1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Pháp luật về thương phiếu trong hoạt động thương mại và việc xây dựng luật điều chỉnh về thương phiếu của việt nam

100 761 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 16,99 MB

Nội dung

Trang 2

KHOA LUAN TOT NGHIEP Tin dé tai:

Pháp luật về thương phiếu trong hoạt động thương mại và việc

xây dựng luật điều chỉnh về thương phiếu của Việt Nam

Trang 3

Tên đầy đủ Chữ viết tắt

Công cụ chuyển nhượng CCCN

Chứng chỉ tiền gửi CCTG —]

Cơng hồ Nhân dân Trung Hoa 'CHNDTH |

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa CHXHCN |

Hợp đồng kinh tế HĐKT T

Kinh tế thị trường KTTT 1 Ngan hang Nhà nước NHNN

Ngan hang thuong mai NHTM |

Pháp lệnh Thương phiếu PLTP Tổ chức tín dụng TCTD Tín dụng ngân hàng TDNH Tín dụng thương mại TDTM “Tập quán thương mại quốc tế TQTMQT

Uỷ ban Nhân dân UBND

Xã hội Chủ nghĩa XHCN

Trang 4

Trang hương phiếu trong hoạt động thương I Lịch sử hình thành và phát triển của thương phiếu

II Khái niệm và đặc điểm của thương phiéu

1 Khái niệm thương phiếu

2 Đặc điểm của thương phiếu

II Nội dung cơ bản của hối phiếu và kỳ phiết 1V Phân loại thương phiếu

1 Căn cứ vào hình thức của thương phiếu

1.1 Hối phiếu (bill of exchange): 1.2 Kỳ phiếu ( Promissory note)

2 Căn cứ vào thời hạn trả tiền của thương phiếu

3 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của thương pl

4 Căn cứ vào số tiền ghi trên thương phiếu V Vai trò của thương phiết

1 Vai trò của thương phiếu trong nền kinh tế thị trường 2 Vai trò của thương phiếu trong hoạt động ngân hàng 16

VỊ Các luật quốc tế điều chỉnh về hối phiếu và kỳ phiếu

1 Các nguồn luật quốc t

2 Một số nguồn luật quốc gia điều chỉnh về hối phiếu và kỳ phiếu trên

thế giới l ee `

2.1 Đạo luật về hối phiếu của Anh BEA1882 (Bill of exchange act

2.2 Bộ Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ: Uniform

Comercial Codes of 1962 ~UCC1962

2.3 Luật các công cụ chuyển nhượng của nước Cộng Hoà Nhân Dân

Trang 5

Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thương phiếu ở Việt Nam oe 27 1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh về thương phiếu ở Việt Nam 27 27 27 29 30 34 34 trong thời gian qua 1 Các văn bản pháp lý thời kỳ trước đổi mới 1.1 Giai đoạn 1935 đến 1975 1.2 Giai đoạn từ 1976 đến 1986 2 Các văn bản pháp lý thời kỳ sau đổi mới 2.1 Luật thương mại Việt Nam năm 1997

2.2 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 2.3 Luật Các tổ chức Tín dụng 1997

2.4 Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999 và Nghị định số 32/2001/NĐ-

CP ngày 05/07/2001 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết thi hành Pháp lệnh Thương phiếu.(sau đây gọi tắt là Nghị định 32) 35

II Những bất cập về pháp lý trong các nguồn luật điều chỉnh thương phiếu 42 ở Việt Nam hiện nay 1 Những bất trong các quy định pháp thương phiếu .43 1.1 Thiếu tính đồng bộ .43 44 44 45 1.2 Thiếu tính hệ thống 1.3 Thiếu tính khả thi 1.4 Thiếu tinh hoi nha,

2 Những bất cập của Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999 đ5 2.1 Những bất cập trong quy định chung „45 2.2 Bất cập trong quy định về hình thức của thương phiếu: Mẫu

thương phiếu và ngôn ngữ trên thương phiếu -50

2.3 Những bất cập trong nội dung của thương phiếu 52

2.4 Những bất cập trong các quy định liên quan đến vấn đề phát hành thương phiếu

2.5 Bất cập trong quy định liên quan đi

thương phiếu

2.6 Những bất cập về các quy định liên quan đến thẩm quyền giải

Trang 6

Chương II: Những đề xuất chủ yếu xây dựng luật về thương phiếu Việt Nam trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

1 Cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị xây dựng luật

về tài chính- ngan hang

1.2 Sự cần thiết khách quan của việc ban hành các quy định pháp luật .66 2 Quán triệt những yêu cầu, quan điểm chỉ đạo và trình tự thực hiện việc .69 69 2.2 Những yêu cầu đối với việc xây dựng luật về thương phiếu 70 về thương phiếu xây dựng luật thương phiếu

2.1 Quan điểm chỉ đạo đối với ệc xây dựng luật về thương phiếu 2.3 Quán triệt và thực hiện tốt trình tự các bước để xây dựng luat 71

1I Đề xuất các vấn đề liên quan đến nội dung của luật điều chỉnh về thương phiếu 1 Các vấn đề chung 72 72 72 en dD 77 77 woe ID: 219 80 1.1 Phạm vi điều chỉnh của luật 1.2 Tên gọi của luật 1.3 Bố cục và nội dung 1.4 Tính khả thi của luật 2 Các vấn đề cụ thể 2.1 Về giải thích từ ngữ 2.2 Vé van dé phat hành thương phi: 2.3 Về các nội dung của công cụ wee 82 2.4 Về số tiền thanh toán trên thương phiếu 1383

2.5 Vé chit ky 1 84

2.6 Về nghiệp vụ chấp nhận 85

2.7 Về chuyển nhượng thương phi

Trang 7

MỎ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay,

các nước trên thế giới đều xác định lựa chọn con đường mở cửa, hợp tác với nhau cùng phát triển và đó là quy luật tất yếu của thời đại mới Việt Nam cũng

khơng nằm ngồi quy luật đó Từng bước sửa đổi, cải cách, hoàn thiện các

yếu tố thị trường cũng như cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho

việc phát triển kinh tế xã hội đưa đất nước hội nhập cùng khu vực và quốc tế là yêu cầu khách quan mà một nước đang phát triển như Việt Nam cần phái

thực hiện Pháp luật về thương phiếu là một trong số những vấn đề đang được

tập trung thảo luận để có những cải cách sửa đổi, nhằm hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về thương phiếu vốn đang tồn tại nhiều bất cập và chưa phù hợp với thông lệ chung của quốc tế Có thể nói rằng, việc hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về thương phiếu là một tất yếu khách quan không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh hiện nay

Tín dụng thương mại (TDTM) với công cụ quan trọng là thương phiếu đã

hình thành và phát triển từ rất lâu trong lịch sử Cùng với sự phát triển của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, quan hệ thương phiếu cũng phát triển theo với tốc độ không kém Ngồi chức năng là cơng cụ tín dụng, thương phiếu còn được sử dụng như một cơng cụ thanh tốn quan trọng bậc nhất trong nội thương cũng như ngoại thương Vai trò quan trọng của thương phiếu là không thể phủ nhận được Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam một thực tế đặt ra là:

Trong quan hệ mua bán trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sử

dụng thương phiếu như một cơng cụ thanh tốn phổ biến Các Ngân hàng

“Thương mại (NHTM) cũng chưa đủ điều kiện để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc cho vay có bảo đảm bang cầm cố thương phiếu Nguyên nhân của hiện tượng này thì có nhiều, song một

nguyên nhân cơ bản hàng đầu phải kể đến đó là khung pháp lý điều chỉnh về quan hệ thương phiếu còn nhiều bất cập, chưa cụ thể và chưa bao quát hết các

Trang 8

thể tham gia vào quan hệ này Các doanh nghiệp khó có thể lựa chọn luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ thương phiếu và vì thế đã hạn chế rất nhiều việc

các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng thương phiếu trong hoạt động kinh

doanh của mình Hoàn thiện khung pháp lý về thương phiếu ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu khách quan không tránh khỏi

Với Khoá luận này, tác giả mong muốn có cơ hội tìm hiểu những vấn dé

có tính pháp lý liên quan đến thương phiếu cũng như việc xây dựng pháp luật

về thương phiếu ở Việt Nam hiện nay Bởi lẽ, đó là những vấn đẻ cấp thiết,

then chốt cần thực hiện trước thêm Viét nam gia nhập vào tổ chức thương mại

thế giới WTO Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tác giá tìm hiểu sâu hơn vẻ

những công cụ quan trọng của hoạt động thanh toán tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp sau về các vấn để khác có liên quan

Khoá luận tốt nghiệp có tên là: “Pháp luật về thương phiếu trong hoạt động thương mại và việc xây dựng luật điều chỉnh thương phiếu ở VN”

Gồm 3 chương chính:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về thương phiếu trong hoạt động thương mại Chương II: Thực trạng pháp luật về thương phiếu ở Việt Nam trong thời gian qua

Chương III:Những để xuất chủ yếu xây dựng luật thương phiếu Việt Nam trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS Nhà giáo ưu tú Định Xuân Trình đã tận tình hướng dẫn tác giả hồn thành Khố luận này Xin cảm

ơn những góp ý quý báu cùng những tài liệu quan trọng mà anh Nguyễn Hồng Thanh, cán bộ Vụ Kinh tế Ngân sách đã cung cấp cho tác giả

Do những hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết và kinh nghiệm trong thực tiền, Khoá luận Tốt nghiệp không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và độc giả để tác giả có thể hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu sau

