Giả thuyết khoa học Những biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhàtrường thân thiện nếu được xây dựng phù hợp với thực tế của nhà trường,đặc điểm của địa phương, tận dụng
Trang 11 Lý do chọn đề
tài
MỞ ĐẦU
Đứng trước sự biến đổi của xã hội, của hội nhập quốc tế, mục tiêu của
giáo dục Việt nam phải hướng tới 4 trụ cột: “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người” Nay những nhu cầu đa dạng, phong
phú của xã hội đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ không chỉ cung cấp tri thức, rènluyện kỹ năng các môn học mà phải hội nhập kỹ năng sống và năng lực xã hộitheo hướng hoà nhập thân thiện
Thực hiện mục tiêu trên Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phongtrào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phongtrào lớn của ngành giáo dục và Đào tạo Đây là hoạt động chủ điểm của giáodục đào tạo Việt nam trong giai đoạn phát triển mới theo chỉ đạo của Bộ Giáodục và Đào tạo cũng như các ngành hữu quan
Khi bàn về phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT, ngày 22 tháng 7 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong các trường THPT giai
đoạn 2008 - 2013 Lê Quán Tần (Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ Giáo dục - Đào
tạo) đã nhận định: Vào năm học mới 2008-2009, và chắc chắn là các năm học
tiếp theo, ngành giáo dục sẽ cùng toàn xã hội phát động một phong trào thiđua có quy mô lớn là xây dựng mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tíchcực” Đây là một quyết định đúng đắn, vấn đề là làm sao để chủ trương tíchcực trở thành hiện thực tốt đẹp Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởixướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa
để đưa đất nước ta, dân tộc ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưanước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng
Trang 22sánh vai với các cường quốc năm châu Sự thành công của sự nghiệp trọngđại đó tuỳ thuộc phần lớn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp
Trang 3“trồng người” Do đó, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học - công nghệ,giáo dục - đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu” Nhà nước ta đã khôngngừng tăng đầu tư ngân sách và đề ra nhiều chính sách quan trọng để pháttriển sự nghiệp giáo dục; nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học từ bao đời
đã và đang hết lòng chăm lo cho con cháu học hành, học để lập thân, lậpnghiệp phấn đấu “Con hơn cha, nhà có phúc” Bối cảnh đó đặt ra cho ngànhgiáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệmrất nặng nề, dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt đểnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng
nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nângcao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế
hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹnăng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn làmgiàu cho đất nước và cho bản thân Để làm được điều đó, mỗi trường học,nhất là trường phổ thông, phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tíchcực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa trò với trò, thânthiện giữa nhà trường với cộng đồng theo nguyên lý: “Giáo dục nhà trườnggắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
Từ nguyên lý này, ta có thể nhận ra quá trình giáo dục thế hệ trẻ phảiđược thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và thông quanhiều dạng hoạt động giáo dục Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơbản đó là: Hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các hoạt độngngoài hệ thống môn học thường gọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpHĐGDNGLL mặc dù chỉ là hoạt động giáo dục ngoài kế hoạch dạy học cácmôn chính khóa, nhưng hoạt động này lại là công cụ mạnh mẽ để phát triểngiá trị, nội dung, các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc
Trang 4Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL thực sự là
một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Một mặt nókiểm nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc
mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL người học nângcao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học vớithực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹnăng sống và tính thẩm mỹ Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đếnvới nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại,học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại
Thứ Hai: Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi
học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hộitham gia các hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ đượckinh nghiệm giao tiếp, giàu thêm vốn sống cho mình, mở được một tầm nhìnthực tế
Thứ ba: HĐGDNGLL nếu tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian,
tham gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc vàchăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ thì càng có ý nghĩa quan trọngtrong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”, “lòng tự hào dân tộc” Từ đó giúp các em có ýthức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có ýthức phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần hìnhthành nhân cách mới con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thích ứngvới xu thế hội nhập quốc tế hiện nay
Tuy nhiên trong thực tế, công tác quản lý quá trình giáo dục ở trườngTHPT vùng dân tộc thiểu số mới chỉ tập trung vào dạy và học các môn chính
khoá; mảng HĐGDNGLL chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư thích đáng
cả về kế hoạch, nguồn lực, kinh phí; nội dung, hình thức tổ chức còn đơn
Trang 5điệu; học sinh chưa tích cực, chủ động tham gia Vì thế chưa phát huy đượctác dụng của HĐGDNGLL trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàndiện cho học sinh và góp phần vào phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Quản lý hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thânthiện ở trường THPT vùng dân tộc thiểu số làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐGDNGLL, đề xuấtmột số biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhàtrường thân thiện đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số của chủ thể quản lý
