31 3.2.LồNG GHÉP CHứC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯờNG VớI QUY HOạCH TổNG THể PHÁT TRIểN KTXH HUYệN Mỹ ĐứC.... Phân tích, đánh giá việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch t
Trang 1MỤC LỤC DANH MụC CHữ VIếT TắT III DANH MụC BảNG IV DANH MụC HÌNH V
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.CƠ Sở KHOA HọC Về LỒNG GHÉP CHứC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VỚI QUY HOẠCH TổNG THể PHÁT TRIểN KTXH 3
1.1.1 Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường 3
1.1.2 Cơ sở pháp lý 7
1.2.KHÁI QUÁT ĐIềU KIệN Tự NHIÊN,KTXH KHU VựC NGHIÊN CứU 10
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.2.2 Điều kiện KTXH huyện Mỹ Đức 17
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1.ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU 26
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 26
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1.KHÁI QUÁT HIệN TRạNG MÔI TRƯờNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HST HUYệN Mỹ ĐứC 29
3.1.1 Hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức 29
3.1.2 Đánh giá các HST tại Mỹ Đức 31
3.2.LồNG GHÉP CHứC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯờNG VớI QUY HOạCH TổNG THể PHÁT TRIểN KTXH HUYệN Mỹ ĐứC 45
3.2.1 Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức 45
3.2.2 Phân tích, đánh giá việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức 56
3.3.Đề XUấT CÁC ĐịNH HƯớNG NÂNG CAO HIệU QUả LồNG GHÉP 75
3.3.1 Lồng ghép thông qua các quá trình ra quyết định, các văn bản 75 3.3.2 Lồng ghép thông qua việc thực hiện ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi
Trang 23.3.3 Lồng ghép trong quá trình tuyên truyền và xã hội hóa môi trường 78 3.3.4 Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác môi trường 80
KẾT LUẬN 82
Trang 3Danh mục chữ viết tắt
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường
TNMT Tài nguyên môi trường
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 4Danh mục bảng
Bảng 1 Các loại đất huyện Mỹ Đức 16
Bảng 2 Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản huyện Mỹ Đức năm 2013 20
Bảng 3 Sản lượng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013 20
Bảng 4 Diện tích trồng cây hoa màu huyện Mỹ Đức năm 2013 21
Bảng 5 Thống kê chăn nuôi của huyện Mỹ Đức năm 2013 21
Bảng 7 Diện tích trồng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013 41
Bảng 8 Diện tích trồng cây hoa màu huyện Mỹ Đức năm 2013 41
Bảng 9: Thực trạng đất khu dân cư nông thôn huyện Mỹ Đức năm 2010 43
Bảng 10 Mục tiêu cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và 2030 47
Bảng 11 Các mục tiêu phát triển xã hội của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và 2030 47
Bảng 12 Quy mô của hồ chứa Quan Sơn 64
Bảng 13 Hiện trạng hệ thống các kênh chính của huyện Mỹ Đức 65
Bảng 14 Thành phần thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn 67
Bảng 15 Các họ thực vật giàu loài nhất tại rừng đặc dụng Hương Sơn 68
Bảng 16: Các loài thực vật quí hiếm có ở rừng đặc dụng Hương Sơn 69
Bảng 17 Thành phần loài hệ động vật rừng đặc dụng Hương Sơn 70
Bảng 18 Tổng hợp tài nguyên thú rừng đặc dụng Hương Sơn 71
Bảng 19 Tổng hợp tài nguyên chim rừng đặc dụng Hương Sơn 71
Bảng 20 Các loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao 72
Trang 5Danh mục hình
Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức 11
Hình 2: Mơ Vân Nam được trồng ở Hương Sơn 33
Hình 3: Hình ảnh cây mơ Hương Tích 33
Hình 4 và hình 5: Rau sắng chùa Hương được trồng trong rừng 34
Hình 6: HST rừng trồng tại Hương Sơn 36
Hình 7: Vườn cây ăn quả của người dân ở xã Phúc Lâm 36
Hình 8 và hình 9: Hình ảnh hồ Quan Sơn chụp ở xã Hợp Tiến 38
Hình 10 và hình 11: Sông Đáy đoạn qua xã Hương Sơn 39
Hình 12 và hình 13: Cây trồng vụ đông của người dân ở xã Lê Thanh 42
Hình 14 và hình 15: Những chiếc thuyền phục vụ mùa lễ hội 57
Hình 16: Du khách ngắm cảnh trên dòng suối Yến 58
Hình 17: Khách nước ngoài mua vé thăm quan chùa Hương 58
Hình 18: Trụ sở làm việc của Ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn 67
Trang 6MỞ ĐẦU Tốc độ phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội trên thế giới ngày càng tăng trưởng, kéo theo sự gia tăng về các vấn đề môi trường Những thảm hoạ về sự cố môi trường, thiên tai đã gây nên những tổn thất to lớn về người và của ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
Nhằm tạo ra những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, toàn thế giới nhất trí rằng kinh tế, xã hội, các nguồn lực và môi trường phải được phát triển hài hoà Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janerio, Braxin năm 1992 đã chuyển chủ đề “Bảo
vệ môi trường” của Hội nghị Liên hợp quốc năm 1972 ở Stockholm sang những vấn
đề liên quan đến môi trường và phát triển, lấy mục tiêu “Phát triển bền vững” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các quốc gia - Chương trình nghị sự 21 ra đời
Sự thay đổi chủ đề: “Bảo vệ môi trường” sang chủ đề “Phát triển bền vững” thể hiện bước nhảy vọt trong nhận thức về tầm quan trọng của việc lồng ghép công tác BVMT vào chương trình xây dựng và phát triển đất nước của mỗi quốc gia Tinh thần và ý tưởng chung trong chương trình nghị sự 21 của Việt nam (Vietnam Agenda 21) là thực hiện và chuyển những chiến lược phát triển bền vững thành những chương trình hành động cụ thể, khả thi và hiện thực, trong đó chương trình hành động bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong chương trình, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch hạ tầng cơ sở, kiến trúc cảnh quan, văn hoá của đất nước
Quy hoạch môi trường đang được quan tâm và chú trọng nhiều hơn trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo về các vấn đề lồng ghép như lồng ghép đất đai, lồng ghép đói nghèo và môi trường, lồng ghép môi trường vào quy hoạch phát triển
Tuy nhiên trong phạm vi nhỏ hơn đó là lồng ghép sinh thái môi trường thì chưa được rõ ràng và còn ít nghiên cứu, cần chỉ ra những chức năng sinh thái môi trường nào quan trọng cần được lồng ghép vào quy hoạch phát triển KTXH Nhận thấy vai trò quan trọng của việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường vào trong
Trang 7dự án quy hoạch, tôi chọn đề tài “Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:
- Lựa chọn những chức năng sinh thái môi trường để lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức
- Đề xuất những định hướng nâng cao hiệu quả lồng ghép
Trang 8Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học về lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
1.1.1 Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường
- Một số khái niệm
+ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật
+ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường
+ Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,
phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH nhằm bảo đảm phát triển bền vững
+ Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững
+ Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
dự án đó
+ Lồng ghép là một quá trình tích hợp một cách có hệ thống một giá trị, ý
tưởng hay một chủ đề có lựa chọn trong tất cả phạm vi của một lĩnh vực công việc hay của một hệ thống Việc lồng ghép là một quá trình lặp đi, lặp lại để thay đổi văn hoá và thông lệ của các thể chế (cơ quan)
+ Hệ sinh thái là một tổ hợp động của các quần xã thực vật, động vật và vi
sinh vật và môi trường vô sinh của các quần xã đó, tương tác với nhau như một đơn
