Tài nguyên rừng của huyện đảo Cô Tô được đánh giá theo diện tắch và giá trị của thảm thực vật. Năm 2013, huyện Cô Tô có 2.090,57 ha rừng, chiếm 44% tổng diện tắch tự nhiên huyện giảm 237,8 ha so với năm 2005, trong đó rừng tự nhiên là 1080 ha, rừng trồng 100,6 ha. So với năm 2005 thì diện tắch rừng tự nhiên hiện nay có xu hướng tăng lên và diện tắch rừng trồng giảm xuống [43].
Giá trị tài nguyên của thảm thực vật: hiện nay rừng trên đảo đa số là rừng non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Có 817 loài có ắch chiếm 92% số loài có mặt trên đảo; trong đó 34 loài cho gỗ thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao, bồ hòn, thông, keoẦ; 182 loài cho củi đốt, làm các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày ; loài cho lương thực, thực phẩm, rau, đồ uống, quả; 631 loài có thể sử dụng chữa bệnh hay cung cấp dược liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tắa trên các đảo; 46 loài cho tanin, chất nhuộm; 73 loài cho dầu, nhựa, hương thơm; 48 loài cho nguyên liệu làm giấy sợi; 155 loài cung cấp thức ăn cho gia súc; 236 loài cây cảnh, bóng mát, hàng rào; 85 loài có công dụng khác như làm thuốc sâu sinh học, duốc cá, gây nghiện, phân xanh, chữa bệnh gia súc [43].
Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chimẦ Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xa cạn, rẻ quạt. Ngoài ra trên đảo còn có cây bụi, trảng cỏ trên cồn cát với các loài họ phong ba, dừa cạn, xương rồng, rau muống biển; Rừng trồng với các loài chắnh như thông, phi lao, bạch đàn. Cây rừng có độ cao trung bình 10-12m, có nhiều loài cây xanh quanh năm, nhưng cũng có loài cây Ộthanh ngạchỢ là loài rụng lá vào mùa đông.
Động vật rừng: từ xa xưa có khá nhiều loài động vật hoang dã với các loài
thú lớn; nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lam còn có đàn khỉ vàng, một số loài trăn, tắc kèẦ
52