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhà trườngthân thiện ở trường THPT vùng dân tộc thiểu số
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhàtrường thân thiện ở trường THPT vùng dân tộc thiểu số
4 Giả thuyết khoa học
Những biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhàtrường thân thiện nếu được xây dựng phù hợp với thực tế của nhà trường,đặc điểm của địa phương, tận dụng và phát huy được sức mạnh của các tổchức trong nhà trường và ngoài xã hội thì hiệu quả giáo dục học sinh vùngdân tộc thiểu số sẽ được nâng lên một bước
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 65.1.Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản lý
HĐGDNGLL ở trường THPT theo định hướng trường học thân thiện
5.2 Đánh giá thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT vùng
dân tộc thiểu số theo định hướng trường học thân thiện
5.3 Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo
định hướng xây dựng nhà trường thân thiện ở trường THPT vùng dân tộc thiểusố
6 Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở
3 trường THPT thuộc vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn (8 CBQL, 6giáo viên phụ trách Đoàn, Đội, 40 giáo viên chủ nhiệm, 40 học sinh HS và 20phụ huynh học sinh)
- Các biện pháp quản lý được đề xuất nhằm phục vụ cho hoạt độngquản lý của các chủ thể: Cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội vàGVCN
- Thử nghiệm các biện pháp tại 3 trường THPT vùng dân tộc thiểu sốđược khảo sát của tỉnh Bắc Kạn
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích các tài liệu, giáo trình, tạp trí có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành Giáodục- Đào tạo có liên quan đến công tác QL giáo dục, QL nhà trường,QLHĐGDNGLL, chọn lọc thông tin cần thiết nhằm xây dựng cở sở nghiêncứu cho đề tài
- Khái quát hóa các nội dung về lý luận HĐGDNGLL ở trường THPT
Trang 7- Phân tích lý luận để làm rõ yêu cầu của chương trình giáo dụcTHPT
ở vùng dân tộc thiểu số qua các HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhàtrường thân thiện
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 87.2.1 Phương pháp quan sát:
Thu thập thông tin qua quan sát các hoạt động bằng việc tham dự buổi
tổ chức HĐGDNGLL
7.2.2 Phương pháp điều tra:
- Xây dựng các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao tiếp các đối tượng:BGH, BTĐ trường, tổng phụ trách Đội, GVCN, HS, phụ huynh HS
- Thu thập số liệu qua các mẫu thống kê trên cơ sở kế hoạch quản lýHĐGDNGLL của một số cán bộ quản lý, Giáo viên chủ nhiệm và Bí thưĐoàn trường
- Xây dựng 4 loại phiếu điều tra dùng để xin ý kiến của HT, PHT,BTĐoàn; tổng phụ trách Đội, một loại lấy ý kiến của GV CN; một loại chohọc sinh và một loại cho phụ huynh học sinh
- Hệ thống câu hỏi trong mỗi loại phiếu điều tra được xây dựng trên cơ
sở khoa học quản lý, thực tiễn công tác và học tập của bản thân, hỏi ý kiếntham khảo của các thầy cô, các cấp quản lý, bạn bè đồng nghiệp có kinhnghiệm Các câu hỏi xây dựng gồm các câu hỏi đóng, trình bày rõ ràng, dễhiểu, thuận lợi cho đối tượng trả lời; phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằmkhai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
7.3 Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia cótrình độ cao thông qua trao đổi với các nhà quản lý giáo dục, thu thập cácthông tin cần thiết liên quan đến đề tài
- Phương pháp xử lý thông tin và đánh giá: sử dụng phương pháp toánthống kê, tin học để xử lý các số liệu thu được qua điều tra và khảo nghiệm
8 Cấu trúc của luận văn
Gồm 3 phần chính:
Trang 9Phần 1 - Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Phần 2 - Nội dung: có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về quản lí hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp ở
trường THPT vùng dân tộc thiểu số
Chương 3: Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện ở trường THPT vùng dântộc thiểu số
Phần 3 - Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo để xây dựng đề cương
Phụ lục
Trang 10NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ
TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong những năm học thay sáchgần đây ngày càng được phát triển và mở rộng, nội dung ngày càng phongphú, hình thức da dạng và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
Giang Thị Khuyên [11] với nghiên cứu “thực trạng quản lýHĐGDNGLL ở trường Tiểu học miền núi huyện Mai Châu - Sơn La”, đã chỉ
ra một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học có hiệu quảnhư, Bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng hướng dẫn tổ chức quản lýHĐGDNGLL cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; tăng cường công tác thi đuakhen thưởng, chăm lo xây dựng, quản lý cơ sở vật chất; kiểm tra đôn đốc việcthực hiện, phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức
Nguyễn dục Quang [16] đã tập trung nghiên cứu các mặt củaHĐGDNGLL với việc xác định mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đốivới việc hình thành phát triển các phẩm chất nhân cách, đạo đức, củng cố,nâng cao kiến thức văn hóa cho học sinh Tác giả cũng đã đưa ra các hìnhthức, nội dung HĐGDNGLL phương thức tổ chức linh hoạt mềm dẻo sát vớithực tiễn các trường phổ thông
Đinh Xuân Huy [17] nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGDNGLLcủa người hiệu trưởng ở trường phổ thông dân tộc nội trú- tỉnh Lai Châu đãkhẳng định vai trò quan trọng của tổ chức các HĐGDNGLLvới việc nâng caochất lương giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú Tác giả đã xâydựng các biện pháp quản lý hoạt động này của người Hiệu trưởng trong
Trang 11trường phổ thông dân tộc nội trú như: Bồi dưỡng nhận thức, năng lực chođội
Trang 12ngũ giáo viên; cải tiến công tác quản lý; hướng dẫn; phối hợp các lực lượng tham gia vào HĐGDNGLL ở trường THPT dân tộc nội trú.
