DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu Hình 2a: Bản đồ địa chất đảo Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 2b: Bản đồ địa chất đảo Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh H
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHÝạNG 1 4
Cạ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ 4
TÀI NGUYÊN VỊ THẾ 4
1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên truyền thống 4
1.1.2 Tài nguyên vị thế 4
1.1.3 Gắa trị tài nguyên vị thế 10
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về TNVT 15
1.2.1 Trên thế giới 15
1.2.2 Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu 17
1.3 Quan điểm tiếp cận và phýõng pháp nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế 19 1.3.1 Quan điểm tiếp cận 19
1.3.2 Phýõng pháp nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế 21
CHÝạNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ 23
2.1 Vị trắ địa lý, số lýợng và đặc điểm phân bố của các đảo thuộc huyện đảo Cô Tô 23
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện đảo Cô Tô 25
2.2.1 Địa chất 26
2.2.2 Địa hình- Địa mạo 32
2.2.3 Đặc điểm khắ hậuẦẦẦ Ầ.36
2.2.4 Thủy vãn và hải vãn 42
2.2.5 Thổ nhýỡng 44
2.2.6 Thảm thực vật 49
2.3 Tài nguyên sinh vật 51
2.3.1 Tài nguyên rừng 51
2.3.2 Tài nguyên biển 52
2.4 Tài nguyên phi sinh vật 53
2.4.1 Tài nguyên khắ hậu 53
2.4.2 Tài nguyên khoáng sản 55
2.4.3 Tài nguyên nýớc mặt 57
Trang 22.4.4 Tài nguyên nýớc ngầm 57
2.4.5 Tài nguyên du lịch 59
2.5 Ðặc ðiểm kinh tế - xã hội của huyện ðảo Cô Tô 60
2.5.1 Lịch sử vãn hóa- xã hội 60
2.5.2 Dân cý, dân số và nguồn lực 61
2.5.3 Tãng trýởng và phát triển kinh tế 65
2.5.4 Chuyển dịch cõ cấu kinh tế 66
2.6 Tiềm lực cho phát triển kinh tế, bảo tồn ðảo biển và an ninh quốc phòng huyện Cô Tô 72
CHÝÕNG 3 ÐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÀ MỘT SỐ ÐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TNVT HUYỆN ÐẢO CÔ TÔ 74
3.1 Các yếu tố tài nguyên vị thế 74
3.1.1 Vị trí gần bờ và tập trung thành từng cụm 74
3.1.2 Vị trí cửa ngõ của ðất liền 74
3.1.3 Vị trí tiền tiêu – biên giới trên biển 75
3.2 Ðánh giá tài nguyên vị thế huyện ðảo Cô Tô 75
3.2.1 Vị thế và lợi ích về lãnh thổ quốc gia trên biển 75
3.2.2 Vị thế và những lợi ích về an ninh quốc phòng 76
3.2.3 Vị thế và những lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội 79
3.3 Một vài ðề xuất phục vụ sử dụng hiệu quả TNVT huyện ðảo Cô Tô 81
3.3.1 Những thách thức của huyện ðảo Cô Tô 81
3.3.2 Một số ðề xuất sử dụng tài nguyên vị thế huyện ðảo Cô Tô 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hình 2a: Bản đồ địa chất đảo Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hình 2b: Bản đồ địa chất đảo Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hình 2c: Bản đồ địa chất đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hình 3a: Bản đồ địa mạo đảo Cô Tô – Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 3b: Bản đồ địa mạo đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hình 4a: Bản đồ thổ nhưỡng đảo Cô Tô – Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hình 4b: Bản đồ thổ nhưỡng đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Hình 5: Biến trình nhiệt độ khu vực Cô Tô
Hình 6: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trạm Cô Tô
Hình 7: Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây (2000- 2013)
Hình 8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô (%)
Hình 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%)
Hình 10: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn)
Hình 11: Tổng mức bán lẻ hàng hóa huyện Cô Tô (tỷ đồng)
Hình 12: Lượng khách du lịch tới đảo hàng năm (người)
Hình 13: Đường ranh giới sau khi phân định vịnh Bắc Bộ
Hình 14: Sơ định hướng phát triển không gian huyện đảo Cô Tô
Hình 15: Sơ đồ vị trí khu xử lý nước thải khu vực thị trấn Cô Cô và xã Đồng Tiến
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các hợp phần của tàu nguyên vị thế (TNVT) và tầm quan trọng của chúng Bảng 2: Gía trị TNVT biển đảo Việt Nam
Bảng 3: Hệ thống tài nguyên thiên nhiên (TNTN) theo Ủy Ban Châu Âu
Bảng 4: Các dạng địa hình huyện đảo Cô Tô
Bảng 5: Các hồ nước trên đảo Cô Tô
Bảng 6: Nhiệt độ hiệu dụng trung bình tháng và năm tại trạm Cô Tô
Bảng 7: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất huyện Cô Tô
Trang 4Bảng 8: Lao động phân theo trình độ chuyên môn (tính đến 15/9/2013)
Bảng 9: Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013) Bảng 10: Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013)
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1: Đồng bằng tích tụ- nơi định cư và canh tác nông nghiệp trên đảo Cô Tô Ảnh 2: Địa hình bãi biển trên đảo Cô Tô
Ảnh 3: Vách mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô
Ảnh 4: Các bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Hiện nay, vị thế được đề cập nhiều trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị hay nói cách khác, vị thế được hiểu biết, khai thác, sử dụng để phục vụ con
người, và nó trở thành một dạng tài nguyên “Tài nguyên vị thế” Tài nguyên vị thế
được cấu thành bởi 3 tiêu chí: (1)-Vị thế địa tự nhiên, (2)-Vị thế địa kinh tế, (3)-Vị thế địa chính trị [29]
Tài nguyên vị thế (TNVT) của một vùng, một lãnh thổ được hiểu là những
lợi ích có được xuất phát từ những lợi thế so sánh về vị trí không gian của vùng,
lãnh thổ ấy, mà có thể khai thác được để phục vụ cho phát triển xã hội, thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người [31]
TNVT đã được khai thác, sử dụng từ xa xưa, có thể một phần nào đó được thể hiện trong việc chọn nơi định cư, chọn đất làm nhà cửa Khái niệm “địa lợi” cũng có thể bao gồm trong đó một phần giá trị của TNVT Những câu nói ở cửa miệng người dân như “nhà mặt tiền”, “trên bến, dưới thuyền”, “thứ nhất cận thị, thứ nhì cận giang” là cũng có ý bao hàm giá trị TNVT của một địa điểm nào đó
Đối với các đảo ven bờ chúng tôi hiểu TNVT là những lợi ích có được từ vị trí không gian của các đảo, cụm đảo, cũng như từ cách sắp xếp, phân bố và từ giá trị hình thể của chúng [31]
Huyện đảo Cô Tô nằm trong vòng cung đảo gần bờ thuộc khu vực biển Đông Bắc của nước ta có vị thế hết sức quan trọng về quốc phòng; ở gần các ngư trường
cá, tôm, mực thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản; môi trường biển quanh đảo trong lành thuận lợi cho sinh vật biển phát triển Điều kiện tự nhiên cũng hết sức thuận lợi cho phát triển một số loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp thể thao lướt sóng, dù bay; du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu khoa học… Mặt khác, nhờ ở vị trí cửa ngõ của vùng biển đảo Đông Bắc, nằm trong ngư trường vịnh Bắc Bộ, huyện đảo Cô Tô có được lợi ích to lớn để phát triển các ngành dịch vụ biển: neo đậu tàu thuyền, cung ứng vật tư, xăng dầu, lương thực, nước ngọt, nước