Trang 9

NHUNG LY LUAN CO BAN VE THUONG PHIEU TRONG

HOAT DONG THUONG MAI

1 LICH SU HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA THƯƠNG PHIẾU

C6 thể nói rằng, cơ sở kinh tế ban đầu của thương phiếu chính là TDTM

TDTM là quan hệ vay mượn có hoàn trả giữa các thương nhân khi mua bán

chịu hàng hóa Kinh tế hàng hóa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, giao lưu

thương mại ngày càng mở rộng do đó nhu cầu vốn của các thương nhân cũng

tăng theo như một quy luật tất yếu Thương nhân có thể thỏa mãn nhu cầu vốn kinh doanh của mình bằng nhiều phương thức huy động vốn khác nhau, nhưng phương thức thường được sử dụng là chấp nhận bán hàng, cung ứng

dịch vụ trả chậm cho người mua đựa trên cơ sở sự tín nhiệm, lòng tin vào bạn hàng Đây chính là hình thức tín dụng trực tiếp trong quan hệ thương mại giữa

các thương nhân Vậy khi các thương nhân chấp nhận trả chậm như vậy họ đã

sử dụng công cụ gì để biểu hiện quan hệ mua bán chịu đó? Trong giai đoạn sơ

khai họ chủ yếu sử dụng các văn bản nhận nợ và cam kết trả nợ của người mua đối với người bán Đây là hình thức manh nha của thương phiếu Từ khi

ra đời và sử dụng trong nền kinh tế, thương phiếu ngày càng được hoàn thiện

hơn và thoát li khỏi cơ sở kinh tế ban đầu của nó, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu sau:

Từ xa xưa, thương phiếu được biết đến như một văn bản ghi nhận khoản nợ khi các thương nhân mua bán chịu hàng hóa và tồn tại 6 2 dang: Mor la

glấy cam kết của người mua nhận nợ đối với người bán (kỳ phiếu); hi là giấy đòi nợ của người bán đối với người mua (hối phiếu)

Đến thế kỷ 12, các thương gia thành phố cảng nước Italia là những người

đầu tiên phát hành và sử dụng chứng thư thương phiếu Lúc bấy giờ chỉ có loại hối phiếu tự nhận nợ (hối phiếu do người nợ tự lập ra trao cho chủ nợ),

“Theo hình thức hối phiếu nhận nợ này người phát hành cam kết sẽ thanh toán

Trang 10

khác và thường bằng đồng tiền khác Như vậy, đây là hình thức hối phiếu nhận nợ được phát hành trên cơ sở giao dịch ủy thác hoặc chuyển tiền

Chuyển sang thế kỷ 14;15 trong hoạt động thương mại, các thương nhân

sử dụng hối phiếu đòi nợ Tại Miễn Nam nước Pháp các thương gia đổi tiền

đã thực hiện thanh toán bù trừ giữa các khoản vay và cho vay với nhau trên cơ

sở các thương phiếu

Thế kỷ 16, những người thành Florenz và thành Genua thuộc nước Ý đã

tạo ra cách ký nhượng thương phiếu và từ đó thương phiếu được sử dụng như

một chứng phiếu lưu thông

Ngày nay, thương phiếu đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới,

ngày càng chứng tỏ được vai trò và ưu thế của nó trong hoạt động thanh toán

II KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG PHIẾU

1 Khái niệm thương phiếu

* Theo điều 3 “Đạo Luật hối phiếu Anh 1882” (BEA 1882): “Hối phiếu

là một mệnh lệnh vô điều kiện, bằng văn bản, do một người gửi đến cho một

người khác được người gửi ký tên yêu cầu người nhận khi có yêu cầu hoặc

đến một thời hạn cố định hoặc một thời hạn có thể xác định được trong tương

lai trả một số tiền xác định cho hoặc theo lệnh một người xác dịnh hoặc

người cầm phiếu”

*Theo Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu ULB1930: Dùng định nghĩa hối phiếu của BEA1882 nước Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối

phiếu của Luật ULB

* Theo điêu 3-104 khoản 1 bộ Luật thương mại thống nhất Mỹ 1962 (Uniform commercial Codes of 1962-UCC 1962) quy định:

“Thuong phiéu (commercial paper) là một văn bản, được coi là một công

cụ có thể chuyển nhượng (theo điều này) phải được người lập hoặc người phát hành ký phát hành chứa đựng cam kết hoặc lệnh thanh toán không điều kiện

Trang 11

người khác vào một thời điểm theo yêu cầu hoặc một thời điểm có thể xác

định được trong tương lai”

*Theo diéu 408 bộ Luật thương mại Sài Gòn năm 1972: “Thuong phiếu

(gồm hối phiếu, lệnh phiếu và chỉ phiếu) là một thứ phiếu có thể chuyển địch được, dùng để xác nhận cho người cầm phiếu một trái quyền ngắn han”

* Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ năm }995

“Hối phiếu là phiếu trong đó một người (chủ nợ) yêu cầu một người khác

(con nợ) trả một món tiền theo một kỳ hạn nhất định cho một người thứ 3”

* Theo điều 219 Luật thương mại Việt Nam năm 1997

“Thương phiếu (gồm hối phiếu và lệnh phiếu) được hiểu là chứng chỉ ghi nhận sự thanh tốn vơ điều kiện một số tiền xácđịnh trong một thời gian nhất

định"

* Theo điều 3 Pháp lệnh Thương phiếu ngày 24/12/1999

“Thương phiếu là một chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định trong một thời

gian xác định Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu”

“Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào

một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng'”

Còn “lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một

thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”

Như vậy theo Pháp lệnh Thương phiếu (PLTP) năm 1999 của Việt Nam

thì thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu

Trong quan hệ của hối phiếu có ba bên tham gia gồm: Người ký phát, người bị ký phát và người thụ hưởng Người ký phát lập một hối phiếu đòi

tiền người bị ký phát căn cứ vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa ký kết giữa 2 bên Còn giữa người ký phát và người thụ hưởng bị ràng buộc nhau bởi một quan hệ khác làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán của người ký phát cho

Trang 12

thanh toán tiền cho mình hoặc cho người thụ hưởng thì người ký phát hối

phiếu mong muốn chuyển nghĩa vụ thanh toán sang cho người bị ký phát Trong trường hợp này tồn tại hai nghĩa vụ chính: Một là nghĩa vụ giữa người

ký phát và người bị ký phát; hai là nghĩa vụ giữa người ký phát và người thụ

hưởng

Trong quan hệ kỳ phiếu người phát hành chính là người mua nên hành vi phát hành hối phiếu tự nhận nợ đã khiến anh ta trở thành người bị ký phát Và

ở đây chỉ tồn tại một nghĩa vụ thanh toán giữa người phát hành và người thụ

hưởng

Nhìn chung, hối phiếu và kỳ phiếu có những điểm chung cơ bản sau: + Thứ nhất: Hối phiếu (và kỳ phiếu) là một chứng chỉ có giá, là phương

tiện thanh toán có thể chuyển nhượng được

+ Thứ hai: Hối phiếu (và kỳ phiếu) là văn bản ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định

+ Thứ ba: Thời hạn thanh toán của hối phiếu (và kỳ phiếu) là khi có yêu cầu hoặc sau một thời hạn có thể xác định trong tương lai

Trong quá trình nghiên cứu, một vấn để nảy sinh đã gây ra sự không

thống nhất trong cách hiểu và cách sử dụng các thuật ngữ như: Thương phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, lệnh phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận

nợ Từ trước đến nay, ở Việt Nam “thương phiếu” được hiểu theo các cách

sau đây:

Thứ nhất: Theo nghĩa hẹp, “thương phiếu” là hối phiếu thương mại; cách hiểu này có ý nghĩa phân biệt với các loại hối phiếu khác như hối phiếu tài chính, hối phiếu ngân hàng là những hối phiếu được phát hành trên cơ sở những giao dịch tài chính hoặc do ngân hàng phát hành Theo cách hiểu này, việc sử dụng từ “thương phiếu” chưa bao quát hết được các loại thương phiếu đang tồn tại trên thị trường ở các nước và các loại thương phiếu được pháp luật về thương phiếu điều chỉnh

Trang 13

tiền Thương phiếu bao gồm: Hối phiếu, lệnh phiếu và chỉ phiếu (sec) đây là cách hiểu phổ biến ở Miền Nam trước đây trên cơ sở của bộ Luật thương mại

Sài Gòn năm 1972

Thứ ba: Hiểu theo định nghĩa của PLTP năm 1999

Mặc dù tồn tại 3 cách hiểu như vậy ở Việt Nam nhưng trên thực tế thuật ngữ “thương phiếu” có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, trong đó

cách hiểu phổ thông nhất là các phiếu được sử dụng trong hoại động thương

mai Con theo pháp luật ở một số quốc gia phát triển, thuật ngữ "thương phiếu” lại được sử dụng để chỉ một loại hối phiếu nhận nợ cụ thể do các công ty có xếp hạng tín dụng cao phát hành để huy động vốn ngắn hạn Do vậy, việc sử dụng khái niệm “thương phiếu” có thể sẽ dễ gây ra hiểu nhầm Vì thế,

trong phạm vi bài luận văn này, thuật ngữ “thương phiếu” sẽ được sử dụng và nó được hiểu bao gồm: Hối phiếu (hối phiếu đòi nợ), kỳ phiếu (lệnh phiếu-hối

phiếu nhận nợ) Cách gọi như vậy mặc dù có đôi chỗ còn chưa hợp lý nhưng

nó là cách từ trước đến nay vần thường được dùng trong các tài liệu nghiên

cứu học tập Sở đĩ có nhiều cách gọi như vậy là do cách gọi rất khác nhau trong ngôn ngữ quốc tế và cách dịch rất khác nhau sang tiếng Việt

2 Đặc điểm của thương phiếu

Hối phiếu và kỳ phiếu (thương phiếu) chứa dựng ba đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Thương phiếu có tính trừu tượng

