a) Khái niệm nhận thức
Nhận thức là quá trình con người tiếp thu mọi sự vật, hiện tượng. Nhận thức là cơ sở của tri thức, có những nhận thức sẽ trở thành tri thức nhưng cũng có những nhận thức sau đó sẽ mất đi.
Nhận thức là một quá trình cảm nhận của con người về thế giới xung quanh, về tất cả các mặt khác nhau của đời sống. Từ quá trình nhận thức đó con người rút ra được những kinh nghiệm và từ đó dần dần hình thành môn triết học.
Nhận thức là quá trình tư duy con người đi từ cái riêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bản chất.
Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong quá trình này, con người lý giải thế giới vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình. Từ đó, tìm ra qui luật vận động và phát triễn, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành và tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần. Hoạt động nhận thức chủ yếu của con người là phản ánh thực tế khách quan, để thích nghi với nó hay cải tạo nó. Quá trình hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ các thuộc tính bên ngoài (cảm tính, trực quan, riêng rẽ) đến sự trọn vẹn (ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó); sau đó đến các thuộc tính bên trong – đi
sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu; cuối cùng từ đó trở về thực tiễn, thông qua các quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ. Ở những giai đoạn phát triễn nhất định, giáo dục là hoạt động nhận thức chủ yếu của con người.
b) Khái niệm thái độ
Thái độ được giả thuyết là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi con người. Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một vấn đề cụ thể với một số mức độ thích-không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn,... (Eagly & Chaiken, 1993).