đá, dịch vụ thương mại, sơ chế và bảo quản hải sản hoặc có thể xuất khẩu tại chỗ
Trang 6Quan trọng hơn cả, huyện đảo Cô Tô vừa nằm trên tuyến đảo tiền tiêu – biên giới Vĩnh Thực – Đảo Trần – Cô Tô – Bạch Long Vĩ vừa nằm trên tuyến đảo tiền tiêu
Cô Tô – Thanh Lam – Hạ Mai – Long Châu nên còn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định đường biên giới quốc gia trên biển; đồng thời là cụm tiền đồn lớn bảo
vệ, che chắn cho huyện Tiên Yên, huyện đảo Vân Đồn, TP Hạ Long và TP Cẩm Phả - những đối tượng kinh tế xã hội lớn của Quảng Ninh
Có được những lợi ích như vậy là do huyện đảo Cô Tô chứa đựng trong
mình một dạng tài nguyên đặc biệt đó là “Tài nguyên vị thế” Việc nhận thức đúng
đắn giá trị tài nguyên vị thế sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế biển, trọng tâm là kinh tế dịch vụ, thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường Việc hiểu rõ bản chất, giá trị và điều tra, đánh giá đúng giá trị TNVT huyện đảo Cô
Tô để từ đó có cách ứng xử và có các đề xuất góp phần phục vụ cho phát triển kinh
tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh huyện đảo Cô Tô là hết sức cần thiết Chính
vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh” làm luận văn tốt
nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những yếu tố TNVT, phân tích những lợi thế so sánh của các yếu tố TNVT và những lợi ích mang lại từ các yếu tố đó cho huyện đảo Cô Tô; từ đó đề xuất sử dụng hiệu quả TNVT góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cho huyện đảo Cô Tô
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài luận văn bao gồm: bản đồ, ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu, các công trình khoa học, luận án, bài báo liên quan.v.v
- Khảo sát thực địa, điều tra và đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô
Trang 7- Xác định vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện đảo
Cô Tô
- Xác định những yếu tố TNVT mà đảo, cụm đảo sở hữu
- Phân tích những lợi thế so sánh của các yếu tố TNVT và đánh giá những giá trị TNVT huyện đảo Cô Tô
- Đề xuất sử dụng hiệu quả TNVT của huyện đảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biển đảo Đông Bắc Việt Nam
5 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu là huyện đảo
Cô Tô, nằm trong vịnh Bắc Bộ, thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Về khoa học: Tài nguyên vị thế của đảo, cụm đảo- trong huyện đảo Cô
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN VỊ THẾ
1.1 Khái niệm cơ bản về tài nguyên vị thế
1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên truyền thống
Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để đạt được một mục đích Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện
trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động vật, thực vật, v.v Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế [52, 54]
Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất,
nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ Tài nguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên động vật và thực vật biển, nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể Chúng còn bao gồm các tài nguyên văn hóa có chủ thể, từ xác tàu đắm, đèn biển cho đến các di chỉ khảo cổ, lịch sử văn hóa của cộng đồng bản địa Chủ thể được xác lập để bảo vệ các vùng có một hoặc nhiều đặc thù
tự nhiên và văn hóa Tài nguyên biển thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia [48]
1.1.2 Tài nguyên vị thế
Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên không còn hiểu theo cách tư duy truyền thống (chỉ là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó), mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các h́nh thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của nó tự mạng lại lợi ích cho con người [12] Như vậy, có thể dễ dàng thấy rằng cảnh quan tự nhiên đẹp là
Trang 9khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, tài nguyên sinh vật có thể tái tạo và năng lượng nhiệt, gió, thủy triều có thể coi là vô tận.
Theo cách hiểu truyền thống, nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sự phát triển kết cấu hạ tầng và các khu kinh tế trọng điểm được đưa lại từ các yếu tố, hiện tượng và quá trình tự nhiên có tính tổng hợp theo không gian vùng đất, vùng biển không gắn với tài nguyên truyền thống cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển Đó là nguồn gốc dẫn đến thiếu tư duy cơ bản trong tổ chức lãnh thổ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thực tế đã có ở một số quy hoạch phát triển, nền tảng của các quyết sách kinh tế lại chẳng dựa vào những dạng tài nguyên chính yếu đã được ghi nhận,
mà lại dựa vào một số yếu tố, được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu hệ thống và tuỳ vào nhận thức ngẫu nhiên của người làm quy hoạch Thực tế, những quyết sách kinh tế quan trọng nhất của một vùng chính là dựa vào tài nguyên không gian (vị thế), nhưng lại không được ghi nhận một cách chính thức Tình trạng này không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước đang phát triển và dần được nhận thức
rõ cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế, quản lý và khoa học công nghệ
Trên thực tế, việc vận dụng cơ sở tài nguyên vị thế ngày càng mở rộng và có định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận của vấn đề tài nguyên không gian hoặc vị thế chưa được định hình, còn nhiều bàn luận Theo Cộng đồng Châu Âu, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 5 dạng [50]: Tài nguyên tái tạo không tiêu hao (Renewable resources - non-extinguishable); Tài nguyên tái tạo có tiêu hao (Renewable resources -extinguishable); Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (Non-renewable resources- non-extinguishable); Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (Non-renewable resources -extinguishable); Tài nguyên vị thế (không gian - space) bao gồm đất, mặt biển và khoảng không Tài nguyên vị thế (không gian) hàm chứa
cả bốn loại tài nguyên kia như năng lượng mặt trời, gió, tài nguyên nông, ngư và rừng (kể cả tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học v.v.) Nó có quan hệ với mọi hoạt động của con người liên quan đến sử dụng tài nguyên, ví dụ làm nhà, xây dựng cơ
sở hạ tầng và giao thông Do vậy, vị thế được coi là dạng tài nguyên then chốt Tài
Trang 10nguyên ven bờ Singapore ðýợc chia thành ba nhóm: ðất ven bờ và không gian biển, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo [55]
Theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gồm có ba nhóm chủ cõ bản: tài nguyên sinh vật; tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên vị thế (không gian)
Ở Việt Nam, khái niệm vị thế được nhắc nhiều trong các văn liệu kinh tế và
xã hội gần đây, mà chủ thể là một địa phương hay một quốc gia Một định nghĩa rõ
