- Đặc biệt cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, việc quản lý hệ thống giao thông nông thôn hiện nay chưa có một mô hình quản lý thống nhất nên cò
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGÔ MINH ĐỊNH
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN TÂN YÊN
Trang 2Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Ngô Minh Định
Trang 3Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Vũ Thị Phương Thụy
đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc bộ, Khoa kinh tế đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các phòng, ban ngành chuyên môn của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Tân Yên, UBND các xã đã tạo điều kiện giúp đỡ
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Ngô Minh Định
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.2.3 Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 6
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6
2.1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống đường giao thông nông thôn 6
2.1.2 Khái quát về quản lý và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn 15
2.1.3 Nội dung quản lý hệ thống đường GTNT 19
2.1.4 Quản lý, bảo trì và phân cấp quản lý hệ thống đường GTNT 23
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và bảo trì hệ thống GTNT 27
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 33
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của một số nước trên thế giới 33
2.2.2 Tổng quan về tình hình quản lý hệ thống đường GTNT ở Việt Nam 34
Trang 5PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
3.1 Đặc điểm địa bản nghiên cứu 45
3.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên 45
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 46
3.1.3 Hạ tầng giao thông vận tải 52
3.2 Phương pháp nghiên cứu 55
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu 55
3.2.2 Phương pháp phân tích 58
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 60
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1 Khái quát hệ thống đường gtnt huyện Tân Yên 61
4.1.1 Tình hình chung về hệ thống đường giao thông nông thôn của huyện 61
4.1.2 Thực trạng các tuyến đường trên địa bàn 64
4.1.3 Thực trạng cầu, cống trên các tuyến đường GTNT 73
4.2 Thực trạng công tác quản lý và bảo trì hệ thống đường gtnt của huyện Tân Yên 75
4.2.1 Tình hình thực hiện công tác quy hoạch 75
4.2.2 Tình hình vốn đầu tư xây dựng công trình đường GTNT huyện Tân Yên 76
4.2.3 Thực trạng xây dựng hệ thống GTNT trên địa bàn huyện 81
4.2.4 Thực trạng công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn của huyện Tân Yên 87
4.2.5 Thực trạng công tác khai thác hệ thống đường GTNT của huyện 96
4.2.6 Thực trạng công tác kiểm tra 97
4.3 Thực trạng tham gia của cộng đồng đối với hệ thống gtgt huyện Tân Yên 100
4.3.1 Sự tham gia của cộng đồng trong hoạch định đuờng GTNT 100
4.3.2 Sự đóng góp của cộng đồng đối với đường GTNT của huyện 105
4.3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong duy tu, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn 107
4.4 Đánh giá công tác quản lý, bảo trì hệ thông gtnt huyện Tân Yên 109
4.4.1 Các ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý, bảo trì 109
Trang 64.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo trì hệ thống đường GTNT
huyện Tân Yên 112
4.5 Giải pháp tăng cường quản lý, bảo trì hệ thống đường gtnt huyện Tân Yên 116
4.5.1 Phương hướng phát triển và tăng cường quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tân Yên 116
4.5.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tân Yên 120
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
5.1 Kết luận 134
5.2 Kiến nghị 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 PHỤ LỤC I
Trang 7DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1 Các loại mặt đường GTNT chủ yếu sau 9
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho đường GTNT 9
Bảng 2.3 Chỉ tiêu đường GTNT theo tiêu chí nông thôn mới phân theo vùng 11
Bảng 3.1 Hành chính, dân số, diện tích huyện Tân Yên 47
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả phát triển kinh tế của huyện Tân Yên 51
Bảng 3.3 Điểm điều tra và mẫu điều tra 56
Bảng 4.1: Hiện trạng đường giao thông huyện Tân Yên 62
Bảng 4.2 Hiện trạng các tuyến đường huyện Tân Yên 67
Bảng 4.3: Hiện trạng đường các xã của huyện Tân Yên 69
Bảng 4.4: Hiện trạng các tuyến đường thôn, xóm và nội đồng trên địa bàn huyện Tân Yên 71
Bảng 4.5 Thống kê mật độ đường GTNT các huyện tỉnh Bắc Giang 73
Bảng 4.6 Hiện trạng các công trình cầu các tuyến đường GTNT huyện Tân Yên 74
Bảng 4.7: Thực trạng vốn đầu tư xây dựng GTNT của huyện Tân Yên Giai đoạn 2008 - 2013 79
Bảng 4.8 Tình trạng đường GTNT huyện Tân Yên năm 2013 81
Bảng 4.9 Tình hình xây dựng và cải tạo GTNT giai đoạn 2010-2013 84
Bảng 4.10 Bảng tỉ lệ rải mặt đường trên toàn huyện Tân Yên 86
Bảng 4.11 Bảng khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện 88
Bảng 4.12: Bảng khoán duy tu, bảo dưỡng đường GTNT 89
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp đối tượng thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống đường GTNT huyện Tân Yên 90
Bảng 4.14: Bảng phân cấp trách nhiệm quản lý, bảo trì đường GTNT 92
Bảng 4.15: Phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình đường GTNT 94
Bảng 4.16 Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn các xã huyện Tân Yên 98
Trang 8Bảng 4.17: Một số vấn đề chính về sự tham gia của cộng đồng đối với đường
giao thông liên huyện, xã 104
Bảng 4.18: Đóng góp của các đối tượng vào xây dựng các loại đường giao thông nông thôn của Huyện Tân Yên 105
Bảng 4.19: Một số vấn đề về sự tham gia và đóng góp của cộng đồng đối với giao thông nông thôn của huyện Tân Yên 106
Bảng 4.20: Mức đóng góp, hình thức, đối tượng đóng góp 107
Bảng 4.21: Quy hoạch đường giao thông huyện Tân Yên đến năm 2020 117
Bảng 4.22 Tổng hợp dự kiến phát triển đường xã đến năm 2020 123
Trang 9DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ STT TÊN HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ TRANG
