3.2.3.1. Mục tiêu chung
Một trường học thân thiện thì sự giao tiếp thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Giao tiếp thân thiện đem lại thành công trong các hoạt động quản lý, dạy và học trong nhà trường. Đó chính là sự tôn trọng, chia sẻ, lắng nghe của cán bộ quản lý đối với giáo viên, nhân viên. Giáo viên biết tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau; gần gũi, yêu thương các em học sinh; đồng cảm, sẻ chia với phụ huynh học sinh. Học sinh kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo, các bác công nhân viên trong nhà trường; đoàn kết, chan hòa, cởi mở, giúp đỡ bạn bè, nhường nhịn em nhỏ,…. Nhà trường có mối quan hệ “thân thiện” với các tổ chức xã hội với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung
- Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể Sư phạm. - Xây dựng văn hóa nhà trường.
- Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh. - Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh. - Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh. - Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa nhà trường với các tổ chức xã hội.
3.2.3.3.Cách thức thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong tập thể Sư phạm
Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Ở đây, vai trò của Hiệu trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng.
- Trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường.
76 - Phải thực sự tôn trọng lẫn nhau.
- Hiệu trưởng không được hống hách, quát nạt nhân viên dưới quyền.
- Các khoản thu chi trong nhà trường “phải minh bạch”.
- Xây dựng phong cách quản lý của Ban giám hiệu thân thiện, tạo bầu không khí làm việc thân ái.
- Người lãnh đạo cần tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và không để lãng phí thời gian cũng như thời gian chết gây vô vị, nhàm chán cho mọi người.
- Giáo viên trong trường giao tiếp với nhau một cách lịch sự, tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống.
Tóm lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là
bạn, là đồng chí, là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần “Càng yêu người bao
nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng,
vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao.
Biện pháp 2: Xây dựng văn hóa nhà trường
Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Đối với trường học, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử, nội quy, quy định, … có tác dụng chỉ dẫn hành vi của các thành viên trong nhà trường. Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường,...
Nhà trường đã xây dựng 6 văn hóa: Văn hóa bảo vệ môi trường;Văn
hóa thực hiện tốt luật giao thông; Văn hóa tiết kiệm;Văn hóa đọc;Văn hóa chào;Văn hóa xếp hàng. Kết hợp triển khai dạy bộ tài liệu chuyên đề “Giáo
77
dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” vào tiết hoạt động
tập thể từ khối 1 đến khối 5. Ban giám hiệu đã chỉ đạo thực hiện giáo dục các văn hóa kể trên. Các biện pháp cụ thể như: giảng dạy tích hợp lồng ghép trong các tiết học, môn học theo thời khóa biểu chính khóa. Xếp 1 tiết thư viện/1 tuần; dành 3 tiết/tuần để sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động tập thể theo các chuyên đề hướng về các chủ điểm giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch, văn hóa ứng xử giao tiếp và giáo dục các giá trị sống, các kỹ năng xã hội, chăm sóc di tích lịch sử Đình thôn Thượng, …
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức tự học và sáng tạo” nên
các văn hóa trên các thầy cô của trường cũng đã, đang rèn luyện và giáo dục học sinh. Một số các biện pháp cụ thể các thầy cô đã áp dụng giáo dục nếp văn hóa như:
- Văn hóa bảo vệ môi trường: Vệ sinh lớp học, thực hiện khẩu hiệu “thấy rác là nhặt”, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định, trang trí lớp học sạch, đẹp, thân thiện và có kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng theo từng đợt.
- Văn hóa thực hiện tốt luật giao thông: học sinh ký cam kết thực hiện tốt luật giao thông, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi ngồi trên xe máy, mô tô, xe đạp điện, không cổ vũ đua xe trái phép.
- Văn hóa tiết kiệm: Tắt điện, khóa nước, thu gom giấy vụn,… được làm hàng ngày như một thói quen.
- Văn hóa đọc: Sử dụng các tiết thư viện để đọc sách. Khuyến khích xây dựng thư viện tại lớp, chia sẻ sách hay và các bài viết về giá trị sống, …
- Văn hóa chào: Thầy, cô giáo có cử chỉ thân thiện khi học sinh chào. Học sinh biết chào hỏi khi có khách đến trường, chào hỏi nhau văn minh lịch sự.