ràng và thống nhất về thuật ngữ “tài nguyên vị thế” là chưa có và còn được hiểu
khác nhau Các tác giả trường Đại học Mỏ-Địa chất cho rằng tài nguyên vị thế (TNVT) bao gồm những vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có tiềm năng và giá trị có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia [7] Các tác giả này dẫn ra một số kiểu TNVT như sông, hồ, châu thổ, hang động, địa hình karst, địa hình ven biển (bãi, bờ, thềm, đụn cát,…), đảo san
hô, địa hình núi cao, núi lửa,…, mà theo chúng tôi cũng có thể gọi là tài nguyên địa mạo
Một quan niệm tương đối rõ ràng về giá trị vị thế do Nguyễn Chu Hồi đề xuất: “Vị thế là những lợi thế so sánh về phương diện địa lý, khả năng khai thác các giá trị phi vật chất và vật chất của một lãnh thổ nhất định” [12] Theo nghĩa rộng,
“vị thế là tương quan so sánh về vị trí (chỗ đứng) trong xã hội hay trong tự nhiên của một con người, một cộng đồng, một đơn vị hành chính, một quốc gia, một liên minh, hay của một không gian (lãnh thổ) có quy mô khác nhau” [36] Trong luận
văn này, tôi xem xét vị thế trong khuôn khổ “tương quan so sánh về vị trí địa lý (tự nhiên) của một không gian (lãnh thổ) nào đó có thể khai thác thành các lợi ích về môi trường, kinh tế, chính trị, trong đó bao hàm cả những thách thức mà lãnh thổ đó phải đương đầu”
Cơ sở khoa học của tài nguyên vị thế (TNVT) (position resources) cho
Trang 11hoạch phát triển bền vững kinh tế- xã hội [56] Việc sử dụng TNVT ngày càng mở rộng và có định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận đang được định hình và bàn luận Trong quá trình thực hiện Dự án 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam”, TNVT đã được
định nghĩa như sau: “TNVT là những lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một khu vực, có giá trị sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia” [5] Nói một cách khác, có thể hiểu TNVT là những
nguồn lợi hoặc giá trị mà một lãnh thổ có thể khai thác được để phục vụ xã hội nhờ lợi thế về vị trí địa lý của mình, bao gồm các nguồn lợi và giá trị về môi trường tự nhiên, về kinh tế, về đất đai, về văn hóa, chính trị, quân sự, về chủ quyền và uy tín quốc tế Như vậy không gian (lãnh thổ) chính là chủ sở hữu của TNVT, và do đó giá trị của những tài nguyên vốn có của lãnh thổ đó (như khoáng sản, cảnh quan, các hệ sinh thái, ) có thể được tăng lên gấp bội nhờ lợi thế về vị trí địa lý, và sự gia tăng giá trị đó cũng thuộc về TNVT
Trong hệ thống tài nguyên biển, TNVT biển đóng vai trò then chốt, mà chủ thể chính là không gian biển và đới bờ, là mặt nước và đáy biển, luồng lạch, vũng vịnh, bến bãi, đất đai ven biển, bán đảo và hải đảo, bãi cát biển, thềm đá, vách
đá, hang động, v.v Một vịnh nước sâu, kín nghèo tài nguyên truyền thống, nhưng
do ở một vị trí địa lý quan trọng có giá trị sử dụng thành một cảng nước sâu mang lại những lợi ích kinh tế to lớn TNVT biển không chỉ có nguồn gốc tự nhiên, mà còn liên quan với các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, cấu trúc cộng đồng, v.v TNVT biển còn có quan hệ với các yếu tố sinh vật và phi sinh vật, tái tạo và không tái tạo, hợp thành hình thể và vị trí trong không gian của chủ thể
Tài nguyên vị thế dùng theo cách nói tiếng Việt trong nhiều văn bản quản
lý hiện nay có lẽ mang hàm ý rộng hơn tài nguyên không gian (space) trong các tài liệu nước ngoài, bao hàm cả giá trị đưa lại của không gian trong mối quan hệ về vị trí địa lý của nó với các trung tâm, đầu mối kinh tế, chính trị khu vực, quan hệ với các vành đai, hành lang kinh tế trên biển, ven biển v.v Tài nguyên vị thế biển có
Trang 12những nội hàm riêng, mang tính bản chất, là các yếu tố hình thể và vị trí trong không gian Sử dụng hợp lý TNVT biển là một định hướng cơ bản cho phát triển bền vững[8]
Tài nguyên biển Việt Nam bao gồm tài nguyên sinh vật, phi sinh vật và cả TNVT TNVT biển chủ đạo là các lợi ích có được từ vị trí không gian và các thuộc tính của các chủ thể là các hệ thống thủy hệ và địa hệ [32] nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, vùng biển, các đảo [1], thủy vực ven bờ và vùng nước ngoài khơi với cả ba hợp phần: nền đáy, nước và không khí
Việc định giá TNVT biển rất quan trọng nhằm xác định tiềm năng và định hướng sử dụng chúng Tổng giá trị kinh tế (TEV-Total Economic Value) của tài nguyên vị thế biển được tính bằng tiền mà xã hội phải chịu thiệt nếu lợi ích vị thế và lợi ích môi trường bị mất Nó cũng bao hàm các giá trị bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp, giá trị để dành (hay còn gọi là giá trị tiềm năng) và các giá trị phi sử dụng [8,57] Đến nay, người ta chủ yếu quan tâm đến giá trị sử dụng trực tiếp, chưa chú ý đến các giá trị gián tiếp và giá tị lưu tồn mà đôi khi lớn hơn nhiều giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên biển nói chung, vị thế biển nói riêng TNVT biển Việt Nam có tiềm năng sử dụng to lớn cho các lợi ích phát triển kinh tế- xã hội như giao thông- cảng, du lịch và dịch vụ, nghề cá biển, công nghiệp,
cơ sở hạ tầng và đô thị hóa và các lĩnh vực kinh tế khác Để phát triển, trước hết là cần sử dụng yếu tố vị trí địa lý đặc thù của không gian biển đảo, sau đó là sử dụng hợp lý các yếu tố tài nguyên đi kèm sinh vật và phi sinh vật trong không gian nội tại
và ngoài không gian phát triển (sức hút)
Phát triển các khu bảo tồn tự nhiên biển cũng là một hình thức sử dụng các giá trị sử dụng gián tiếp hoặc duy trì các giá trị để dành, lưu tồn của TNVT biển Lợi ích và tầm quan trọng của các khu bảo tồn biển rất lớn, bao gồm cả lợi ích kinh
tế trực tiếp (du lịch sinh thái, phát triển nguồn lợi ở vùng chuyển tiếp), lợi ích gián
Trang 13TNVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh Quốc phòng
và chủ Quyền quốc gia trên biển Không gian biển và đới bờ biển Việt Nam là một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống ngoại xâm Việc bố trí phòng thủ cũng như lập các phương án tác chiến trước hết phải dựa vào các yếu tố của vị thế như vị trí địa lý cùng với đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là địa hình Các đảo, vùng cửa sông, vùng thềm lục địa rất có giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển
TNVT biển cũng bao hàm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp, giá trị để dành và các giá trị phi sử dụng [49] Đến nay, tài nguyên biển nói chung, TNVT biển nói riêng chủ yếu được quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, chưa chú ý đến các giá trị gián tiếp và giá trị lưu tồn mà đôi khi lớn hơn nhiều các giá trị