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về GTNT[18] 24
Hình 2.2: Sơ đồ chi tiết các cấp liên quan đến quản lý hệ thống đườngGTNT [7] 36
Hình 4.1: Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM 103
Hình 4.2: Sơ đồ cộng đồng kiểm tra và giám sát bảo dưỡng đường giao thông nông thôn 108
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ rải mặt đường GTNT đường huyện, xã theo các vùng 37
Biểu đồ 4.1a Tỷ lệ các loại đường bộ trên địa bàn huyện Tân Yên 63
Biểu đồ 4.1b: Tỷ lệ các tuyến đường GTNT huyện Tân Yên 63
Biểu đồ 4.2: Hiện trạng đường giao thông các xã của huyện 68
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ tình trạng đường GTNT huyện Tân Yên năm 2013 Nguån 82
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ kết cấu đường nâng cấp, cải tạo đường GTNT huyện Tân yên 85
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ kết cấu mặt đường huyện Tân yên 86
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ rải mặt đường huyện Tân Yên 87
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển, do điều kiện và bối cảnh khác nhau
vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng dần thay đổi và xuất hiện những yếu
tố mới Giai đoạn tới nông nghiệp, nông thôn trong sẽ được mở rộng và nâng cao hơn so với trước, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp các dịch vụ cơ bản, giúp duy trì lạm phát ở mức thấp cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống tối thiểu cho người lao động, kiểm soát môi trường và sinh thái
Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới
có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các chủ trương lớn của Đảng và việc thực hiện quyết liệt của Chính phủ, hiện nay hệ thống giao thông nông thốn đã có bước phát triển căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con đường về tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội
Trang 12Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006), trong đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so với năm 2006); trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917
xã chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006) Một điều đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng
đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến được
Cùng với quá trình CNH- HĐH đất nước, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm xây dựng, phát triển nông thôn, trong đó tập trung xây dựng, cứng hoá mặt đường GTNT Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng giao thông nông thôn, tỉnh đã dành nguồn vốn đáng kể đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn Trong 5 năm (từ 2008 đến năm 2013), nguồn kinh phí huy động đầu tư cho đường giao thông nông thôn của tỉnh Bắc Giang là 1.786 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 326 tỷ đồng, đã làm mới được 181,9 km đường, nâng cấp mở rộng 688,9 km, cứng hoá mặt đường 1.224,55 km, xây dựng 44.321,8 m rãnh dọc Kết quả trên đã góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh
Tân Yên là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, toàn huyện có 1809,24km đường bộ, trong đó đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 1721,44km chiếm 95,15% tổng chiều dài mạng đường bộ Những năm qua mạng lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư, tỷ lệ cứng hóa các loại đường đã tăng, đa
số các loại đường đạt tiêu chuẩn loại A
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức:
- Hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn xe, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ
Trang 13bị lấn chiếm, phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa đồng bộ trong thiết cầu cống và đường Chất lượng mặt đường giao thông nông thôn chưa cao Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho đi lại và chuyển hàng hóa vào mùa mưa
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện chưa có quy hoạch đồng
bộ mạng lưới giao thông nên chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này; Việc đầu tư xây dựng chưa mang tính kế hoạch, thường là hỏng đâu sửa đó
- Đặc biệt cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, việc quản lý hệ thống giao thông nông thôn hiện nay chưa có một mô hình quản lý thống nhất nên còn hạn chế trong quản lý nhà nước, quy hoạch và đầu
tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan tâm
và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chuyên môn quản lý hệ thống đường huyện trở xuống
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong điều kiện các nguồn lực còn rất hạn hẹp, nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo trì hệ thống đường GTNT đặt ra những yêu cầu mới, thì công tác quản lý đòi hỏi phải thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn huyện
Để đánh giá những thành tựu và khắc phục những hạn chế trong công tác quản
lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tân Yên thời gian vừa qua, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn trong điều kiện hiện nay, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường
quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang” làm đề tài Luận Văn Thạc Sỹ
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Tân Yên, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Tân Yên trong những năm tới
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Tân Yên trong những năm tới
1.2.3 Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu
(1) Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào để thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn?
(2) Hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn những năm gần đây của huyện Tân Yên như thế nào?
(3) Tình hình thực hiện các giải pháp quản lý trong xây dựng, sử dụng, bảo trì tu sửa hệ thống giao thông nông thôn của huyện Tân Yên như thế nào?
(4) Các kết quả đạt được, tồn tại gì và các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn của huyện Tân Yên?
(5) Phương hướng, mục tiêu quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn của huyện Tân Yên thời gian tới?
