Lồng ghép thông qua các quá trình ra quyết định, các văn bản

Một phần của tài liệu Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 80)

Để thực hiện được lồng ghép các chức năng sinh thái vào thực tiễn, Mỹ Đức cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ cấp huyện đến xã, tổng hợp và hệ thống lại các văn bản pháp luật liên quan đến BVMT, ban hành các văn bản riêng của địa phương nhằm bảo tồn và phát triển các HST đặc trưng của địa phương. Trong quá trình ban hành các quyết định, văn bản của huyện, cần xét đến các yếu tố môi trường sinh thái để làm sao hướng đến phát triển bền vững, các biện pháp cụ thể có thể kể đến như:

- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm dưới luật, các quy định về luật pháp khác nhằm nâng cao hiệu lực của luật;

- Các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ các HST phải được lồng ghép chi tiết hơn nữa trong các kế hoạch phát triển KTXH. Gắn kết những hành động BVMT nói chung và bảo vệ HST nói riêng với các kế hoạch phát triển kinh tế ngành, liên ngành

- Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các cơ chế, chính sách, luật và các văn bản dưới luật của nhà nước cũng như của địa phương về BVMT, bảo vệ các HST để mọi người dân địa phương được biết và thực hiện;

- Trực tiếp giao nhiệm vụ và hướng dẫn về chuyên môn cho UBND Xã trong công tác quản lý môi trường sinh thái cơ sở;

- Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức đóng trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo tồn, bảo vệ các HST môi trường.

- Phối hợp với các cơ quan có chuyên môn như các Viện nghiên cứu, các trường đại học để có được sự tư vấn trước khi đưa ra các quyết định hành chính trong công tác thực hiện quy hoạch là rất cần thiết

- Sử dụng các biện pháp cưỡng chế với những đối tượng vi phạm: Với các tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất không thực hiện theo văn bản pháp quy về BVMT và các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì cần có các biện pháp cứng rắn để xử lý các cơ sở này.

Ngày 30/12/2013 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT quy định về việc Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trên cơ sở đó, UBND huyện Mỹ Đức là chính quyền cơ sở, cần có những quy định chi tiết nhằm hướng dẫn các đơn vị quản lý di tích, đơn vị tổ chức lễ hội, các cơ sở lưu trú, các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận chuyển khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, hành khách tham quan du lịch và lễ hội... thực hiện việc bảo vệ môi trường sinh thái khu vực tổ chức các hoạt động du lịch, lễ hội.

Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Mỹ Đức cần đưa ra những quy định về xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực.

3.3.2. Lồng ghép thông qua việc thực hiện ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường

ĐTM chính là việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào quá trình xây dựng và ra quyết định thực hiện một dự án phát triển kinh tế-xã hội cụ thể. Thông qua thủ tục ĐTM, chủ dự án phải lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào

các quyết định đầu tư, phân bổ nguồn lực, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà mình dự kiến triển khai.

ĐMC cũng chính là việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào quá trình xây dựng và ra quyết định thực hiện các kế hoạch, quy hoạch sử dụng nguồn lực trong xã hội (quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH). Thông qua thủ tục đánh giá môi trường chiến lược, người lập quy hoạch, kế hoạch phải cân nhắc, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường được tuân thủ từ trong giai đoạn hình thành quyết định.

Việc ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường còn được quy định chi tiết tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích:

1. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở, chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa, bảo quản, tu bổ, phục hồi phải căn cứ vào nội dung, quy mô của dự án để lập báo cáo ĐTM hoặc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; thực hiện, kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở, chủ chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại cơ sở có trách nhiệm thực hiện hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được chấp thuận.

4. Chủ chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được chấp thuận tới tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở để theo dõi việc thực hiện.

Như vậy UBND huyện Mỹ Đức sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đối với khu du lịch nói riêng để kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân khi có hoạt động đầu tư, nâng cấp, sửa chữa... trong phạm vi huyện nói chung và khu vực Chùa Hương nói riêng.

3.3.3. Lồng ghép trong quá trình tuyên truyền và xã hội hóa môi trường

Mục đích của xã hội hóa công tác BVMT là nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động BVMT. Nhiệm vụ quan trọng của xã hội hóa công tác BVMT là phải làm cho mọi người dân hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và việc BVMT đối với cuộc sống của chính bản thân, gia đình và của tất cả mọi người nên mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn BVMT thông qua xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự.