sử dụng trực tiếp Để phát huy tiềm năng TNVT cần phải hiểu rõ thế mạnh của một địa phương, vùng lãnh thổ và của cả nước về tiềm năng và khả năng phát huy giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và các nguồn lực nội tại về vốn, lực lượng lao động và khoa học – công nghệ trong mối quan hệ với các địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia khác Mặt khác, phải xác định được vị trí đúng đắn của thực thể không gian trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển tổng thể của không gian cấp cao hơn, của cả nước và khu vực, quốc tế Đồng thời, hiểu rõ được mặt mạnh, mặt yếu nói chung, và về TNVT nói riêng của các địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có những quyết sách phù hợp cho liên kết, hợp tác và cạnh tranh Cần nắm bắt và gắn kết được với xu thế phát triển chung của vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực và quốc tế để xác định được những lợi thể có thể tận dụng, lợi ích và trách nhiệm tham gia và những rủi ro có thể tránh được
Về mặt nội dung và tính chất tài nguyên, có thể chia TNVT thành 3 dạng tài nguyên khác nhau: tài nguyên địa- tự nhiên, tài nguyên địa- kinh tế, và tài nguyên địa- chính trị Mỗi dạng tài nguyên đó có những giá trị riêng biệt và sự kết hợp của chúng tạo nên giá trị tổng hợp cho phát triển kinh tế- xã hội của một lãnh thổ TNVT được đánh giá theo ba dạng tài nguyên đó cũng đồng thời là ba hợp phần của TNVT, được xác đinh như sau [36]:
Trang 14Tài nguyên địa- tự nhiên (geo- natural resources) là lợi ích có được về môi
trường tự nhiên từ vị trí địa lý của các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó cũng như về tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai
Tài nguyên địa- kinh tế (geo- economic resources) là lợi ích có được từ vị trí
và các đặc điểm địa lý chi phối quá trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực, gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ kinh tế, trong giao lưu và quan hệ kinh tế, sức hấp dẫn và không gian ảnh hưởng
Tài nguyên địa- chính trị (geo- politic resources) là lợi ích kết hợp của lợi
thế về vị trí và đặc điểm địa lý tự nhiên và nhân văn của một vùng, một quốc gia tạo nên ảnh hưởng hoặc ưu thế về chính trị, quân sự, ngoại giao trong một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định
Tài nguyên địa- tự nhiên có tính ổn định khá cao, trong khi tài nguyên địa- kinh tế có tính ổn định tương đối và tài nguyên địa- chính trị có tính ổn định thấp,
có khả năng tạo cơ hội lớn hoặc thách thức lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội Việc phối hợp và sử dụng phát huy tốt cả ba giá trị tài nguyên này sẽ tạo nên giá trị hiện thực của một thực thể TNVT TNVT của một không gian vì vậy không bất biến, mà có tính chất giai đoạn như các dạng tài nguyên khác (như khoáng sản, sinh vật, v.v.), có thể được khai thác kịp thời mang lại lợi ích to lớn, mà cũng có thể bị
bỏ qua một cách đáng tiếc
1.1.3 Gía trị tài nguyên vị thế
a Gía trị tài nguyên
Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên là tổng lượng tài nguyên tính bằng các đơn vị tiền tệ phổ biến mà xã hội bị thiệt hại nếu tài nguyên bị mất, bao gồm các giá trị sử dụng và phi sử dụng
* Gía trị sử dụng
Trang 15+ Gía trị sử dụng trực tiếp là lợi ích thực có từ các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiêu dùng, sử dụng trực tiếp Các đối tượng tài nguyên lấy ra được bao gồm khoáng sản, thực phẩm, dược liệu, vật liệu mỹ nghệ,v.v từ tài nguyên phi sinh vật
và sinh vật Các đối tượng tài nguyên, sản phẩm không lấy ra được bao gồm các tài nguyên phục vụ phát triển giao thông- cảng, du lịch, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghiên cứu và thẩm mỹ
+ Gía trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) là các lợi ích riêng biệt có được một cách gián tiếp, ví dụ: 1- hỗ trợ sinh học cho cá biển, chim biển, rùa biển
và các hệ sinh thái (HST) khác nhờ chức năng quý giá về môi trường và sinh thái; 2- có được nhờ vai trò và chức năng bảo vệ tự nhiên, làm sạch môi trường (rạn san
hô, rừng ngập mặn, đất ngập nước), ổn định luồng bến, hạn chế tai biến, hỗ trợ nguồn tài nguyên hoặc HST khác; 3- hỗ trợ cho sự sống toàn cầu, ví dụ lưu trữ cacbon; 4- có được do hưởng dụng gián tiếp như đa dạng sinh học, nguồn gen quí hiếm, bãi giống, bãi đẻ
+ Gía trị lựa chọn (option value) là các giá trị được giữ lại để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai như giá trị các loài, các nơi cư trú và đa dạng sinh học, có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên vì thế hệ mai sau, vì thực tiễn của nhu cầu
và trình độ công nghệ khai thác và căn cứ vào đặc tính của tài nguyên Để dành vì
lý do hiệu quả và công nghệ khai thác hiện tại chưa cao, giá trị tài nguyên có thể tăng nhiều trong tương lai Để dành vì có khi đối tượng tài nguyên có thể mất vĩnh viễn, không có khả năng tái tạo (các loài quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đặc sắc không thể tái tạo,v.v)
* Gía trị phi sử dụng (non- use value)
+ Gía trị bán lựa chọn (quasi-option value) có được nhờ giữ lại, tránh được khả năng biến mất của đối tượng tài nguyên: các loài, các habitat (môi trường sống)
và đa dạng sinh học, nhất là các sinh vật quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
+ Gía trị để lại (bequest value) là những giá trị sử dụng và phi sử dụng để lại phục vụ cho thế hệ mai sau, ví dụ các loài, các habitat, các khu rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn
Trang 16+ Gía trị tồn tại (existence value) có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên dựa trên đức tin: các habitat bị đe dọa, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các loài hấp dẫn, các sinh cảnh đẹp, các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần (truyền thống, tôn giáo, tâm linh), như hình thể đảo, cá voi, đền, miếu,v.v
b Giá trị tài nguyên vị thế
Tài nguyên vị thế, trong đó có yếu tố địa- chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một đất nước Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa- chính trị Trong bối cảnh chính trị-kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó Việt Nam nằm ở một vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước lớn và liên kết kinh tế của khu vực Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn, nhưng cũng đem lại những vận hội không nhỏ cho Việt Nam
Nhiều quốc gia đảo coi tài nguyên vị thế là tiềm năng lớn nhất để phát triển kinh tế dịch vụ và du lịch, mà thành công lớn nhất là Singapore Từ một vùng nghèo tách ra khỏi Malaysia vào những năm 60, đất nước này vươn dậy nhờ biết tận dụng
vị thế của một đảo nằm sát eo Malacca, được coi là cửa ngõ thông nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Nhiều nước khác đã biết tận dụng kết hợp vị thế với các danh thắng tự nhiên, các kỳ quan sinh thái và địa chất để tạo nên sự phát triển vượt bậc về du lịch sinh thái biển
Mỗi một địa điểm, địa phương, khu vực hoặc vùng miền đều có những giá trị tài nguyên vị thế nhất định bao hàm ba hợp phần nói trên Trên thực tế thì tài nguyên địa kinh tế và tài nguyên địa chính trị có khi được hiểu là một nhóm: tài nguyên vị thế kinh tế - chính trị