Tính trừu tượng của thương phiếu thể hiện ở chỗ khi nhìn vào tờ thương phiếu người ta không thể biết được nghiệp vụ phát sinh ra nó, vì vậy hiệu lực

pháp lý của tờ thương phiếu không bị ràng buộc bởi nguyên nhân sinh ra nó

Trang 14

Do đặc điểm này của thương phiếu nên chúng ta khó có thể phân biệt

được thương phiếu nào được phát hành trên cơ sở mua bán hàng hóa, cung

ứng dịch vụ và thương phiếu nào được phát hành không xuất phát từ cơ sở

mua bán hàng hóa Do đó, cần thiết phải có các quy định của pháp luật để hạn chế đến mức tối đa việc phát hành thương phiếu khống Nghiên cứu cách quy

định của các nguồn luật quốc tế về vấn dé này có thể thấy một đặc điểm là: Hầu hết luật của các nước chịu ảnh hưởng của luật ULB 1930 đều quy định

việc tạo lập thương phiếu phải tôn trọng nguyên tắc về tính trừu tượng của nó

Còn các nước chịu ảnh hưởng của Luật Anh-Mỹ thì đặc điểm này đối với

thương phiếu không đòi hỏi nghiêm ngặt Nếu thương phiếu cẩn được lưu

thông, đặc điểm về tính trừu tượng sẽ được tôn trọng tuyệt đối Tuy nhiên,

nếu thương phiếu chỉ được dùng như là một phương tiện đòi tiền, thì tính trừu tượng không nhất thiết phải được thể hiện trên bề mặt của loại thương phiếu

này

Thứ hai: Thương phiếu có tính bắt buộc trả tiên

Nếu tờ thương phiếu tuân thủ theo đúng các quy định của nguồn luật

điều chỉnh thì nó có giá trị pháp lý và người có nghĩa vụ trả tiền tờ thương phiếu phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đó Anh ta không thể viện bất kỳ lý do riêng nào trái với luật định để từ chối trả tiền tờ thương phiếu

Thứ ba: Thượng phiếu có tính lưu thông

Tính lưu thông của thương phiếu thể hiện ở chỗ người ta có thể chuyển quyền thụ hưởng nó cho người khác thông qua nghiệp vụ ký hậu, việc chuyển nhượng đó có thể thực hiện nhiều lần vì thế mà thương phiếu có thế lưu thông

trên thị trường Thương phiếu mang đặc điểm này chủ yếu là do nó là mệnh

lệnh đòi tiền của người này đối với người khác, là một cam kết trả tiền, và

việc trả tiền là vô điều kiện Tính lưu thông của thương phiếu bắt nguồn từ hai đặc điểm quan trọng kể trên của nó Nhờ vào tính chất này của thương phiếu

nên ngoài chức năng quan trọng là phương tiện thanh toán, nó còn được sứ

Trang 15

I NOLDUNG CO BAN CUA HOI PHIEU VA KY PHIEU

Giá trị pháp lý của tờ thương phiếu không phụ thuộc vào nghiệp vụ phát sinh ra nó mà chỉ phụ thuộc vào yêu cầu về nội dung và hình thức được quy

định cụ thể trong các nguồn luật điều chỉnh về thương phiếu Do đó, nghiên

cứu nội dung của thương phiếu tạo cơ sở lý luận để tìm hiểu các quy định của

pháp luật về thương phiếu Mỗi nguồn luật khác nhau quy định khác nhau vẻ

các nội dung cần có của thương phiếu, ở đây xin đề cập đến những nội dung

cơ bản thường có trong một tờ thương phiếu (1) Tiên để

Pháp luật của nhiều nước trong đó có Việt Nam thường quy định trên tờ thương phiếu phải ghi rõ chữ “hối phiếu” hoặc “kỳ phiếu” Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt về mặt hình thức một văn bán có phải là thương phiếu hay không Đồng thời nó hạn chế các tranh chấp có thể

phát sinh từ việc chứng minh một chứng chỉ là thương phiếu (2) Nội dụng về địa điểm và ngày, tháng, năm phát hành

Những nội dung trên cần được ghi rõ trong tờ thương phiếu Trường hợp không ghi rõ địa điểm phát hành thì địa điểm của người phát hành được coi là

địa điểm phát hành Nếu thương phiếu thiếu cả địa điểm người phát hành thì

nó sẽ không có giá trị pháp lý Đối với các thương phiếu phát hành ở nước

ngoài thì địa điểm phát hành là nội dung rất quan trọng vì giá trị pháp lý của nó còn phụ thuộc vào luật về thương phiếu của nước ngồi

Nếu khơng ghi rõ ngày tháng phát hành thì thương phiếu đó cũng sẽ mất giá trị Luật về hối phiếu và kỳ phiếu của nhiều nước thường quy định tháng

phát hành phải được ghi bằng chữ để tránh sự hiểu nhầm do cách quy định không thống nhất nhau trong cách ghi thứ tự ngày, tháng, năm

(3) Lệnh hoặc cam kết thanh toán một số tiền xác định

Thường thì luật các nước quy định lệnh phải ghi rõ số tiền cụ thể (bằng số và bằng chữ) và không được kèm theo bất kỳ một điều kiện nào Ngoài ra

còn quy định rõ ràng vẻ cách xử lý khi có sai khác giữa số tiền ghi bằng số

Trang 16

có tính lãi hay không Nếu được tính lãi thì người phát hành phải ghi rõ mức

lãi suất trên thương phiếu Số tiền ghi trên thương phiếu có thể được ghi bằng ngoại tệ

(4) Thời hạn thanh toán thương phiếu

Pháp luật về thương phiếu quy định về thời hạn thanh toán theo các cách

sau:

- Ghi mot ngay cu thé theo lich

~ Thanh toán vào một thời gian nhất định sau ngày phát hành

- Thanh toán ngay khi thương phiếu được xuất trình Một số nguồn luật

thường quy định việc xuất trình yêu cầu thanh toán phải được thực hiện muộn

nhất là l năm kể từ ngày phát hành Với tư cách là một cơng cụ thanh tốn

không xác định thời hạn lưu hành, việc quy định thời hạn I năm là cần thiết

nhằm hạn chế ảnh hưởng của các công cụ này đối với việc kiểm soát khối

lượng phương tiện thanh toán lưu hành khi Ngân hàng Trung ương thực thi

chính sách tiền tệ

- Quy định 1 thời điểm cụ thể sau khi xuất trình thương phiếu Trong

trường hợp này thời hạn thanh toán được tính từ ngày thương phiếu được ký chấp nhận

Đối với loại thương phiếu quy định nhiều thời hạn thanh toán khác nhau, hoặc quy định thời hạn thanh toán khác với 4 cách quy định trên thì không có giá trị Những thương phiếu nếu không ghi rõ thời hạn thanh toán trên thương

phiếu thì nó là thương phiếu thanh toán ngay Việc quy định rõ thời hạn thanh toán của thương phiếu là căn cứ quan trọng xác định thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gian quan hệ thương phiếu như quyền yêu cầu thanh toán của người thụ hưởng, nghĩa vụ thanh toán của người chấp nhận, người phát hành

(5) Tên, địa chỉ của người ký phát thương phiếu

Trang 17

cho người thụ hưởng có thể xác định tên, địa chỉ phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận

(6) Địa điểm thanh toán

Thường là địa chỉ của người ký phát Thường thì nếu trên thương phiếu quy định | dia điểm khác thì địa điểm quy định đó sẽ là địa điểm thanh toán Thực tế thì nếu chọn ngân hàng nơi người bị ký phát mở tài khoản dao dịch làm địa điểm

thanh toán thì thương phiếu có sức thuyết phục cao hơn Trong trường hợp dó người ta có thể ghi cả số tài khoản của người bị ký phát lên thương phiếu Quy

định ghi địa điểm thanh toán là yếu tố cần thiết để người thụ hưởng thục hiện

việc xuất trình thương phiếu yêu cầu thanh toán khi đến hạn

(7) Tén va dia chỉ người thụ hưởng

Thường thì người kí phát hối phiếu là người thụ hưởng tuy nhiên cũng có

thể là người thứ 3 vì thế luật về hối phiếu và kỳ phiếu quy định 3 trường hợp

Sau:

- Người phát hành là người thụ hưởng hối phiếu Trường hợp này hối

phiếu sẽ ghi: “Quý ông (bà) sẽ phải thanh toán vào ngày .tháng năm cho tôi (công ty) .số tiền ”

- Người hưởng hối phiếu là người thứ 2, trong trường hợp này trên hối phiếu sẽ ghi: “Quý ông (bà) sẽ phải thanh toán vào ngày tháng năm cho

ông (bà, công ty) .số tiền ”

- Người thụ hưởng là người thứ 3 theo lệnh của người thứ 2 Trong

trường hợp này hối phiếu được ghi như sau: “Quý ông (bà) sẽ phải thanh toán

vào ngày .tháng năm theo lệnh của ông (bà, công ty) số tiền ”

Quy định này rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng chuyển

nhượng của thương phiếu Theo quy định của pháp luật về thương phiếu, một

trong những điều kiện quan trọng để người thụ hưởng có thể chuyển nhượng thương phiếu là phải có quy định “trả theo lệnh” của người thụ hưởng trên

thương phiếu

Trang 18

Thường luật các nước quy định chỉ những người có thẩm quyển mới

được phép ký trên thương phiếu, người đó không được ủy quyền cho người khác ký thay mình Chữ ký phải ký bằng tay(không dùng máy chữ) và không được đóng dấu đè lên trên chữ ký

Trên đây là 8 yếu tố thường có trên tờ hối phiếu (kỳ phiếu là 7 yếu tố) Ngoài các yếu tố nói trên, người ta có thể bổ sung thêm một số yếu tố khác