Phạm Hoàng Gia [18] đã dùng phiếu mẫu điều tra, nêu 30 loại cộngviệc, gồm 57 dạng hoạt động cụ thể, phân thành các nhóm: Hoạt động học tập,hoạt động vui chơi- giải trí, hoạt động xã hội, hoạt động năng khiếu cá nhân
Nguyễn Văn thiềm [19] cho rằng chất lượng giáo dục học sinh ở nhàtrường giảm sút một phần là do việc giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp bịbuông lỏng; sự phối hợp giữa các lực lượng bị coi nhẹ cho nên phải có sựphối hợp hoạt động nhà trường với địa bàn dân cư
Vấn đề quản lý HĐGDNGLL cũng đã được đề cập tới trong một sốluận văn thạc sĩ nhưng chủ yếu về hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đối vớiTHCS và bậc tiểu học Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLLcủa người hiệu trưởng nhưng trên một đối tượng quản lý khác là học sinhtrường THPT vùng DTTS Với ý nghĩa đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lýhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng trường họcthân thiện ở trường THPT vùng dân tộc thiểu số”
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý đã được các nhà khoa học định nghĩa một cách khác nhau:Tác giả Hà Sĩ Hồ [17]: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng(có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có, dựa trên cácthông tin về thực trạng của đối tượng và môi trường, nhằm cho sự vận hànhcủa đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ [25] cũng cho rằng: “Quản lý làmột quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quátrình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Nhữngmục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lýmong muốn”
Trang 13Tác giả Nguyễn Văn Lê [27] lại cho rằng: “Quản lý không chỉ mangtính khoa học, mà còn mang tính nghệ thuật” Cũng như các tác giả khác ôngcho rằng mục đích của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ưutheo mục tiêu đề ra Ông viết: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học vànghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con người nhằm đạthiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra”
Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” tác giả HaroldKontz [30] viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợpnhững nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu củamọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người
có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn
- Quản lý là những tác động có mục đích lên một tập thể người, thành
tố cơ bản của hệ thống xã hội
- Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành cáccông việc qua những nỗ lực của người khác
Tóm lại: Quản lý là có sự tác động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình
xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với
ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến độngkhông ngừng của nền kinh tế - xã hội, quản lý được xem là một trong nămnhân tố phát triển kinh tế - xã hội (vốn- nguồn lực lao động- Khoa học kỹ
Trang 14“Chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý" Các yếu tố này có mối
quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và cùng nằm trong môi trường quản lýđược thể hiện sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục
* Theo nhà khoa học Giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là
hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lí giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
Vậy, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nói một cách rõ ràng đầy đủ hơn,quản lý là hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quy luậtcủa chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục
Trang 15ý Môi trường quản l
Tiền kế hoạch
Kế hoạch hoá công cụ quản lý
Chỉ đạo thực hiện
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượnggiáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội
* Giáo dục là một hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động có
mục đích, có chương trình, có kế hoạch có hai chức năng tổng quát: “Ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT-XH và đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu sự tiến bộ, phát triển KT-XH”.
Từ 2 chức năng tổng quát có 4 chức năng cụ thể của giáo dục là: kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá”.