Bảng 1: Các hợp phần của tài nguyên vị thế và tầm quan trọng của chúng
Trang 17quốc tế nhưng nhân tố
nội tại quyết định
2 Vị thế địa
kinh tế
Có ý nghĩa lớn về phát triển kinh tế, đặc biệt là dịch vụ
Vùng miền trong nước;
Khu vực và quốc tế
Có vai trò tác động mạnh đến vùng miền và khu vực
Có tính
ổn định tương đối
Vùng miền trong nước;
Khu vực và quốc tế
Quan hệ vùng miền trong nước
và quan hệ khu vực, quốc tế
Có tính
ổn định thấp
Tài nguyên vị thế là một khái niệm còn ít được được xem xét về phương
diện khoa học và kinh tế, nhưng bản thân chúng lại được khai thác và sử dụng thường xuyên Mỗi hợp phần vị thế tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị
có những giá trị riêng biệt và sự kết hợp của chúng tạo nên giá trị tổng hợp cho phát triển kinh tế- xã hội
Giá trị tài nguyên địa- tự nhiên có tính ổn định khá cao, phụ thuộc vào sự
ổn định của hình thể không gian Ví dụ, dường như suốt cả nghìn năm qua, từ thời
Lý - Trần, vùng vịnh Bái Tử Long luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế thương mại, hàng hải và phòng thủ Trong khi đó phố cổ và thương cảng Hội An thịnh vượng một thời đã bị suy tàn do bồi lấp Cửa Đại gây cản trở tàu thuyền ra vào
và ngập lụt ven bờ Nội lực và ưu thế phát triển của một khu vực hay một vùng miền có được trên thực tế là nhờ phát huy giá trị tài nguyên vị thế tự nhiên, bao hàm
cả các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật khác nằm trong cùng phạm vi không gian nội tại của khu vực
Giá trị tài nguyên địa- kinh tế có tính ổn định tương đối, phụ thuộc vào vị
thế tự nhiên và bối cảnh kinh tế - xã hội Ví dụ, vương quốc cổ Phù Nam phồn thịnh vào khoảng thế kỷ III - X gắn với “con đường tơ lụa” trên biển xuyên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Ngày nay, “con đường tơ lụa” vẫn còn đó với hoạt động
Trang 18hàng hải từ Ấn Độ Dương qua eo Malacca, sang Biển Đông và lên Đông Bắc Á thuộc loại nhộn nhịp nhất thế giới với 13 trong số 20 cảng container lớn nhất thế giới nằm trên hành lang tàu biển Singapore - Nhật Bản và từ vùng Malacca lên Đông Bắc Á, mỗi ngày có khoảng 4 triệu thùng dầu được vận chuyển trên các tuyến hàng hải quốc tế Tuy nhiên, cửa ngõ hướng ra biển nối vào “con đường tơ lụa” bây giờ không phải là các cửa sông Miền Tây Nam Bộ bị sa bồi mà là vùng cửa sông Đồng Nai với cụm cảng nước sâu Sài Gòn - Thị Vải
Giá trị tài nguyên địa- chính trị có tính ổn định thấp Ví dụ, tài nguyên địa
chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp, cấu thành từ rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố vị thế biển dường như có vai trò quan trọng hàng đầu, nhưng giá trị và ý nghĩa của chúng không bất biến Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng mức độ quan trọng của cửa ngõ còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của các nước này Tài nguyên địa chính trị, không chỉ là địa thế, cũng không chỉ là cục diện, mà luôn là sự kết hợp địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó [49] Chính cục diện chính trị - kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có tầm vóc chiến lược, trong các yếu tố tài nguyên địa chính trị của Việt Nam Sự thịnh vượng
về kinh tế của một đất nước, một vùng lãnh thổ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát huy giá trị tài nguyên địa kinh tế trong mối quan hệ không gian kinh tế trong phạm
vi vùng miền, quốc gia và khu vực - quốc tế Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia
ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này
Bảng 2: Gía trị tài nguyên vị thế biển đảo Việt Nam
Loại giá trị Sử dụng trực tiếp Sử dụng gián tiếp Chƣa sử dụng
Tài nguyên địa-
tự nhiên
Đất đai và vùng nước xây dựng cơ sở hạ tầng,
Tác động hai chiều đến các tuyến
Lựa chọn và dự báo theo chiến
Trang 19bờ, biển và đảo phát triển
du lịch; các hình thức khai thác tài nguyên tại chỗ (năng lượng, khoáng sản, thủy sản, lâm sản), các khu neo trú, cứu hộ
các vùng hấp dẫn
và các khu kinh tế trọng điểm Không gian vũ trụ và các hoạt động vẹ tinh, thám không
phương, vùng và quốc gia
Tài nguyên địa-
kinh tế
Các trung tâm kinh tế và
đô thị; các nút giao điểm của các tuyến hành lang
và vành đai kinh tế
Vệ tinh và vành đai mở rộng của các siêu đô thị, các trung tâm kinh tế lớn trong nước, khu vực
Lựa chọn và dự báo theo xu thế phát triển kinh tế khu vực và chiến lược quốc gia
Tài nguyên địa-
chính trị
Vùng nước nội thủy và lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế; các cửa ngõ hướng ra biển và các trung tâm văn hóa
Phạm vi quyền tài phán và các vùng chồng lấn; các vùng cấm bay Các
vị trí, căn cứ phòng vệ từ xa
Lựa chọn và dự báo theo xu thế phát triển kinh tế
và mối quan hệ chính trị quốc tế
Trang 20Khái niệm TNVT (positional resources) đã được các nước Châu Âu sử dụng
và thường dùng với nghĩa là những lợi thế do vị trí tương quan trong xã hội, để đối lại với khái niệm về tài nguyên cá nhân (personal resources) như kiến thức, kinh nghiệm: hai người có tài nguyên cá nhân như nhau, nhưng làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp cấp bậc, lớn nhỏ khác nhau sẽ có TNVT khác nhau [53]
Theo Uỷ ban Châu Âu (European Commission, 2002), tài nguyên thiên nhiên được chia thành 5 dạng: 1- Tài nguyên tái tạo không tiêu hao (Renewable resources
nonextinguishable); 2 Tài nguyên tái tạo có tiêu hao (Renewable resources extinguishable); 3- Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (Non-renewable resources- non-extinguishable); 4- Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (Non-renewable resources -extinguishable); 5- Tài nguyên vị thế (không gian - space) bao gồm đất, mặt biển và khoảng không
-Bảng 3: Hệ thống tài nguyên thiên nhiên theo Uỷ ban Châu Âu (2002)
Tài nguyên không tiêu hao Tài nguyên tiêu hao
Tài
nguyên tái
tạo
1 Tài nguyên dòng: mặt trời, gió,
sóng, nước mưa
Tài nguyên nguồn: không khí,
đại dương
2 Tài nguyên sinh vật: rừng, cá, sinh
4 Tài nguyên không tái tạo/và
5.Tài nguyên không gian
Đất, biển, khoảng không
Trang 21Cách phân loại trên là theo động thái và khả năng tái tạo- tiêu hao tài nguyên Nếu phân loại theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gồm có ba nhóm cơ bản: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên không gian Trong một văn liệu khác với cách phân chia mới, Tổ chức này đã xác định tài nguyên thiên nhiên có 4 loại: a/ nguyên liệu (như khoáng sản, sinh khối); b/ chất liệu môi trường (như không khí, nước, đất); c/ tài nguyên dòng (gió, địa nhiệt, thủy triều, năng lượng mặt trời); và d/ không gian, được Ủy ban coi là hiển nhiên, vì là nơi duy trì hay sản xuất ra 3 loại tài nguyên nêu trên: như sử dụng đất cho định cư, kết cấu hạ tầng, cho công nghiệp, khai khoáng và nông lâm nghiệp Như vậy không gian (space) ở đây hoàn toàn không có nội dung nói về TNVT mà có nghĩa về nơi chốn,