Bổ sung chữ “bản thứ nhất” hoặc “bản thứ hai” vào thương phiếu “Thường để tránh thất lạc người ta lập thành hai bản Khi thanh toán bản thứ

nhất thì bản thứ hai với cùng nội dung sẽ không có giá trị và ngược lại

Tờ thương phiếu phát hành ở Việt Nam mang đầy đủ 8 yếu tố (đối với

hối phiếu) và 7 yếu tố (đối với kỳ phiếu), mặt sau của nó dành cho nội dung

của việc chuyển nhượng Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về yếu tố

bắt buộc của thương phiếu có ý nghĩa tăng khả năng lưu thông (chuyển

nhượng của thương phiếu) và có thể xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của

các bên tham gia quan hệ thương phiếu

IV PHÂN LOẠI THƯƠNG PHIẾU

1 Căn cứ vào hình thức của thương phiếu 1.1 Hối phiếu (bill oƒ exchange):

Là một chứng chỉ có giá do một người lập yêu cầu người khác (người bị

ký phát) thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc

vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng hoặc trả theo

lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu

* Can cứ vào sư tham gia của các bên liên quan, hối phiếu bao gồm

- Hối phiếu đã được ký chấp nhận (accepted): Là hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận trả tiền

- Hối phiếu chưa được ký chấp nhận (draft): Trong trường hợp hối phiếu được ký phát cho người bị ký phát nhưng chưa được người này chấp

Trang 19

- Chấp phiếu ngân hàng (Bank's Acceptance): Hối phiếu do ngân

hàng ký chấp nhận

- Chap phiéu thuong mai (Trade’s Acceptance): Hối phiếu do các

thương nhân ký chấp nhận, loại này phổ biến được dùng ở quan hệ mua bán của các công ty con thuộc cùng một công ty mẹ

* Căn cứ vào hối phiếu có kèm chứng từ hay không

- Hối phiếu trơn: Là loại hối phiếu khi xuất trình để đòi tiền không yêu cầu gửi kèm các chứng từ thương mại

- Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu mà khi xuất trình để đòi tiền phải lập bộ chứng từ thương mại gửi kèm Đây là hối phiếu thường được sử dụng trong phương thức than toán nhờ thu kèm chừng từ hoặc

phương thức tín dụng chứng từ

* Căn cứ vào chủ thể_ký phát hành hối phiếu

à hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi

- Hối phiếu thương mại:

tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hoá xuất khẩu

hoặc cung ứng dịch vụ cho nhau

-Hối phiếu ngân hàng( hối phiếu tài chính): Là loại hối phiếu do ngân

hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số

tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu

1.2 Ky phiéu ( Promissory note)

Là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, cam kết thanh tốn khơng

điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất

định trong tương lai cho người thụ hưởng hoặc theo lệnh của người này hoặc

cho người cầm hối phiếu Loại này với đặc trưng là người phát hành cũng chính là người có nghĩa vụ trả tiền tờ kỳ phiếu Vì vậy, trong thực tế nó chủ yếu được sử dụng trong quan hệ TDNH mà ít được sử dụng trong quan hệ TDTM Thông thường, nếu căn cứ vào chủ thể phát hành kỳ phiếu người ta

chia kỳ phiếu thành 2 loại cơ bản: kỳ phiếu thương mại-Commercial

Trang 20

la Ngudi mua) va ky phiéu ngan hang-bank’s promissory note (Néu ngudi lap phiếu, người hưởng lợi hoặc người bảo lãnh là ngân hàng)

* Phân biêt bản chất của hối phiến và kỳ phiếu

Nếu như hối phiếu là một “mệnh lệnh” thì kỳ phiếu lại là một “cam kết”

Người ký phát

¡ phiếu ra lệnh cho người bị ký phát thanh tốn vơ điều kiện

một số tiền xác định Do đó người ký phát là chủ nợ Còn trong quan hệ kỳ phiếu, người phát hành cam kết thanh tốn vơ điều kiện một số tiền nhất định

và người phát hành là con nợ Sự khác biệt cơ bản đó đã khiến cho trong quan hệ hối phiếu cam kết thanh toán được bảo đảm bởi ít nhất là hai bên gồm người chấp nhận, người ký phát và trong nhiều trường hợp còn có cả người chuyển nhượng Vì vậy quyền lợi của người thụ hưởng theo hối phiếu thường

được bảo đảm hơn người thụ hưởng theo kỳ phiếu

Mật khác, trong quan hệ kỳ phiếu nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ duy

nhất của người phát hành còn trong quan hệ hối phiếu nghĩa vụ đó được chia sẻ cho người chấp nhận, người phát hành và người chuyển nhượng (nếu có)

trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán Việc chia sẻ nghĩa vụ thanh

toán hối phiếu thể hiện ở quyền truy đòi khi người trả tiền không chấp nhận hoặc khơng thanh tốn hối phiếu vào lúc đến hạn

2 Căn cứ vào thời hạn trả tiền của thương phiếu

2.1 Thương phiếu trả tiên ngay: Người trả tiền sau khi nhìn thấy thương phiếu (hối phiếu và kỳ phiếu) đo người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay, hoặc trả sau đó | dén 2 ngày

2.2 Thương phiếu có kỳ hạn: Sau một thời hạn nhất định ghi trên thương phiếu người trả tiền phải thanh toán số tiền đó Thời hạn có thể tính

từ ngày ký phát, ngày chấp nhận hoặc ngày đã được quy định cụ thể trong thương phiếu

3 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của thương phiếu

Trang 21

phiếu này không thể chuyển nhượng được bằng phương thức kỳ hậu thông thường

3.2 Thương phiếu theo lệnh: Là loại thương phiếu ghi trả theo lệnh

của người hưởng lợi nó Loại thương phiếu này có thể chuyển nhượng được

trong thanh toán và được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế

4 Căn cứ vào số tiền ghi trên thương phiếu

6.1 Thương phiếu nội rệ: Là loại thương phiếu được ghi trả bằng đồng

nội tệ tại địa điểm thanh toán

6.2 Thương phiến ngoại tệ: Là loại thương phiếu ghi trả bằng ngoại tệ tại địa điểm thanh toán Loại thương phiếu này chịu sự chỉ phối của pháp luật về quản lý ngoại hối

V VAI TRÒ CỦA THƯƠNG PHIẾU

1 Vai trò của thương phiếu trong nền kinh tế thị trường

1.1 Được sử dụng như một cơng cụ thanh tốn để thực hiện nghĩa vụ

thanh toán trong quan hệ mua bán chịu, trả chậm

Đây là một vai trò đặc biệt quan trọng của thương phiếu Ra đời trên cơ sở TDTM, thương phiếu tỏ ra rất hữu hiệu khi trở thành công cụ thanh toán

trong các phương thức thanh toán mới, hiện đại như phương thức nhờ thu,

phương thức tín dụng chứng từ góp phần hạn chế việc sử dụng tiền mặt quá nhiều, đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và quyền lợi của các bên liên quan

trong hoạt động thanh toán

1.2 Thong qua việc phát hành và lưu thông thương phiếu, nó được sử

dụng như công cụ tín dụng giữa người ký phát và người bị ký phát, người ký

phát và người thụ hưởng; người thụ hưởng và ngân hàng chiết khấu Là một

trong những biện pháp quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của nền

KTTT Sử dụng thương phiếu có ưu điểm là đơn giản về mặt thủ tục, hiệu quả cao và vẫn đảm bảo độ an toàn trong việc thu hồi nguồn vốn cấp Mặt khác,

Trang 22

nguồn vốn của mình dễ đàng Đây có thể xem là một công cụ tín dụng hữu hiệu cho cả bên cấp tín dụng và bên nhận tín dụng

1.3 Quan hệ TDTM thông qua thương phiếu sẽ tạo cơ sở quan trọng đảm

bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia

Vì thương phiếu là một công cụ thanh toán có lịch sử hình thành và phát

triển lâu đài trên thế giới Nguồn pháp lý điều chỉnh công cụ này cho đến nay khá đa dạng và chỉ tiết Gồm cả những nguồn luật mang tính quốc tế như ULB1930; UNCITRAL cho đến các nguồn luật riêng của từng quốc gia điều chỉnh các quan hệ thương phiếu Chính vì vậy quan hệ TDTM thông qua thương phiếu đã tạo cơ sở quan trọng đảm bảo quyền và ¡ ích hợp pháp của

các bên tham gia Tuy nhiên, vật chất luôn vận động biến đổi không ngừng vì vậy pháp luật về thương phiếu cần phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời kỳ cụ thể Có như vậy mới đảm bảo vai

trò của nó trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bền tham gia trong quan hệ thương phiếu

2 Vai trd cua thương phiếu trong hoạt động ngân hàng

2.1 Sử dụng thương phiếu trong hoạt động của NHTM giúp tạo ra sản

phẩm, dịch vụ mới, tăng sức cạnh tranh và thu nhập cho NHTM

Rõ ràng là khi các NHTM đảm nhận thực hiện các nghiệp vụ liên quan

đến thương phiếu thì

nhận được một khoản phí từ các dịch vụ đó Bên cạnh

các hoạt động truyền thống là nhận gửi và cho vay, nhiều ngàn hàng lớn và uy

tín trên thế giới cũng đang tập trung đầu tư phát triển các dịch vụ liên quan

đến thương phiếu do những khoản phí lớn mà các hoạt động này đã đóng góp

cho tổng lợi nhuận của ngân hàng

2.2 Thương phiếu là một chứng chỉ có giá có thể chuyển nhượng tạo

điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động cấp tín dụng

Như đã nói ở trên, thương phiếu là một trong số các công cụ tín dụng

quan trọng Chính vì thế sử dụng thương phiếu là biện pháp hiệu quả giúp các

NHTM thực hiện nghiệp vụ cấp tin dung dé dang, don giản và hiệu quả hơn

Trang 23

“Thương phiếu là một công cụ thanh toán có ưu thế là không sử dụng tiền mặt Khi sử dụng chúng trong thanh toán sẽ góp phần giảm chỉ phí và những rủi ro liên quan trong việc cầm giữ và sử dụng tiền mặt, góp phần khác phục

hiện tượng sùng bái tiền mặt ở một số nước đang phát triển trong đó có Việt

Nam

2.4 Thương phiếu là một công cụ giúp NHNN thực thi chính sách tiền tệ quốc gia thuận lợi, linh hoạt, hiệu quả thông qua lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tín dụng cầm cố thương phiếu