Trang 9vị chức năng Các HST không có ranh giới cố định; thay vào đó, các thông số của các HST được đặt ra để xem xét vấn để khoa học, quản lý hoặc chính sách Tuỳ theo mục đích phân tích, một cái hồ duy nhất, một khu vực chứa nước hoặc toàn bộ vùng, có thể là một HST
+ Đánh giá tổng hợp HST là đánh giá điều kiện và các xu thế trong một
HST; các dịch vụ mà HST đó cung cấp (như nước sạch, thức ăn, lâm sản và kiểm soát lũ); cũng như các phương án lựa chọn để phục hồi, bảo tồn hoặc tăng cường sử dụng bền vững HST đó thông qua các phương pháp nghiên cứu lồng ghép giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
+ Sinh thái môi trường là môn học thuộc ngành môi trường học Nó nghiên
cứu mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật, mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó
+ Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng, lãnh thổ là luận chứng phát
triển KTXH và tổ chức không gian các hoạt động KTXH hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định
- Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường
Khi nói đến chức năng cần nhận rõ chức năng là các đối tượng, hiện tượng được phát sinh, phát triển từ các đối tượng, hiện tượng có trước theo một quy luật tự nhiên nhất định và theo các mục tiêu nhất định của con người Chức năng sinh thái của lãnh thổ sinh thái có đa chức năng mà trước hết là chức năng môi trường sống
tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc lãnh thổ Các chức năng của nền địa chất, địa hình, đất, sinh vật, thủy văn, khí hậu đều là các chức năng môi trường sống của con người và các hệ sinh vật Con người và sinh vật sống nhờ nền địa chất, địa hình, đất, sinh vật, nước và không khí Chức năng sinh thái quan trọng thứ hai là năng suất sinh học của đa dạng các loài sinh vật trong quần xã của HST Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong HST được biểu hiện bởi năng suất sinh học của quần xã trong HST Chức năng sinh thái thứ ba có ý nghĩa cũng rất quan trọng đó là chức năng KTXH Sự cung cấp tài nguyên của môi trường (của các thành phần cấu trúc lãnh thổ) là điều kiện rất quan trọng, có khi là chủ yếu, là cơ sở vật chất cho sự
Trang 10phát triển của xã hội loài người, cho sự phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, ngư, công nghiệp, thương mại, du lịch… và đặc biệt là các HST, các công trình hạ tầng
do con người xây dựng có ý nghĩa về mặt KTXH và thẩm mỹ Các chức năng KTXH là các chức năng tự nhiên và nhân tạo được sử dụng vào các mục đích phát triển KTXH và đó là cơ sở để phân loại các lãnh thổ sinh thái theo mục đích sử dụng cho sư phát triển KTXH của loài người Chức năng thứ tư là chứa đựng, chuyển hóa các chất thải của con người thải ra trong quá trình phát triển KTXH
Quy mô hoạt động của các chức năng sinh thái tự nhiên thường được trùng khớp, đồng nhất với quy mô cấu trúc lãnh thổ tự nhiên ở trong cùng cấp đó, nhưng chức năng sinh thái thuộc về KTXH có khi được xác định khác nhau trên cùng quy
mô lãnh thổ hoặc có quy mô nhỏ hơn ngay trong quy mô cấu trúc của lãnh thổ tự nhiên
Theo phạm vi rộng, phát triển bền vững phụ thuộc vào việc lồng ghép thành công môi trường với quy hoạch kinh tế và ra quyết định, một quy trình được gọi là lồng ghép môi trường Những nỗ lực ban đầu vào những năm 1990 để lồng ghép môi trường với quy hoạch quốc gia - ví dụ, thông qua các báo cáo về chiến lược giảm đói nghèo (PRSP) - nhằm đảm bảo các quyết định và kế hoạch về kinh tế phải cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường và cũng như đề cập đến tác động của các hoạt động của con người đến các dịch vụ và tài sản môi trường
Bằng chứng cho thấy, những cố gắng ban đầu để lồng ghép môi trường với quy hoạch quốc gia đã đạt được những thành công nhất định Một loạt công trình đánh giá có ảnh hưởng của Ngân hàng thế giới cho thấy, hầu hết các báo cáo chiến lược giảm đói nghèo được các nước nghèo nhất thông qua trong những năm 1990,
đã không nêu được đầy đủ sự đóng góp của môi trường đối với giảm đói nghèo và tăng trưởng kinh tế
Lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào các quyết định sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh tế, xã hội là cách thức bảo vệ môi trường có nguồn gốc từ yêu cầu phát triển bền vững, nguyên tắc phòng ngừa trong bảo vệ môi trường và
Trang 11nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định có liên quan tới môi trường
Yêu cầu phát triển bền vững đến nay được coi là một trong những giá trị phổ quát cần được đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào trên thế giới Phát triển bền vững được Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển (WCED) định nghĩa là “sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Yêu cầu phát triển bền vững được hiểu một cách giản lược là yêu cầu phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ thỏa đáng môi trường sinh thái Điều này cũng có nghĩa rằng, mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều phải tính đúng, tính đủ các chi phí cho việc bảo vệ môi trường Nói cách khác, yêu cầu bảo vệ môi trường phải được tôn trọng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, mọi dự án sản xuất, tiêu thụ và phát triển
Nguyên tắc phòng ngừa đòi hỏi giảm thiểu tối đa nguy cơ sản sinh ra tác nhân làm thiệt hại đến môi trường (gây ô nhiễm, suy thoái môi trường) thay cho việc xử lý các chất gây ô nhiễm đã được sản sinh từ quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người Việc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn ra quyết định của con người sẽ góp phần giúp cho người ra quyết định cân nhắc đầy đủ hơn lợi và hại từ quyết định của mình, tính tới các lợi ích môi trường để từ đó có ứng xử phù hợp theo hướng giảm thiểu các hành vi gây hại cho môi trường
Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra các quyết định quan trọng liên quan tới môi trường đòi hỏi bất cứ khi nào một chủ thể có các quyết định có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nơi một cộng đồng dân cư đang sinh sống thì đều phải có sự tham vấn ý kiến hợp lý của cộng đồng dân cư đó Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế vấn đề môi trường về cơ bản là vấn đề của cộng đồng dân cư Các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nói chung chính là các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tài sản và các lợi ích khác của cộng đồng dân cư Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định liên quan tới môi trường chính là một biện pháp đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các chủ thể có liên quan
Trang 12đồng thời góp phần ngăn ngừa các xung đột, tranh chấp không đáng có trong tương lai
Như vậy, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào các loại quyết định trong cuộc sống của con người phải được coi là một hệ quả tự nhiên của yêu cầu phát triển bền vững và đáp ứng nguyên tắc phòng ngừa trong việc bảo vệ môi trường và nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo vệ môi trường Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cũng không phải là một ngoại lệ
1.1.2 Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã thể hiện khá đầy đủ yêu cầu phát triển
bền vững, loại phát triển mà theo giải thích của Luật này là “phát triển đáp ứng
được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Khoản 4 Điều 3 Luật BVMT
2014) Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có nhiều nội dung cụ thể theo hướng các yêu cầu về bảo vệ môi trường được lồng ghép vào từng loại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người (chẳng hạn bảo vệ môi trường đối với các dự án quy hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bảo vệ môi trường làng nghề, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, v.v )