Tất cả các chức năng quản lí tạo nên nội dung của quá trình quản lý.Trong một chu trình quản lý, các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhauchỉ mang tính tương đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thờihoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác
Vậy, ngoài 4 chức năng nêu trên trong một chu trình quản lý, chủ thểquản lý phải sử dụng thông tin như là một công cụ hay chức năng đặc biệt đểthực hiện các chức năng đó được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Chu trình quản lý quản lý
Trang 161.2.3 Khái niệm quản lý nhà trường
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là sự cụ thể hoá công tác
quản lý giáo dục.Nhà trường là tế bào chủ chốt của bất cứ hệ thống giáo dụcnào từ Trung ương tới địa phương Quản lý nhà trường thực chất là quản lýgiáo dục ở cơ sở Bởi vậy, nhà trường là khách thể của tất cả các cấp quản lýtheo khái niệm quản lý đa cấp Mỗi nhà trường đều có hiệu trưởng và hộiđồng giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục đi đếnmục tiêu đào tạo Quản lý nhà trường ở Việt nam là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục để tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ, từnghọc sinh”
1.2.4 Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thựchiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học- kỹ thuật, lao động công ích,hoạt dộng xã hội, văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí,thăm quan du lịch, được thực hiện ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành vàphát triển toàn diện nhân cách trẻ em
1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Là một bộ phận của quá trình quản lý trường học, bao gồm hàng loạtnhững hoạt động như lựa chọn, tổ chức, các nguồn lực, các tác động của tậpthể sư phạm, của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo
kế hoạch và chương trình giáo dục trong khuôn khổ thời gian ngoài chươngtrình chính khoá và ngoài giờ học trên lớp nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả
giáo dục cần thiết HĐGDNGLL do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ
dạy học trên lớp với sự tham gia của các lực lượng xã hội (theo chương trình
kế hoạch dạy học), được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy họctrong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội được diẽn ra trong suốt
Trang 17năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quátrình đó đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
Trang 181.2.6 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
Là quá trình tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng và bộ máy giúpviệc của hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên và học sinh, được tiến hành ngoàigiờ lên lớp theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinhmột cách toàn diện
1.2.7 Khái niệm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
Biện pháp: Theo từ điển trong tiếng việt thì biện pháp là cách làm,
cách giải quyết một vấn đề cụ thể
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Là cách thức
quản lý nội dung, phương pháp, tổ chức HĐGDNGLL nhằm đạt được mụctiêu, chương trình đã đặt ra
1.2.8 Khái niệm nhà trường thân thiện
Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hiệpquốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đãđược triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, phốihợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở trường tiểu học vàTHCS (trong đó có một số trường ở T.PHCM) Từ kết quả thí điểm, Bộ chủtrương tiến hành đại trà trong năm học 2008- 2009 ở tất cả các trường Tiểuhọc, THCS trong toàn quốc rồi lan ra các trường phổ thông cho tới năm 2013
Thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau Bản thân khái niệm thân thiện đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và
sự đùm bọc, cưu mang đầy tình nghĩa về đạo lý Thân thiện bắt nguồn từ xứ mệnh của nhà trường và thân thiện của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.
Trường học thân thiện đương nhiên phải thân thiện với địa phương, địa bàn hoạt động của nhà trường, phải thân thiện trong tập thể sư phạm với
Trang 19nhau, giữa tập thể sư phạm với học sinh, trường học thân thiện phải đảm bảo cơ
sở vật chất phù hợp với yêu cầu và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng Như vậy
nội dung cơ bản hàm chứa trong khái niệm“ trường học thân thiện” bao gồm:
1 Trước hết trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là:
- Thu hút 100% trẻ em đến tuổi học thuộc địa bàn phục vụ của trườngđược đi học và học đến nơi, đến chốn ( nghĩa là thực hiện tốt phổ cập giáodục bậc Tiểu học, THCS Trường phải bảo đảm cho mọi học sinh đều bìnhđẳng về quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ, học tập, không phân biệt giàu nghèo,tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, vùng miền, tình trạng thể chất kể cả các
em không may bị khuyết tật, trí tuệ phát triển bình thường)
- Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địaphương, phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi,trường xã hội ở địa phương Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng,đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôibên
- Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương mà
Bộ đề ra: Mỗi trường học là địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch
sử ở địa phương và tích cực chăm lo xây dưng các công trình công cộng,trồng cây chăm sóc, đường làng ngõ xóm sạch sẽ
2 Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau: Điều này rất quan
trọng vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tương khác Tại đây, vai tròcủa Hiệu trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và đoàn thể cực kỳ quan trọng.Muốn vậy trong quan hệ quản lý phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằngđược quy chế dân chủ ở cơ sở.Trong quan hệ tài chính phải trong sáng, côngkhai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường Về mặt tâm lý phảithực sự tôn trong lần nhau từ chú bảo vệ, chị lao công đến Hiệu trưởng,
Trang 20không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, mất bình đẳng, nếuthiếu tôn
Trang 21trọng lẫn nhau, Hiệu trưởng hống hách quát nạt nhân viên dưới quyền; cũng
không thể có thân thiện nếu mọi khoản thu chi trong nhà trường “mờ mờ
nhân ảnh như người đi đêm”.
3 Thân thiện giữa tập thể sư phạm: Nhất là các thầy cô với các em
học sinh, thầy cô cùng các bộ phận trong nhà trường đều hoạt động theo
phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu” từ đó trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô, chứ không là “kính nhi viễn chi” Sự thân thiện của các thầy
cô với các em là “khâu then chốt” phải thể hiện.
