Các nhóm biện pháp thích ứng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và suy nghĩ của người dân về hiện tượng biển xâm thực tại Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu (Trang 26)

- Các biện pháp bảo vệ: bao gồm giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”,

trong đó các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm lại chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập nước,

bổ sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn…

- Các biện pháp thích nghi: các biện pháp này nhấn mạnh đến việc đầu tư cải

tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi tập quán canh tác, chú trọng đến việc điều chỉnh các chính sách quản lý bao gồm những phương pháp quy hoạch đón đầu, thay đổi các tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng đất, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường... nhằm giảm thiểu tính dễ tổn thương, tăng cường khả năng thích nghi, sống chung với lũ của cộng đồng trước tác động của BĐKH.

- Các biện pháp di dời: phương án cuối cùng khi mực nước biển dâng lên làm

cho hiện hượng biển xâm thực ngày một nghiêm trọng mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trong lục địa. Đây là phương án né tránh tác động của việc nước biển dâng bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe doạ bị ngập nước. Phương án này bao gồm cả việc di dân từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và suy nghĩ của người dân về hiện tượng biển xâm thực tại Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu (Trang 26)