VI CÁC LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH VỀ HỐI PHIẾU VẢ KỲ PHIẾU

Pháp luật điều chỉnh về hối phiếu và kỳ phiếu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên liên quan đền việc phát hành, chấp

nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi và khởi kiện thương

phiếu

TDTM là cơ sở cho sự ra đời của thương phiếu Khi thương phiếu ra đời và được các thương nhân sử dụng ngày càng phổ biến đã hình thành nên các tập quán thương mại về phát hành và sử dụng thương phiếu được giới thương nhân mặc nhiên thừa nhận Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

nền kinh tế hàng hóa, TDTM cũng phát triển theo với tốc độ nhanh không

kém Trước tình hình đó, một thực tế đặt ra là các tập quán thương mại vẻ

thương phiếu đã tỏ ra lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa đám bảo

được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, do đó, cần phải quy phạm hóa quan

hệ nợ nần trên cơ sở mua bán chịu

Vào thế kỷ 17, ở một số nước tại Đức các quyền hối phiếu hình thành theo tập quán đã được quy định thành pháp lý Pháp lệnh Hamburg(1603) là

Pháp lệnh hối phiếu đầu tiên được công bố

Đến thế kỷ 18, vương quốc Anh đưa luật hối phiếu vào luật chung của

bang(1794)

Vào thế kỷ 19, tại hội nghị Leipzig, Pháp lệnh về hối phiếu theo luật pháp của từng bang đã được tập hợp lại thành # Phái lệnh chung về hối phiếu Đức

Trang 24

Nam 1871, Pháp lệnh hối phiếu đã được sửa đổi va được quy định thành

luật của đại quốc

Từ đó đến nay, thông qua nghiệp vụ chuyển nhượng, thương phiếu da

được sử dụng như một công cụ thanh tốn và cơng cụ tín dụng trong quan hệ

thương mại, mua bán hàng hóa, dịch vụ Nhiều nước trên thế giới đã có luật thương phiếu riêng

Từ đầu thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã thúc

đẩy các nước đi từ việc thiết lập một thỏa ước quốc tế vẻ thương phiếu để

thống nhất các nguyên tắc cơ bản về thương phiếu trong thương mại quốc tế

Hội nghị quốc tế đầu tiên vẻ thương phiếu được tổ chức tại DenHagg vào năm 1912 đã ra tuyên bố chung về hướng dẫn các quy định của hối phiếu trong các

nước thành viên Tuy nhiên sau khi chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ, tuyên

bố này đã mất hiệu lực

Đến năm 1933, hội nghị quốc tế thứ 2 bàn về thương phiếu đã được tổ chức với sự tham, gia của 22 nước thành viên và đã ký được 3 bản tuyên bố

chung về thương phiếu sau: (1)Luat thống nhất vẻ hối phiếu (hiệp định nay

quy định về những đạo luật bao gồm từ điều 1 đến điều 78- luật hối phiếu và 23 diéu về bảo lưu quyền đành cho từng nước tham gia hiệp ước); (2) Luật giải quyết xung đột giữa Luật quốc gia và Luật quốc tế ULB; (3) Luật công

chứng Tất cả tuyên bố này đến nay vẫn còn giá trị hiệu lực

Như vậy pháp luật về thương phiếu đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển tương đối lâu đài do đó góp phần tạo nên một hệ thống các nguồn luật điều chỉnh về hối phiếu và kỳ phiếu khá đa dạng Do nhiều han chế nên bài Khoá luận chỉ xin điểm sâu vào một số nguồn luật quốc tế có tính

thông dụng và cẩn thiết phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của

Khoá luận cũng như thực tiễn áp dụng ở Việt Nam 1 _ Các nguồn luật quốc tế:

Pháp luật hối phiếu và kỳ phiếu của các nước có thể tạm thời chia làm 3

nhóm chính: (1) nhóm các nước ký kết hoặc gia nhập Công ước Geneva 1930

Trang 25

gồm: Bỉ, Hunggar; CHLB Dic; Hy Lap; Dan Mach; Y; Lucxambua:

Monaco; Hà Lan; Ba Lan; Bồ Đào Nha; Nga; Phần Lan; Pháp; Thụy Sỹ: Thụy Điển; Nhật, Tây Ban Nha; Trung Phi; Cong hod Sec; Nam Tu; Hàn Quốc (2) Các nước thuộc nhóm Anh-Mỹ, Luật hối phiếu và kỳ phiếu các

nước này xây dựng dựa trên nền tảng Luật hối phiếu Anh nam 1882, bao gồm: Anh; Yêmen; Úc; Hồng Kông; Brazin; An Do; Ixaren; Canada;

Malaysia; Xudan; Mỹ; Uganda; Nam Phi; Srilanka (3) Các nước có Luật hối

phiếu và kỳ phiếu không thuộc nhóm (1); (2) bao gồm: Vênezuela: Cuba:

Panama; Sanvado; Thai Lan; Dai Loan; Chi Lé; Nicaragoa; (1)

Hiện nay, trên thế giới, dang song song tồn tại hai hệ thống luật chính

điều chỉnh vẻ CCCN nói chung và thương phiếu nói riêng đó là: Geneva

System và Anglo-American Legal System Hệ thống Geneva system là hệ

thống luật điều chỉnh về hối phiếu và kỳ phiếu chịu ảnh hưởng của Công ước

Geneva 1930 bao gồm các nước vốn là thành viên của Công ước, các nước

XHCN Đông âu trước đây như Ba Lan, Hungary, Albani, Bulgari Rumani

và các nước mới dành được độc lập kể từ sau đại chiến thế giới thứ 2 nguyên

là thuộc địa của những nước thành viên Công ước này gồm: Việt Nam,

Indonesia, Mông Cổ, Đài Loan, Hàn Quốc, Oman, Thái Lan, Yemen Còn hệ thống Anglo-American Legal System lai là hệ thống luật điều chỉnh về

thương phiếu chịu ảnh hưởng của luật Anh, Mỹ bao gồm luật của Anh, Mỹ, các nước vốn là thuộc địa của Anh, Mỹ trước đây như Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore, Israel, Malaysia, Philippines, Srilanka, Pakistan, Scotland,

Ireland Vé co ban thi hai hé thống luật này là tương tự nhau, tuy nhiên vẫn

có những nội dung khác nhau tạo nên những điểm riêng biệt cho từng hệ

thống luật

1.1 Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ phiéu Geneva 1930 (Uniform law

on bills of exchange and promissory notes 1930-ULB1930)

Trang 26

Luật này nằm trong khuôn khổ Công ước quốc tế đầu tiên ký năm 1930

tại Geneva nhằm thống nhất sự giải thích về hối phiếu và kỳ phiếu Trong giai đoạn đầu mới ra đời nguồn luật này chỉ mang tính chất khu vực châu Âu Có

22 nước tham gia ký kết hiệp định quan trọng này và nó có hiệu lực 6 tat ca

các nước châu Âu (trừ Anh)

Bộ luật này có hai phần cơ bản: Phần một điều chỉnh hối phiéu (bills of

exchange) và phần hai điều chỉnh kỳ phiếu (promissory Notes)

Trong phần một có 12 chương lớn điều chỉnh về các vấn đề khác nhau

liên quan đến hối phiếu cụ thể:

Chương 1: Quy định về phát hành và hình thức của hối phiếu

Chương 2: Quy định vẻ nghiệp vụ ký hậu hối phiếu

Chương 3: Quy định các vấn đề về nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu

Chương 4: Bàn vẻ vấn đề bảo lãnh hối phiếu

Chương 5: Các vấn đẻ liên quan đến thời hạn thanh toán của hối phiếu Chương 6: Thanh toán hối phiếu

Chương 7: Truy đòi do không chấp nhận hoặc khơng thanh tốn Chương 8: Đại điện chấp nhận hoặc đại diện thanh toán

Chương 9: Số bản của một bộ và các bản sao

Chương 10: Quy định về vấn đề sửa đổi Chương 11: Giới hạn hành động

Chương 12: Những điều khoản chung

Trong phần 2 có 4 điều (điều 75 đến điều 78) quy định cho kỳ phiếu Những quy định cụ thể chủ yếu dẫn chiếu đến các điều khoản trong phần 1

1.2 Văn kiện về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế của liên hợp quốc AICN

9/211 ngày 18/2/1982.(International Bills of exchange and Promissory notes, document No A/CN, 9/211 18 Febrủay 1982)

Với mục đích cơ bản ban đầu là gạt bỏ những xung đột pháp lý về

CCCN của luật các nước, Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (ƯNCITRAL) đã ban hành văn kiện điều chỉnh về thương phiếu quốc tế

Trang 27

1982 Cho đến nay hai văn kiện này chưa có hiệu lực vì chưa đủ số nước phê

chuẩn Đây là văn kiện quốc tế thứ 2 bên cạnh ULB1930 có liên quan đến hối

phiếu và kỳ phiếu và kỳ phiếu Đồng thời đây cũng là nguồn luật mang tính quốc tế Cấu trúc cơ bản của nó có thể được tóm tắt như sau:

A/CN 9/211 là luật về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế Tài liệu có 9

chương

Chương I: Phạm vi ap dung và hình thức phương tiện (từ điều 1 đến điều

3) Theo đó, nguồn luật này chỉ áp dụng cho hối phiếu quốc tế và kỳ phiếu quốc tế Ngoài ra trong chương này còn quy định các nội dung cần phải có của một tờ hối phiếu quốc tế hay kỳ phiếu quốc tế

Chương 1H: Quy định về cách diễn đạt (rong chương này lại được chia thành 3 mục nhỏ Mục 1 là điều khoản tổng quát; Mục 2 diễn giải các yêu cầu

về thủ tục; còn mục 3 là phần về bổ sung một van kiện còn khiếm khuyết.)