(6) Các giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn đạt kết quả cao tại huyện Tân Yên trong thời gian tới?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: các vấn đề kinh tế - quản lý liên quan đến quản lý và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tân Yên
Trang 15- Chủ thể: nghiên cứu các tác nhân liên quan đến quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Các chủ thể nghiên cứu gồm: cán bộ quản lý huyện, xã, thôn và các chủ thầu xây dựng, các hộ dân cư hưởng lợi
Dự báo tài liệu phục vụ đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý, bảo trì
hệ thống đường giao thông nông thôn huyện đến năm 2015 và 2020
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014
Trang 16PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn (GTNT) là sự di chuyển người, phương tiện tham gia giao thông và hàng hoá trên các tuyến đường địa phương ở cấp huyện và cấp xã Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận chuyển và con người
* Kết cấu hạ tầng giao thông nông thông gồm có:
bộ phục vụ cho giao thông khu vực nông thôn, bao gồm cả các công
trình cầu, cống trên tuyến và cảng nội địa
thủy nội địa
* Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn là tuyến đường
thuộc huyện, xã nối liền tới các thị trường, các khu vực kinh tế phi nông nghiệp và các dịch vụ xã hội khác
Đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ và các công trình trên tuyến như: cầu, cống và cảng nội địa phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn Có thể nói đường giao thông nói chung và đường giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá
Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn Được định nghĩa là loại đường có giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh, các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao
thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn
Trang 17* Phân loại: Đường giao thông nông thôn bao gồm đường huyện, đường xã,
đường thôn xóm, đường từ thôn xóm ra cánh đồng (đường phục vụ sản xuất) Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện và đường
xã, cụ thể như sau:
+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:
+ Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm
+ Đường xóm là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia)
+ Đường sản xuất (trục chính nội đồng) là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư
* Hệ thống đường giao thông nông thôn: Hệ thống đường giao thông nông
thôn (HTĐGTNT) là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia, nhằm phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp và phục vụ giao lưu kinh tế - Văn hoá - Xã hội của các làng xã, thôn xóm
Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại
Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung tâm hành chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã, đường thôn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sản xuất, được nối tiếp thành một hệ thống giao thông liên hoàn
2.1.1.2 Đặc điểm của hệ thống đường giao thông nông thôn
* Đặc điểm hình thành và phát triển:
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đường GTNT gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trong quá trình tổ chức và thực hiện sản xuất nhằm phục vụ
Trang 18đời sống xã hội loài người nói chung, ở đâu có con người thì ở đó xuất hiện nhu cầu giao thông, từ đó hình thành đường giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, thỏa mãn nhu cầu tham gia giao thông của các phương tiện từ thô sơ đến phương tiện
cơ giới hiện đại Hệ thống đường GTNT gắn liền với quá trình hình thành và phát triển các điểm dân cư nông thôn, các khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp Khi kinh tế
- xã hội phát triển, quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng nông thôn mới trở nên cấp thiết, thì hệ thống đường GTNT cũng dần dần được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu giao vận tải ở khu vực nông thôn
* Đặc điểm kỹ thuật: Về mặt kỹ thuật hệ thống đường GTNT được kết nối tạo thành mạng lưới đường giao thông nông thôn, bao gồm các tuyến đường trải dài
theo tuyến, đi qua khu dân cư, qua cánh đồng, nối liền các điểm dân cư, các khu vực sản xuất với nhau Trên tuyến có các công trình như: cầu, cống, hệ thống tiêu thoát nước Chiều rộng mặt cắt ngang đường
không đồng nhất, chất lượng nền, mặt đường tuỳ thuộc vào tải trọng tác động,
điều kiện hình thành (các điều kiện về kinh tế - xã hội, khả năng cung cấp vật liệu
và đặc thù địa hình của từng vùng, điều kiện địa chất, khí hậu, thủy văn ) và yêu cầu phát triển của từng tuyến đường cụ thể
* Tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn: Đối với đường ô tô nói
chung, có 6 cấp kỹ thuật; thông thường các cấp đường thấp (cấp V, VI) được áp dụng thiết kế và xây dựng cho GTNT Bên cạnh tiêu chuẩn chung cho đường ô tô, đường bộ GTNT có bộ tiêu chuẩn riêng dành cho đường xã trở xuống, bao gồm 2 loại A và B với
bề rộng mặt đường tương ứng là 3,5m và 3m, bề rộng nền đường là 5m và 4m; loại A dành cho xe cơ giới, loại B dành cho xe thô sơ… Bên cạnh đó Bộ GTVT có hướng dẫn tạm thời về tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường từ huyện đến trung tâm xã gồm (AH cho đồng bằng) và địa hình miền núi, nói chung là cao hơn hai loại A và B
* Yêu cầu về thiết kế, kết cấu mặt đường GTNT thường sử dụng 03 loại chính:
- Kết cấu mặt đường bê tông xi măng: Mặt đường bê tông xi măng có rất nhiều
ưu điểm so với các kết cấu mặt đường khác như: có tuổi thọ cao, có cường độ mặt đường cao và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, có khả năng chống bào mòn, hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường cao, an toàn cho xe chạy, mặt đường BTXM có
Trang 19mầu sáng nên thuận lợi cho việc chạy xe ban đêm, chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp Việc lựa chọn kết cấu mặt đường bê tông xi măng cho đường GTNT hiện nay đang rất phổ biến bởi mặt đường có nhiều ưu điểm như trên
- Kết cấu mặt đường láng nhựa: Kết cấu mặt đường láng nhựa trên móng cấp phối
đá dăm (CPĐD) hoặc đá dăm tiêu chuẩn hiện nay được sử dụng nhiều trong thi công các tuyến đường GTNT Có nhiều dạng kết cấu mặt đường với hàm lượng nhựa khác nhau như láng nhựa 1 lớp, láng nhựa 2 lớp; láng nhựa 3 lớp trên móng Cấp phối đá dăm hoặc trên đám dăm tiêu chuẩn
Bảng 2.1 Các loại mặt đường GTNT chủ yếu sau
- Đất, sỏi ong gia cố vôi + láng nhựa
Nguồn: Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho đường GTNT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đường huyện tới
Trang 20- Kết cấu mặt đường đất gia cố xi măng hoặc vôi: Đất gia cố xi măng hoặc vôi
