Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 63)

Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nhân văn:

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khắ trong lành, cấu tạo địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh (rừng chõi trên cát), có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thắch hợp với du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển và phù hợp với nhu cầu du lịch biển hiện nay của nước ta.

+ Nằm ở vị trắ địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô những nét độc đáo, bắ ẩn của tự nhiên. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu, có hệ sinh thái san hô đa dạng thắch hợp cho lặn biển khám phá thế giới sinh vật. Trữ lượng động tự nhiên (m3/ngày) Trữ lượng tĩnh tự nhiên (m3) Hệ số khai thác vào trữ lượng tĩnh tự nhiên Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)

Đảo Cô Tô 9.987 38.025.500 0,3 9078,8

Đảo Thanh

Lam 7.267 40.593.150 0,3 8 484,8

Đảo Trần 3.662 2.250.720 0,3 3.729

Đảo Cô Tô

con 1.321 4.815.000 0,3 1.466

60

+ Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa đất liền của các tỉnh khác về cập cảng Cô Tô, nên huyện Cô Tô có điều kiện thuận lợi phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê duyệt dịch vụ). Đây chắnh là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.

- Đặc biệt, trong tương lai khi khu kinh tế hành chắnh đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn để từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.

Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Trên đảo có tượng đài Bác Hồ và khu di tắch đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày 09/05/1961 khi Người ra thăm đảo, động viên và cổ vũ tinh thần đồng bào và nhân dân huyện đảo. Có lễ hội truyền thống hàng năm của huyện với đa dạng các loại hình văn hoá của nhân dân các vùng miền về sinh sống tại Cô Tô như hát xoan của người Thái Bình, hát vắ dặm của người Hà Tĩnh, hò Sông Mã của người Thanh Hoá, hát chầu văn của người Nam Định, Hà Nam, v.v.

+ Trạm Hải Đăng Cô Tô: là 1 trong số hơn 30 Ộcon mắt biển đêmỢ đang hoạt động trên khắp vùng lãnh hải Việt Nam. Đây là điểm cao nhất đầy lý tưởng ở đảo Cô Tô để ngắm trọn vẻ đẹp toàn cảnh Cô Tô. Mặt khác, Cô Tô cách đất liền không xa (khoảng 40 km), gần TP. Móng Cái, Vân Đồn, gần tuyến quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải, vì vậy Cô Tô sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)