PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

Một phần của tài liệu Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 31)

1. Phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu

Đây là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu, dựa vào các thông tin và số liệu đó để tổng hợp và phân tích, tiến hành xử lý số liệu để thực hiện các mục tiêu của đề tài.

Các báo cáo đề tài thu thập được liên quan đến khu vực nghiên cứu như: - Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các HST nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức – Hà Nội;

- Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chức Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững;

- Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức, Hà Nội;

- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường nước trong quy hoạch phát triển huyện Mỹ Đức – Hà Nội đến năm 2020.

2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là phương pháp điều tra, thu thập thông tin số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu tại thực địa, số liệu và thông tin thu thập được xử lý và tổng hợp, là cơ sở cho những đánh giá, phân tích và đưa ra các giải pháp, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện việc lồng ghép.

Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ các tài liệu thu thập được, xác định các thông tin, số liệu tài liệu và báo cáo còn thiếu phục vụ làm dẫn chứng, minh họa cho việc đánh giá, phân tích để tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin...

Tiến hành hai đợt thực địa để khảo sát, thu thập thông tin các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các hoạt động phát triển, môi trường và các HST của huyện Mỹ Đức:

- Đợt 1: từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 10 năm 2014. - Đợt 2: từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2014.

Tiến hành thu thập thông tin, số liệu và báo cáo tại các cơ quan: - Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức.

- Phòng TNMT huyện Mỹ Đức.

- Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn. - Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn.

- Công ty Thủy lợi Sông Đáy. Cụ thể các khu vực khảo sát:

- Khảo sát khu vực Chùa Hương, suối Yến: nắm bắt các thông tin về lễ hội Chùa Hương, quan sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt...

- Khảo sát các khu vực nuôi trồng thủy sản tại một số địa phương trong huyện Mỹ Đức.

- Khảo sát khu vực trồng một số loại cây đặc trưng của vùng núi Hương Sơn như rau Sắng Chùa Hương, Mơ Hương Tích...

- Khảo sát các khu vườn trồng cây ăn quả của các hộ dân trong khu vực nghiên cứu.

- Khảo sát dọc theo tuyến đường 419 đi qua các xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phù Lưu Tế, Thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim, Dốc Tín.

- Khảo sát khu vực hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai.

- Báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2014, phương hướng bảo vệ môi trường năm 2015.

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014.

- Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

- Báo cáo Tình hình đa dạng sinh học và công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội.

- Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạnh sinh học đến năm 2030. - Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.

- Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3. Phương pháp đánh giá nhanh

Là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, tình hình phát triển kinh tế thông qua việc quan sát, phỏng vấn bán chính thức nhằm xác minh được nhiều hơn các tài liệu thu thập được, là cơ sở cho việc đánh giá phân tích trong kết quả nghiên cứu.

4. Phương pháp kế thừa

Đây là phương pháp kế thừa các thông tin, số liệu trong các tài liệu thu thập được:

Kế thừa các số liệu trong các báo cáo của huyện Mỹ Đức như báo cáo tổng kết KTXH năm 2013, báo cáo hiện trạng môi trường năm 2014, báo cáo Quy hoạch sử dụng đất, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức...

Kế thừa các công trình nghiên cứu đã được công bố có nội dung liên quan đến nội dung, khu vực nghiên cứu của đề tài.

Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát hiện trạng môi trường và đánh giá các HST huyện Mỹ Đức

3.1.1. Hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức năm 2014, phương hướng bảo vệ môi trường năm 2015 của UBND huyện Mỹ Đức, khái quát một số điểm đáng chú ý về hiện trạng môi trường của huyện Mỹ Đức qua 6 tháng đầu năm 2014 như sau:

a. Môi trường không khí:

- Hiện nay môi trường không khí tại các tuyến đường 419, 429 đang bị ô nhiễm do tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới ở huyện tăng mạnh. Sự gia tăng về số lượng của các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là các phương tiện chuyên chở vật liệu, đất đá phục vụ cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông vận tải. Chất lượng đường thấp, có nhiều đoạn hư hỏng thường xuyên phải sửa chữa, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ phương tiện trong việc sử dụng, bảo dưỡng xe cơ giới còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều khí thải, bụi. Tuy chưa có số liệu quan trắc cụ thể, nhưng theo đánh giá sơ bộ nồng độ các khí thải, khói bụi này ngày càng gia tăng.

- Môi trường không khí tại điểm công nghiệp Phùng Xá đang bị ô nhiễm cục bộ do khí thải từ các lò hơi phát sinh trong quá trình tẩy, nhuộm vải. Các hơi hóa chất phát sinh từ lò hơi chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn đã thải ra môi trường gây ô nhiễm

b. Môi trường nước: - Nước mặt:

+ Nước sông đáy đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…). Ngoài ra hàng năm sông Đáy còn tiếp nhận một lượng lớn nước từ sông Nhuệ mang theo các chất thải từ các khu công nghiệp ở khu vực Hoài Đức

và Hà Đông, biểu hiện của ô nhiễm nước là cá chết hàng loạt và đổi thành màu đen, tuy nhiên số liệu tại thời điểm nước tràn về chưa được quan trắc cụ thể.

+ Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có một số hồ lớn như: Hồ Quan Sơn, hồ Ngái Lạng, hồ Tuy Lai...hầu hết chất lượng nước ở các hồ còn tương đối tốt.

+ Hệ thống hồ ao nằm sen kẽ trong khu dân cư cũng đang bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải từ khu dân cư, các trang trại chăn nuôi, các cơ sở sản xuất kinh doanh và chưa được xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước.

- Nước ngầm, nước sạch:

Trên địa bàn huyện có 2 xã An Phú và xã Hương Sơn có hệ thống cung cấp nước sạch tập trung đang hoạt động, phục vụ được khoảng 4,5% số dân trên địa bàn huyện. Hiện nay có 02 Dự án xây dựng trạm cấp nước sạch tại Thị Trấn Đại Nghĩa; Hợp Tiến – Hợp Thanh và Hương Sơn, các dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, còn lại các hộ nhân dân đều dùng nước mưa hoặc nước giếng khoan qua lọc cát sỏi, chưa được kiểm tra về chất lượng để dùng sinh hoạt hàng ngày. Trong năm 2014, tại xã Lê Thanh xảy ra sự cố sụt lún đất do nhân dân tự ý khoan giếng thủ công để sinh hoạt gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.

c. Môi trường đất:

Môi trường đất đang có nguy cơ ô nhiễm bởi nước thải và thuốc bảo vệ thực vật, hàng ngày đất phải tiếp nhận một lượng hóa chất, vi sinh vật gây bệnh, các chất khó phân hủy… từ nước thải, bùn thải, chất thải rắn, hóa chất tẩy nhuộm làm tổn hại đến HST đất, giảm độ phì và lượng mùn của đất và đặc biệt là có nguy cơ làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm do quá trình thẩm thấu, lan truyền chất ô nhiễm trong đất.

Từ những thông tin, đánh giá trên có thể thấy hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức một số khu vực đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, tuy nhiên theo đánh giá chung, hiện trạng môi trường của huyện chưa có vấn đề về môi trường nghiêm trọng, nồng độ các thông số trong các thành phần môi trường vẫn nằm trong sự kiểm soát cho phép.

3.1.2. Đánh giá các HST tại Mỹ Đức

Sự khác biệt về điều kiện sống ở các HST đã là tác nhân làm phong phú thêm không chỉ về số lượng loài mà cả về dạng sống, nếu HST rừng trên núi đá vôi, các loài cây thân gỗ chiếm ưu thế thì ở HST thủy sinh, cây thân thảo lại chiếm ưu thế. Phù hợp với điều kiện canh tác theo mùa vụ, cây có đời sống ngắn (một năm) chiếm ưu thế trong HST nông nghiệp. Sự phân bố của các loài theo HST một mặt chịu sự chi phối của đặc tính sinh thái, mặt khác còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi của mỗi loài, nói cách khác, đây chính là sự chọn lọc của tự nhiên. Điều này lý giải vì sao HST rừng trên núi đá vôi, mặc dù điều kiện sống rất khắc nghiệt: luôn luôn khô và rất ít chất dinh dưỡng, nhưng lại là HST có tính ĐDSH cao, đặc biệt hiện đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Có thể xác định trong khu vực nghiên cứu có 8 HST lớn: HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng trên núi đất, HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm, HST trảng cỏ, HST trảng cây bụi và tre nứa, HST thủy vực, HST nông nghiệp, HST khu dân cư.

3.1.2.1. HST rừng trên núi đá vôi

Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi của Mỹ Đức được hình thành vào kỷ Ladini thuộc kỷ Tơriat, kỷ Tơriat khởi đầu cách đây 270 triệu năm, kỷ Ladini thì cách đây 220 triệu năm. Do đó các ngọn núi đá vôi của Mỹ Đức đã có khoảng 220 triệu tuổi.

Rừng trên núi đá vôi nơi đây có thể phân hai tầng:

- Tầng cao gồm các loài cây: lim, trai, nghiến, sau sau, lát hoa, xoan, mít rừng, gạo… nhìn chung các cây cao to chỉ còn lại thưa thớt.

- Tầng thấp chủ yếu bao gồm duối đá vôi, ráy, cỏ lào, các cây leo, bương, vầu ... và các loài cây của tầng cao đã tái sinh lại nhưng vẫn đạt tới chiều cao thuộc tầng trên

Mặc dù điều kiện sống khắc nghiệt: luôn khô và ít chất dinh dưỡng nhưng HST rừng trên núi đá vôi mang lại cho Mỹ Đức nhiều giá trị cao như: giá trị về ĐDSH cao; tạo cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan sinh thái thu hút khách du lịch

phát triển kinh tế địa phương; phòng hộ và hạn chế lũ lụt, trượt lở đất; phát triển trồng rừng và các loài thực vật có giá trị kinh tế cao.