có tính chất nâng cao cường độ chịu tải của đất, chịu nước tốt (đường có bị ngập nước vài ngày cũng không bị rã rời hư hỏng) Đất gia cố có nhược điểm là chịu mài mòn kém và thường bị nứt ngang mặt đường từng quãng phân bố theo chiều dài của tuyến đường (5m-10m)
* Yêu cầu về thi công, xây dựng đường GTNT có các yêu cầu sau:
- Thi công theo đúng đồ án thiết kế được duyệt Trong thi công phải chọn các giải pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tránh dùng các thiết bị nặng gây hư hỏng cho đường và các công trình cầu, cống
- Quá trình thi công có thể chia ra làm nhiều đoạn thi công, trong mỗi đoạn lại chia ra nhiều công việc, xong mỗi việc phải kiểm tra nghiệm thu mới được làm việc tiếp theo, làm xong đoạn này mới chuyển sang đoạn khác
- Khi thi công vào mùa mưa cần chú ý: Thi công nền đào phải tạo độ dốc thoát nước tốt nhất Thi công nền đắp nên chia ra ít nhất 2 đoạn để tiến hành thi công: một đoạn để đổ đất, một đoạn san đầm Khi gặp trời mưa, tập trung san đầm ngay từng lớp
để đất không bị ngấm nước Tạo dốc 3-4% sang hai bên cho mỗi lớp đắp để thoát nước
Ngoài ra theo tiêu chí về GTNT trong bộ tiêu chí về nông thôn mới, đường huyện đến xã, đường từ xã đến thôn xóm được chia theo các vùng kinh tế, có cấp kỹ thuật tương đương cấp VI - TCVN 4054-05; đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng có cấp kỹ thuật tương đương với đường giao thông loại B - 22TCN - 210 – 92,
Công trình xây dựng nói chung đều có chủ thể nhất định trực tiếp khai
thác sử dụng, nhưng công trình đường giao thông nông thôn do cả cộng đồng xã hội tham gia khai thác sử dụng
Trang 21Bảng 2.3 Chỉ tiêu đường GTNT theo tiêu chí nông thôn mới phân theo vùng
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng Trung du MN
phía bắc
Đồng bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ
Duyên hải nam trung bộ Tây nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL
+ Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng lề
và lề gia cố:
≥ 1,25m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
≥ 6,0 m
- Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:
+ Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng lề
và lề gia cố:
≥ 1,5m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
≥ 6.5 m
- Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:
+ Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng
lề và lề gia cố:
≥ 1,5m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
≥ 6.5 m
- Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thụn, xúm:
+ Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng lề
và lề gia cố:
≥ 1,5m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
≥ 6.5 m
- Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:
+ Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng lề
và lề gia cố:
≥ 1,5m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
- Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:
+ Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng lề
và lề gia cố:
≥ 1,25m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
≥ 6.0 m
- Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm: + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :
≥ 3,5m/làn xe + Chiều rộng lề
và lề gia cố:
≥ 1,5m + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:
≥ 6.5 m
Trang 22Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng Trung du MN
phía bắc
Đồng bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ
Duyên hải nam trung bộ Tây nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL
≥ 3,0m
- Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng : + Chiều rộng mặt đường:
≥ 3,0m
- Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng : + Chiều rộng mặt đường:
≥ 3,0m
- Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng : + Chiều rộng mặt đường:
≥ 3,0m
- Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng : + Chiều rộng mặt đường:
≥ 3,0m
- Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng : +Chiều rộng mặt đường:
≥ 3,0m
- Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng : + Chiều rộng mặt đường:
≥ 3,0m
Trang 23Các công trình giao thông sẽ phát huy tác dụng ngay tại địa phương nơi chính nó được xây dựng lên Bên cạnh đó công trình giao thông còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tải trọng do tác động của các phương tiện tham gia giao thông, các yếu tố thời tiết và thời gian sử dụng do đó cần phải có công tác sửa chữa và bảo dưỡng hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng
Đối với khu vực nông thôn đường giao thông chủ yếu là đường bộ, tuy nhiên tùy theo từng vùng phương tiện vận tải có trọng tải khác nhau; đối với những vùng kinh tế phát triển, các phương tiện hoạt động thường là những phương tiện có tải trọng lớn; đối với vùng kinh tế kém phát triển các phương tiện hoạt động thường là các phương tiện có trọng tải vừa
Trong quá trình khai thác sử dụng, để đáp ứng sự phát triển kinh tế của địa phương, nhiều tuyến đường đã được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, hoặc được bảo trì nhằm đáp ứng, duy trì và phục hồi khả năng phục vụ giao thông; cụ thể nhiều tuyến đường huyện đã được nâng chuyển lên thành đường tỉnh, một số các tuyến đường xã quan trọng đã được kéo dài nâng lên đường huyện và nhiều tuyến đường xã mới đã được xây dựng; hàng trăm nghìn km cầu, đường nông thôn đuợc xây dựng mới, phục hồi và nâng cấp
2.1.1.3 Vai trò của hệ thống đường GTNT
* Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò đối với phát triển kinh tế
Hệ thống giao thông nông thôn hoàn chỉnh tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội Nó đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất trong phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc cho quá trình sản xuất Giao thông nông thôn như là một chiếc cầu nối chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Nếu các con đường vận chuyển tốt, quá trình chu chuyển hàng hoá diễn ra nhanh chóng, khi đó sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng
Hệ thống đường giao thông nông thôn hoàn chỉnh sẽ thúc đẩy quá trình CNH
- HĐH nông thôn một cách nhanh chóng, là điều kiện quan trọng để các phương tiện cơ giới có tải trọng lớn có thể hoạt động trên địa bàn khu vực nông thôn, từ đó
Trang 24có thể vận chuyển các thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ đáp ứng hoạt động sản xuất ở khu vực này Sản phẩm sản xuất ra ở khu vực nông thôn, chủ yếu là các sản phẩm thô phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến như gỗ, hoa quả, ngũ cốc, tôm, cua, cá và một số mặt hàng cần tươi sống khi đến nơi sản xuất và tiêu dùng Nếu hệ thống giao thông không tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sẽ kìm hãm quá trình sản xuất Còn nếu hệ thống giao thông tốt nó sẽ thúc đẩy sự lưu chuyển này từ đó thúc đẩy sản xuất của người dân và của các doanh nghiệp sản xuất, vì vậy mà đời sống của người dân ở khu vực nông thôn được cải thiện
