thiện. Đó là những việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học ở
91
trường Tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhằm phục vụ kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện phát triển đất nước.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD& ĐT
Bộ GD&ĐT cần tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan ban hành chế độ chính sách về tài chính, quỹ đất, cơ sở vật chất cho nhà trường để có nhiều trường đủ điều kiện đạt chuẩn Quốc gia.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội
Cần quan tâm chỉ đạo giáo dục cơ sở, nhất là chương trình thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục. Nắm bắt kịp thời tình hình các nhà trường để điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
Cần tiếp tục nghiên cứu và ra văn bản hướng dẫn về việc trao quyền tự chủ cho cán bộ quản lý các trường phổ thông phù hợp Điều lệ trường tiểu học.
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT
Tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn, hội thảo về xây dựng nhà trường thân thiện của cán bộ quản lý trong các nhà trường.
Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên về bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, thực hiện Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học về luân chuyển cán bộ quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ đãi ngộ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo dục hợp lý ở các trường tiểu học trên địa bàn quận.
Đầu tư CSVC, trang bị đồ dùng dạy học hiện đại cho các nhà trường.
2.4. Đối với các nhà trường
Thường xuyên học tập về lý luận chính trị, khoa học quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn. Nghiên cứu các biện pháp quản lý và thường xuyên bám sát thực tế nhà trường để xây dựng nhà trường thân thiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Tham mưu với cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học để phục vụ dạy và học cho các trường tiểu học.
Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện thực sự có hiệu quả, nghiêm túc để nâng cao chất lượng dạy và học.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT về
đánh giá xếp loại học sinh.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT đánh
giá học sinh Tiểu học.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sổ tay trường học thân thiện, học sinh
tích cực. Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường Tiểu học.
5. Đặng Quốc Bảo và Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển
quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Giáo dục. Nhà xuất
bản Lao động.
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc ( 2012), Đại cương khoa học quản
lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
9. Nguyễn Tiến Đạt (2010), GD so sánh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
10.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và kế hoạch giáo
dục. Nhà xuất bản Giáo dục.
11.Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách- đào tạo nhân lực. Nhà xuất bản Giáo dục Quốc gia.
12.Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Xây dựng nhà trường thân thiện, học
sinh tích cực. Tài liệu tập huấn cho giáo viên.
13.Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Lý luận dạy học hiện đại. Tài liệu