- Văn hóa xếp hàng: Học sinh xếp hàng trong mọi hoạt động: múa hát đầu giờ, giữa giờ, giờ về ra, lấy cơm, đi học các môn chuyên biệt,…
Bên cạnh đó, nhà trường cùng rất quan tâm đến phong cách ăn mặc của giáo viên và học sinh. Đối với học sinh thì mặc đồng phục, giáo viên ăn mặc lịch sự đến trường, đeo biển tên, …Những yếu tố trên đã góp phần “Xây dựng nhà trường thân thiện”ở trường tiểu học Trung Hòa.
78
Giáo viên có ý thức trong các buổi họp không đến muộn, về sớm.
Giáo viên tạo phong cách giảng dạy: nắm vững kiến thức liên quan đến bài giảng, giỏi về chuyên môn; nhuần nhuyễn phương pháp giảng dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại hợp lý; gần gũi, tôn trọng, động viên, khích lệ, đánh giá học sinh công bằng khách quan. Ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) của giáo viên sử dụng khi giảng dạy cần chuẩn mực và sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc và chia sẻ thông tin, thông báo chủ trương, hoạt động của nhà trường và tình hình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh qua hệ thống sổ liên lạc điện tử và trao đổi qua điện thoại khi cần thiết để phụ huynh phối kết hợp giáo dục đạo đức giữa gia đình và nhà trường.
Với văn hóa tổ chức của nhà trường, Ban Giám hiệu trường Tiểu học Trung Hòa mong muốn góp phần “Xây dựng nhà trường thân thiện” để học sinh của nhà trường vừa có tri thức, vừa được giáo dục về nhân cách theo truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, vừa có bản lĩnh biết làm chủ bản thân và lĩnh hội những văn hóa tiên tiến của thế giới để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với học sinh
Đối với sự nghiệp “Trồng người”, hình ảnh Người thầy giáo mẫu mực
luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh. Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà:
- Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh trong nhận xét đánh giá đối với học sinh.
- Giáo viên xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều hành hoạt động của lớp.
79
- Giáo viên chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh; động viên, an ủi giúp cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ốm đau, bệnh tật cố gắng yên tâm học tập và biết vượt khó, vươn lên.
- Trong các buổi sinh hoạt lớp phải thật sự cởi mở và thể hiện sự quan tâm tận tình để các em có điều kiện đề đạt ý kiến, nguyện vọng.
- Giáo viên có kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn từ trong giảng dạy: + Giọng nói, âm lượng không quá to, không quá nhỏ nhưng cũng có thể nói to hơn khi muốn nhấn mạnh nội dung; tốc độ nói không quá nhanh, không quá chậm; phát âm chính xác, không nói ngọng; điểm dừng và nhịp điệu, ngữ điệu cần điều tiết hợp lý để học sinh có thời gian suy nghĩ, cảm nhận nội dung.
+ Cử chỉ, dáng điệu, tư thế của giáo viên cần nghiêm túc, đạo mạo mà gần gũi. Giáo viên không nên khoanh tay, cho tay vào túi quần; không trỏ tay, vẫy tay.
+ Nét mặt cần thể hiện sự tươi vui, chia sẻ.
+ Đôi mắt biểu lộ sự quan tâm, ngạc nhiên, phấn khởi; nhìn thẳng vào học sinh.
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với mỗi học sinh. Giáo viên phải gây được thiện cảm đối với phụ huynh: giảng dạy có chất lượng; quan tâm tới học sinh như chăm sóc, hỏi thăm khi học sinh ốm, mệt, chăm chút đến trang phục, đầu tóc của học sinh. Giáo viên giao tiếp với phụ huynh đúng mực; thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh với phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử. Giáo viên không chê học sinh khi trao đổi thông tin với phụ huynh.