Hệ thống đường giao thông nông thôn giúp hộ nông dân, các chủ trang trại thuận lợi trong việc đưa nông sản đến tiêu thụ ở các cơ sở chế biến, các đô thị, các vùng dân cư trong cả nước; đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, đặc biệt là các mặt hàng nông sản tươi sống phục vụ cho tiêu dùng cũng như cho công nghiệp chế biến
* Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò đối với phát triển xã hội
Hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển đảm bảo cho các hoạt động
đi lại của người dân vùng đó được thuận lợi hơn Từ đó sẽ thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi
Hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển góp phần quan trọng trong quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay, thúc đẩy quá trình phát triển về mặt tổ chức không gian sống của cộng đồng dân cư, tạo ra kiến trúc, cảnh quan hiện đại ở khu vực nông thôn
Đường giao thông nông thôn phát triển góp phần giải quyết lao động và việc làm cho xã hội và cộng đồng dân cư Đặc biệt nó tạo việc làm cho người dân nông thôn lúc nông nhàn, vì các công trình giao thông được xây dựng ngay tại địa phương và phải cần đến một lượng lao động lớn, do đó có thể huy động một số lao động của địa phương, giải quyết thất nghiệp cho người dân
Trang 25Ngoài ra, đường giao thông nông thôn phát triển còn để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên bước đường hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
Do vậy, từng địa phương cần thiết phải đầu tư và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn
2.1.2 Khái quát về quản lý và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.2.1 Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm về quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị ) Chủ thể quản lý thực hiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu
*Khái niệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn; xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra việc thực thi các chính sách, các quy định và phối hợp các hoạt động để đạt được mục tiêu của cơ quan hay tổ chức nhằm duy trì, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tạo sự liên hoàn thông suốt
Có thể hiểu quản lý hệ thống giao thông nông thôn bao gồm:
- Chủ thể quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về giao thông nông thôn ở các cấp:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Công thương huyện
+ Cấp xã: UBND xã
- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:
Trang 26+ Cấp trung ương: Quản lý về GTNT trên toàn quốc, bao gồm quản lý chiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định về bảo vệ kết cấu GTNT đường bộ
+ Đối với cấp tỉnh: Quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn tỉnh
+ Cấp huyện: Trực tiếp quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện
+ Cấp xã: Trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm đường xã,
đường thôn xóm và đường sản xuất
- Phạm vi Quản lý hệ thống đường GTNT, bao gồm: đường huyện, đường
xã, đường thôn xóm, và đường sản xuất trên địa bàn huyện
* Khái niệm về bảo trì hệ thống giao thông nông thôn
Bảo trì đường là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng cho các công trình giao thông, bao gồm: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và sửa chữa đột xuất
Bảo trì đường không chờ đường hỏng mà thông qua quản lý để đánh giá, dự báo trước được quá trình xuống cấp, có những đầu tư thích hợp ngăn chặn trước hư hỏng, giữ cho đường tồn tại ở tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, đầu tư cho bảo trì có lợi hơn rất nhiều
so với đầu tư khi đường bắt đầu hư hỏng (đầu tư cho khôi phục, cải tạo), theo ước
tính: "1 đồng vốn bỏ ra cho bảo trì đúng thời điểm, sẽ giúp không phải bỏ ra 4 đồng vốn cho xây dựng cải tạo khi đường xuống cấp" (Báogiaothongvantai.com.vn.)
Bảo trì còn giúp tăng tuổi thọ của đường, tăng hiệu quả sử dụng, giúp cho giao thông luôn được thông suốt và đảm bảo an toàn giao thông
Quản lý và bảo trì là bộ phận chủ đạo của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động xấu do điều kiện hệ thống đường giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - Văn hoá - Xã hội; tăng khả năng tiếp cận cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ; đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông
Trang 27thôn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giao thông nông thôn
2.1.2.2 Đặc điểm quản lý và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn
a Đặc điểm của quản lý hệ thống đường GTNT có phạm vi quản lý rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ giữa các cơ quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhà nước, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước nói chung và cho khu vực nông thôn nói riêng, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng
b Đặc điểm của quản lý hệ thống đường GTNT dựa trên những khung pháp
lý của nhà nước đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động
Bộ máy quản lý có tính đa cấp và bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đối ngoại, bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và của làng, xã Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng
c Quản lý hệ thống đường giao thong nông thôn mang tính đa mục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế, văn hoá, môi trường… và vì lợi ích của cộng đồng
d Đường giao thông nông thôn được thiết kế nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại, do đó kết cấu mặt đường được thiết
kế không phức tạp, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do đó loại đường này dễ
bị xuống cấp Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng xuống cấp của các con đường giao thông nông thôn
e Đường nông thôn thường là đường đất, hoặc nền đường không được xử lý tốt nên rất dễ bị lầy lội, sụt lún do nước mưa, nước lũ, mương máng chảy cạnh đường hoặc bắc qua đường, nước ngầm mao dẫn từ dưới lên hoặc hai bên vào làm đường bị hỏng Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Tác động môi trường như: Các điều kiện thời tiết ẩm ướt, khô hanh, mưa nắng, lũ lụt
Trang 28- Tải trọng tác động lên mặt đường: người và xe chạy trên đường, nhất là xe quá tải
- Các tác nhân khác: cây đổ, đá lăn, sụt lở, thiên tai
- Yếu tố con người: việc sử dụng mặt đường, vai đường, rãnh thoát nước để chất đống vật liệu và nông sản của địa phương, gây cản trở thoát nước, làm hỏng kết cấu mặt và rãnh Người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng đường giao thông
vào các mục đích khác
g Ngoài ra, đường nông thôn còn có rất nhiều loại hỏng hóc và sự cố cần được bảo dưỡng như: cắt cỏ, phát cây, các rãnh thoát nước hiện tại, sửa chữa nhỏ các rãnh thoát nước, dọn thông các kết cấu thoát nước, dọn sạch các cầu hiện tại, sửa chữa nhỏ mái dốc nền đường, sửa chữa lề đường, mặt đường