Chương III: Chương về chuyển nhượng Quy định các vấn đề liên quan

đến nghiệp vụ chuyển nhượng hối phiếu

Chương IV: Đây là chương quy định về quyền hạn và trách nhiệm Có 2

phần riêng Phần 1 quy định về quyền hạn của người cầm phiếu và người cầm phiếu được bảo vệ Phần 2 quy định trách nhiệm của các bên tham gia quan

hệ thương phiếu

Chương V: Xuất trình, từ chối không chấp nhận hoặc khơng thanh tốn

và truy đòi (chương này có 4 phần riêng tương ứng cho các vấn đề sau: Xuất trình để chấp nhận và từ chối không chấp nhận; xuất trình để thanh toán và từ chối không thanh toán; truy đòi và cuối cùng là phần quy định về số tiền

thanh toán)

Chương VI: Miễn nhiệm (quy định về miễn nhiệm thanh toán và miễn nhiệm của một bên tham gia trước)

Chương VII: Các phương tiện bị thất thoát Chương VIHI: Gián đoạn thời hạn

Trang 28

2 Mot số nguồn luật quốc gia diéu chinh vé héi phiéu va ky phiéu trén thé gidi

2.1 Đạo luật về hối phiếu cia Anh BEAI882 (Bill of exchange act

1882)

Đây có thể được xem nguồn luật hối phiếu tiên phong trên thé gidi Nó

chính thức ra đời vào năm 1882 Đây là một đạo luật mang tính quốc gia nhưng phạm vi sử dụng của nó khá rộng trong phạm vi Châu Âu và cũng

chính nó được sử dụng làm một trong những nền tảng để xây dựng nên luật

thống nhất về hối phiêu Geneva 1930 BEA1882 là một trong những đạo luật ra đời sớm nhất trên thế giới và cho đến nay nó gần như không có nhiều thay

đổi Về cấu trúc chung BEA1882 bao gồm 99 điều khoản (sect) Trong đó: Từ điều 1 đến điều 72 chủ yếu tập trung điều chỉnh quan hệ liên quan đến hối phiếu Nhìn chung trong phan này, luật quy định các vấn dé co ban về hối

phiếu Bên cạnh định nghĩa và các thuật ngữ có liên quan, BEA còn đẻ cập

đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến quan hệ hối phiếu Xét vẻ cấu trúc của nguồn luật thì các điều khoản được sắp xếp theo thứ tự từ điều | đến điều 99 mà không phân chia thành các chương mục cụ thể như chúng ta thường thấy trong cách trình bày của các nguồn luật khác như ULBI930 hay Luật các CCCN của Trung Quốc Trên mỗi điều khoản nhỏ đều có tiêu đề chỉ nội dung chính được quy định trong đó Các điều khoản trong BEA gần như đã đưa ra

các quy định bao quát hết những vấn dé về hối phiếu Ngoài quy định chung

và định nghĩa, nguồn luật này còn đề cập rất cụ thể về cách quy định số tiền,

quy định về thời hạn thanh toán, quy định về chữ ký trên hối phiếu Các quy định liên quan đến chủ thể tham gia quan hệ hối phiếu như người được nhận tiền (payee), người bị ký phát, người ký phát, người chấp nhận, người ký hậu, người được ký hậu, người nắm giữ hối phiếu; Quy định liên quan đến các nghiệp vụ như: Chuyển nhượng, ký hậu, bảo lãnh hối phiếu, xuất trình để

chấp nhận, xuất trình để thanh toán, thanh toán hối phiếu (payment in due

Trang 29

có lịch sử hình thành và tồn tại khá lâu và được áp dụng phổ biến ở các nude

theo hệ thống Luật Anglo-American Legal System Mặc dù các nước theo hệ

thống luật này đã ban hành những văn bản luật riêng của quốc gia mình nhưng tư tưởng chủ đạo vẫn theo Đạo luật hối phiếu Anh BEA 1882

Cũng trong đạo luật này, từ điều 83 đến điều 88 là các điều khoản quy

định cho kỳ phiếu Các điều khoản còn lại quy định chung cho cả hối phiếu,

kỳ phiếu và Sec

2.2 Bộ Luật thương mại thống nhất năm 1962 cua My: Uniform

Comercial Codes of 1962 -UCC1962

Đây cũng là một nguồn luật quốc gia có tính quốc tế rất quan trọng Nói

đến các văn bản pháp lý điều chỉnh về hối phiếu và kỳ phiếu chúng ta không

thể không kể đến nguồn luật này vì các trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới như Newyork, Sanfrancisco lại trực thuộc thể chế pháp luật Mỹ Bộ luật này dành toàn bộ điều 3 (article 3) để quy định vẻ các CCCN (negotiable instruments) Bố cục chung của điều 3 quy định về các CCCN có 6 phần riêng bao gồm:

Phần !: Các quy định chung và định nghĩa Phần này có 18 điều khoản

nhỏ quy định các vấn đề có tính nguyên tac chung như: Đối tượng điều chỉnh; Định nghĩa liên quan; CCCN; Phát hành CCCN; Lệnh hoặc cam kết vô điều

kiện; CCCN được thanh toán bằng ngoại tệ

Quy định liên quan đến thanh toán: Thanh toán theo yêu cầu hoặc tại một thời điểm xác định; thanh toán cho người nắm giữ hoặc thanh toán theo lệnh; xác định người được thanh toán theo CCCN; địa điểm thanh toán; lãi suất

Ngày của CCCN; những điều khoản mâu thuẫn trong CCCN; công cụ

chưa hoàn chỉnh ; trách nhiệm liên đới và riêng rẽ; trách nhiệm tương ứng;

những thoả thuận khác có ảnh hưởng đến CCCN; thời hiệu

Trang 30

Điều khoản 3-203 quy định về chuyển giao công cụ, các quyền của người chuyển giao

Ba điều khoản tiếp theo quy định về ký hậu, ký hậu đặc biệt, Ky hạu ae trống, ký hậu bất thường và ký hậu hạn chế UCC còn quy định việc lấy lại CCCN, xảy ra khi công cụ được giao trở lại cho người nắm giữ nó trước đó

bằng hình thức ký hậu chuyển nhượng hay các hình thức khác

Phần 3: Thực hiện CCCN (enforcement of instrument) Quy dinh cu thé

về các vấn dé sau: Người có quyền thực hiện công cụ; người thụ hưởng hợp lệ: giá trị và giá

ứng; công cụ quá hạn; những biện pháp báo vệ và yêu cầu bồi thường; yêu cầu thanh toán công cụ; thông báo vi phạm trách nhiệm uỷ

thác; bằng chứng của chữ ký và địa vị của người thụ hưởng hợp lệ; thực hiện

công cụ bị mất, bị phá huỷ hoặc bị mất cắp; hiệu lực của CCCN đối với nghĩa

vụ phải thực hiện; chấp thuận và đáp ứng việc sử dụng công cụ; séc xác nhận,

séc chuyển khoản và séc rút tiền mặt bị mất cấp, bị phá huỷ hoặc bị mất

Phân 4: Quy định về trách nhiệm của các bên, đề cập đến các van dé có liên quan như chữ ký của người đại diện, chữ ký không được uỷ quyền Các vấn đề về sự giả mạo như người lừa đảo, người được trả tiền không có thực:

trách nhiệm của người chủ đối với việc ký hậu giả mạo của người làm công; sự cẩu thả dẫn đến chữ ký giả mạo hoặc thay đổi đối với công cụ

Ngoài ra còn đề cập đến vấn đề thay đổi nội dung của công cụ; quy định người bị ký phát không có trách nhiệm đối với hối phiếu không được chấp nhị

; chấp nhận hối phiếu; séc xác nhận; chấp nhận thay đổi hối phiếu; từ chối thanh toán séc rút tiền mặt, séc chuyển khoản và séc xác nhận; quy định

về nghĩa vụ của: Người phát hành kỳ phiếu hoặc séc rút tiền mặt; nghĩa vụ

của người chấp nhận; người ký phát; người ký hậu; chuyển giao để bảo đảm:

bảo đảm xuất trình; thanh toán và chấp nhận do lỗi; những công cụ ký vì danh nghĩa; chuyển đổi công cụ

Phần 5: Phần dành riêng để quy định về từ chối Quy định về các vấn để

Trang 31

Phân 6: Phân này quy định về miễn trừ và thanh toán bao gồm các vấn

để: Miễn trừ và hậu quả của miễn trừ; thanh toán; đẻ nghị thanh toán; miễn trừ do huỷ bỏ hoặc khước từ; và miễn trừ trách nhiệm đối với người ký hậu và

bên danh nghĩa

2.3 Luật các công cụ chuyển nhượng của nước Cộng Hoà Nhân Dân

Trung Hoa

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giểng của nhau, cùng xác

định con đường chung là phát triển nền kinh tế theo định hướng Xã Hội Chủ

Nghĩa (XHCN) Lịch sử đã chứng minh những bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được từ việc nghiên cứu những thành tựu phát triển của Trung Quốc khi được vận dụng một cách khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam đều tỏ

ra có hiệu quả cao Chính vì lý do đó tác giả nghĩ rằng nghiên cứu pháp luật

về hối phiếu và kỳ phiếu của nước CHND Trung Hoa là việc làm cần thiết để làm tiền dé cho việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hối phiếu và kỳ phiếu ở Việt Nam, để vừa đáp ứng yêu cầu cần thiết khi nước ta gia nhập WTO vừa phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước, không chệch hướng XHCN như những gì mà Trung Quốc đã làm được trong thời

gian qua

Pháp luật về thương phiếu của Trung Quốc về cơ bản bao gồm các nội

dung được đề cập:dưới day

Luật các CCCN của nước CHNDTH được thông qua tại phiên họp thứ 13

của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu NDTH khoá 8 (Quốc hội) và được