Xã hội hóa công tác BVMT là phải biến các chủ trương, chính sách, các bộ luật về BVMT thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những hoạt động chính sách, những nhà quản lý, cho tới mọi người dân ở mọi lứa tuổi trong xã hội. Ở huyện Mỹ Đức thì việc xã hội hóa này cần được tiến hành từ những cộng đồng dân cư nhỏ từ thôn, xóm, làng xã phát triển dần lên thành phong trào trong toàn cộng đồng dân cư. Có thể bắt đầu từ việc xây dựng các mô hình như “làng văn hóa”, “làng sinh thái”.

Một trong các nguyên tắc để lồng ghép môi trường thành công là tầm quan trọng của cả tiếp cận từ dưới lên và từ trên xuống. Nhiều dự án đã áp dụng thành công mô hình có sự tham gia của cộng đồng như xây dựng hương ước bảo vệ môi trường, thành lập các tổ thu gom rác tự quản, tổ chức phòng trào vệ sinh môi trường định kỳ trong cộng đồng…Ví dụ tại một địa phương của tỉnh Hà Tĩnh, quá trình xây dựng hương ước được thực hiện như sau: nhóm chuyên gia bao gồm các đại diện từ Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, UBND xã và trưởng thôn soạn bản thảo. Sau đó, bản thảo được đưa ra thảo luận với người dân địa phương theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người dân tham gia góp ý, chính sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và KTXH

của địa phương, phong tục tập quán và sinh kế của họ và hoàn chỉnh khi có hơn 90% ủng hộ. Chính quyền tỉnh, huyện và các tổ chức khác cũng tham gia với tư cách hỗ trợ về thủ tục pháp lý, quá trình tổ chức, chi phí xây dựng. Như vậy, thông qua cách làm như vậy người dân địa phương có thể đưa ra và lồng ghép các vấn đề môi trường mà họ quan tâm vào các chính sách của nhà nước và tỉnh

Đó là những hiệu quả tích cực của tiếp cận có sự tham gia và tập trung chủ yếu vào vấn đề môi trường. Trong một số trường hợp lập kế hoạch phát triển KTXH của thôn và xã do người dân xây dựng có thể tạo nên những rủi ro về môi trường. Nhiều ví dụ cho thấy lập kế hoạch phát triển KTXH ở cấp thôn và xã và do người dân thực hiện phản ánh đúng nhu cầu của họ về phát triển kinh tế nhưng trong nhiều trường hợp lại vượt quá sức mang của tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn, trong nhiều dự án xóa đói giảm nghèo ở Quảng Trị phần lớn người dân lập kế hoạch dựa trên nhu cầu đề xuất các hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là nuôi dê. Tuy nhiên, việc phát triển quá mức đàn dê đã phá hoại rừng trồng, cây ăn quả. Bên cạnh đó, nhiều chương trình tín dụng hiện nay ở miền Trung lại hỗ trợ các hoạt động như nuôi tôm trên cát. Thực tế hoạt động đó mang lại lợi nhuận kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các tác động tới môi trường như chất thải từ thức ăn, nước thải đã làm gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi và dịch bệnh cho tôm, nhiều ao tôm không thể sử dụng được.

Qua hai ví dụ trên cho thấy, Mỹ Đức cũng có thể áp dụng mô hình như vậy để xây dựng hương ước bảo vệ môi trường hay xây dựng làng sinh thái...tại các xã trong huyện. Tuy nhiên cần có sự tính toán đầy đủ giữa lợi ích kinh tế và sinh thái môi trường để tránh xảy ra như ví dụ thứ hai ở trên.

Một loạt các sáng kiến liên quan đến lồng ghép môi trường được triển khai trong các mô hình có thể nhân rộng như:

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng Hương Sơn;

- Trong chương trình vay vốn, có thể lồng ghép hoạt động môi trường vào vốn vay. Các hộ dân vay vốn để phát triển nuôi trồng thủy sản ở các hồ phải cam

kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước hoặc xử lý ô nhiễm nguồn nước trước khi thải vào hồ.

- Hỗ trợ thông qua chương trình tư vấn phát triển công nghiệp chế biến, làng nghề của địa phương như chế biến các sản phẩm từ sen làm dược liệu, thuốc, rượu, trà, thực phẩm, lụa sen...