Do đó, việc bảo dưỡng đường giao thông nông thôn là công việc rất cần thiết Bảo dưỡng thực chất là trả lại trạng thái tốt cho đường, nhằm đảm bảo khả năng thông xe của tuyến, giữ cho tuyến ở trạng thái phục vụ tốt Bảo dưỡng bao gồm: Bảo dưỡng đường không dải mặt, bảo dưỡng lớp bề mặt của đường có rải mặt, bảo dưỡng thường xuyên và làm mới định kỳ lớp áo đường bằng đá hoặc láng lớp mặt
Trong thực tế, tuyến đường giao thông nông thôn hiện nay vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng nông thôn
2.1.2.3 Quan điểm về quản lý và bảo trì hệ thống đường GTNT
Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh
xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống đường giao thông nông thôn
Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn hỗ trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách, người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác
Chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong phát triển giao thông nông thôn giai đoạn vừa qua đã đóng góp tích cực vào việc phát triển giao thông nông thôn song cũng cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình giai đoạn phát triển tiếp theo, đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Trang 292.1.3 Nội dung quản lý hệ thống đường GTNT
2.1.3.1 Quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng đường GTNT
Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn cần phải thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch
Trang 30- Dựa vào quy hoạch giao thông nông thôn lập kế hoạch đầu tư xây dựng và bảo trì đường GTNT
+ Đối với cấp tỉnh: Sở KH-ĐT và Sở GTVT trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch của tỉnh hướng dẫn cấp huyện tổng hợp, đề xuất kế hoạch phát triển GTNT
và nhu cầu vốn hàng năm và 5 năm để trình UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ cho xây dựng và bảo trì hệ thống đường GTNT của các huyện
+ Đối với cấp huyện: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường
do huyện quản lý; kế hoạch hỗ trợ xây dựng và bảo trì các tuyến đường xã Kế hoạch xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT cấp huyện được thông qua UBND cấp huyện và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh
+ Đối với cấp xã: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường
xã, đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng Kế hoạch xây dựng và bảo trì
hệ thống GTNT cấp xã được thông qua UBND cấp xã và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND huyện
2.1.3.2 Tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp, bảo trì công trình GTNT
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đưòng GTNT của các cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm
Đảm bảo phát triển giao thông nông thôn có kế hoạch, hài hoà, hợp lý và gắn kết được với hệ thống giao thông vận tải quốc gia
Trang 31Kết hợp giữa đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp với triển khai đồng bộ công tác quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn
Tổ chức thực hiện, phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp
và bảo trì đường giao thông nông thôn theo kjối lượng công việc
Bảo dưỡng đường được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc, việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệu thống kê khối lượng bảo dưỡng
+ Bảo dưỡng đường huyện: nguồn vốn cho bảo dưỡng đường huyện chủ yếu xác định từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh và huyện
+ Bảo dưỡng đường xã và đường thôn, xóm
Đường xã sử dụng ngân sách xã hàng năm có hỗ trợ một phần từ tỉnh, huyện; đồng thời đường xã, đường thôn, xóm được xác định nguồn chủ yếu từ việc huy động
sự đóng góp từ người dân, vì thực tế các tuyến đường này người dân nội bộ sử dụng
là chính Thực tế hiện nay nước ta đang áp dụng cơ cấu quản lý theo mô hình sự nghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch, hoạt động theo hình thức vốn sự nghiệp do Nhà nước quản lý
2.1.3.3 Quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn
Quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn là một công việc rất quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống công trình đường) ở thời kỳ khai thác (vận hành), để đường đảm bảo hoạt động bình thường theo chức năng của nó; bảo trì nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác
Quản lý, khai thác đường bộ giao thông nông thôn có nội dung rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau như: (1) Quản lý quy hoạch giao thông nông thôn; (2) Lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ GTNT sau khi xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất; (3) Lập hồ sơ quản lý công trình đường bộ giao thông nông thôn (bao gồm: các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, ); (4) Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ GTNT
Các nội dung này đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ thống, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
Trang 32hài hòa lợi ích của cộng đồng Hệ thống quản lý được quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt cấp huyện và cấp xã là cấp trực tiếp quản lý và thực hiện phát triển giao thong nông thôn
Công tác quản lý khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn có tầm quan trọng ngang hàng với công tác xây dựng, cải tạo nâng cấp, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư
Việc quản lý khai thác, phải được thực hiện ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ và khối lượng khai thác của con đường
Việc duy tu bảo dưỡng đường rất tốn kém tại vùng nông thôn và mọi nỗ lực cần được bỏ ra nên tập trung vào một mạng lưới nòng cốt được lựa chọn một cách cẩn thận, đồng thời dựa vào các nguồn lực địa phương càng nhiều càng tốt Sự quản
lý gắn liền với những ai tham gia vào quá trình chọn lựa tuyến đường ngay từ ban đầu, vì nếu họ không có tiếng nói thì sẽ không muốn đóng góp
2.1.3.4 Kiểm tra, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp và bảo trì
đường giao thông nông thôn
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo dưỡng các công trình
giao thông nông thôn, Nhà nước đã có nhiều dự án thiết thực góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân Bên cạnh đó còn có rất nhiều các tổ chức quốc tế tham gia tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của nông thôn Việt Nam như ngân hàng thế giới (WB) và Chính phủ Anh (DFID), Ngân hàng châu Á, dự án của Cộng đồng Châu
Âu, dự án của Chính phủ Nhật Bản
Quá trình đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình đường giao thông nông thôn có quy mô lớn, cần áp dụng theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, có sự tham gia của các nhà thầu tư vấn có tư cách pháp nhân như: tư vấn thiết kế, giám sát thi công