Chủ tịch nước CHNDTH công bố ngày 10/05/1995 theo lệnh số 49 và có hiệu

lực từ ngày 01/01/1996 Ngay từ điều 1 của bộ luật này đã chỉ rõ “Luật này

được ban hành nhằm tiêu chuẩn hoá các hoạt động liên quan đến các CCCN,

bảo vệ các quyền hợp pháp của các bên sử dụng CCCN, duy trì trật tự kinh tế

trong xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế thị trường XHCN” Với

định hướng chung đó Luật các CCCN của Trung quốc có 7 chương với II điều

Trang 32

Chương II: Hối phiếu (từ điều 19 đến điều 72) Trong chương này lại chia ra 6 mục tương ứng theo thứ tự quy định về: Phát hành; chuyển nhượng:

chấp nhận; bảo lãnh; thanh toán và quyền truy đòi đối với hối phiếu

Chương H1: Kỳ phiếu ( từ điều 73 đến điều 81) Chương IV: Sec (từ điều 82 đến điều 94)

Chương V: Áp dụng Luật các CCCN trong trường hợp có yếu tố nước

ngoài ( từ điều 95 đến điều 102)

Chương VỊ: Trách nhiệm pháp lý (từ điều 103 đến điều 107) Chương VII: Những quy định bổ sung (từ điều 108 đến điều 111)

Đây là nguồn luật dùng để điều chỉnh các CCCN tại nước CHNDTH Theo luật này, CCCN bao gồm: Hối phiếu, ky phiéu va Sec

Trên đây là những vấn đề chung nhất về các nguồn luật điều chỉnh về hối

phiếu và kỳ phiếu trên thế giới Về cơ bản, các nguồn luật mặc dù có bố cục

chung khác nhau cách phân nhóm sắp xếp các điều khoản khác nhau nhưng tựu

chung lại chúng đều đưa ra các quy định cơ bản liên quan đến những vấn đẻ chung như: Khái niệm hối phiếu và kỳ phiếu, các khái niệm có liên quan, yêu

cầu về mặt nội dung và hình thức của hối phiếu và kỳ phiếu đồng thời để cập

đến các vấn đề cụ thể trong các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu và kỳ phiếu, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thương phiếu Nhìn chung, tất cả những nguồn luật trên về hối phiếu và kỳ phiếu đều là những nguồn luật tồn tại lâu đời và được nhiều thương nhân lựa chọn làm nguồn luật xét xử trong các hợp đồng, giấy tờ dao dịch của mình (Về nội dung cụ thể của từng điều khoản trong các nguồn luật sẽ được tác giả đan xen đưa vào trong phần phân tích

Trang 33

CHUONG II

THUC TRANG PHAP LUAT DIEU CHINH VE THUONG

PHIẾU 6 VIET NAM TRONG THỜI GIAN QUA

I CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH VỀ THƯƠNG PHIẾU Ở

VIỆT NAM

1 Các văn bản pháp lý thời kỳ trước đổi mới

1.1 Giai đoạn 1935 đến 1975

Triều đại Phong kiến với đặc trưng là chế độ chiếm hữu tư nhân giai cấp

địa chủ Phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ yếu là ruộng đất Bên cạnh đó hình thức chính thể điển hình và phổ biến của Nhà nước Phong kiến là hình thức chính thể Quân chủ Việt Nam là một nước thống nhất được thành lập

khá sớm, vì vậy nền quân chủ trung ương tập quyền của giai cấp Phong kiến Việt Nam cũng nảy sinh tương đối sớm Trải qua các triều dai Ly, Dinh, Tran,

Hậu Lê và Nguyễn, tính chất quân chủ trung ương tập quyền đó ngày càng phát triển, triều đại sau cao hơn triều đại trước Do đó, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức ngày càng chặt chẽ và không ngừng được củng cố Pháp luật Phong kiến Việt Nam cũng sớm được hình thành

Đặc biệt năm 1042 Lý Thái Tổ cho ban hành Luật hình thư Đến đời Trần,

một bộ luật hình thư mới cũng đã được công bố Đến triều Hậu Lê hoạt động tập quán được đẩy mạnh và thể hiện ở nhiều mặt Các chế độ quản lý và thể

chế của bộ máy Nhà nước dần dần được quy định thành luật lệ hoàn chỉnh

Đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức năm 1483 dưới triều đại của Lê

Thánh Tông(bộ luật gồm 721 điều chia làm 6 quyển, l6 chương, bao gồm Luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân sự và Luật tố tụng) Nhìn chung, các quy định của pháp luật trong triều đại Phong kiến hầu như chưa hẻ điều chỉnh về hoạt động thương mại, bởi vì kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là

Trang 34

Mãi đến thời kỳ pháp thuộc khi mà hoạt động thương mại đã tương đối phát triển thì pháp luật về thương mại cũng đã dân được ban hành ở Viêt

Nam Đầu tiên là Luật thương mại của Pháp đã được sử dụng ở Nam Kỳ vào

năm 1864 Và vào năm 1888, nghĩa là sau đó 24 năm, bộ luật này đã được áp

dụng ở Bắc kỳ Còn ở Trung kỳ, triểu đình Huế cũng ban hành Bộ Luật

thương mại Việt Nam Trung phần năm 1942

Sau khi Công ước Geneva (Công ước mà Pháp là một trong số 22 nước

tham gia) được phê chuẩn vào năm 1935, ngày18/12/1936 nhà cảm quyền Pháp đã ký sắc lệnh áp dụng Luật thương phiếu ở Việt Nam.Và đến

20/12/1937 Nghị định về thương phiếu với nội dung tương tự như Luật thương

phiếu Pháp năm 1935 đã được ban hành và được toàn quyền Pháp quyết định

chính thức áp dụng trên tồn cối Đơng Dương Nhìn chung, các quy định về

thương phiếu của nước ta trong giai đoạn này về bản chất chính là các quy định pháp luật về thương phiếu của Pháp Trên thực tế, giai đoạn này trong quan hệ mua bán hàng hoá chịu giữa các thương nhân cũng đã xuất hiện những giấy tờ cam kết thanh toán tiền hàng hóa mua bán trao đổi với nhau

Và các văn bản pháp luật trên đã chính thức được áp dụng để điều chính các

quan hệ này

Từ giai đoạn năm 1945-1954, Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp Đất nước tạm thời bị chia cất thành hai khu vực: Khu vực thực dân Pháp tạm thời chiếm đóng và Khu vực kháng chiến (còn gọi là

Khu tự do) Trong khu vực do Pháp chiếm đóng, thương phiếu vẫn được sử dụng cả trong nội thương lẫn ngoại thương Trong khi đó, ở Khu vực tự do không còn sử dụng thương phiếu bởi vì hoạt động kinh tế ở khu vực này chủ

yếu tập trung để phục vụ cho kháng chiến vì thế kinh tế hàng hoá, TDTM hầu như không tồn tại và đo đó không sử dụng đến thương phiếu Trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ chống thực dân Pháp, quân và dân ta đã bước đầu buộc

Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Geneva tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai miền: Miền Bắc xây dựng CNXH và Miền Nam chịu ảnh

Trang 35

Từ năm 1954 đến năm 1972, Miền Nam Việt Nam sử dụng thương phiếu

theo Luật thương mại của Pháp Đến năm 1972, ra đời Bộ Luật thương mại Sài Gòn của Chính phủ Ngụy quyền Sài Gòn cũ, quy định về thương phiếu bao

gồm hối phiếu, lệnh phiếu và chỉ phiếu (sec) (từ điều 408 đến điều 548) Mặc dù thời kỳ này, Mỹ đã dần thay thế vị trí của Pháp ớ Miễn Nam Việt Nam nhưng nhìn chung, các quy định vẻ thương phiếu trong bộ luật này chịu ảnh

hưởng lớn của các quy định về thương phiếu trong Bộ Luật thương mại Pháp và ULB vẻ thương phiếu Thời kỳ này, một số doanh nghiệp ở Miền Nam Việt Nam đã sử dụng hối phiếu thương mại Nhưng loại hối phiếu này chủ yếu do

các doanh nghiệp lớn sử dụng và tập trung nhiều ở lĩnh vực xuất nhập khẩu Tuy việc sử dụng thương phiếu trong thời kỳ này chưa nhiều và thời gian chưa đài nhưng đã tạo cho các doanh nghiệp ở Miền Nam nước ta có thêm hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng công cụ này trong giao dịch thương mại Các NHTM ở đây đã thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và cầm cố thương phiếu Ngân hàng

Quốc gia Miền Nam Việt Nam cũng đã thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu hối phiếu Sau ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Luật thương mại Sài Gòn năm 1972 đã hết hiệu lực thi hành

1.2 Giai doạn từ 1976 đến 1986

Sau khi Nhà nước ta tiến hành cải tạo công thương nghiệp, do yêu cầu

của hoàn cảnh, Nhà nước tiến hành xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Sau năm 1975, cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã nội, tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH Do vậy, nền kinh tế Miền Bắc nước ta tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu: Nền kinh tế Nhà nước và nền kinh tế tập thể, hệ thống tín dụng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế chủ yếu là TDNH( thực chất là tín dụng