4 Tận tâm trong giáo dục và giáo dục các em: Muốn vậy hãy mạnh
dạn chuyển lối dạy cũ, thụ động “thầy đọc trò nghe, thầy giảng trò nghe” sang
lối dạy “thầy tổ chức , trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, thầy tròtương tác với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học cáthể” Có vậy mới phát huy được tính tích cự tự giác, tích cực học tập của các
em, mới thể hiện việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em học sinh “cá biệt”
5 Công tâm trong quan hệ ứng xử: Điều này cực kỳ khó bởi người ta
có thể chia đều tiền bạc chứ khó chia đều tình cảm Tuy vậy đã “mang lấynghiệp vào thân” thì không có cách nào khác, thầy cô giáo phải rèn bằngđược cho mình sự công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm chăm sóc các
em (em có hoàn cảnh khó khăn hơn chăm sóc nhiều hơn), công tâm trongviệc đánh giá cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách quan với lương tâm
và thiên chức nhà giáo).
Trường học thân thiện, đó phải là nơi học sinh thích đến, tự nguyện, tựnhiên Không đến trường thấy nhớ, nghỉ học lâu thấy buồn Nói cách khác,trường học đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời, giáo dục đãtrở thành mục đích sống và lẽ sống…
Trang 221.3 Những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
* Vị trí:
HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục, thực
sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường trung họcphổ thông Là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội
HĐGDNGLL không chỉ là sự tiếp nối hoạt động dạy học mà còn tạonên sự hài hoà, cân đối trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mụctiêu giáo dục của cấp học được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục
* Vai trò:Từ vị trí đó ta có thể thấy rõ vai trò của HĐGDNGLL trongtrường trung học phổ thông như sau:
Đây là dịp học sinh củng có kết quả hoạt động dạy học ở trên lớp, biếntri thức thành kỹ năng Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, học sinh códịp để đối chiếu, kiểm nghiệm tri thưc đã học, bổ sung, cập nhật thông tinnhằm biến tri thức đó trở thành tài sản của chính mình HĐGDNGLL vớinhiều nội dung hấp dẫn, kiến thức tích hợp có tác dụng bổ trợ cho hoạt độngdạy học ở trên lớp, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống, từ đó khơidậy niềm tự hào của dân tộc
HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa cáclớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợptác vì mục tiêu chung
Mục tiêu đào tạo
Quá trình đào tạo:
- Dạy học trên lớp
- GDNGLL
- GD LĐKT-HNDN
Hiệu quảđào tạo
Trang 231.3.2 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mục tiêu của quản lýHĐGDNGLL bậc THPT tập trung vào 3 mục tiêu cơ bản là:
* Mục tiêu về nhận thức:
HĐGDNGLL giúp học sinh củng cố, bổ sung, hoàn thiện những trithức đã được học ở trên lớp; mở rộng và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội, có một tầm nhìn mở rộng hơn với thế giớixunh quanh, với cộng đồng xã hội Những tri thức tiếp thu được ở trên lớpmới chỉ là một phần kho tàng kiến thức của loài người Muốn bổ sung thêm,muốn làm sâu thêm những tri thức ấy thì cần phải thông qua HĐGDNGLL
Hoạt động này giúp cho các em định hướng chính trị, xã hội, có nhữnghiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước, nhữngbản sắc văn hoá các dân tộc; định hướng được nhận thức, biết tự điều chỉnhhành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết vận dụng những tri thức đã học đểgiải quyết những vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, qua đó củng cố thêmkiến thức, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy trong cuộc sống và trongquá trình giải quyết công việc sau này HĐGDNGLL còn giúp cho học sinhhiểu biết tối thiểu những vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác,hoà bình và hữu nghị; vấn đề bảo vệ môi trường, dân số và kế hoạch hoá giađình; vấn đề pháp luật và các vấn đề xã hội đáng quan tâm
* Mục tiêu giáo dục về thái độ:
- HĐGDNGLL tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn được hoạtđộng Thực tế, HĐGDNGLL phải mang lại lợi ích cho học sinh, để thu hút lôicuốn các em tự giác tham gia thì mới đạt được hiệu quả giáo dục
- Từng bước hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốnlàm đẹp thêm truyền thống của trường, của quê hương mình, mong muốn
Trang 24vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, Đoàn viên tích cực để thành công dân tốt cho đất nước sau này.
- Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn
bè, với thầy cô, với những người lớn khác, với quê hương đất nước…Từ đógiúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cáilạc hậu không phù hơp với thời đại
- Bồi dưỡng tính tích cực, năng động, sẵn sàng tham gia hoạt động xãhội, hoạt động của tập thể của trường, của lớp, vì lợi ích chung, vì sự tiến
bộ của bản thân
- Góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hưũ nghị với các bạn
bè thiếu nhi quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới
- Tô đẹp tình cảm, thân thiện giữa con người với người với nhau
* Mục tiêu rèn luyện về kỹ năng:
HĐGDNGLL rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử cóvăn hoá Bởi giáo tiếp là hình thức đặc trưng cho mỗi quan hệ giữa con ngườivới con người, thông qua đó mà nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểuhiện qua các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác đôngqua lại lẫn nhau Giao tiếp là nhu cầu của con người, muốn tiếp xúc với conngười, nhu cầu tiếp xúc với người khác trở thành tâm thế của mỗi người đểcùng hợp tác với nhau hướng tới mục đích trong học tập, lao động, vui chơi
và các hoạt động tập thể Vì vậy thông qua HĐGDNGLL sẽ khơi dậy nguồnsống tinh thần cho các em
HĐGDNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tậpthể, đó là những kỹ năng kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động Đây lànhững kỹ năng rất cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động của học sinh theomức độ khác nhau
Trang 25HĐGDNGLL rèn cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợpvới những yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập, tạo ra mối quan hệ thânthiện, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong lao động, biết thương yêuđùm bọc lẫn nhau “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lárách”.