Nhìn chung, gia tăng sự tham gia của người dân trong công tác lập kế hoạch phát triển KTXH, xây dựng quy định bảo vệ rừng, đội thu gom rác tự quản là các cách thức tốt nhất để lồng ghép các mối quan tâm về sinh thái môi trường. Tuy nhiên, những rủi ro hay tác động môi trường có thể do nhu cầu phát triển kinh tế cũng cần được điều chỉnh.

3.3.4. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác môi trường

Để thực hiện tốt vai trò là đầu mối (đặc biệt là nguồn nhân lực) về quản lý BVMT nói chung và bảo vệ các HST nói riêng, bộ máy cán bộ môi trường huyện cần phải có cán bộ thuộc các chuyên môn khác nhau để phụ trách các công việc liên quan như: Quản lý môi trường, kinh tế môi trường, giáo dục môi trường, công nghệ môi trường, sinh thái môi trường. Chính vì vậy, chính quyền huyện cần xem xét để bổ xung nguồn nhân lực cho Phòng TNMT, cần có cơ chế để Phòng có thể nhận được sự tư vấn về chuyên môn từ các cơ quan có chuyên môn trong công tác quản lý môi trường của mình

Thực hiện tốt được công tác quản lý môi trường, quản lý các HST đòi hỏi những cán bộ quản lý phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà cần hiểu biết cả trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý Nhà nước... Trong điều kiện tình hình KTXH ngày càng phát triển, các vấn đề phức tạp liên quan đến môi trường, các HST ngày càng nhiều, dẫn đến năng lực, trình độ của các cán bộ quản lý môi trường không đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ. Vì vậy, cần có kế hoạch cho cán bộ quản lý môi trường huyện được đi học nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường như: Các khóa tập huấn của Sở, các cuộc hội thảo cấp tỉnh, cấp quốc gia về quản lý môi trường. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện

và giao nhiệm vụ cho cán bộ môi trường thường xuyên cập nhật các thông tin KTXH để bảo đảm tốt nhất việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn của huyện trong việc thực hiện công tác lồng ghép quy hoạch này. Do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong nhiểu mảng khác nhau như: Pháp luật, giáo dục, tuyên truyền... Phòng TNMT huyện cần có sự hỗ trợ của nhiều phòng ban chuyên môn khác của huyện, vì vậy cần có sự phân công nhiệm vụ trong công tác này.

KẾT LUẬN

1. Đã xác định trong khu vực nghiên cứu có 8 HST lớn: HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng trên núi đất, HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm, HST trảng cỏ, HST trảng cây bụi và tre nứa, HST thủy vực, HST nông nghiệp, HST khu dân cư.

2. Phân vùng kinh tế huyện Mỹ Đức: được phân chia thành 2 tiểu vùng kinh tế cụ thể như sau:

- Tiểu vùng I (tiểu vùng phía Đông): gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Định hướng chủ yếu phát triển các hoạt động nông nghiệp (phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây thực phẩm...), chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

- Tiểu vùng II (tiểu vùng phía Tây): gồm 10 xã ở phía Tây của huyện. Tập trung chủ yếu là phát triển du lịch (gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Quan Sơn - Tuy Lai và du lịch tâm linh ở khu vực Hương Sơn); phát triển các trang trại cây ăn quả; chăn nuôi quy mô lớn; nuôi trồng, bảo vệ rừng và nuôi trồng thủy sản. Trung tâm của vùng là đô thị Hương Sơn và thị tứ Hợp Tiến

3. Khu vực huyện Mỹ Đức có nhiều chức năng sinh thái môi trường, tuy nhiên có 3 chức năng sinh thái quan trọng cần được lồng ghép vào Quy hoạch phát triển KTXH của huyện:

- Lồng ghép chức năng cung cấp tài nguyên du lịch:

Xác định du lịch sẽ là động lực phát triển KTXH của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp (năm 2020: 43% - 46% - 11%; năm 2030: 50% - 41% - 9%), với mục tiêu đến năm 2030 đưa Mỹ Đức trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ thương mại phía Tây Nam thành phố Hà Nội:

- Lồng ghép chức năng cung cấp tài nguyên nước:

Quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Quan Sơn và các hồ lạch trong khu vực Hương Sơn, Tuyết Sơn phục vụ phát triển du lịch – dịch vụ - giải trí, nâng cấp các trạm bơm và hệ thống kênh mương để chuyển đổi hệ thống lấy nước từ hồ

Quan Sơn thay bằng lấy nước từ sông Đáy, phục vụ sản xuất nông nghiệp kể cả

Một phần của tài liệu Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)