a. Phát triển đánh bắt hải sản
Do lợi thế phân bố ở tuyến ngoài cùng, cụm đảo Cô Tô- Thanh Lam gần với ngư trường xa bờ nên có điều kiện phát triển nâng cao sản lượng đánh bắt, trong khi hệ sinh thái ven bờ đã cạn kiệt. Đánh bắt hải sản vẫn sẽ là hướng trọng điểm của huyện đảo trong nhiều năm tới, nhưng phải hạn chế khai thác tuyến liền bờ và gần bờ, phát triển đánh bắt xa bờ; ngoài lợi thế về vị trắ địa lý, huyện đảo còn có ưu thế về kinh nghiệm của ngư dân, về điều kiện tự nhiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, chế biến.
Ở vị trắ cửa ngõ của các huyện, thành phố ven bờ Đông Bắc Quảng Ninh và huyện đảo Vân Đồn, cụm đảo Trần hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh phát triển
dịch vụ đánh bắt hải sản và nghề cá nói chung. Bản thân người định cư trên đảo cũng có lợi thế trong việc triển khai các hoạt động đánh bắt hải sản trên vùng biển có ngư trường rộng lớn ở đây, khai thác các đặc sản động vật đáy ở vùng triều quanh cụm đảo. Các hoạt động thương mại mua bán hải sản vùng biển cũng có thể được thực hiện theo dạng Ộtiểu ngạchỢ tại cụm đảo này.
b. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề sự cá
Cũng xuất phát từ lợi thế vị trắ địa lý và điều kiện tự nhiên, huyện đảo Cô Tô còn có thuận lợi phát triển mạnh dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản, bao gồm xây dựng cảng cá, nơi trú đậu tránh gió bão, cung cấp xăng dầu, ngư cụ, sửa chữa nhỏ, cấp nước đá, nước ngọt, thực phẩm, thu mua, bảo quản, chế biến; đặc biệt cần thiết cho ngư dân ở ven biển đánh bắt xa bờ, kể cả ngư dân ven biển đồng bằng Bắc Bộ.
c. Phát triển các loại hình dịch vụ biển
Trước hết là phát triển giao thông thủy và thương mại; Cô Tô có điều kiện thuận lợi do vị trắ địa lý tiền tiêu- biên giới để phát triển thương mại vùng biên, tiến tới là cơ sở trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là hải sản, trước hết là với thị trường Nam Trung Quốc và tỉnh Hải Nam.
80
Cùng với phát triển thương mại, huyện đảo có điều kiện đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm,Ầ cùng với các dịch vụ hàng hải trên biển, cứu hộ, báo bão, hướng dẫn tàu thuyền,Ầ
d. Phát triển một số loại hình du lịch có ưu thế
Do có hạn chế về giao thông nối với đất liền, việc thu hút khách du lịch là khó khăn hơn so với các đảo giáp bờ. Do đó Cô Tô cần phát huy ưu thế ở tuyến tiền tiêu của mình để tạo dựng một số loại hình du lịch đặc sắc, khác biệt. Đó là du lịch tắm biển kết hợp thể thao lướt sóng (mà các đảo tuyến trong không có); tắm biển kết hợp lặn biển khám phá thế giới san hô; du lịch mạo hiểm leo vách núi đá (ở sườn đông nam đảo Thanh Lam); du lịch bơi vượt biển (giữa các đảo, hay từ đảo vào bờ); du lịch nghỉ dưỡng, tham quan (cảnh đẹp vũng vịnh, bãi đá, vách đá, rừng nguyên sinh trên đụn cát cổ, bãi triều cát san phẳng,Ầ). Đặc biệt Cô Tô có thể là điểm dừng chân của các tàu du lịch vượt đại dương từ các nước trong khu vực Đông Á và cả ngoài khu vực ghé qua (du lịch tham quan, mua sắm, hàng lưu niệm,Ầ) nhưng đòi hỏi phải có bến cảng tốt và một vài sản phẩm du lịch độc đáo hoặc hàng lưu niệm độc đáo, văn hóa bản địa đặc sắc,Ầ
Đối với đảo Trần, lợi thế cho phát triển du lịch là của đảo là cảnh quan đẹp,
hoang sơ, đường bờ khúc khuỷu với dáng vẻ hấp dẫn, có nhiều bãi cát với thành phần chủ yếu là cát trung và cát thô gần như thuần khiết có thể xây dựng thành các bãi tắm, khu vui chơi giải trắ, nơi thể thao dưới nước, du lịch sinh thái. Điều kiện khắ hậu hải dương, nước biển sạch với tuyến đường du lịch dài ngày từ Cái Rồng đi Cô Tô về đảo Trần, hoặc từ vịnh Hạ Long Ờ Bái Tử Long đi đảo Trần về Trà Cổ bằng tàu cao tốc tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa đảo với các khu vực lân cận trong vùng biển.
e. Phát triển và xây dựng các khu bảo tồn biển
Nằm ở vị trắ xa bờ, lại nằm trong khu vực khắ hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng cho quần đảo Cô Tô- Thanh Lam và đảo Trần có điều kiện khắ hậu trong lành, nước biển trong xanh là môi trường tốt cho nhiều loại sinh vật biển phát triển ( san hô, cá biển và các loại sinh vật khácẦ), là nơi có giá trị đa dạng
81
sinh học cao. Chắnh vì vậy Khu bảo tồn biển đảo Trần ( diện tắch 3900ha) và Khu bảo tồn biển Cô Tô ( diện tắch 4000ha) là 2 trong số 16 Khu bảo tồn biển của toàn quốc đã được Thủ tướng Chắnh phủ phê duyệt bởi Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010. Điều này mang lại nhiều lợi ắch cho phát triển kinh tế- xã hội của huyện đảo Cô Tô, đặc biệt cho phát triển du lịch lặn biển khám phá đại dương và nghiên cứu khoa học.