1.3.3 Quản lý nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện
1.3.3.1 Cơ sở pháp lý của quản lý của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp theo định hướng nhà trường thân thiện
- Điều lệ trường trung học phổ thông có nêu “Nhà trường phối hợp vớicác tổ chức, cá nhân, tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp baogồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục, thểthao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáodục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu, các hoạtđộng vui chơi, thăm quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường, cáchoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh
- Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngànhgiáo dục tại mục có nêu: “Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổbiến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, lồng ghép nội dung phổ biến giáo dụcpháp luật vào nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”
- Công văn số 8227/ BGDĐT- GDTrH ngày 6/8/2007 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học năm học 2007- 2008 ởmục 4 trong các nhiệm vụ cụ thể có nói về hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp Trong đó chú trọng mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với cộng
Trang 26đồng, xây dựng môi trường sư phạm tích cực trong nhà trường, kết hợp tốthơn nữa giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Trang 27- Chỉ thị số 40/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo NguyễnThiện Nhân phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013 Trong 5 nội dung thì có đến 4 nội dung thuộc lĩnh vực các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Kế hoạch 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8 năm
2008 của liên ngành Bộ Giáo dục & Đào tạo- Bộ Văn hóa, Thể thao và dulịch- Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thống nhất banhành kế hoạch liên nghành triển khai phong trào thi đua“ Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008- 2013
- Công văn số 1276/GD&ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo BắcKanj ngày 21/8/2008: “Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học2008- 2009 gửi các phòng Giáo dục - Đào tạo các trường THPT, Trung tâmgiáo dục thường xuyên thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục có nhấnmạnh việc “ tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực” để triển khai, tổ chức thực hiện các cácHĐGDNGLL
1.3.3.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện
* Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện
- Kế hoạch hàng ngày: Duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt, lao động vớitinh thần học hỏi chia sẻ, xây dựng văn hóa nhà trường
- Kế hoạch tuần: Chào cờ, sinh hoạt: Nghe thời sự về tình hình kinh tế,văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương, tổ chức hoạt độngthể thao, sinh hoạt của cán bộ lớp, sơ kết công tác tuần về thực hiện các nộidung của phong trào xây dựng trường học thân thiện
Trang 28- Kế hoạch tháng: Sinh hoạt theo chủ đề có tích hợp nội dung xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trang 29- Kế hoạch học kỳ, năm học có tích hợp nội dung xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực:
+ Chăm sóc di tích lịch sử
+ Tổ chức các hoạt động xây dựng địa phương
+ Xây dựng văn hóa nhà trường, truyền thống nhà trường
*Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện
- Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động:
+ Hiệu trưởng
+ Phó Hiệu trưởng
+ Chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm…
- Xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền, Đoàn thanh niên ở địaphương để thực hiện nội dung hoạt động và tạo mối quan hệ gắn kết với địaphương và huy động tiềm lực của địa phương trong công tác tổ chứcHĐGDNGLL
- Phối hợp với Đoàn thanh niên ở địa phương, chính quyền, các tổ chức
xã hội thực hiện chăm sóc các di tích lịch sử, các công trình công cộng, xâydựng môi trường sư phạm nhà trường xanh , sạch đẹp
* Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hàng ngày của các khối lớp về việcthực hiện nề nếp dạy học, giáo dục, phát huy truyền thống nhà trường , xâydựng và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp
- Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động cótích hợp nội dung xây dựng trường học thân thiện thực hiện chủ điểm hoạtđộng trong các tháng của năm học và thời gian hè Các trường lựa chọn mỗitháng thực hiện 1 đến 2 hoạt động đảm bảo các chủ điểm hoạt động với 2 tiết/tháng Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐGDNGLL như:
Trang 30+ Giáo dục về quyền trẻ em;
+ Giáo dục phòng chống HIV/AIDDS, ma túy và các tệ nạn xã hội,+ Giáo dục môi trường;
+ Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
+ Những hoạt động hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
+ Những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước
Quản lý theo khung phân phối chương trình các lớp 10,11,12.