Nhà nước vì nó do các hệ thống NHNN thực hiện với nguồn vốn chủ yếu từ

Ngân sách Nhà nước) TDTM chưa được thừa nhận, quan hệ TDTM nếu tồn

tại trên thực tế thì bị coi là bất hợp pháp Do đó, thương phiếu chưa được sử

Trang 36

2 Các văn bản pháp lý thời kỳ sau đổi mới

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta cũng được phát triển và khởi sắc theo Với chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, đỡ bỏ đần các rào cản và các thủ tục rườm rà trong xuất nhập khẩu Hàng hóa

của Việt Nam trong thời kỳ này thường được trao đổi với các nước Tư bản

theo phương thức sòng phẳng nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra của nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,

vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng,

XHCN Đã xuất hiện quan hệ hàng hóa, quan hệ TDTM trong nước và hình

thức ban đầu của thương phiếu đã dần xuất hiện.Trong hoạt động thương mại với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam ( gồm các TCTD) có hoạt động với nước ngoài sử dụng thương phiếu qua hai kênh: Hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động vay nợ nước ngoài

(1) Trong hoạt động xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp Việt Nam đã tham

gia quan hệ thương phiếu với tư cách là người bị ký phát khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, người thụ hưởng khi bán hàng hóa( xuất khẩu) ra nước

ngoài

Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có hoạt động thanh toán

quốc tế đã đóng vai trò người phát hành, người thụ hưởng, người chiết khấu hối phiếu thông qua việc mở, phát hành thư tín dụng chứng từ (L/C), chiết

khấu bộ chứng từ (gồm có hối phiếu và các chứng từ thương mại) theo L/C; hoặc nhận ủy thác thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối

phiếu do người xuất khẩu ký phát qua việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhờ thu

(2) Trong vay nợ nước ngoài

Trang 37

Nghị dịnh 58/ CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ về vay nợ nước ngoài

được ban hành, NHTW đã có văn bản xác nhận đăng ký cho khoảng 700

khoản vay nước ngoài đối với các doanh nghiệp thực hiên theo phương thức tự

vay, tự trả với tổng số tiển trên 5 tỷ USD Ngày 7/11/1998, Nghị định

90/1998/NĐ-CP của Chính phủ về vay nợ nước ngoài được ban hành thay thế

Nghị định 58, về cơ bản cơ chế quản lý vay nợ nước ngoài đã ndi long hon,

tuy nhiên, đối với những khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp vẫn cần thiết quan tâm quản lý Nhờ chính sách hợp lý của Đảng và Nhà nước ta trong việc khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn vốn vay trong nước, hạn chế vay vốn nước ngoài đã góp phần làm giảm vay nợ nước

ngoài từ mức 1261 triệu USD (năm 1996) xuống còn 159 triệu USD (2)

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhưng nguồn vốn trong nước là quyết định

(2.2) Vay nợ nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu được thực

hiện dưới các hình thức sau:

- Vay ngắn hạn trực tiếp nước ngoài: Đây là hình thức được thực hiện

chủ yếu bởi các ngân hàng, đối tượng vay vốn thường là các doanh nghiệp

hoặc các ngân hàng khác trong nước Vay của các doanh nghiệp phi ngân

hàng là không đáng kể vì hai lý do cơ bản, thứ nhất đây là hình thức không

được Nhà nước khuyến khích, thứ hai là các doanh nghiệp cũng chưa có đủ uy tín để trực tiếp huy động vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế

- Bảo lãnh vay ngắn hạn nước ngoài: Hình thức này phát sinh chưa nhiều và chủ yếu tập trung ở hình thức ngân hàng phát hành kỳ phiếu nhận nợ với

nước ngoài cho các khoản vay của doanh nghiệp Đây là hình thức bảo lãnh mới được NHTW cho phép với điều kiện kỳ phiếu phải phát hành thanh tốn, khơng được chuyển nhượng Việc bảo lãnh vay vốn này đã gặp khá nhiều khó

khăn vì vậy hình thức bảo lãnh trong lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp

Trang 38

hiện nay đang trở nên phổ biến Tính đến 31/5/2000, NHNN va 4 NHTM Nha

nước đã bảo lãnh cho 208 dự án đâu tư với tổng số vốn quy đổi là 10.315 tỷ đồng Bàn về nghiệp vụ bảo lãnh của các NHTM, tồn tại một thực tế là tình trạng bảo lãnh mở L/C trả chậm một cách tràn lan không hiệu quả, để lại

gánh nặng công nợ cho các ngân hàng và doanh nghiệp ở nước ta

Luật áp dụng cho quan hệ phát hành, sử dụng thương phiếu qua hai kênh

nói trên thông thường là ULB1930 hoặc BEAI882 (nếu bạn hàng, đối tác nước ngoài là doanh nghiệp của quốc gia có hệ thống pháp luật chịu sự chỉ

phối của hệ thống pháp luật Anh- Mỹ) Thực tế thì các doanh nghiệp Việt

Nam không thể thỏa thuận lựa chọn luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ thương phiếu vì pháp luật về thương phiếu ở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh,

tồn tại nhiều bất cập chưa phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới

Bên cạnh đó, việc sử dụng thương phiếu trong hoạt động thanh toán đối nội cũng có nhiều vấn đẻ phải bàn Hoạt động thương mại trong nước hiện

đang tồn tại một thực tế đáng lo ngại là tình trạng công nợ dây dưa giữa các

doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng Việc mua bán chịu của tiểu thương ở các chợ đầu mối đã trở thành phổ biến nhưng quan hệ này chỉ được ghi lại trên sổ nợ của người bán hàng với nội dung hết sức đơn giản (thường chí có số lượng hàng, số tiền nợ, ngày lấy hàng, thời hạn trả chậm) Theo số liệu vừa

mới công bố gần đây nhất về tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanh

nghiệp Nhà nước, con số này đã lên tới gần 32000 tỷ đồng(31.935 tỷ đồng) trong đó nợ phải thu là 21.218 tỷ đồng; nợ phải trả là 10.717 tỷ; nợ khó đòi

trên 300 tỷ đồng (3)

Nguyên nhân là do, lâu nay, các doanh nghiệp và ngân hàng đã sử dụng

thương phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài, tất cả

các giao dịch này đều thực hiện theo thông lệ quốc tế Tuy nhiên, trong thanh

@) Nguyễn Thị Thu Hà- Học viện Tài chính, “ xử lý nợ và tài sản tôn dong tại doanh

Trang 39

toán nội địa các doanh nghiệp chưa sử dụng thương phiếu như một cơng cụ

thanh tốn phổ biến NHTM chưa đủ điều kiện để cấp tín dụng cho doanh

nghiệp dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu.Trong khi đó, mua bán chịu giữa các doanh nghiệp bán hàng gối đầu giữa các nhà sản xuất và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu

mối là nhu cầu thực tế Những giao dịch đó chỉ được ghi chép lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán Vì vậy, các khoản nợ đã không được xác nhận về mặt pháp lý và khó chứng minh khi nảy sinh tranh chấp; dẫn đến nguy cơ nợ nan day dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương ở chợ đầu mối Đặc biệt là tâm lý thích sử dụng tiền mặt hơn các công cụ thanh toán còn ăn sâu

trong nền kinh tế Việt Nam Tâm lý này có thể được giải thích là do “hoạt động

thanh toán còn mang tính chất phân tán cục bộ theo từng NHTM hoặc từng định chế tài chính phi ngân hàng (nhất là Kho bạc Nhà nước Việt Nam) do

thiếu một trung tâm thanh toán quốc gia là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nên

kinh tế Việt Nam chưa thoát khỏi một nền kinh tế tién mat” (4) Đó là những nguyên nhân cơ bản còn nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất dân đến thực trạng trên chính là do hệ thống luật pháp hiện hành vẻ thương phiếu ở nước ta văn chưa hoàn chỉnh

Hiện nay, ở nước ta, pháp luật về thương phiếu được quy định tại: Luật

thương mại 1997, Luật NHNN 1997, Luật Các TCTD 1999, Pháp lệnh

Thương phiếu 1999 và Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 5/7/2001 hướng

dan chỉ tiết thi hành PLTP (sau đây gọi tắt là Nghị định 32) Về cơ bản các văn bản pháp luật này đã bước đầu hình thành khung pháp lý cho việc phát hành và sử dụng thương phiếu, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn, trải qua quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế hàng hoá thì các nguồn luật này

đã bộc lộ những bất cập

Trang 40

2.1 Luật thương mại Việt Nam năm 1997

Luật thương mại được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ L1 thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực ngày 01/01/1998 Luật

thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của

các thương nhân cũng như quy định các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt

động thương mại tại nước CHXHCN Việt Nam

Thương phiếu được quy định trong chương III của bộ luật này, bao gồm 3 điều từ điều 219 đến điều 221 Những quy định của Luật thương mại liên

quan đến thương phiếu chỉ mang tính nguyên tắc chung như đưa ra khái niệm “thương phiếu”, theo đó thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu: quy

định về việc phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật vé thương

phiếu và pháp luật về ngân hàng

Như vậy, các quy định của Luật thương mại về thương phiếu chỉ là những nguyên tắc chung Để thực hiện được những quy định này đòi hỏi phải

ban hành một loạt các văn bản pháp luật về thương phiếu quy định chỉ tiết hơn về các vấn để về thương phiếu Có như vậy thì các quy định trong Luật

thương mại mới có ý nghĩa thực tiễn

2.2 Luật Ngân hang Nhà nước năm 1997

Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực từ ngày

01/10/1998 Luật này gồm 63 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

của NHNN Việt Nam Trong đó, điều 17 và điều 30 của luật này quy định

NHNN cé thể thực hiện việc tái cấp vốn cho Các TCTD là ngân hàng theo hình thức chiết khấu, tái chiết khấu; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu Tuy nhiên, điều kiện cụ thể để thương phiếu được NHNN chiết khấu, tái chiết khấu hoặc điều kiện của thương phiếu để TCTD có thể sử dụng như

Ngày đăng: 12/10/2015, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w