và do đó theo quan niệm của Ủy ban Châu Âu thì tài nguyên thiên nhiên không bao hàm nội dung TNVT Khi mở rộng khái niệm TNVT từ lĩnh vực xã hội sang lĩnh vực tự nhiên có nghĩa là nói về những lợi thế do vị trí tương quan trong không gian của một lãnh thổ, một vùng đất nào đó Trong cả hai cách phân chia, không gian luôn là chủ thể của TNVT
Trong mối quan hệ giữa các nước lớn và phát triển với các nước nhỏ và đang phát triển, chủ đề về tài nguyên địa- kinh tế và tài nguyên địa- chính trị là những vấn đề nhạy cảm Vì vậy, các nước lớn và phát triển ít đề cập đến các yếu tố vị thế kinh tế và vị thế chính trị trong quan hệ quốc tế (mà kỳ thực họ rất chú trọng), chỉ công khai những mối quan tâm về nghiên cứu tài nguyên địa- tự nhiên trong phạm trù sử dụng không gian cụ thể, [49] Có lẽ, chỉ những nước đang phát triển như Việt Nam mới nhận thấy rõ ràng hơn cả sự đối mặt và sự cần thiết phải đề cập vấn đề tài nguyên địa- kinh tế và tài nguyên địa- chính trị trong nghiên cứu phát triển kinh tế-
xã hội và đối ngoại của mình
1.2.2 Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Đánh giá tài nguyên vị thế đối với nước ta là một vấn đề khoa học vẫn còn
khá mới mẻ, mới được quan tâm nghiên cứu trong khoảng chục năm trở lại đây
Trang 22Từ những năm 1990, khi nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên vùng bờ biển, ở Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng, nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã xuất hiện xu hướng sử dụng không gian (space) theo hệ thống địa hệ (geosystems)- thủy vực (water bodies), tiêu biểu là những điều tra nghiên cứu và đề xuất về sử dụng hợp lý các đầm phá [12] và hệ thống vũng vịnh [28] Dần dần, từ ý tưởng về tài nguyên không gian biển, những khái niệm về TNVT biển, vùng bờ biển
và hải đảo đã hình thành Đã có những ý tưởng về TNVT, tương đồng với khái niệm tài nguyên không gian và xếp tài nguyên này vào nhóm tài nguyên phi sinh vật, độc lập với khái niệm không gian biển [12, 14]
Một số tác giả, trong quá trình điều tra, nghiên cứu sử dụng không gian lãnh thổ cũng đã cố gắng tiếp cận nội dung TNVT, như vị thế và dự báo xu thế phát triển vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Mê Công [11], hay vị thế của hệ thống vũng vịnh ven bờ đáp ứng phát triển bền vững hệ thống cảng biển [46] Tuy nhiên, các nghiên cứu đó còn chưa rõ về phương pháp luận và nội dung của TNVT Chỉ trong quá trình thực hiện Dự án 14, “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam”những vấn đề về khái niệm, phương pháp luận và tiêu chí đánh giá tiềm năng và định hướng phát huy giá trị TNVT biển và các đảo mới được xây dựng thành hệ thống, có cơ sở khoa học [32,35,37]
Trên cơ sở đó, tập thể tham gia thực hiện Dự án 14 đã tiến hành điều tra, đánh giá và công bố các kết quả nghiên cứu về TNVT biển Việt; một số vùng bờ biển của Việt Nam như Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ [6]; một số tỉnh và thành phố trọng điểm như tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu [33], thành phố Hải Phòng [40] và Thành Thăng Long [5]; hệ thống vũng vịnh [27], vùng cửa sông Bạch Đằng [28], hệ thống đảo Việt Nam và các đảo Nam Bộ [4] Phân tích khả năng sử dụng TNVT biển còn được đánh giá theo các mục tiêu cụ thể như các khu neo trú tránh gió bão [38], hay
Trang 23Tài nguyên vị thế đảo Cô Tô cũng đã được nghiên cứu trong chuyên đề
“Đánh giá tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Bắc Bộ” thuộc Dự án số 14 Tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá này mới chỉ chú trọng vào đảo Cô Tô chứ chưa quan tâm cho toàn huyện đảo (bao gồm các đảo: Trần, Cô Tô, Thanh Lam, Cô Tô Con cùng một loạt các đảo nhỏ khác) nên các nghiên cứu chưa thực sự đầy đủ và toàn diện cho toàn huyện đảo
1.3 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế
1.3.1 Quan điểm tiếp cận
a Tiếp cận hệ thống
Mỗi khu vực hoặc đối tượng có giá trị đặc biệt về TNVT đều là một hệ thống
tự nhiên, một hệ thống tài nguyên có các giá trị nổi bật và các giá trị đi kèm Khi điều tra và đánh giá yếu tố nổi bật, cần phải đánh giá toàn diện các yếu tố trong hệ thống để thấy cơ sở tồn tại của các giá trị nổi bật Cũng theo quan điểm hệ thống, các điểm vị thế cần được điều tra, đánh giá tổng thể các yếu tố tự nhiên, môi trường, tài nguyên, các giá trị di sản và giá trị kỳ quan nổi bật, hiện trạng kinh tế- xã hội và những vấn đề về quản lý
b Tiếp cận liên ngành
Tính chất liên ngành đảm bảo cho định hướng sử dụng TNVT có hiệu quả kinh tế, dung hòa mâu thuẫn lợi ích sử dụng, tôn trọng các yếu tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân văn Do bản chất của đối tượng và định hướng sử dụng hợp lý, các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội sẽ được kết hợp chặt chẽ trong điều tra, khảo sát theo hướng này Cần cso sự phối hợp tốt giữa các cơ quan khoa học chuyên ngành, các
bộ ngành địa phương và trung ương, chuyên gia và các tổ chức trong và ngoài nước để tư vấn, điều tra, đánh giá và xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý, lập luận chứng trình công nhận các khu bảo tồn tự nhiên có giá trị kỳ quan với các loại hình khác nhau như khu di sản; KDTSQ, KBTB (bảo tồn loài, dự trữ tài nguyên, VQG biển); khu bảo tồn ĐNN; KQĐC, danh thắng địa chất và CVĐC biển và các đảo
Trang 24c Tiếp cận phát triển bền vững kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển
Việc điều tra và đánh giá TNVT tạo dựng cơ sở tài liệu cho phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi trường nói chung, đồng thời có định hướng xây dựng vùng kinh tế trọng điểm, tôn vinh các kỳ quan biển như là một giải pháp hiệu quả cao nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên biển theo định hướng phát triển bền vững (UNCED, 1992; UNEP, 1996) về cả kinh tế (dịch vụ và du lịch là trọng tâm), xã hội (khoa học, văn hóa và giáo dục) và môi trường (bảo vệ cảnh quan sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vẹ các giá trị di sản, v.v.) Việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn kỳ quan không chỉ bảo tồn, gìn giữ lâu dài các giá trị quý giá cho đất nước và nhân loại trước áp lực phát triển mạnh kinh tế và dân số, mà còn mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho du lịch sinh thái, duy trì bền vững nghề cá (nuôi trồng và đánh bắt ven bờ), phòng tránh thiên tai và giảm thiểu các tác động môi trường Việc lồng ghép các giá trị bảo tồn với đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển làm tăng giá trị vị thế, đồng thời bảo tồn là một giải pháp đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
d Tiếp cận nhận thức mới về đánh giá và sử dụng tài nguyên