Trong năm học:18 tiết
Chủ đề hoạt động tháng 9: Thanh niên học tập vì sự nghiệp CNH,HĐH
Chủ đề hoạt động tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình 2 tiếtChủ đề hoạt động tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn
Chủ đề hoạt động tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và
Chủ đề hoạt động tháng 1: Thanh niên với tviệc giữ gìn bản sắc văn hóa
Chủ đề hoạt động tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng 2tiết Chủ đề hoạt động tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp 2 tiếtChủ đề hoạt động tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác 2 tiếtChủ đề hoạt động tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ 2tiết Thời gian hè: 6 tiết
Chủ đề hoạt động hè: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với phong
trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Trang 31Theo Chỉ thị số 40/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo NguyễnThiện Nhân phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013 lĩnh vựccác HĐGDNGLL bao gồm 4 nội dung quan trọng như:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý và các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm
- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừabạo lực và các tệ nạn xã hội
Tổ chức các hoạt động vui chơi, lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyếnkhích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh
Trang 32Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
Trang 33- Mỗi trường đều nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tíchcách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn,hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phươngvới bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoádân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; Phốihợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị củacác di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địaphương và khách du lịch
Chỉ đạo khai thác nội dung xây dựng trường học thân thiện trong cácchủ đề hoạt động trên
Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Tiết chào cờ đầu tuần: Xác định yêu cầu, mục tiêu hoạt động cho các
khối lớp hoặc toàn trường Được tổ chức theo quy mô toàn trường, là mở đầucủa một tuần học mới, một tháng học mới, một chủ điểm giáo dục mới Nó cótính định hướng hoạt động cho một tuần, một tháng dựa trên mục tiêu giáo dụccủa HĐGDNGLL và yêu cầu thực tế của trường, của địa phương
Tiết chào cờ đầu tuần là dịp để các tập thể lớp hiểu biết nhau về thànhtích phấn đấu và rèn luyện sau một tuần, một tháng và là dịp giúp các em hiểubiết về những ngày kỷ niệm chính có liên quan đến chủ điểm giáo dục củatháng
Một số hình thức tổ chức trong tiết chào cờ: Chào cờ, nhận xét thi đuatuần, phổ biến công việc tuần mới, biểu diễn văn nghệ hoặc phát động thiđua, nghe nói chuyện nhân một ngày kỷ niệm nào đó, thi kể chuyện giữa cálớp theo chủ đề
Trang 34- Tiết sinh hoạt cuối tuần: Là một dịp thuận lợi để học sinh rèn luyện
khả năng tự quản Trong tiết học này giáo viên chủ nhiệm cùng các em thamgia vào các hoạt động cụ thể :
Trang 35Tiết sinh hoạt này nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trongmột tuần, định hướng cho các hoạt động sẽ phải diễn ra trong tuần tới, biếncác yêu cầu của trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện, nhờ vậy màngày càng được củng cố và nâng cao tính tự quản của học sinh.
Trong tiết này khi tổ chức giáo viên chủ nhiệm kết hợp giữa nội dunghoạt động chủ nhiệm với nội dung hoạt động giáo dục của chủ điểm như:đánh giá vấn đề học tập, kỷ luật, sinh hoạt văn nghệ, thi kể chuyện giữa cáctổ…
- Thực hiện chủ đề 2 tiết /tháng: HĐGDNGLL hàng tháng, giúp các
em có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử, truyền thống cáchmạng của dân tộc, duy trì và phát triển những bản sắc văn hóa của dân tộc,giáo dục lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh, bảo vệ và xây dựng Tổquốc… Hình thành và rèn luyện một số kỹ năng tổ chức và điều kiện các hoạtđộng của tập thể cho học sinh
- Căn cứ các ngày kỷ niệm, ngày lễ, truyền thống của dân tộc trong tháng, kỳ nghỉ hè mỗi năm học: lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp tạo
được sự thân thiện và tích cực trong học sinh
* Các phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
Trong quá trình thực hiện HĐGDNGLL, giáo viên là người hướngdẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động tập thể, tạođiều kiện để phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động
HĐGDNGLL được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ khâuchuẩn bị đến khâu tổ chức thực hiện hoạt động và cuối cùng là đánh giá hoạtđộng Ba khâu này phải liên kết mật thiết với nhau, thống nhất và biện chứng
Trang 36với nhau Mỗi khâu của hoạt động có những yêu cầu riêng về nội dung hoạtđộng, phương pháp hình thức tổ chức hoạt động.
Trang 37Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL lớp phải phù hợp với trình độ, đápứng, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giácchủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh giữ vai trò chủ thể của hoạt độngvới sự giúp đỡ, định hướng của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện có hiệu quảcác hoạt động.