Với HST động thực vật trên núi đá vôi phong phú và đa dạng, nơi đây đã trở thành một kho dự trữ thiên nhiên về bảo tồn nguồn gen các loài quý hiếm, các loài đặc hữu. Theo ông Nguyễn Anh Khoa (phòng Quản lý bảo tồn và phát triển rừng - BQL rừng đặc dụng Hương Sơn), chỉ tính riêng hệ thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn có 185 họ, 577 chi, 873 loài, trong đó có 24 loài thực vật quý hiếm như Lan

một lá (Nervilia fordii), Sưa (Delbergia tonkinensis), Rau Sắng (Melientha suavis), Nghiến (Burretiodendron tonkinense), Củ bình vôi (Stephania cepharantha), Lan Kim tuyến (Anoecotochilus cetaceus); hệ động vật của rừng có 288 loại thuộc 84

họ, 26 bộ, trong đó có 40 loài động vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao và có một loài mới phát hiện được trong năm 2011. Thành phần côn trùng của rừng đặc dụng Hương Sơn cũng rất phong phú với 374 loài thuộc 65 họ, 13 bộ.

Rừng trên núi đá vôi đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo nổi tiếng, các công trình tôn giáo như đền chùa nằm xen kẽ với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là một đặc trưng của khu du lịch Hương Sơn, hấp dẫn hàng triệu du khách đến vãn cảnh và tham gia lễ hội.

Ngoài chức năng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo vệ môi trường cho thủ đô Hà Nội, rừng đặc dụng Hương Sơn còn có tác dụng phòng hộ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ hiếm có, mang lại hiệu quả kinh tế thông qua các hoạt động phát triển rừng và du lịch sinh thái.

Trong khu vực rừng trên núi đá vôi có 2 loài thực vật quý, đã trở nên nổi tiếng với khách thập phương khi đi lễ hội Chùa Hương: mơ Hương Tích và rau sắng Chùa Hương.

Mơ Hương Tích: Theo ông Lê Mạnh Đông (một hộ dân sống lâu năm tại thôn Phú Yên, xã Hương Sơn), Hiện nay trên địa bàn xã Hương Sơn còn lại rất ít mơ Hương Tích, mà chủ yếu là mơ lai Vân Nam và mơ Bắc Cạn đang được trồng ở Hương Sơn. Cả thôn Phú Yên, Hương Sơn chỉ còn lại 3 nhà còn trồn mơ (với số lượng 18 cây; nhà ông Đông 13 cây, nhà bà Duyên Sải 3 cây, nhà bà Hoan 2 cây),

ngoài ra chỉ còn thôn Đục Khê và Hương Tích là còn hộ dân trồng mơ với số lượng rất ít. Năng suất bình quân đối với các cây to 45-55kg/vụ, với những gốc cây nhỏ năng suất 15-20 kg/vụ, như nhà ông Lê Mạnh Đông sản lượng trung bình đạt 7 tạ/năm; giá mơ bán bình quân: 50.000 - 60.000 đồng/kg. Cũng theo ông Lê Mạnh Đông, những năm gần đây, được sự hỗ trợ kinh phí từ BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, các hộ dân đã bắt đầu trồng mơ trở lại.

Hình 2: Mơ Vân Nam được trồng ở Hương Sơn

Hình 3: Hình ảnh cây mơ Hương Tích

Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 24/10/2014

Cây rau sắng được coi là đặc sản quý của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội. Theo kết quả điều tra khảo sát mùa rau sắng bắt đầu từ tháng giêng đến cuối tháng ba âm lịch (mùa lễ Hội Chùa Hương), thông thường thì rau sắng được thu hoạch 1 lứa/vụ, nếu thu hoạch sớm thì có thể thu hoạch 2 lứa/vụ, khoảng cách 1 tháng/vụ, rau có giá bán khoảng từ 400.000 đến 600.000 đồng/kg vào những ngày lễ hội, thậm chí có thời điểm lên đến 700.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 3 âm lịch khi rau sắng chính vụ, lượng khách thập phương đến với chùa Hương ít dần, rau sắng lại được bán với giá chỉ còn 100.000 – 120.000 đồng/kg

Rau sắng thường được trồng xen kẽ vào các vách đá, khác với các loài cây rau màu thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch phải mất 3-5 năm. Rau sắng có 2 loại cây đực và cây cái, cây cái người ta thường gọi là cây sắng nếp (là loại có thể cho quả và hạt), nhưng hiện còn rất ít cây sắng nếp. Theo ông Lê Mạnh Đông, để kiếm rau sắng ngon, người dân phải vào rừng sâu, leo lên những vách núi đá cao

mới hái được, còn theo ông Nguyễn Anh Khoa – Chuyên viên BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, hiện khu vực Hương Sơn còn lại rất ít cây rau sắng cổ thụ, diện tích

Một phần của tài liệu Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)