Phân tích, đánh giá việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường vớ

Một phần của tài liệu Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 61)

hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức

Như phân tích ở trên tại mục 3.1.2 về các HST, tác giả đã thống kê và đánh giá các chức năng và giá trị của từng HST trong khu vực nghiên cứu, qua đó có thể xác định được các chức năng sinh thái chính cần được lồng ghép với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH: cung cấp nguồn tài nguyên du lịch nhằm phát triển kinh tế ngành dịch vụ - du lịch; cung cấp nguồn tài nguyên nước; nơi bảo vệ, bảo tồn và phát triển ĐDSH. Tại mục này tác giả sẽ phân tích, đánh giá xem trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có đề cập đến các chức năng trên không, vai trò của các chức năng này trong các quy hoạch của huyện đã xác định như thế nào?

3.2.2.1. Lồng ghép chức năng cung cấp nguồn tài nguyên du lịch vào trong quy hoạch.

Huyện Mỹ Đức với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được nhiều bạn bè khắp nơi trong và ngoài nước biết đến như Chùa Hương thuộc quần thể di tích văn hóa Hương Sơn, hồ Quan Sơn… đã tạo ra một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Nguồn tài nguyên du lịch của huyện Mỹ Đức chủ yếu thuộc chức năng của HST rừng trên núi đá vôi và HST thủy vực.

Quần thể di tích văn hóa Hương Sơn:

Hương Sơn là địa danh tiêu biểu cho cả một vùng núi đá vôi chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam hơn 30km từ Miếu Môn xuống xã Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, bao gồm hai khối núi đá vôi Quan Sơn (còn có tên gọi là núi

Rạng hay Nương Ngái) và Hương Sơn, hệ đá vôi “Karst” nơi đây có niên đại địa chất 220 đến 270 triệu năm (hệ triassis – bậc ladinian). Hóa thạch ở Hương Sơn gồm loại “chân rìu” của phức hệ biển nông và biển ven bờ, thành phần núi đá vôi Hương Sơn gồm đá vôi xen thấu kính vôi, đá phiến sét, cát kết… gồm các kiểu núi thấp, độ chia cắt ngang dày đặc với hệ thống hố thụt, phễu, máng trũng, thung, quèn… chứa đựng nguồn nước ngầm Karst rất lớn tạo ra suối Yến trong xanh quanh năm và cả một hệ thống hồ đầm Thung Cấm, Quan Sơn, Ngái, Tuy Lai… một nguồn nguyên sinh học gồm động, thực vật đa dạng có nhiều loại với nguồn “gen” quý hiếm.

Hình 14 và hình 15: Những chiếc thuyền phục vụ mùa lễ hội

Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 24/10/2014

Thiên nhiên của vùng Hương Sơn đã tạo ra một khung cảnh mang tính tâm linh, huyền bí và thơ mộng, khách thập phương hành hương về đây có cảm giác được đi từ bờ của đời thường sang bến của “thiên thai”: mây – nước – núi rừng – hang động – chim kêu, vượn hót… nhìn thấu suốt vào bản chất chân - thiện - mỹ, xứng đáng là một di sản văn hóa tự nhiên với tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Đến Hương Sơn là về nơi đất Phật, nơi ứng hiệu tu hành của Bồ Tát Quan Thế Âm, đồng thời cũng là nơi trở về Phật Tích lương thiện của con người. Hội chùa Hương bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 1 cho đến hết tháng 3 âm lịch. Theo tập quán cổ truyền nhân dân địa phương Mường, Kinh lấy ngày 6 tháng 1 làm ngày lễ mở cửa rừng cũng là ngày lễ “mở của chùa”.

Từ Đục Khê lên Hương Tích bằng hai đường thủy và bộ; khách thập phương trẩy hội phần lớn đi thuyền ngược suối Yến Vỹ. Dọc hai bên suối có biết bao cảnh đẹp, trước hết ghé tới đền Trình ở cạnh sườn một dãy núi có năm ngọn tên là Ngũ Nhạc. Khách thập phương trẩy hội đều qua đây vào trình lễ với Sơn thần nên có tên là đền Trình, rời đền Trình đò len qua giữa hai dãy núi đá, đến cửa hang có bốn chữ hán “sơn thủy hữu tình” là dấu tích bút đề của Tĩnh Vương Trịnh Sâm, tiếp đến thuyền chui qua cầu gỗ của làng Hội Xá.