Việc nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên là một việc làm cần thiết Có thể nói việc duy tu bảo dưỡng không đòi hỏi nhiều kinh phí, kỹ thuật cũng không phức tạp nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ Từ trước đến nay, việc bảo dưỡng duy tu chưa được coi trọng và trên thực tế việc bảo dưỡng cũng chưa đúng kỹ thuật Bảo dưỡng thường xuyên có nghĩa là phải đảm bảo con đường phục vụ tốt một cách liên tục Bảo dưỡng nhằm:
Trang 33- Làm giảm mức độ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ sử dụng của đường, nếu những con đường không được duy tu bảo dưỡng, thì thời gian sử dụng con đường sẽ
- Đảm bảo an toàn hơn cho người tham gia giao thông khi đi lại trên đường
Công tác bảo dưỡng đường giao thông nông thôn phụ thuộc vào mức sống từng địa phương, còn lại hầu như bị thả nổi Điều quan trọng bây giờ là phải nâng cao ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ con đường, đồng thời thay đổi nhận thức của mọi người từ các nhà quản lý về việc nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, tránh rơi vào tình trạng thích xây mới hơn là bảo dưỡng
Việc duy tu bảo dưỡng là một yếu tố then chốt liên quan đến cả về mặt kỹ thuật, tài chính và thể chế Các vấn đề thường phát sinh vì quỹ cho việc duy tu bảo dưỡng và trách nhiệm cho từng cấp chính quyền liên quan tới các việc cần làm chưa được xác định như các việc phải làm, qui định người chịu trách nhiệm về công việc
đó, xác định rõ phần ngân sách cần thiết cũng như các nguồn lực để gây quỹ thường không được xem xét một cách cẩn trọng
Yêu cầu đặt ra là thực hiện tốt vai trò giám sát cộng đồng đối với công tác xây dựng đường GTNT, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đạt được mục tiêu đề ra
Thực hiện kiểm soát nội bộ trong toàn ngành Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, động viên kịp thời các cơ sở, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện Tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển giao thông nông thôn ngày càng tốt hơn
2.1.4 Quản lý, bảo trì và phân cấp quản lý hệ thống đường GTNT
2.1.4.1 Hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý hệ thống GTNT
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc quản lý hệ thống đường GTNT (gồm đường huyện, đường xã) được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường GTNT (đường huyện, đường xã) do Chủ
Trang 34tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý; như vậy theo quy định hiện hành, hệ thống GTNT do UBND tỉnh quản lý
Phân cấp quản lý hệ thống giao thông nông thôn, trên thực tế, có 4 cấp tham gia
quản lý hệ thống GTNT là:
Cấp TW: Bộ GTVT (Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa)
Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT)
Cấp Huyện: UBND Huyện (Phòng Công Thương huyện) Phòng Công Thương
được giao giúp UBND hyện quản lý GTNT trên địa bàn Huyện
Cấp xã: UBND xã
2.1.4.2 Nội dung quản lý và bảo trì đường GTNT đối với các cấp
- Nội dung quản lý đường GTNT
+ Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng cục ĐBVN, Cục Đường thủy nội địa) có
trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống GTNT bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật,
hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về GTNT[18]
UBND TỈNH
UBND HUYỆN
UBND XÃ
Sở GTVT
Phòng Công thương
Cán bộ chuyên trách (hoặc tổ) GTNT
BỘ GTVT
Quan hệ tương hỗ Quan hệ một chiều
Trang 35Các Bộ KHĐT, Tài chính, Xây dựng có trách nhiệm đối với việc lập kế
hoạch, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, phân bổ các nguồn vốn cho các địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó có GTNT, xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng GTNT, ban hành hệ thống định mức và đơn giá, cơ chế hoạt động quản lý của Ban quản lý xây dựng GTNT ở địa phương cũng như hướng dẫn các quy chế đầu tư-xây dựng và đấu thầu cho các cấp các ngành và địa phương thực hiện
+ Cấp tỉnh: Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao
quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển GTNT theo chiến lược chung về phát triển GTNT
+ Cấp huyện: UBND Huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện,
đường xã Hiện tại cấp huyện đã tham gia là chủ đầu tư, thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn trên địa bàn theo quy định của luật xây dựng
Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm
Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã, hỗ trợ kỹ thuật cho các xã; quản lý số liệu hệ thống đường GTNT
Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng đường,
tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn
Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tải trọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên đường GTNT, hệ thống biển báo hiệu an toàn
+ Cấp xã: UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống
đường xã Tổ chức vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì đường xã
Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm
Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường xã, quản lý số liệu hệ thống đường GTNT trên địa bàn xã
Trang 36Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng đường,
tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn
Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tải trọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên các tuyến đường do xã quản lý và hệ thống biển báo hiệu an toàn
2.1.4.3 Nội dung hoạt động bảo trì đường GTNT
a) Bảo dưỡng thường xuyên là công việc làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý nhằm khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ do tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ngăn chặn hư hỏng phát sinh, duy trì tình trạng công trình cầu đường bình thường để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt
b) Sửa chữa định kỳ là sửa chữa hư hỏng công trình theo thời hạn quy định kết hợp khắc phục một số khiếm khuyết của công trình xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật và cải thiện điều kiện khai thác của công trình Sửa chữa định kỳ bao gồm: Sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa 02 kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa:
Sửa chữa vừa là công việc sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường bộ và gây mất an toàn giao thông
Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận cầu, đường nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của cầu đường
Thời hạn sửa chữa vừa, sửa chữa lớn được quy định theo kết cấu mặt đường và lưu lượng xe tính toán thiết kế mặt đường theo điểm a khoản 3 Điều 6 của Thông tư