Tổ chức hoạt động GDNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện củanhà trường, của địa phương, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra Vì vậyphương pháp phải linh hoạt cần thay đổi điều chỉnh nội dung và hình thứchoạt động sao cho thích hợp đối với HS điều kiện cho phép Các phươngpháp tổ chức hoạt động bao gồm:
Phương pháp trò chơi: Là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề
hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông quamột trò chơi nào đó, giúp học sinh thể hiện khả năng của minh trong một lĩnhvực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trường cũng như ở cộng đồng, trò chơicũng là dịp để học sinh xử lý những tình huống nảy sinh trong cuộc sống,giúp các em có thêm kinh nghiệm sống
Phương pháp diễn đàn: Là hình thức tổ chức hoạt động để học sinh
được bày tỏ ý kiến quan điểm của mình được tranh luận với những vấn đềliên quan đến lứa tuổi các em Vì vậy diễn đàn như một sân chơi tạo cơ hộicho nhiều học sinh nêu lên những suy nghĩ của mình, được tranh luận trựctiếp với đông đảo bạn bè tăng thêm sự tự tin của bản thân
Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp vô cùng quan trọng
nó có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình hoạt động,rèn luyện, đồng thời phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động của tập thể học
sinh
Trang 38Phương pháp thảo luận nhóm có các kiểu ghép nhóm: Chia nhóm theonăng lực, chia nhóm ngẫu nhiên theo màu áo, chia theo nhóm tổ, chia theonhóm hứng thú… Đây là một dạng tương tác đặc biệt mà trong đó các thành
Trang 39viên trong nhóm cùng giải quyết một vấn đề mà học sinh cùng quan tâmnhằm đạt tới một sự hiểu biết chung Bởi vì thảo luận tạo ra môi trường antoàn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội làm quen với nhau,hiểu nhau hơn Thảo luận nhóm trong HĐGDNGLL khác với hoạt động dạyhọc trên lớp là dựa vào sự trao đổi ý kiến giữa học sinh với nhau về một chủ
đề nào đó nhằm tìm ra tiếng nói chung về một vấn đề cụ thể nào đó
Thông qua thảo luận nhóm ghép nhóm giúp học sinh hình thành kỹnăng hợp tác, giáo dục tinh thần, ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, sẻ chiakiến thức, kinh nghiệm, cũng như tình cảm giữa học sinh với nhau Phươngpháp ghép nhóm thường được sử dụng rong các hình thức hoạt động như: thitheo chủ đề, thi giải quyết tình huống tạo cơ hội cho học sinh cùng có ý kiếngiải quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em
Phương pháp giải quyết vấn đề: Thường được vận dụng khi học sinh
phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sựviệc nảy sinh trong quá trình sinh hoạt tập thể, giáo viên đề ra những tìnhhuống có vấn đề rồi kích thích học sinh tích cực suy nghĩ tìm tòi giải quyếtcác vấn đề đó theo chủ đề thảo luận Phương pháp này giúp học sinh pháttriển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử,
kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, đồng thời giúp học sinh tự hoàn thiệnnhân cánh của mình Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơntrước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàngngày Để phương pháp giải quyết vấn đề thành công thì vấn đề đưa ra phải sátvới mục tiêu của hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giảiquyết
Phương pháp đóng vai : Là phương pháp thực hành của học sinh trong
một số tình huống ứng sử cụ thể dựa trên trí tưởng tượng, dựa trên kinhnghiệm sống và ý nghĩ sáng tạo của các em Phương pháp đóng vai thường
Trang 40được thể hiện trong việc trình bày các tiểu phẩm, các đoạn kịch ngắn giúp học sinh thực hành, làm thử một cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định.
Phương pháp đóng vai giúp các học sinh phát huy tính chủ động, độclập, sáng tạo, hình thành và rèn luyện kĩ năng giao tiếp Để đóng vai có hiệuquả, giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ nên gợi ý chủ đề để học sinh tự xây dựngkịch bản và tự tổ chức luyện tập và thể nghiệm
Phương pháp đóng vai có tác dụng trong việc phát triển kỹ năng giaotiếp của học sinh, tạo ra môi trường tập luyện an toàn, tự tin cho người họcnhằm thực hành các hành vi ứng xử các mối quan hệ
Phương pháp giao nhiệm vụ: Là phương pháp giáo viên lôi cuốn
người được giáo dục vào những hoạt động đa dạng, phong phú với nhữngcông việc nhất định và những ý nghĩa xã hội nhất định
Trong việc tổ chức HĐGDNGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộlớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động, từ đó sẽ giúpcác em phát triển tính chủ động, sáng tạo khả năng đáp ứng mọi tình huống.,cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ đến từng tổ,nhóm, cá nhân với phương châm lối cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp vàoviệc tổ chức thực hiện hoạt động Vì vậy muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáoviên cần xác định được những việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầucác em phải hoàn thành tốt công việc Khi giao nhiệm vụ phải đảm bảo sựphù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng của các em để các em vui vẻ và sẵnsàng nhận nhiệm vụ, từ đó tạo tâm thế cho các em có tinh thần chuẩn bị tốt đểtiến hành công việc
* Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng trường học thân thiện
- Kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hang giờ về việc thực hiện nềnếp, nội dung HĐGDNGLL và nội dung của phong trào xây dựng trườnghọc thân thiện