Hình 16: Du khách ngắm cảnh trên dòng suối Yến

Hình 17: Khách nước ngoài mua vé thăm quan chùa Hương

Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 24/10/2014

Xa xa hai bên dòng Suối Yến là núi non với nhiều hình thù kỳ lạ: núi Con Voi, núi Con Gà, núi Mâm Xôi, núi Chiêng, núi Trống…Thuyền êm ả tới bến Trò (tên nôm của Thiên Trù) lên bến leo một dốc ngắn được kè đá, hai bên trồng cây đại

và đến chùa Thiên Trù tức là chùa Ngoài. Trù chữ Hán là bếp trời “Núi bắc đầu

rau mấy vạn niên”, ngày trước nơi đây là một khu rừng núi âm u, tĩnh mịch, đến

năm Chính Hòa thứ 7 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm Bính Dần (1686) Hòa thượng Vân Thủy Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang, lập thảo am để tu thiền. Hòa thượng Viên Quang là người đã có công sửa sang động báu Hương Tích và xây dựng chùa Thiên Trù.

Đường vào chùa Trong tức là chùa Hương Tích không xa lắm nhưng phải leo núi quanh co, khách thập phương phải chống gậy cho dễ đi đỡ mệt. Con đường đi

qua nhiều chùa, hang, chùa Tiên Sơn dựng trên một ngọn núi cao hình tròn chung quanh là rừng mơ bạt ngàn phủ lên những quả đồi hình dáng khác nhau: hình con phượng, hình con rồng, hình quả cầu, hình tổ yến, hình con tằm… Từ chùa Tiên

Sơn đi một đoạn nữa là tới chùa Giải Oan, trên cửa có 4 chữ Hán “Giải oan khê

tự”. Gần chùa Giải Oan có am Phật Tích, có động Tuyết Quỳnh, lối đi vào chùa

Trong còn qua đền Cửa Võng ở núi Trấn Song.

“Tuyết Quỳnh bảo động” trong quần thể Hương Sơn thờ một nhân vật hoàn

toàn có thật, trong động còn bát nhang đá xanh chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” và một pho tượng Phật bà bằng đá trắng, đó là Mai Hoa công chúa hiệu là Diệu Tuyết Quỳnh, công chúa là con gái lớn của Quốc Vương Lê Tư Tề và là cháu nội Lê Thái Tổ. Quốc vương là một trong những vị khai quốc công thần có công đầu trong bình Ngô mở nước.

Đền Trấn Song còn gọi là Cửa Võng thờ bà chúa Thượng Ngàn (chúa Rừng). Chùa Trong, đây chính là Động Hương Tích cũng do hòa thượng Viên

Quang tìm ra, trước cửa hang còn có hàng chữ Hán “Nam Thiên Đệ Nhất động” bút

tích của chúa Trịnh Sâm (1737-1782).

Hương Tích là trọng điểm của cảnh Hương Sơn, từ cổng chùa nhìn xuống thung Châu có một quả núi tròn như viên ngọc trước cửa Miệng Rồng “Động Hương”. Cổng chùa bằng đá xây năm Giáp Dần (1914), hai bên cổng có câu đối

Nhất lộ Hương Sơn thủy vạn thế

Tam Quan cổ động vĩnh thiên xuân

Từ Thiên Trù vào động Hinh Bồng (cỏ bồng thơm) phải qua núi Lão, thung Lão cũng có động, có chùa, có tượng Phật; cũng từ Thiên Trù, ngước nhìn sang phải thấy thấp thoáng một ngôi tam quan, rẽ theo con đường mới đắp bên phải chùa đi khoảng nửa cây số là đến động Đại Binh. Chung quanh động là các dãy núi trùng điệp: hướng Nam là dãy Tiền An, bên phải là dãy Bạch Hổ, bên trái là dãy Thanh Long. Động Đại Binh ở vào thế rồng cuốn, hổ ngồi.

Suối Long Vân là một nhánh của suối Yến, bên kia là cánh đồng Đục Khê. Dãy núi con Rết thấp và dài, đường đi ven chân núi Quy hay núi Ái, như hình con

rùa, qua núi ông Sư bà Vãi cập bến Long Vân, gần đó là Chùa Long Vân xây năm Canh Thân (1920), qua Chùa Long Vân đến Động Long Vân có khắc ba chữ

Hán “Long Vân Động” và chùa Cây Khế ở trong hang núi, đây cũng là đường lên

hang Sũng Sàm, di chỉ văn hóa Hòa Bình thời tiền sử.