TNVT là kết quả của cách tiếp cận mới, là những giá trị và lợi ích có được nhờ sử dụng vị trí, không gian của một khu vực nào đó vào các mục đích phát triển kinh tế- xã hội, phòng thủ và các lợi ích quốc gia khác Vì vậy, việc điều tra đánh giá TNVT cần có cách tiếp cận khác với tài nguyên truyền thống, coi trọng hình thể
và cấu trúc không gian và có cách nhìn tổng thể
Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không còn hiểu theo tư duy truyền thống, chỉ là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con
Trang 25vùng biển không gắn với tài nguyên cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển Đó
là nguồn gốc dẫn đến thiếu tư duy khoa học trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển Đã có những quy hoạch, nền tảng của các quyết sách kinh tế lại thiếu cơ
sở tài nguyên, mà chỉ dựa vào một số yếu tố, được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu cơ sở tài nguyên, mà chỉ dựa vào một số yếu tố, được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu hệ thống và tùy thuộc vào nhận thức ngẫu nhiên của người làm quy hoạch Thực tế, những quyết sách kinh tế quan trọng nhất của một vùng chính là dựa vào TNVT, nhưng lại không được ghi nhận một cách chính thức Tình trạng này không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước đang phát triển
e Tiếp cận nền kinh tế dịch vụ
Kinh tế dịch vụ là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang hướng tới và TNVT là nhân tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế dịch vụ- kinh tế thị trường Đó là các hoạt động cần đến sử dụng hợp lý
và hiệu quả vị trí không gian biển và phát huy các lợi ích của tài nguyên địa- kinh tế
và địa- chính trị vùng biển và các đảo cho du lịch [Error! Reference source not found.], cảng hàng hải [8], dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ viễn thông, các khu
trung chuyển, mậu dịch tự do, các hoạt động kinh tế liên kết vùng miền, đất liền và vùng biển như các tuyến vành đai và hành lang kinh tế [41],v.v
Xây dựng hệ thống công viên biển cũng là một định hướng tiếp cận kinh tế dịch vụ Công viên biển là một hình thức tích cực kết hợp giữa bảo tồn và phát triển (chủ yếu là văn hóa và du lịch) Ở Việt Nam có thể coi công viên biển là một nhóm KQST biển (VQG biển) và CVĐC biển
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế
a Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp
Học viên đã tham gia 2 đợt nghiên cứu, khảo sát tổng hợp huyện Cô Tô vào 2 thời gian khác nhau:
- Đợt tháng 7 năm 2013: Khảo sát thực địa; thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện đảo Cô Tô
- Đợt tháng 7 năm 2014: tiếp tục thu thập số liệu huyện đảo Cô Tô
Trang 26- Đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng thống kê, Phòng Nông Nghiệp huyện Cô Tô và một số người dân trên đảo
Cô Tô và Thanh Lam
b Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thế:
+ Thu thập các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô các năm 2010, 2011, 2012
+ Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
+ Báo cáo qui hoạch môi trường huyện Cô Tô giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
+ Các bài báo về tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Bắc Bộ, các đảo ven bờ Nam Bộ và Nam Trung Bộ; tài nguyên thị thế huyện đảo Bạch Long Vĩ…
c Phương pháp chuyên gia:
Lấy ý kiến của các chuyên gia về đánh giá TNVT và đề xuất sử dụng hiệu
quả TNVT huyện đảo Cô Tô
d Phương pháp phân tích tổng hợp:
Được sử dụng để phân tích những lợi thế so sánh của các yếu tố TNVT và những lợi ích mang lại từ các yếu tố đó cho huyện đảo Cô Tô
e Phương pháp bản đồ và GIS:
Phương pháp bản đồ và GIS giúp thành lập và biên tập các bản đồ chuyên
đề cho huyện đảo Cô Tô Sử dụng phần mềm Mapinfo 11.0 để thành lập và biên tập các bản đồ chuyên đề Cô Tô
Trang 27CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ 2.1 Vị trí địa lý, số lượng và đặc điểm phân bố của các đảo thuộc huyện đảo
về phía Nam ( hình1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu)
Giới hạn bởi tọa độ địa lý của huyện là:
- Từ 20°55’ đến 21°15’7” độ vĩ bắc
- Từ 107°35’ đến 108°20’ độ kinh đông
+ Phía Đông tiếp giáp hải phận quốc tế;
+ Phía Bắc giáp vùng biển Cái Chiên (huyện Hải Hà) và vùng biển Vĩnh Thực (TP Móng Cái);
+ Phía Nam giáp vùng biển Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng;
+ Phía Tây giáp vùng biển đảo Minh Châu - Quan Lạn (huyện Vân Đồn) tỉnh Quảng Ninh
Diện tích tự nhiên phần đất nổi toàn huyện là 46,2 km2, chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh được hợp thành từ hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ phân
bố thành 3 cụm đảo chính trên vùng biển rộng khoảng 670 km2 kéo dài theo phương ĐB-TN trên chiều dài 45km, chiều rộng khoảng 15km Các cụm đảo đó là:
Cụm đảo Trần ( Chàng Tây ) phân bố ở phía Đông Bắc bao gồm 3 đảo, trong
đó đảo Trần lớn nhất (4,465km2) và 2 đảo rất nhỏ là hòn Chàng Đông (Bắc Bồ Cát), diện tích 0,0965km2 và hòn Bồ Cát (Chàng Nhạn) diện tích 0,4568km2
Cụm đảo Hòn Ngựa: phân bố ở giữa cụm đảo Cô Tô và cụm đảo Trần gồm
6 đảo nhỏ: hòn Ngựa, hòn Núi Nhọn, hòn Khoai Lang, hòn Ngựa Bé, hòn Đồi Mồi
và hòn Đèn
Trang 28Cụm đảo Cô Tô: gồm khoảng 21 đảo; trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô
(15,62km2), Thanh Lam (16,8km2) và Cô Tô Con (2,1km2
), bao quanh một thủy vực rộng lớn khoảng 45km2 còn gọi là vụng Cô Tô, cùng với 18 hòn đảo nhỏ khác: hòn Bảy Sao, hòn Chòi Canh, hòn Ngang, hòn Đá Thoải, hòn Ngập Nước, hòn Bảy Âm Dương, hòn Cá Chép, hòn Cá Chép Con, hòn Thoải Rơi, hòn Khói, hòn Khe Con, hòn Chuột, hòn Bát Hương, hòn Ba Đỉnh, hòn Vàng Thoải, hòn Đá Thủng, hòn Đặng Vạn Châu và hòn Khe Trâu
Huyện đảo Cô Tô gồm 3 đơn vị hành chính cấp xã đó là: thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến và xã Thanh Lân Dân số năm 2012 của toàn huyện là 5667 người tập trung chủ yếu ở thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến trên đảo Cô Tô và xã Thanh Lân trên đảo Thanh Lam; còn đảo Trần thuộc đơn vị hành chính của xã Thanh Lân nhưng hiện chỉ có khoảng 30 hộ dân sinh sống với dân số khoảng 100 người
Với vị trí địa lý của mình, huyện đảo Cô Tô nằm ở vị trí tiền tiêu, có vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền lãnh thổ Đây là khu vực cửa khẩu quan trọng trong giao lưu kinh tế với Trung Quốc
Trang 29Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Trang 302.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện đảo Cô Tô
2.2.1 Địa chất
Trên 30 hòn đảo thuộc huyện đảo Cô Tô được cấu thành bởi thành tạo trầm tích khá đồng nhất có tuổi Ocdovic muộn- Silua sớm, hệ tầng Cô Tô (O3-S1ct 1) Về cấu trúc kiến tạo, quần đảo Cô Tô thuộc phức nếp lồi Quảng Ninh [21] Các thành tạo trầm tích tồn tại dưới dạng flis thuộc các đá lục nguyên, được chia thành hai phụ hệ tầng: dưới
Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành một dải
ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Ocdovic- Silur của hệ tầng Cô Tô