Từ năm 2007, Việt Nam đã chính thức tham gia WTO, chính thức tham gia trên sân chơi quốc tế Trong bối cảnh đó, trên phạm vi toàn quốc, chúng ta hiện nay đang tập trung thực hiện bốn chương trình lớn mang tính toàn cầu:
i/ Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (ban hành ngày 17 tháng 8 năm 2004)
ii/ Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 RCC) (ban hành ngày 02 tháng 12 năm 2008)
Trang 13(NTP-iii/ Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (KCQ) (ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2009)
iv/ Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 (ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2014)
Đây có thể được xem như bốn chương trình/kế hoạch quan trọng nhất cho Việt Nam trong thế kỷ 21 và để thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế, cần phải quán triệt sâu sắc cách tiếp cận lồng ghép/tích hợp:
Trong chương trình Nghị sự 21 là yêu cầu tích hợp giữa ba lĩnh vực lớn nhất: kinh tế, xã hội và môi trường và các hợp phần của nó trên đặc thù văn hóa của các ngành, địa phương;
Trong NTP – RCC và KCQ là tích hợp các nhiệm vụ và giải pháp vào tất
cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của các
bộ ngành và địa phương
Tuy nhiên, theo tài liệu của nhóm nghiên cứu GS TS Lê Trọng Cúc [2010] trên thực tế, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, phát triển, xóa đói giảm nghèo và quản lý môi trường thường được xem là các mục tiêu tách biệt Các tác động tích lũy của chính sách, chương trình và dự án để đạt được các mục tiêu trung hạn và ngắn hạn gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí và gây ra hậu quả như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, suy thoái đất và ảnh hưởng rất lớn tới người nghèo Nguyễn Quang và Howard Stewart (2005) đánh giá về lồng ghép môi trường trong Chiến lược giảm nghèo toàn diện (CPRGS) của Việt Nam với trường hợp nghiên cứu điểm tại Đắc Lắc cho thấy, tình trạng tăng trưởng kinh tế nhanh phù hợp với trọng tâm của Chiến lược giảm nghèo toàn diện nhưng lại không bền vững và gây suy thoái môi trường làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo Mặt khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến nhiều ngành khác nhau Đánh giá của ngân hàng thế giới (2005) nhận định rằng phát triển kinh tế của Việt Nam đi kèm với đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhanh chóng, khai thác tài nguyên ngày một gia tăng và sự gia tăng áp lực tới môi trường Mức độ và quy mô tác động môi
Trang 14trường ngày một gia tăng Theo Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam (MONRE) (2003), trong lĩnh vực lâm nghiệp, từ năm 1975 đến nay mối đe dọa tới ĐDSH của Việt Nam không những không giảm mà ngày càng gia tăng do phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ thương phẩm, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, phát triển nuôi tôm, khai thác quá mức và hủy diệt, di dân Thống
kê của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) chỉ ra rằng số lượng loài động thực vật nguy cấp tăng từ 715 loài trong giai đoạn
1992 - 1996 tới 822 loài trong giai đoạn 2002 – 2007, theo sách đỏ của Việt Nam có tới gần 900 loài có nguy cơ tuyệt chủng (2007) Về lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhanh và làm thay đổi sử dụng tài nguyên ở quy mô lớn (Đặng Kim Sơn, 2006) Việc sử dụng phân bón hóa học ngày càng gia tăng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và gây ô nhiễm môi trường đất (MONRE, 2005) Đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư (2006) cho thấy chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp cả nước hiện nay đang ở mức ô nhiễm nặng và vẫn tiếp tục gia tăng, không những ảnh hưởng tới người lao động ở trong khu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người ngoài khu công nghiệp Đặc biệt tình trạng ô nhiễm nước thải, môi trường lao động đáng báo động Vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rác thải ở mức cao tuy chưa đến mức độ báo động
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lồng ghép môi trường hiệu quả nhất, yếu tố
gì cản trở sự lồng ghép môi trường? Sáng kiến về lồng ghép môi trường trong quy hoạch và ra quyết định được Học viện Môi trường và Phát triển Anh Quốc (IIED) thực hiện đánh giá ở 10 nước (như Tanzania, Zambia, Kenya, Phillipines, Việt Nam) IIED đã tổng kết các nhóm thách thức chính cho việc lồng ghép môi trường,
bao gồm: phương thức phát triển kinh tế bằng mọi giá, thiếu cam kết chính trị, các
sáng kiến lồng ghép còn hạn chế, thiếu thông tin và dữ liệu về mối liên hệ giữa môi trường – phát triển, năng lực và kỹ năng còn hạn chế Đánh giá của IIED (2010)
trong một hội thảo giữa các chuyên gia và các bên liên quan trong 2 ngày để nhìn nhận lại thành tựu và thách thức trong việc lồng ghép môi trường và phát triển ở ở
Việt Nam trong vòng 20 năm qua đã chỉ ra những thách thức như sau: (i) nhiều cơ
Trang 15quan liên quan đến vấn đề môi trường nhưng thiếu sự phối kết hợp; (ii) đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng cản trợ sự lồng ghép môi trường; (iii) quá trình quy hoạch thiếu sự phối kết hợp, không linh họa; (iv) trở ngại về văn hóa và ứng xử trong việc lồng ghép môi trường Đánh giá của IIED cũng nhận định rằng rất ít
quốc gia có giải pháp lồng ghép môi trường một cách hoàn hảo và đề xuất cần có chiến lược lồng ghép môi trường ở các cấp độ và quy mô khác nhau
1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 16Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức
Nguồn: Phòng TNMT huyện Mỹ Đức
Trang 17Mỹ Đức nằm ở tọa độ địa lý từ 20035’40’- 20043’40’ vĩ độ Bắc và từ
105038’44’ - 105049’33’ kinh độ Đông, có ranh giới tiếp giáp sau:
Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ (Hà Nội);
Phía đông giáp huyện Ứng Hòa (Hà Nội);
Phía tây giáp huyện Lương Sơn và huyện Kim Bôi (Hòa Bình);
Phía nam giáp huyện Kim Bảng (Hà Nam)
Về mặt kinh tế, Mỹ Đức có vị trí tương đối thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, quận Hà Đông, khu công nghệ cao Hòa Lạc và chuỗi đô thị mới Xuân Mai-Miếu Môn-Hòa Lạc-Sơn Tây
1.2.1.2 Địa hình, địa mạo
Mỹ Đức nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi với 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng, gồm 10 xã phía tây như Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá phía tây huyện từ 150 - 300m, do phần lớn đá Kast bị nước xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành hang động thiên nhiên đẹp có giá trị du lịch
và lịch sử như động Hương Tích, động Đại Binh, động Người Xưa…
Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, với độ cao trung bình từ 3,8 - 7m so với mặt biển Địa hình ở đây khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ đông sang tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy lợi tự chảy và dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ như Đầm Lai, Thài Lai…
Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng có
độ cao địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Câu Giậm, hồ Bán Nguyệt v.v
Trang 181.2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa khá
rõ rệt: mùa hè kéo dài từ tháng 5 - tháng 10 với nhiệt độ trung bình 24 - 270C, mùa đông kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình từ 18 - 240C
Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.630,6 giờ, cao nhất là 1.700 giờ/năm, thấp nhất là 1.460 giờ/năm