Suối Tuyết chảy qua thôn Phú Yên một nhánh của sông Đáy bên bờ phải, bến đò Phú Yên cũng có đền Trình ở bến, có nhiều cây cổ thụ sum suê, có núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng. Trên vách đá núi có khắc hình hổ, có 4 chữ

Hán “Kỳ Sơn Tú Thủy”; đường lên chùa Bảo Đài có tượng Cửu Long bằng đồng

rất đẹp.

Cụm Hương Sơn có 5 động: Tiên Sơn, Tuyết Quỳnh, Hinh Bồng, Đại Binh Long Vân và 11 chùa, đền: Đền Trình, chùa Thiên Trù, chùa Hương Tích, chùa Giải Oan, am Phật Tích, đền Trấn Song, chùa Thanh Sơn, chùa Hương Đài, chùa Bảo Đài, chùa Long Vân, chùa Tuyết Sơn.

Các điều kiện tự nhiên nói trên đã tạo cho vùng Hương Sơn là một thắng cảnh với nhiều di tích văn hóa, lịch sử, một trung tâm Phật giáo mang vẻ đẹp tâm linh đầy hướng thiện trong khung cảnh núi sông hùng vĩ. Hàng năm có trên một triệu lượt khách thăm quan khu quần thể di tích văn hóa Hương Sơn

Hồ Quan Sơn:

Hồ Quan Sơn có vị trí địa lý thuộc 4 xã phía Bắc của huyện Mỹ Đức bao gồm: Hồng Sơn, Hợp Tiến, Tuy Lai và Thượng Lâm. Hồ chứa Quan Sơn được xây dựng từ những năm 1960, là hệ thống liên thông gồm 3 hồ chứa nước: Quan Sơn, Vĩnh An và Tuy Lai với chiều dài đập chính 13 km chạy dọc theo sườn núi phía Tây của huyện từ Bắc xuống Nam. Hồ có tổng diện tích lưu vực là 92,2 km2, diện tích mặt hồ Quan Sơn rộng lớn (959 ha) mang lại cho nơi đây một bầu không khí trong lành, thoáng mát. Với nhiều cảnh quan đẹp tự nhiên như Đầm Sen, Sân Chim, Ngọc Long Động, núi Bàn Cờ, thung Voi nước cùng với nhiều chùa chiền, đền miếu xung quanh hồ như chùa Cao, chùa Linh Sơn Động, chùa Kim Cương…và các di tích lịch sử khác đã tạo nên một điểm du lịch cảnh quan, nơi nghỉ ngơi giải trí của người dân địa phương cũng như khách thập phương.

Nắm được lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên của huyện Mỹ Đức, trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quan điểm phát triển của UBND huyện Mỹ Đức xác định du lịch sẽ là động lực phát triển KTXH của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp (năm 2020: 43% - 46% - 11%; năm 2030: 50% - 41% - 9%), với mục tiêu đến năm 2030 đưa Mỹ Đức trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ thương mại phía Tây Nam thành phố Hà Nội, cụ thể quy hoạch phát triển lĩnh vực du lịch như sau:

+ Tập trung phát triển khu vực du lịch Hương Sơn – Quan Sơn trong tổng thể vùng du lịch văn hóa, lễ hội kết hợp với thắng cảnh hồ - vùng cảnh quan núi đá Hương Sơn – Quan Sơn – Tam Chúc;

+ Phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao, vui chơi giải trí, làng nghề;

+ Nghiên cứu hình thành các tour du lịch gắn kết giữa du lịch sông Đáy và du lịch sinh thái trang trại;

+ Tập trung đầu tư phát triển khu vực Hương Sơn – Quan Sơn trở thành một trung tâm du lịch lớn của Hà Nội và của vùng gắn với các giá trị về du lịch văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng và sinh thái.

Trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2030, đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, định hướng phát triển du lịch cụ thể như sau:

Quy mô các khu du lịch huyện Mỹ Đức theo dự báo khoảng 3.554ha, trong đó đất xây dựng các khu du lịch khoảng 1.890 ha còn lại là đất đồi núi, rừng và mặt nước thuộc ranh giới khu du lịch. Du lịch huyện Mỹ Đức phát triển theo các mô hình “Cộng đồng” và “Các cơ sở du lịch được đầu tư đồng bộ”:

- Phát triển du lịch cộng đồng: Khuyến khích cộng đồng và nguồn lực từ cộng đồng đầu tư cho du lịch - chủ yếu gắn với du lịch lễ hội (lễ hội Hương Sơn và lễ hội Festival Hoa sen), du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm...