Các thành tạo trầm tích hệ tầng Cô Tô còn bị uốn nếp rất mạnh mẽ, tạo nên các nếp uốn dạng tuyến, kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam Trên các đảo tồn tại một hệ thống các đứt gãy tạo nên đới cấu trúc dập vỡ mạnh mẽ, gây ra sự dịch chuyển ngang của các uốn nếp làm cho chúng bị biến dạng
Quần đảo Cô Tô bị sự chi phối, tác động mạnh mẽ của các yếu tố biển và hải dương và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới, chế độ thuỷ triều, gió mùa,… đã gây ra các tai biến như xói lở, bồi tụ, mài mòn đường bờ Ngoài ra, tại các khu vực núi cao, độ dốc lớn thường xảy ra hiện tượng sạt
lở Về động đất, khu vực huyện đảo trong vùng dự báo động đất với cường độ lớn nhất tại chấn tâm đạt mức 4- 4,5 độ Richte [22]
Trang 35Hình 2: Bản đồ địa chất huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Trang 362.2.2 Địa hình- Địa mạo
a Địa hình
- Quần đảo Cô Tô có địa hình dạng đồi núi thấp, bị chia cắt mạnh, sườn dốc, không đối xứng Đỉnh cao nhất trên các đảo không quá 200m, cao nhất là đảo Thanh
Lam (đỉnh cao nhất đạt 199m), tiếp đến là đảo Trần (đỉnh Mỡ Lợn 187m), đứng thứ
ba là đảo Cô Tô (núi Ngang 174m) Độ dốc sườn phần lớn trên 200, nhiều nơi trên 50-600, ở những nơi núi lan ra sát biển và đang bị biển phá mòn, rất phổ biến những vách dốc đứng
- Sự phân bố xen kẽ các đồng bằng giữa khu vực đồi núi: do đặc điểm hình
thành quần đảo nên dạng địa hình đồng bằng nguồn gốc lục địa hầu như không có Trong khi đó, các dạng đồng bằng nguồn gốc biển chưa phát triển Vì có đảo Thanh Lam che chắn bên ngoài nên địa hình đồng bằng hình thành do tác động của biển chủ yếu tồn tại trên đảo Cô Tô lớn và đảo Cô Tô con
Diện tích của các đảo Cô Tô và Thanh Lam thuộc loại trung bình, điều đó cho phép hình thành nên những bồn thu nước, tạo điều kiện cho dòng chảy phát triển, đặc biệt là các dòng chảy thường xuyên, góp phần hình thành nên các vạt tích
tụ thung lũng, khá bằng phẳng, chủ yếu gồm các vật chất từ trên sườn trôi xuống nên thích hợp để canh tác nông nghiệp Đây cũng là các điểm định cư chính của người dân, trên đảo Cô Tô giữa các dãy núi phía Bắc và cụm đồi phía Nam là một khu đồng bằng trung tâm lượn sóng, dạng máng trũng, hình thành từ thung lũng của các sông suối
Trang 37Ảnh 1: Đồng bằng tích tụ- nơi định cư và canh tác nông nghiệp trên đảo
Cô Tô
(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)
- Địa hình bãi biển và thềm biển: các bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ
cao từ 2-6m, độ dốc trung bình 0-30 được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tắm biển Trên đảo Thanh Lam, đảo Trần, các bãi biển có diện tích nhỏ, phân bố manh mún nên ít có giá trị khai thác để đưa vào phục
vụ kinh tế
Trang 38Ảnh 2: Địa hình bãi biển trên đảo Cô Tô
(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)
- Sự thành tạo các vách mài mòn là nét đặc sắc của quần đảo: Các dạng địa
hình này phân bố chủ yếu ở bờ đông, đông bắc và đông nam của các đảo Một số đồi ăn sát ra mép biển, bị mài mòn mạnh mẽ, tạo ra những vách dốc đứng rất hiểm trở và trở thành những thắng cảnh đẹp
Ảnh 3: Vách mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô
(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)
- Các bench mài mòn phát triển mạnh: Các bãi đá gốc có nguồn gốc mài
Trang 39phát triển ở phía bắc đảo Thanh Lam, đảo Trần Có thể tận dụng để phục vụ cho các mục đích phòng thủ trong quốc phòng, an ninh
Ảnh 4: Các bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô
(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)
b Địa mạo
Trên cơ sở nguyên tắc hình thái phát sinh và nguồn gốc lịch sử, bản đồ địa mạo huyện đảo Cô Tô đã được thành lập, phân ra 25 dạng địa hình, trong đó có 21 dạng địa hình thuộc phần đảo nổi và 4 dạng địa hình thuộc đáy biển ven đảo (hình 1.3: Bản đồ địa mạo huyện đảo Cô Tô) và được giới thiệu khái quát tại bảng 4
Bảng 4: Các dạng địa hình huyện đảo Cô Tô
I Đặc điểm địa mạo phần đảo nổi
A Dạng và yếu tố nguồn gốc bóc mòn
1: Phần sót của bề mặt san bằng hoàn toàn dạng peneplen: Đó là bề mặt phân thuỷ
cao trên 100m, hẹp, kéo dài và lượn sóng Trên bề mặt thường tồn tại lớp eluvi mỏng (<0,5m): sạn, sét lẫn mảnh vỡ của các đới Saprolit Tuổi của bề mặt san bằng này là Miocen (N2)
2 Phần sót của bề mặt san bằng không hoàn toàn dạng pediment: có độ cao
50-70m Ta có thể gặp dạng địa hình này ở đảo Trần, trên khu vực có độ cao l00 - 120m Chúng thường có vách bậc rõ ràng với mực địa hình kể trên Cấu tạo tầng mặt tương tự với bề mặt peneplen, tuổi giả định Q1
3 Sườn trọng lực chậm: chủ yếu quá trình Deflucxi Phân bố ở phần trên sườn, gần
đáy bề mặt chia nước Trắc diện lồi, cấu tạo lớp phủ dầy 0,5 - 1m, dăm sạn lẫn
mảnh vỡ, sét Phổ biến ở phần giữa và chân của các sườn núi
4 Sườn trọng lực nhanh: Chủ yếu quá trình đổ vỡ sập Thành phần chủ yếu là tảng lăn, dăm sạn
5 Sườn rửa trôi, sói rửa bề mặt Phân bố hạn chế, chỉ gặp ở một số vùng đèo yên
Trang 40B Dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc dòng chảy
8 Các máng trũng xâm thực: đang được hình thành và hoàn thiện, phân bố ở phía
Nam đảo Cô Tô Con, phía bắc đảo Cô Tô và trên đảo Thanh Lam, đảo Trần, trên các sườn dốc 15- 25o Tuổi giả định là Holocen không phân chia ( Q2)
9 Máng trũng xâm thực - tích tụ: đang được hình thành, phổ biến ở phía Nam đảo
Cô Tô và phía Bắc đảo Thanh Lam, ít phổ biến ở đảo Trần Trắc diện ngang hình chữ U với đáy rộng Tuổi của nó là Holocen không phân chia ( Q2)
10 Bề mặt tích tụ Proluvi- Delulvi:phát triển không liên tục Các bề mặt này có
dạng bậc thềm chân núi với bề mặt nghiêng thoải 3 - 8° với lớp phủ bởi rời gồm
sạn, cát lẫn dăm tảng với chiều dày 0,5- 1m
C Dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc biển
11: Thềm biển bậc III mài mòn - tích tụ: cao 8 - 10m Phát triển không liên tục,
thường còn sót lại những bậc trước núi và bị phủ bởi các thành tạo eluvi trẻ hơn
Trên đảo Trần dạng địa hình này phát triển khá rộng
12 Thềm biển bậc II: tích tụ phát triển rộng rãi nhất dưới dạng các đê cát nối đảo ở
trên Cô Tô Lớn và các đồng bằng trước núi ở Thanh Lam, các bậc trước núi ở trên
Cô Tô con Tại đảo Trần, phân bố thành các dải hẹp ở đầu các vũng cổ Tuổi của bậc thềm này Q21-2
13 Thềm biển bậcI: cao khoảng 2,5- 3m, có thành vật chất hỗn tạp phân dị theo
đư-ờng bờ hoặc là những mẩu thềm mài mòn - khối tảng lẫn các di tích ám tiêu san hô
cổ Tuổi của bậc thềm này có thể xếp vào Holoxen muộn (Q23)
14 Các bãi biển hiện tại: cấu tạo bởi cát lẫn mảnh vỏ sinh vật vỡ nát có độ dốc 3°
có nơi đến 5 - 6°
15 Các bench mài mòn và mài mòn khối tảng: gặp rải rác khắp nơi trên đầu các
mũi nhô và các sườn núi chạy ra sát biển trên đảo Cô Tô và Thanh Lam và gặp
nhiều ở phía Nam và Đông Bắc đảo Trần
16 Các bãi tích tụ triều nửa kín: bãi điển hình nhất là bãi Hồng Vàn rộng 500 -