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh
Trong xu thế hội phập và phát triển, giáo dục cần phải hướng tới các mục tiêu: “Học để biết, để làm và để cùng chung sống” và với câu hỏi đặt ra
80
là “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống”? Một trong ba kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện phải có đó là “kỹ năng giao tiếp”. Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ có kỹ năng giao tiếp mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng biến đổi. Chính vì vậy nhà trường, nhất là giáo viên sẽ là người định hướng, dẫn lối cho học sinh giao thiếp thân thiện với nhau. Giáo viên là người giáo dục cho các em kỹ năng sống để các em biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Hướng dẫn học sinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội; giúp học sinh xích lại gần nhau hơn, là cầu nối giúp các em cởi mở, chan hòa với nhau. Tổ chức các hoạt động để giúp các em tự tin nói trước đám đông, trước các buổi họp, … Giáo viên giúp các em biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết, giúp đỡ các em nhỏ trong trường.
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa nhà trường với các tổ chức xã hội
Nhà trường tạo các mối quan hệ chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự ủng hộ tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng địa phương nơi trường đóng. Xây dựng nhà trường thân thiện rất cần có sự quan tâm vừa toàn diện, vừa thiết thực của các tổ chức xã hội. Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã cấp kinh phí sửa chữa các hạng mục: lan can, làm của kính, các nhà vệ sinh, nhà thể chất, quét vôi, …vào đầu năm học.
- Phòng GD&ĐT quận cầu Giấy luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức các hội thi: viết chữ đẹp, thi giải toán qua mạng, thi Tiếng anh, hội diễn văn nghệ, vẽ tranh, ….tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh.
- Công an phường Trung Hòa: giữ gìn trật tự an ninh khu vực nhà trường đóng.
81
- Trung tâm thi đấu Thể dục Thể thao tạo điều kiện và tổ chức các giải thi đấu: điền kinh, võ, cầu lông, đá cầu, bóng đá, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, … giúp cho các em phát triển thể chất. Tổ chức phổ cập bơi miễn phí cho học sinh khối 4, 5 trong kỳ nghỉ hè.
- Hội khuyến học Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy và Ủy ban nhân dân phường Trung Hòa, Hội chữ thập đỏ luôn quan tâm, giành những suất học bổng để động viên, khích lệ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường.
- Hội cựu chiến binh của phường Trung Hòa đến trường nói chuyện về chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Miền Nam, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, … nhân dịp 10/10, 22/12; 30/4, 7/5.
- Hội người cao tuổi hướng dẫn học sinh tìm hiểu , chăm sóc di tích lịch sử Đình thôn Thượng (di tích lịch sử cấp Quốc gia) – di tích lịch sử địa phương nhà trường nhận chăm sóc.
- Trung tâm y tế Quận: khám sức khỏe cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Phun thuốc muỗi, phòng chống dịch cho nhà trường.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường Trung Hòa tổ chức cho học sinh sinh hoạt hè ở địa phương vui tươi, bổ ích.
- Đơn vị kết nghĩa: Lữ đoàn 205 và trung đoàn 293 tạo điều kiện về phương tiện ô tô đưa học sinh đi thi đấu, âm thanh, loa đài, … cho nhà trường.
- Đội phòng cháy chữa cháy: Kiểm tra các trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường.
- Công ty Hon đa phối kết hợp với nhà trường truyên truyền, làm bài thi tìm hiểu về “An toàn giao thông”, tặng mũ bảo hiểm cho học sinh để giáo dục học sinh thực hiện tốt luật giao thông.
Trong những năm qua, nhà trường đã tạo mối liên hệ chặt chẽ với địa phương và các tổ chức xã hội. Thăm và tặng quà các cơ quan, đoàn thể,… nhân kỷ niệm ngày của ngành (19/8, 22/12, 27/2, …). Chủ động trong việc phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong mọi hoạt động của nhà trường.
82 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tất cả 3 nhóm biện pháp trên với 14 biện pháp cụ thể đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề là cơ sở cho biện pháp kia. Trong mỗi biện pháp đều có cơ sở đề xuất và ý nghĩa riêng để tương ứng với cách thức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý xây dựng trường học thân thiện. Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu, logic, biện chứng với nhau, biện pháp này tốt là tiền đề cho biện pháp kia, chúng bổ sung tương tác với nhau trong 3 nhóm biện pháp xây dựng trường học thân thiện để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.