- Các loại hình du lịch khai thác tại Mỹ Đức:

+ Du lịch lễ hội: ngoài mùa lễ hội chính “Trẩy hội động Hương Tích” được tiến hành từ tháng từ ngày 02 Tết đến 15/3 âm lịch hàng năm sẽ phát triển một lễ hội mới là Festival Hoa Sen tại Hương Sơn và An Phú kéo dài từ tháng 6-7 hàng năm.

+ Du lịch văn hóa, làng nghề: Tham quan các di tích đình chùa, miếu mạo và làng nghề truyền thống; Lấy động lực từ du lịch chùa Hương tổ chức thêm một số điểm du lịch văn hóa tâm linh như khu đình chùa Tứ Xã, đình Bột Xuyên, đình - đền Phúc Khê ở Bột Xuyên; đền Kim Bôi xã Vạn Kim...

+ Du lịch nghỉ dưỡng, an dưỡng: phát triển các khu nghỉ dưỡng đặc biệt như khu an dưỡng đường, khu trị liệu thẩm mỹ... ở khu vực hồ Quan Sơn - Tuy Lai, phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của thủ đô Hà Nội.

+ Du lịch khám phá thiên nhiên, mạo hiểm: Với tiềm năng vùng rừng ĐDSH của dãy Nương Ngái - Hương Sơn, đặc biệt là khu vực Hương Sơn, có thể tổ chức loại hình thám hiểm, khám phá thiên nhiên hướng dẫn du khách về tiềm năng rừng tự nhiên của huyện.

+ Du lịch SEACANOE; Du lịch - MICE (Meeting-Incentive-Conference- Event); Du lịch câu cá trên các sông, các hồ lớn: Hồ Quan Sơn, Tuy Lai, sông Thanh Hà, Mỹ Hà, sông Đáy.

- Các cụm, điểm du lịch: Trung tâm lễ hội, khu du lịch và chức năng hỗ trợ du lịch

+ Khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hương Sơn, quy mô khoảng 322ha bao gồm: Trung tâm Festival Hoa sen Hương Sơn (172ha) và Khu du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng Hương Sơn (150ha). Hệ thống khu du lịch, lễ hội khu vực Hương Sơn được phát triển gắn với bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt chùa Hương, không gian cảnh quan đồi núi - mặt nước - hồ sen và các không gian văn hóa tín ngưỡng truyền thống khác.

+ Trung tâm Festival Hoa sen An Phú, quy mô khoảng 237ha (xã An Phú), là nơi diễn ra một phần của các hoạt động lễ hội Festival Hoa Sen hàng năm gắn với

hoạt động lễ hội chính ở Hương Sơn. Vị trí gắn với đường Hồ Chí Minh và khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của huyện.

+ Khu du lịch hồ Thượng Lâm (xã Thượng Lâm), quy mô khoảng 160ha là khu du lịch sinh thái thuộc chuỗi các khu du lịch trên hồ Tuy Lai -Hương Sơn với các chức năng nghỉ dưỡng sinh thái, cắm trại, picnic, dịch vụ nghỉ dưỡng theo dạng đặc biệt riêng tư, tương đối độc lập trên khu vực đồi núi, dành cho các đối tượng theo nhóm đặc biệt.

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai (xã Tuy Lai), bao gồm Khu làng dưỡng sinh Tuy Lai quy mô khoảng 931 ha; Khu nghỉ dưỡng Tuy Lai quy mô 429ha. Với các chức năng nghỉ dưỡng như an dưỡng đường, khu điều dưỡng (dạng an dưỡng trị liệu bằng phương pháp cổ truyền, khu trị liệu thẩm mỹ, các khu vui chơi giải trí sinh thái với những hoạt động tĩnh nghỉ ngơi ngắm cảnh, bơi thuyền, câu cá, các khu vui chơi giải trí công cộng, các không gian mở...).

+ Khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Quan Sơn: là khu du lịch tổng hợp với các chức năng chính là hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao (sân golf). Quy mô dự kiến khoảng 1.465ha (đã trừ diện tích trùng lặp với khu phòng thủ quân sự). Nghiên cứu xây dựng khu vực đáp ứng các nhu cầu hội họp của các cấp lãnh đạo thành phố, quốc gia và quốc tế trong khu du lịch sinh thái hồ Quan Sơn.

+ Khu du lịch sinh thái An Phú: hình thành sau khi chuyển đổi chức năng của nhà máy xi măng Mỹ Đức (khi có đủ điều kiện), quy mô khoảng 55ha, chủ yếu phát triển du lịch sinh thái và khôi phục văn hóa Mường.

Như vậy có thể thấy, hai đồ án quy hoạch quan trọng của huyện Mỹ Đức: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng

Một phần của tài liệu Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)