- Lượng mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1.900 - 2.200mm, phân bố không đều trong năm Mưa tập trung vào tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm Các tháng 11 đến tháng 3 năm sau có lượng mưa ít nhất trong năm chỉ khoảng 25 – 30 mm
- Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình trong năm là 85%, giữa các tháng trong năm độ ẩm biến thiên từ 80 - 89% Độ ẩm thấp nhất vào các tháng 11,12 Tuy nhiên, chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm là không lớn
- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Các tháng còn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam
- Sương muối hầu như không có; mưa đá và lốc xoáy thỉnh thoảng cũng có xảy ra trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì nhưng không gây thiệt hại lớn
Nhìn chung, Mỹ Đức có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân và cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận
1.2.1.4 Thủy văn
Mỹ Đức có vị trí địa lý nằm trong khu vực trũng của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi có lượng mưa cao nên nguồn nước mặt, nước ngầm và các diện tích thủy vực rất phong phú
a Các con sông chính: hệ thống sông tại huyện gồm 2 sông chính: sông Đáy và sông Thanh Hà
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực hơn 7.500km2 (cùng với
Trang 19phụ lưu sông Nhuệ) chảy qua các tỉnh thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định Sông Đáy là một phân lưu của sông Hồng tại Hát Môn - Phúc Thọ và chảy qua nhiều huyện của tỉnh như Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa và sang địa phận tỉnh Hà Nam Đoạn sông Đáy chảy qua Mỹ Đức có chiều dài 40km chạy dọc theo ranh giới phía đông với Ứng Hòa, đi qua địa phận các xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, Hương Sơn Trên địa phận
xã Hương Sơn, sông Đáy tiếp nhận dòng chảy của sông Thanh Hà và suối Yến từ phía tả ngạn Lưu vực sông trên địa bàn Mỹ Đức dài và hẹp, lòng sông quanh co uốn khúc, nên động lực dòng chảy mạnh và thường gây ra hiện tượng sạt lở đất ven
bờ Sông Đáy có vai trò quan trọng trong việc phân lũ cho sông Hồng, tiêu và tưới nước cho hàng nghìn ha lúa và hoa màu của Mỹ Đức Tuy nhiên, về mùa cạn sông gần như không có dòng chảy nên việc cấp nước gặp rất nhiều khó khăn
Do chảy qua nhiều địa bàn dân cư, sông Đáy phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ làng nghề và cộng đồng dân cư hai bên bờ sông Từ năm 2003, sông Đáy (cùng với sông Nhuệ) đã bị ô nhiễm trầm trọng do nước thải của các làng nghề
và bị coi là những con sông chết Hiện nay, Chính phủ đã xây dựng dự án quản lý lưu vực sông Nhuệ - Đáy, đầu tư xây dựng cụm công trình đầu mối sông Đáy, đưa nước từ sông Hồng qua cổng Hiệp Thuận và hệ thống kênh dài 12km vào sông Đáy tại cổng Cẩm Đinh, với mục đích làm sống lại dòng sông Đáy và tạo thành một khu
du lịch trên sông trong tương lai
Đoạn sông Đáy chảy qua Mỹ Đức dài khoảng 40km,từ đầu huyện đến cuối huyện, có vai trò quan trọng, với nhiều giá trị sử dụng về giao thông và môi trường như: phân lũ cho sông Hồng, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tiếp nhận và đồng hóa các nguồn nước thải…
Sông Thanh Hà là một nhánh của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi đá huyện Kim Bôi (Hoà Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa Đục Khê, sông có chiều dài 28km và diện tích lưu vực sông là 390km2 Do không có đê nên sông thường gây ngập úng
Trang 20Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Mỹ Hà và các kênh lớn như kênh tiêu 7 xã, kênh dọc trục huyện Hệ thống sông, hồ và chế độ thủy văn tại Mỹ Đức khá đa dạng và phong phú, cung cấp nước khá đầy đủ và thương xuyên cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
b Các hồ lớn của huyện: hồ Quan Sơn (bao gồm hồ Tuy Lai, hồ Vĩnh An, hồ Quan Sơn)
Hồ Quan Sơn nằm chạy dài theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, trên các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức, lan một phần nhỏ sang huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình Hồ nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Nam Tây Nam, là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của địa phương Hồ rộng khoảng 959
ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá vôi Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn" Từ những năm 1960, hồ Quan Sơn được khoanh vùng, bởi một con đê bao dài 20 km chạy dọc từ Thượng Lâm đến xã Hợp Tiến nhằm ngăn chặn nước lũ rừng ngang, tạo bể chứa thủy lợi tưới cho 2.000 ha cây trồng và nuôi trồng thủy sản Việc khai thác du lịch các quần thể vùng Quan Sơn được quy hoạch với gần 3.000 ha thuộc địa phận bốn xã: Hợp Tiến, Tuy Lai, Hồng Sơn, Thượng Lâm
1.2.1.5 Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 23.146,93 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.149,17 ha (chiếm 56,81%) Diện tích đất gieo trồng hàng năm bình quân là 0.054ha/người, cao hơn mức trung bình của tỉnh (0,046ha/người) và thấp hơn mức trung bình của đồng bằng sông Hồng (0,085 ha/người) - đây là yếu tố thúc đẩy huyện cần có quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Về thổ nhưỡng, Mỹ Đức chủ yếu có các loại đất chủ yếu sau: đất phù sa được bồi hàng năm; đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa có tầng loang
lổ đỏ vàng; đất phù sa glây; đất phù sa úng nước; đất than bùn; đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonát; đất đỏ nâu trên đá vôi; đất đỏ vàng trên đá sét; đất nâu vàng trên phù sa
Trang 21Bảng 1 Các loại đất huyện Mỹ Đức
hiệu
Toàn huyện Diện tích Tỷ lệ
9 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat RDv 30,00 0,13
Nguồn khoáng sản chủ yếu của Mỹ Đức gồm đá vôi và than bùn, với trữ lượng và vùng phân bố như sau
- Than bùn phân bố rải rác trên 10 xã vùng núi, tập trung phần lớn ở các xã Đồng Tâm, Thượng Lâm và vùng Hương Sơn với trữ lượng hàng trăm triệu tấn, hiện nay hầu như chưa khai thác
- Riêng mỏ than bùn Thượng Lâm có diện tích hơn 100ha nằm trong một đầm lớn có hướng Tây bắc - Đông Nam, dưới chân núi đá vôi về phí tây của đầm, phân bố dọc theo chân núi đá vôi thuộc 3 xã Đồng Tâm, Thượng Lâm và Tuy Lai, dài 2km, rộng 400-500m Chiều dầy lớp than bùn khoảng 3-3,5m Trữ lượng
Trang 22khoảng 2,5-3 triệu m3 Là mỏ có quy mô trữ lượng lớn của miền Bắc, khai thác thuận lợi, do đó mỏ có giá trị kinh tế lớn Chủ yếu sử dụng làm phân bón Năm
2006 Công ty cố phần khoáng sản và cơ khí đã nghiên cứu và đưa ra công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng có chất lượng tốt
- Đá vôi, kéo dài từ xã Đồng Tâm đến xã Hương Sơn với chiều dài trên 40km, chiều rộng từ 1 - 2km, chiều cao từ 50-100m, trữ lượng ước tính trên 600 triệu m3 Đáng chú ý có nhiều dãy núi có đá đỏ, đá xanh đen, đá đen granit - đây là nguồn tài nguyên cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (đặc biệt là xi măng)
1.2.2 Điều kiện KTXH huyện Mỹ Đức
1.2.2.1 Các vùng kinh tế trọng điểm của huyện
Hiện tại, huyện đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, mỗi vùng có điều kiện phát triển kinh tế riêng, nếu đầu tư khai thác thế mạnh của từng vùng sẽ tạo ra
sự phát triển nhanh chóng cho vùng Thực tế kinh tế của huyện đã có sự tăng trưởng tương đối trong các lĩnh vực sản xuất then chốt, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành thương mại - dịch vụ
và công nghiệp, trong nông nghiệp tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, thủy sản Đặc điểm và tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong chiến lược phát triển toàn diện của huyện, được mô tả tóm tắt như sau:
Vùng I: gồm 6 xã phía bắc là Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh, có diện tích tự nhiên là 7.885,79ha (chiếm 34,28% diện tích của toàn huyện) và dân số là 54.092 người (chiếm 31,08% dân số toàn huyện), mật
Trang 23chuyển một phần diện tích gò đồi sang trồng cây ăn quả nhằm nâng cao kinh tế, cung ứng rau xanh cho thị trường tại chỗ
Vùng I đã tận dụng diện tích đất lâm nghiệp để khoanh nuôi bảo vệ, khai thác rừng đã có sẵn, quy hoạch các loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế của các xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai Vùng đang hình thành các vườn cây để phục vụ du lịch sinh thái, du lịch trên núi Ngoài ra, vùng này còn có lợi thế trong phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là chế biến phân bùn phục vụ cho cây trồng
Vùng II: gồm 12 xã, thị trấn vùng ven sông Đáy như: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín Đây là vùng có diện tích tự nhiên là 6.657,37ha (chiếm 28,94% so với tổng diện tích toàn huyện), dân số 83,329 người (chiếm 47,88% dân số toàn huyện), với mật độ dân số cao nhất huyện là 13 người/ha
Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (60,76%); công nghiệp TTCN - xây dựng (15,3%) và dịch vụ, thương mại chiếm 23,94%
Đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ thị trường trong huyện
và thị trường các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hà Đông Bên cạnh đó, vùng còn có điều kiện phát triển các cây hoa màu có giá trị hàng hóa như: dâu tằm, lạc, đỗ tương, rau xanh với sản lượng lớn
Về công nghiệp, vùng có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đang phát triển mạnh mẽ như: thêu, dệt, chế biến lâm sản, đồ mộc chiếm phần lớn giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện
Trong vùng có thị trấn Đại Nghĩa, có các bến xe và chợ lớn nên hoạt động thương mại của vùng khá phát triển Do đó, vùng II có tỷ trọng dân số nông nghiệp trong tổng dân số thấp nhất toàn huyện
Vùng III: gồm 4 xã ven núi phía nam: Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú Diện tích tự nhiên của vùng là 8.460,89km2; chiếm 36,78% diện tích của toàn huyện, và mật độ dân số là 4 người/ha
Trang 24Phát triển nông nghiệp của vùng đã diễn ra theo hướng tập trung phát triển trồng trọt để cung cấp lương thực tại chỗ, chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp
từ trồng rừng sang trồng cây ăn quả, phát triển đàn bò, đàn dê để cung cấp thực phẩm cho lễ hội chùa Hương, tận dụng các mặt nước ao hồ để nuôi cá
Về công nghiệp, đây là vùng có trữ lượng đá vôi lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xí nghiệp gạch nung, ngói huyện cũng đang quy hoạch xây dựng nhà máy xi măng ở xã An Phú Bên cạnh đó, vùng cũng
đã và đang phát triển các nghề thủ công sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch chùa Hương
Thương mại - du lịch của các vùng đang phát triển theo hướng khai thác hiệu quả hoạt động của lễ hội chùa Hương Hơn nữa, huyện huy động vốn nhằm nâng cấp hệ thống giữ nước hồ Hương Tích nhằm phát triển du lịch mùa hè: chèo thuyền, leo núi, nghỉ ngơi cuối tuần…
1.2.2.2 Tình hình phát triển KTXH huyện Mỹ Đức năm 2013
Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 tại kỳ họp thứ mười Hội đồng nhân dân huyện Mỹ Đức khoá XVIII:
A Về kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất (theo giá 1994): (ước) đạt 2.243,7 tỷ đồng, đạt 99,8%
kế hoạch, tăng 5,7% so cùng kỳ
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực:
- Tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 34,6%;
- Tỷ trọng công nghiệp- XDCB: 27,2%;
- Tỷ trọng Thương mại - dịch vụ - du lịch: 38,2 %
Thu nhập bình quân đầu người: 17,5 triệu đồng
(1) Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản:
Giá trị sản xuất các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản được thể hiện trong bảng sau:
Trang 25Bảng 2 Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản huyện Mỹ Đức năm 2013
đồng)
So với kế hoạch (%)
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
- Trong ngành nông nghiệp: trồng trọt 277,1 tỷ đồng, chăn nuôi 198,6 tỷ đồng, chiếm 41,75 % tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt: 106.397,47 tấn, bằng 100,6% so cùng kỳ
a Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng: 21.728,52 ha, bằng 111,6% so với
So với cùng
kỳ
1 Lúa xuân 8.026,61 99,7% 68,69 100,3% 55.134,78 100%
2 Lúa mùa 7.636,96 102,0% 63,20 99,1% 48.265,59 101%
3 Lúa cả năm 15.663,57 100,8% 66,01 99,7% 103.400,37 100,5%
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
- Cây màu và cây vụ đông: Diện tích và sản lượng cây màu và cây vụ đông được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Trang 26Bảng 4 Diện tích trồng cây hoa màu huyện Mỹ Đức năm 2013
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
b Chăn nuôi, thú y: Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm Toàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra
Bảng 5 Thống kê chăn nuôi của huyện Mỹ Đức năm 2013
TT Loài vật nuôi Số lượng (con) So với cùng kỳ Tiêm phòng
Trang 27Nuôi trồng thủy sản: diện tích 2.369,36 ha, sản lượng (ước) đạt 4.900 tấn, đạt 99% kế hoạch, bằng 105,3% so cùng kỳ
c Công tác bảo vệ thực vật: Tích cực kiểm tra đồng ruộng, dự báo, phát hiện sâu bệnh và hướng dẫn cho nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời Tổ chức 10 lớp đào tạo ngắn hạn Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) rau và 10 lớp
vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 400 người tham dự Thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) 100 ha Làm thủ tục trình Thành phố phê duyệt màng lưới nhân viên bảo vệ thực vật cấp xã cho 22 người
d Công tác khuyến nông: Tổ chức tập huấn được 115 lớp cho 7.725 lượt người, cấp phát 9.335 bộ quy trình kỹ thuật; viết và gửi cho đài phát thanh 90 tin bài hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật xử lý giống lúa liền vụ, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm Thực hiện chương trình gieo lúa thẳng
vụ xuân với diện tích là 340 ha tại xã An Mỹ và Mỹ Thành
Tổ chức triển khai thực hiện 18 dạng mô hình trình diễn, trong đó: trồng trọt
9, chăn nuôi 4, thủy sản 1, cơ giới hóa 4 Các mô hình đều mang lại hiệu quả và có thể nhân ra diện rộng
Triển khai chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp theo quyết định 16 của UBND thành phố rộng rãi đến nông dân, đến nay đã tiếp nhận 06 bộ hồ sơ đủ điều kiện tổng hợp và gửi về Trung tâm khuyến nông để hỗ trợ kịp thời Thẩm định hồ
sơ và giải ngân vốn vay cho 20 hộ với tổng số tiền là 2 tỷ 470 triệu đồng để phát triển sản xuất
e Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
- Duy trì sản xuất đa canh trên diện tích đất lúa kém hiệu quả là 1.616,06 ha, với 1.291 hộ tham gia Hiệu quả kinh tế bình quân thu nhập diện tích chuyển đổi 112,2 triệu đồng (tăng 42,2 triệu đồng/ha so cấy lúa kém hiệu quả); diện tích đạt thu nhập cao 700 triệu đồng/ha
- Chuyển đổi cơ cấu giống lúa lai, lúa chất lượng năm 2013: 7.001,9 ha, chiếm 44,7% cơ cấu (vụ xuân chiếm 53%, vụ mùa 35%), giảm 2% so cùng kỳ; tăng thu nhập từ 4,5 đến 6 triệu đồng/ha/vụ so với lúa khang dân
(2) Sản xuất Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng:
Trang 28Tổng giá trị sản xuất (theo giá 1994): đạt 834,7 tỷ đồng, đạt 98,2% kế hoạch, bằng 101,1% so cùng kỳ, trong đó:
a Sản xuất Tiểu thủ công nghiệp: đạt 241,5 tỷ đồng, đạt 97,5% kế hoạch năm, bằng 103,7% so với cùng kỳ Sản phẩm chủ yếu là dệt, may công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, Phối hợp với Trung tâm Khuyến công Hà Nội, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức 8 lớp đào tạo nghề: thêu ren, may công nghiệp, dệt len, mây tre đan và mộc dân dụng cho 315 học viên tại các xã An Phú,
An Tiến, Mỹ Thành, Phúc Lâm, Phù Lưu Tế, Vạn Kim, Thị trấn Đại Nghĩa
b Xây dựng cơ bản: Giá trị xây dựng cơ bản: đạt 593,2 tỷ đồng, đạt 98,4%
kế hoạch, bằng 100,1% so với cùng kỳ Đang triển khai thi công xây dựng các công trình trên địa bàn huyện đảm bảo tiến độ, chất lượng
3 Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:
Giá trị đạt 875 tỷ đồng, đạt 100,7% kế hoạch, bằng 112,2% so cùng kỳ Xây dựng kế hoạch tổ chức các phiên chợ hàng việt, hội chợ xúc tiến thương mại trên địa bàn huyện; kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn đảm bảo việc kinh doanh đúng quy định
4 Công tác Tài nguyên - Môi trường
a Tài nguyên: Tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện; công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực Hoàn thành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công tác kiểm kê đất đai năm 2013
b Môi trường: Duy trì công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển, xử
lý và chôn lấp rác thải ở các xã, thị trấn từng bước đi vào nền nếp Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính phát sinh trong toàn huyện là 100 tấn/ngày, tổng khối lượng rác sinh hoạt thu gom được (ước) là 30.679 tấn/năm (85 tấn/ngày), đạt 85%, tăng 8,57% so với năm 2012, tăng 5% so với kế hoạch thành phố giao
Tổng số dân được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh là 90% tăng 6,94% so với chỉ tiêu thành phố giao năm 2012 Trong đó số hộ được sử dụng nước sạch là 4,5% thấp hơn 22% so với chỉ tiêu Thành phố giao
Trang 29B Về văn hóa xã hội:
1 Công tác Văn hoá - Thông tin:
Thường xuyên thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tới cán bộ và nhân dân
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội Triển khai thực hiện Luật quảng cáo và các quy định về quản lý hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa Triển khai đăng ký xây dựng các danh hiệu văn hoá năm 2013 (Ước) trong năm 2013 có thêm 05 làng đạt danh hiệu làng văn hoá, nâng tổng số lên 75/112 làng (đạt 67%), tăng 4,5% so với kế hoạch Thành phố giao Có thêm 15 đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hoá, nâng tổng số lên 90/138 đơn vị (đạt 66%) Có 40.829/47.360 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (đạt 86,2%), tăng 0,2% so với kế hoạch thành phố giao Có 161/240 cụm dân cư được công nhận cụm dân cư văn hóa đạt 67,1%, tăng 4,6% so với kế hoạch Thành phố giao
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn và tu bổ, tôn tạo các di tích lịch
sử - văn hoá, quản lý tốt các lễ hội truyền thống ở cơ sở và kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa theo đúng quy định, kịp thời có hiệu quả
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Đã xây dựng được gần 400 chương trình
phát thanh với trên 4000 tin, bài, mỗi chương trình có thời lượng từ 20 đến 30 phút Đồng thời phối hợp với các cấp các ngành xây dựng được trên 350 chuyên mục các loại gồm: Chuyên mục pháp luật với đời sống, an ninh trật tự, an toàn giao thông, nhà nông cần biết, nông thôn mới, xây dựng Đảng, cựu chiến binh, dân số kế hoạch hóa gia đình, phụ nữ….tích cực cộng tác với Đài Phát thanh - truyền hình Hà Nội làm được 8 trang ngoại thành với thời lượng phát sóng 15 phút/1 trang, với 24 bài phóng sự Nội dung các chương trình phong phú hấp dẫn, đa dạng Tin, bài đảm bảo tính thời sự, tính Đảng, luôn cập nhật thông tin chính xác
Trang 302.- Công tác Giáo dục - Đào tạo:
Chỉ đạo thực hiện tốt nền nếp dạy và học trong các cấp học, bậc học Tích cực hưởng ứng các phong trào do ngành giáo dục phát động và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2012 -
2013 và triển khai các hoạt động hè cho học sinh; Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bổ túc Trung học phổ thông năm học 2012 - 2013 đảm bảo an toàn, đúng quy chế Duy trì tốt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS Chỉ đạo các trường tổ chức tốt ngày khai giảng năm học mới Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy và học
Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi tăng, kết quả toàn ngành có 184 giáo viên được công nhận giỏi cấp huyện, 11 giáo viên giỏi cấp thành phố, 1.855 học sinh giỏi cấp huyện, 82 học sinh giỏi cấp thành phố, 02 học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia Năm 2013, toàn huyện có 559 học sinh đỗ vào các trường Đại học, 367 học sinh đỗ vào các trường Cao đẳng (riêng Đại học tăng 99 em) Ngành giáo dục huyện được xếp thứ 16/29 quận huyện toàn thành phố
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các trường học, trường đạt chuẩn quốc gia; đến tháng 11/2013 được Thành phố công nhận thêm 02 trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu tháng 12/2013 có thêm 04 trường được công nhận, đạt 100% chỉ tiêu Thành phố giao; Nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện là 25/76 trường
6.- Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý Lễ hội Chùa Hương năm 2013:
Triển khai tổ chức tốt công tác quản lý và phục vụ Lễ hội Chùa Hương Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; Thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở các phương tiện hoạt động trên dòng Suối Yến và toàn bộ khu vực lễ hội giữ vệ sinh sạch sẽ, ý thức phục vụ du khách có nhiều tiến bộ Hoạt động dịch vụ được tăng cường quản lý, làm tốt công tác bảo vệ, giữ gìn các di tích, kịp thời xử lý các vi phạm, không để các điểm xây dựng trái phép tái vi phạm Kết quả ước năm 2013 có 1.365.000 lượt khách về tham quan trẩy hội, giảm 13.854 lượt khách so cùng kỳ
Trang 31Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Các HST trong khu vực huyện Mỹ Đức
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mỹ Đức
Khu vực nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu của luận văn là toàn bộ phần ranh giới hành chính của huyện Mỹ Đức Bao gồm 01 thị trấn (thị trấn Đại Nghĩa) và 21
xã
2.2 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu
Đây là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu, dựa vào các thông tin và số liệu đó để tổng hợp và phân tích, tiến hành xử lý số liệu để thực hiện các mục tiêu của đề tài
Các báo cáo đề tài thu thập được liên quan đến khu vực nghiên cứu như:
- Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các HST nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức – Hà Nội;
- Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chức Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững;
- Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức, Hà Nội;
- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường nước trong quy hoạch phát triển huyện Mỹ Đức – Hà Nội đến năm 2020
2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Đây là phương pháp điều tra, thu thập thông tin số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu tại thực địa, số liệu và thông tin thu thập được xử lý và tổng hợp,
là cơ sở cho những đánh giá, phân tích và đưa ra các giải pháp, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện việc lồng ghép
Trang 32Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ các tài liệu thu thập được, xác định các thông tin, số liệu tài liệu và báo cáo còn thiếu phục vụ làm dẫn chứng, minh họa cho việc đánh giá, phân tích để tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin
Tiến hành hai đợt thực địa để khảo sát, thu thập thông tin các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các hoạt động phát triển, môi trường và các HST của huyện
Mỹ Đức:
- Đợt 1: từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 10 năm 2014
- Đợt 2: từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tiến hành thu thập thông tin, số liệu và báo cáo tại các cơ quan:
- Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
- Phòng TNMT huyện Mỹ Đức
- Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn
- Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn
- Công ty Thủy lợi Sông Đáy
- Khảo sát dọc theo tuyến đường 419 đi qua các xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành,
An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phù Lưu Tế, Thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim, Dốc Tín
- Khảo sát khu vực hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai
Các tài liệu thu thập được trong hai đợt khảo sát như:
Trang 33- Báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2014, phương hướng bảo vệ môi trường năm 2015
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014
- Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
- Báo cáo Tình hình đa dạng sinh học và công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội
- Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạnh sinh học đến năm 2030
- Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000
- Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện
Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
3 Phương pháp đánh giá nhanh
Là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, tình hình phát triển kinh tế thông qua việc quan sát, phỏng vấn bán chính thức nhằm xác minh được nhiều hơn các tài liệu thu thập được, là cơ sở cho việc đánh giá phân tích trong kết quả nghiên cứu
sử dụng đất, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức
Kế thừa các công trình nghiên cứu đã được công bố có nội dung liên quan đến nội dung, khu vực nghiên cứu của đề tài
Tham khảo thông tin trên các trang mạng internet
Trang 34Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khái quát hiện trạng môi trường và đánh giá các HST huyện Mỹ Đức
3.1.1 Hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức năm 2014, phương hướng bảo vệ môi trường năm 2015 của UBND huyện Mỹ Đức, khái quát một số điểm đáng chú ý về hiện trạng môi trường của huyện Mỹ Đức qua 6 tháng đầu năm
2014 như sau:
a Môi trường không khí:
- Hiện nay môi trường không khí tại các tuyến đường 419, 429 đang bị ô nhiễm do tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới ở huyện tăng mạnh
Sự gia tăng về số lượng của các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là các phương tiện chuyên chở vật liệu, đất đá phục vụ cho việc xây dựng, phát triển cơ sở
hạ tầng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông vận tải Chất lượng đường thấp, có nhiều đoạn hư hỏng thường xuyên phải sửa chữa, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ phương tiện trong việc sử dụng, bảo dưỡng xe cơ giới còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều khí thải, bụi Tuy chưa có số liệu quan trắc cụ thể, nhưng theo đánh giá sơ bộ nồng độ các khí thải, khói bụi này ngày càng gia tăng
- Môi trường không khí tại điểm công nghiệp Phùng Xá đang bị ô nhiễm cục
bộ do khí thải từ các lò hơi phát sinh trong quá trình tẩy, nhuộm vải Các hơi hóa chất phát sinh từ lò hơi chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn đã thải ra môi trường gây ô nhiễm
b Môi trường nước:
- Nước mặt:
+ Nước sông đáy đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) Ngoài ra hàng năm sông Đáy còn tiếp nhận một lượng lớn nước
từ sông Nhuệ mang theo các chất thải từ các khu công nghiệp ở khu vực Hoài Đức
Trang 35và Hà Đông, biểu hiện của ô nhiễm nước là cá chết hàng loạt và đổi thành màu đen, tuy nhiên số liệu tại thời điểm nước tràn về chưa được quan trắc cụ thể
+ Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có một số hồ lớn như: Hồ Quan Sơn, hồ Ngái Lạng, hồ Tuy Lai hầu hết chất lượng nước ở các hồ còn tương đối tốt
+ Hệ thống hồ ao nằm sen kẽ trong khu dân cư cũng đang bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải từ khu dân cư, các trang trại chăn nuôi, các cơ sở sản xuất kinh doanh và chưa được xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước
- Nước ngầm, nước sạch:
Trên địa bàn huyện có 2 xã An Phú và xã Hương Sơn có hệ thống cung cấp nước sạch tập trung đang hoạt động, phục vụ được khoảng 4,5% số dân trên địa bàn huyện Hiện nay có 02 Dự án xây dựng trạm cấp nước sạch tại Thị Trấn Đại Nghĩa; Hợp Tiến – Hợp Thanh và Hương Sơn, các dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, còn lại các hộ nhân dân đều dùng nước mưa hoặc nước giếng khoan qua lọc cát sỏi, chưa được kiểm tra về chất lượng để dùng sinh hoạt hàng ngày Trong năm 2014, tại xã Lê Thanh xảy ra sự cố sụt lún đất do nhân dân tự ý khoan giếng thủ công để sinh hoạt gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương
c Môi trường đất:
Môi trường đất đang có nguy cơ ô nhiễm bởi nước thải và thuốc bảo vệ thực vật, hàng ngày đất phải tiếp nhận một lượng hóa chất, vi sinh vật gây bệnh, các chất khó phân hủy… từ nước thải, bùn thải, chất thải rắn, hóa chất tẩy nhuộm làm tổn hại đến HST đất, giảm độ phì và lượng mùn của đất và đặc biệt là có nguy cơ làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm do quá trình thẩm thấu, lan truyền chất ô nhiễm trong đất
Từ những thông tin, đánh giá trên có thể thấy hiện trạng môi trường huyện
Mỹ Đức một số khu vực đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, tuy nhiên theo đánh giá chung, hiện trạng môi trường của huyện chưa có vấn đề về môi trường nghiêm trọng, nồng độ các thông số trong các thành phần môi trường vẫn nằm trong sự kiểm soát cho phép
Trang 363.1.2 Đánh giá các HST tại Mỹ Đức
Sự khác biệt về điều kiện sống ở các HST đã là tác nhân làm phong phú thêm không chỉ về số lượng loài mà cả về dạng sống, nếu HST rừng trên núi đá vôi, các loài cây thân gỗ chiếm ưu thế thì ở HST thủy sinh, cây thân thảo lại chiếm ưu thế Phù hợp với điều kiện canh tác theo mùa vụ, cây có đời sống ngắn (một năm) chiếm ưu thế trong HST nông nghiệp Sự phân bố của các loài theo HST một mặt chịu sự chi phối của đặc tính sinh thái, mặt khác còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi của mỗi loài, nói cách khác, đây chính là sự chọn lọc của tự nhiên Điều này lý giải vì sao HST rừng trên núi đá vôi, mặc dù điều kiện sống rất khắc nghiệt: luôn luôn khô và rất ít chất dinh dưỡng, nhưng lại là HST có tính ĐDSH cao, đặc biệt hiện đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm Có thể xác định trong khu vực nghiên cứu có 8 HST lớn: HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng trên núi đất, HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm, HST trảng cỏ, HST trảng cây bụi và tre nứa, HST thủy vực, HST nông nghiệp, HST khu dân cư
3.1.2.1 HST rừng trên núi đá vôi
Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi của Mỹ Đức được hình thành vào kỷ Ladini thuộc kỷ Tơriat, kỷ Tơriat khởi đầu cách đây 270 triệu năm, kỷ Ladini thì cách đây 220 triệu năm Do đó các ngọn núi đá vôi của Mỹ Đức đã có khoảng 220 triệu tuổi
Rừng trên núi đá vôi nơi đây có thể phân hai tầng:
- Tầng cao gồm các loài cây: lim, trai, nghiến, sau sau, lát hoa, xoan, mít rừng, gạo… nhìn chung các cây cao to chỉ còn lại thưa thớt
- Tầng thấp chủ yếu bao gồm duối đá vôi, ráy, cỏ lào, các cây leo, bương, vầu và các loài cây của tầng cao đã tái sinh lại nhưng vẫn đạt tới chiều cao thuộc tầng trên
Mặc dù điều kiện sống khắc nghiệt: luôn khô và ít chất dinh dưỡng nhưng HST rừng trên núi đá vôi mang lại cho Mỹ Đức nhiều giá trị cao như: giá trị về ĐDSH cao; tạo cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan sinh thái thu hút khách du lịch
Trang 37phát triển kinh tế địa phương; phòng hộ và hạn chế lũ lụt, trượt lở đất; phát triển trồng rừng và các loài thực vật có giá trị kinh tế cao
Với HST động thực vật trên núi đá vôi phong phú và đa dạng, nơi đây đã trở thành một kho dự trữ thiên nhiên về bảo tồn nguồn gen các loài quý hiếm, các loài đặc hữu Theo ông Nguyễn Anh Khoa (phòng Quản lý bảo tồn và phát triển rừng - BQL rừng đặc dụng Hương Sơn), chỉ tính riêng hệ thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn có 185 họ, 577 chi, 873 loài, trong đó có 24 loài thực vật quý hiếm như Lan
một lá (Nervilia fordii), Sưa (Delbergia tonkinensis), Rau Sắng (Melientha suavis), Nghiến (Burretiodendron tonkinense), Củ bình vôi (Stephania cepharantha), Lan Kim tuyến (Anoecotochilus cetaceus); hệ động vật của rừng có 288 loại thuộc 84
họ, 26 bộ, trong đó có 40 loài động vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao và có một loài mới phát hiện được trong năm 2011 Thành phần côn trùng của rừng đặc dụng Hương Sơn cũng rất phong phú với 374 loài thuộc 65 họ, 13 bộ
Rừng trên núi đá vôi đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo nổi tiếng, các công trình tôn giáo như đền chùa nằm xen kẽ với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là một đặc trưng của khu du lịch Hương Sơn, hấp dẫn hàng triệu du khách đến vãn cảnh và tham gia lễ hội
Ngoài chức năng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo vệ môi trường cho thủ đô Hà Nội, rừng đặc dụng Hương Sơn còn có tác dụng phòng hộ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ hiếm có, mang lại hiệu quả kinh tế thông qua các hoạt động phát triển rừng và du lịch sinh thái
Trong khu vực rừng trên núi đá vôi có 2 loài thực vật quý, đã trở nên nổi tiếng với khách thập phương khi đi lễ hội Chùa Hương: mơ Hương Tích và rau sắng Chùa Hương
Mơ Hương Tích: Theo ông Lê Mạnh Đông (một hộ dân sống lâu năm tại thôn Phú Yên, xã Hương Sơn), Hiện nay trên địa bàn xã Hương Sơn còn lại rất ít
mơ Hương Tích, mà chủ yếu là mơ lai Vân Nam và mơ Bắc Cạn đang được trồng ở Hương Sơn Cả thôn Phú Yên, Hương Sơn chỉ còn lại 3 nhà còn trồn mơ (với số lượng 18 cây; nhà ông Đông 13 cây, nhà bà Duyên Sải 3 cây, nhà bà Hoan 2 cây),
Trang 38ngoài ra chỉ còn thôn Đục Khê và Hương Tích là còn hộ dân trồng mơ với số lượng rất ít Năng suất bình quân đối với các cây to 45-55kg/vụ, với những gốc cây nhỏ năng suất 15-20 kg/vụ, như nhà ông Lê Mạnh Đông sản lượng trung bình đạt 7 tạ/năm; giá mơ bán bình quân: 50.000 - 60.000 đồng/kg Cũng theo ông Lê Mạnh Đông, những năm gần đây, được sự hỗ trợ kinh phí từ BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, các hộ dân đã bắt đầu trồng mơ trở lại
Hình 2: Mơ Vân Nam được trồng ở
Hương Sơn
Hình 3: Hình ảnh cây mơ Hương Tích
Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 24/10/2014
Cây rau sắng được coi là đặc sản quý của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội Theo kết quả điều tra khảo sát mùa rau sắng bắt đầu từ tháng giêng đến cuối tháng ba âm lịch (mùa lễ Hội Chùa Hương), thông thường thì rau sắng được thu hoạch 1 lứa/vụ, nếu thu hoạch sớm thì có thể thu hoạch 2 lứa/vụ, khoảng cách 1 tháng/vụ, rau có giá bán khoảng từ 400.000 đến 600.000 đồng/kg vào những ngày lễ hội, thậm chí có thời điểm lên đến 700.000 đồng/kg Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 3 âm lịch khi rau sắng chính vụ, lượng khách thập phương đến với chùa Hương ít dần, rau sắng lại được bán với giá chỉ còn 100.000 – 120.000 đồng/kg
Rau sắng thường được trồng xen kẽ vào các vách đá, khác với các loài cây rau màu thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch phải mất 3-5 năm Rau sắng có
2 loại cây đực và cây cái, cây cái người ta thường gọi là cây sắng nếp (là loại có thể cho quả và hạt), nhưng hiện còn rất ít cây sắng nếp Theo ông Lê Mạnh Đông, để kiếm rau sắng ngon, người dân phải vào rừng sâu, leo lên những vách núi đá cao
Trang 39mới hái được, còn theo ông Nguyễn Anh Khoa – Chuyên viên BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, hiện khu vực Hương Sơn còn lại rất ít cây rau sắng cổ thụ, diện tích trồng rau sắng ở Hương Sơn khoảng 30ha, chủ yếu nằm trong rừng sâu, thu hoạch rất khó khăn
Hình 4 và hình 5: Rau sắng chùa Hương được trồng trong rừng
Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 24/10/2014
Cũng theo ông Khoa, năm 2011 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng Theo đó, dự án sẽ
hỗ trợ người dân vốn, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, giống cây trồng, vật nuôi tạo thuận lợi cho người dân tham gia Quy mô dự án: triển khai trên tổng diện tích 250 ha, trong đó rau sắng được trồng mới 170 ha, cải tạo 30
ha rau sắng sẵn có; cây mơ 45 ha; củ mài 5 ha Tuy nhiên, đến giữa năm 2013 do nguồn ngân sách khó khăn UBND thành phố Hà Nội có quyết định giãn tiến độ thực hiện dự án
3.1.2.2 HST rừng trên núi đất
Nền núi đất là đá phiến sa thạch, từ đỉnh núi xuống chân núi thấp dần với độ dốc trung bình 200C, các đồi đất thấp có độ dốc nhỏ hơn nhiều, với đỉnh đồi tù và thoải dần về mọi phía, rất thuận tiện lợi bố trí nhà ở và ruộng nương, tầng đất có tỷ
lệ mùn và khoáng khá cao Do vậy, các đồi thấp thường rất thích hợp cho trồng ngô, mía, dứa, sắn, chè, na, nhãn
Trang 40Rừng cây bụi và tráng cỏ phân bố ở một số ít núi đất rải rác giữa các thung của núi đá vôi, đất ở đây màu nâu nhạt, pH 5,5 - 6, tầng mùn và chất dinh dưỡng khá dày Bên cạnh mai, vầu, nứa, giang chiếm ưu thế, cao 2 - 8m cũng gặp rải rác một số cây gỗ, cây bụi, một số khoảnh trống xuất hiện các tráng cỏ hẹp xen lẫn rải rác các cây bụi và xoan
HST núi đất không được đồng nhất, sự sai khác cơ bản của quần sinh vật núi đất và núi đá vôi chủ yếu do điều kiện tự nhiên của nền địa chất thổ nhưỡng kéo theo chế độ nước, đặc biệt là do cấu trúc thực bì và mức độ phá hoại lớp phủ thực vật qua cách đốt nương làm rẫy Do vậy, quần xã động vật và quần xã thực vật ở hai HST đều có những nét đặc trưng riêng
Núi đất ở đây thường bị bạc màu, lại ở những khu vực sâu bên trong các vùng bị ngập nước, việc đi lại khó khăn nên người dân ít chú trọng trồng trọt và chăm sóc cây trồng, nếu có trồng trọt ở các vùng núi đất thì người dân thường sáng
đi, chiều về chứ không ở lại ban đêm
Các chức năng của HST rừng trên núi đất được xác định là nơi cư trú của các loài động thực vật, tạo môi trường trong lành, số lượng và tính ĐDSH của HST này nghèo nàn hơn nhiều so với HST rừng trên núi đá vôi Chức năng thứ hai của HST rừng trên núi đất đó là hạn chế lũ lụt, trượt, sạt lở đất, các tầng cây bụi và trảng cỏ mọc kín các đồi đất cũng hạn chế được trượt lở, xói mòn đất Ngoài ra HST rừng trên núi đất cũng là nơi để các hộ dân làm nương rẫy, trồng các loài cây hoa màu phục vụ sinh hoạt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi
3.1.2.3 HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm
HST này có rải rác khắp nơi, cây trồng tập trung nhiều dưới các chân núi, bãi đất ven suối, ven các thung lũng hoặc xen kẽ ở vườn nhà Cây trồng cung cấp sản lượng lớn hoa quả phục vụ nhu cầu của người dân địa phương cũng như phục vụ du khách thập phương
Quần xã sinh vật ở đây rõ ràng là nhân tạo, gồm nhiều loại cây trồng như:
bưởi, nhãn, na, sấu, vải, xoài, mít, chuối cây trồng đang cung cấp mọi thứ, mang