số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải
c) Sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng cầu đường không định trước được do thiên tai mưa, lũ, bão hoặc những sự cố bất thường khác gây ra Cơ quan quản lý công trình đường huyện, đường xã (hoặc đơn vị trực tiếp quản lý) phải chủ động, tích cực huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để tổ chức đảm bảo giao thông và hướng dẫn phân luồng xe; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý; kịp thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi cầu, đường bị hư hỏng nặng Sửa chữa đột xuất chia làm hai bước:
Trang 37- Bước 1: Nhằm khôi phục đảm bảo giao thông nhanh nhất, ổn định hoạt động giao thông vận tải đường bộ, giảm thiệt hại, hạn chế ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế xã hội và dân sinh Quy trình thực hiện: Cơ quan quản lý đường huyện (hoặc đường xã) cử người chốt trực, hướng dẫn giao thông; chỉ định đơn vị tư vấn thiết kế
và nhà thầu thi công đủ năng lực, mời đến ngay hiện trường để phối hợp vừa sửa chữa, vừa lập hồ sơ thiết kế - dự toán làm cơ sở thanh, quyết toán
- Bước 2: Khôi phục lại công trình về tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra
sự cố, gia cố nhằm kiên cố hóa công trình, nâng cấp hoặc xây dựng mới Quy trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và bảo trì hệ thống GTNT
Công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn sẽ chịu tác
động trở lại của chính quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn, sự tác động đó được thể hiện bởi các yếu tố ảnh hưởng sau
2.1.5.1 Các yếu tố kinh tế
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế là nói đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Cùng với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, nhu cầu giao thông của
xã hội ngày càng tăng, lưu lượng tham gia giao thông của các phương tiện vận tải
có tải trọng lớn ngày một gia tăng, làm cho tải trọng tác động lên kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn với cường độ ngày càng lớn; bên cạnh đó mật độ phương tiện
và người tham gia giao thông không ngừng gia tăng, trong khi khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn có giới hạn
Khi nhu cầu giao thông vượt giới hạn khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn, sẽ gây lên những tác động ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng các tuyến đường ở khu vực nông thôn, dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thông nông thôn cần phải được phát triển để đáp ứng, theo kịp sự phát triển của các
Trang 38ngành kinh tế và tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng gia tăng; từ đó làm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết đối với kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn
Trong điều kiện các nguồn lực còn rất hạn hẹp, để giải quyết những vấn đề nêu trên, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải thường xuyên được hoàn thiện và thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh
tế Thực tế đặt ra vấn đề quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không chỉ ở quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến đường; mà còn phải thực hiện quản lý trong quá trình khai thác sử dụng sau quá trình đầu tư
Dù vậy, song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn thấp, tỷ lệ các hộ nghèo còn ở mức cao, nhận thức của người dân nông thôn trong việc tham gia xây dựng đường GTNT còn chưa cao, nên song song với việc xây dựng các con đường giao thông nông thôn cần hình thành một
hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư của mọi thành phần kinh tế và cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để họ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước, trở nên tự giác tham gia tích cực vào các chương trình làm đường giao thông nông thôn
2.1.5.2 Các yếu tố xã hội
Quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay, là một tất yếu trong quá trình phát triển xã hội nông thôn Bao gồm việc duy trì và phát triển không gian sống của cộng đồng dân cư, tạo ra kiến trúc, cảnh quan hiện đại ở khu vực nông thôn Việc mở rộng, quy hoạch, xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực lao động sản xuất, sinh hoạt – vui chơi, giải trí… đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lao động và việc làm của toàn xã hội và cộng đồng dân cư Quá trình này gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện
Việc quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của xã hội, đó là: xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ Ngược lại các vấn đề, các yếu tố
Trang 39xã hội có tác động trở lại đối với công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải được hoàn thiện, phù hợp với các vấn đề xã hội đặt ra trong từng thời kỳ và phải thỏa mãn những nhu cầu lợi ích mà cộng đồng xã hội mong muốn được đáp ứng
Hầu hết người dân nông thôn đều cho rằng giao thông nông thôn là rất quan trọng, Với họ, thì việc nâng cấp và cải tạo đường thôn còn quan trọng hơn là cải tạo đường xã Do thu nhập bình quân của họ còn thấp nên sự tham gia đóng góp làm đường giao thông nông thôn chưa nhiều Thời gian thi công các tuyến đường thường bị kéo dài, chất lượng đối với mặt đường cấp phối nhanh bị xuống cấp Các nguồn lực cho việc bảo dưỡng định kỳ tại địa phương lại rất ít; nên các con đường
bị xuống cấp đã gây bụi bặm vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa gây khó khăn cho việc tham gia giao thông của người và phương tiện giao thông
2.1.5.3 Thể chế, pháp luật
Thể chế và luật pháp là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm
điều chỉnh các chủ thể, các hành vi và các quan hệ trong xã hội
Các yếu tố Thể chế, luật pháp có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành, các lĩnh vực trên một lãnh thổ, các yếu này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ngành, hoặc lĩnh nào Khi thực hiện quản lý trên một đơn vị hành chính, hệ thống quản lý sẽ
phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế, luật pháp tại khu vực đó
Cũng như các vấn đề khác trong xã hội, công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thể chế
và pháp luật, nó đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải được thực hiện theo hành lang pháp luật quy định
Do việc quản lý hiện nay còn thiếu các qui định rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế đang phát triển Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, không phù hợp với điều kiện, thực tế của nhiều vùng hoặc đôi khi chỉ mang tính chất cho có Bên cạnh đó vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác các công trình giao thông nông thôn Trong thời gian tới cần khắc phục những yếu điểm này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác