Một số đề xuất sử dụng tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 86)

Như ở trên đã trình bày, TNVT được nhận thức là nhờ phân tắch các điều kiện chủ quan và khách quan liên quan đến vị trắ không gian của một khu vực, một vùng nào đó. Nhưng TNVT không phải tự nhiên mà có, nó xuất hiện là do một quá trình hoạt động lâu dài của con người khi đạt đến những mốc phát triển nhất định. TNVT xuất hiện và rồi cũng sẽ mất đi ở một giai đoạn phát triển khác. TNVT có thể được sử dụng thật hữu hiệu mà cũng có thể bị bỏ qua, lãng phắ. Mặt khác TNVT có thể được nâng cao giá trị nếu như biết cách tác động đúng hướng phát triển của chúng. Đối với huyện đảo Cô Tô, tôi xin đề xuất một số ý sau đây:

1. Qui hoạch và phát triển các ngành kinh tế

Quy hoạch kinh tế- xã hội huyện đảo Cô Tô luôn phải đặt trong tư duy tổng thể phát triển hệ thống đảo và trong vùng, cũng như phải nhìn cả góc độ địa kinh tế và địa chắnh trị. Huyện đảo Cô Tô có vị trắ tiền tiêu phắa Đông Bắc, được xác định

83

là vùng đất giàu tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh. Vì vậy phải tận dụng tối đa tiềm năng vị thế tạo nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững. Xây dựng huyện Cô Tô trở thành địa bàn động lực, cầu nối thông thương, một khu vực phát triển năng động về kinh tế biển trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực .

a. Phát triển kinh tế nông, lâm, thuỷ sản: đẩy mạnh phát triển kinh tế nông -

lâm- thủy sản, trong đó thủy sản được xác định là kinh tế mũi nhọn vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp ủy, chắnh quyền đặt ra.

Để thực hiện được điều đó huyện phải có những giải pháp, quy hoạch hợp lý để vừa khai thác, nuôi trồng mà vẫn bảo vệ được các nguồn lợi thủy sản nhằm khai thác lâu dài và hiệu quả. Phát triển nghề cá kết hợp với dịch vụ nghề cá:

+ Đánh bắt thủy, hải sản bền vững: Hiện đại hóa tàu thuyền, công cụ đánh bắt và nâng cao kỹ năng cho ngư dân. Hiện tại, hầu hết lao động trên các tàu cá trên đảo đào tạo thiếu bài bản, chủ yếu hành nghề theo kiểu cha truyền con nối cho nên khó tiếp cận phương thức sản xuất tiên tiến. Vì vậy, cần thực hiện tốt các chắnh sách hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho ngư dân đầu tư nâng cao công suất tàu, đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn, hỗ trợ trong việc đào tạo, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào khai thác hải sản (như thiết bị định vị vệ tinh GPS, xác định luồng cáẦ) nhằm phát triển kinh tế biển của ngư dân trên đảo trong bối cảnh hội nhập.

+ Nuôi trồng thủy sản: Cô Tô có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn; có nhiều các eo biển, vịnh, ắt bị tác động bởi sóng gió, ắt bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt đổ vào. Với lợi thế này, huyện có thể phát triển mạnh việc nuôi Hải Sâm tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân. Đặc biệt, Ốc Hương là sản phẩm được nhiều người biết đến và có vai trò quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái biển của Cô Tô. Vì vậy, cần xác định sản phẩm Ốc Hương là một trong những sản phẩm chủ lực của nuôi trồng thủy sản tại địa bàn Cô Tô. Phát triển nguồn lợi và phục hồi các nguồn gen quý đang có bị hủy diệt như trai ngọc, tu hài, bào ngư.

84

Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến việc trồng rừng và bảo vệ rừng trên các đảo Cô Tô, Thanh Lam, Cô Tô Con, đảo Trần và nhiều đảo nhỏ khác.

b. Phát triển công nghiệp: với vị thế như đã nêu ở trên thì huyện đảo Cô Tô

có lợi thế phát triểndịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản và đây cũng là trọng tâm phát triển công nghiệp của Cô Tô.

Hiện nay do những khó khăn về khoảng cách, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, công tác bảo quản và sơ chế, nên việc đánh bắt thuỷ sản ở Cô Tô chủ yếu là đánh bắt gần bờ. Trung tâm hậu cần nghề cá sẽ là một giải pháp quan trọng trong việc khắc phục những khó khăn và hạn chế đó. Việc dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cô Tô được phê duyệt đầu tư, sau khi hoàn tất được mong chờ là một trong những khu trung tâm hậu cần nghề cá sầm uất nhất khu vực vịnh Bắc Bộ. Trung tâm này sẽ cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng như cung cấp nước ngọt, nước đá, lương thực, thực phẩm, vật tư ngư nghiệp cũng như dịch vụ sửa chữa tàu thuyền đánh cá và hệ thống cung ứng xăng dầu cho tàu thuyền trên biển và hệ thống kho bảo quản đông lạnh.

Thế mạnh về khai thác thuỷ sản với 1.000 loài cá, trong đó có khoảng 60 loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm mà ắt địa phương nào có được (như ngọc trai, bào ngư, tu hài, trân châu, hồng, song, mú) đã cho Cô Tô một nền tảng phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của huyện đảo. Các cụm công nghiệp của huyện sẽ là nơi tập trung các hoạt động chế biến sâu thủy hải sản với các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng cao và mang thương hiệu Cô Tô như sứa, mực, cá duội, hải sâm và nước mắm. Những sản phẩm này sẽ nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu và du lịch.

Tóm lại, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo định hướng hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản sẽ là những lĩnh vực trọng tâm và mũi nhọn của Cô Tô. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút đầu tư cần lưu ý tới vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên đảo. Các dự án phục vụ phát triển công nghiệp của huyện phải được áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, hoạt động du lịch và đời sống của chắnh người dân ở mức tối đa.

85

c. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Với tài nguyên sẵn có như

rạn san hô đẹp dưới làn nước trong xanh, bờ biển hoang sơ, bãi cát trắng mịn trải dài phân bố cả trên đảo Cô Tô, Thanh Lam, Cô Tô con, đảo Trần; vì thế huyện Cô Tô sẽ là điểm đến, một sự lựa chọn không thể thiếu của khách du lịch, kết nối thành tour du lịch sinh thái Hạ Long- Cô Tô, Bái Tử Long- Cô Tô hay Cát Bà- Cô Tô. Kéo theo đó là phát triển các dịch vụ trên biển. Ngoài ra cần tăng cường quảng bá rộng rãi hình ảnh đảo Cô Tô để thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước bằng các hình thức đa dạng, hiệu quả trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Trong tương lai không xa khi đảo Trần đã được đầu tư phát triển, đây cũng sẽ là điểm du lịch- dịch vụ biển đảo với các tuyến du lịch Móng Cái Ờ Vĩnh Thực - đảo Trần, Hạ Long Ờ Vân Đồn Ờ Cô Tô Ờ đảo Trần. Để thực hiện điều này cần:

+ Đảo Cô Tô: phát triển du lịch Bãi Hồng Vàn xã Đồng Tiến với diện tắch

khoảng 400ha; Bãi biển thị trấn dài 1,6km với quy mô khoảng 55 ha; Khu vực mỏm đuôi chuột quy mô khoảng 50 ha.Khu bãi biển Nam Hà xã Đồng Tiến: Có bãi tắm Vàn Chảy đẹp và sạch., có địa hình núi ven biển và rừng sinh thái. Có thể xây dựng ở đây thành làng kinh tế sinh thái và du lịch xanh. Khu bãi biển thôn Hải Tiến: Có bãi tắm đẹp và sạch, có dải đất chạy dọc theo bãi tắm là khu lý tưởng để phát triển dịch vụ du lịch, diện tắch khoảng 24 ha.

+ Đảo Cô Tô con: có địa hình đẹp,có rừng cây nguyên sinh.Trên đảo có thể phát triển loại hình du lịch cao cấp, tổ chức các loại hình du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch tắm và lặn biển. Xây dựng trên đảo các cụm đô thị sinh thái quy mô vừa phải, phù hợp với điều kiện của đảo, kết hợp phục vụ lưu trú cho khách du lịch.

+ Đảo Thanh Lam do địa hình chủ yếu là đồi núi nên chỉ có thể bố trắ xây dựng khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại khu vực phắa Đông đảo khoảng 7,8 ha;

+ Đảo Trần: hiện tại vẫn còn hoang sơ và chưa thu hút khách du lịch; song đảo nằm ở vị trắ địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, bãi biển hoang sơ nhưng sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Vì vậy cần đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều

86

kiện thiết yếu cho phát triển du lịch như hạ tầng giao thông, cảng biển, nhà nghỉ, hệ thống điện lưới và các dịch vụ khác.

c. Phát triển dịch vụ - thương mại, giao thông vận tải * Dịch vụ:

+ Hạn chế sự phát triển ồ ạt theo làn sóng bùng nổ các dịch vụ đón khách du lịch tại đảo Cô Tô theo hình thức du lịch cộng đồng như hiện tại. Khuyến khắch xây dựng khách sạn đạt các tiêu chuẩn 3 sao trở lên để hướng tới thu hút du khách trung lưu và thượng lưu nhằm tăng giá trị gia tăng cho chuỗi du lịch, giảm áp lực về số lượng gây tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của đảo.

+ Vận động các hộ kinh doanh là hạt nhân hiện tại của đảo trong lĩnh vực này trong việc tăng cường nhận thức, kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng chuyên môn, đặc biệt lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm và nghệ thuật phối kết hợp nguyên liệu để tạo ra những món ăn bổ dưỡng và đặc trưng riêng có của cô-tô

+ Tôn tạo các di tắch lịch sử văn hóa (khu tưởng niệm Hồ Chủ Tịch, các nhà thờ, Chùa) và phát triển văn hóa lễ hội Cô Tô để hướng tới việc cung cấp dịch vụ du lịch tâm linh, đặc biệt gắn chặt với chuỗi du lịch tâm linh - lịch sử Yên Tử và Bạch Đằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cung cấp các dịch vụ hậu cần du lịch khác phục vụ các dịch vụ cao cấp như cứu hộ, cứu nạn, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển, nhu yếu phẩm, cho thuê địa điểm tổ chức hoạt độngẦ

*Thương mại, chợ:

+ Quy hoạch Cảng Cô Tô thành trung tâm dịch vụ hàng hải và giao lưu thương mại. Song song với việc nâng cấp cảng Cô Tô, cần hướng tới việc hình thành trung tâm hậu cần với quy mô nhỏ, đảm bảo nhu cầu kho vận hàng hóa phục vụ sinh hoạt, hàng hóa phục vụ du lịch cũng như hàng thủy sản xuất khẩu được chế biến tại đảo.

+ Hướng phát triển chợ Cô Tô thành một khu thương mại với những nét văn hóa riêng, là nơi mua bán các loại thủy sản đánh bắt (qui mô nhỏ) từ biển về (nhưng không chế biến).

87

+ Hình thành một khu thương mại tại xã Thanh Lân và trung tâm kho vận qui mô lớn, đáp ứng yêu cầu của nghề cá theo định hướng của Tỉnh. Nâng cấp hệ thống chợ hiện có ở xã Thanh Lân, đảm bảo thuận tiện về giao thông để có thể sử dụng hiệu quả hệ thống chợ.

+ Hệ thống kho: Xây dựng kho ở các cảng, các trung tâm thương mại. Trong đó, kho trung chuyển hàng xuất khẩu hải sản ở trung tâm thương mại Thanh Lân với quy mô 5.000-10.000 m2, ở khu vực cảng Cô Tô: 5.000 -10.000m2.

Định hướng cho người dân chỉ tập trung bán hàng tại những khu chợ, nhất là khi có nhiều khách du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khắch người dân hạn chế dùng túi ny lon trong các chợ, thay vào đó là các túi vải khi đi chợ.

* Giao thông vận tải:

+ Phát triển mô hình vận tải xanh trên đảo Cô Tô nhằm phục vụ các hoạt động dân sinh và du lịch.

+ Kêu gọi đầu tư, khai thác và cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa để đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hóa thông suốt giữa đảo với đất liền và giữa đảo với đảo. Chú trọng đầu tư đội tàu cao tốc có chất lượng phục vụ vận tải hành khách.

+ Phát triển thêm tuyến vận tải: Quan Lạn-Cô Tô, Bãi Cháy-Cô Tô, Cát Bà- Cô Tô); đa dạng hóa hình thức vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch đẳng cấp cao tại Cô Tô trong sự kết nối với Vân Đồn như thủy phi cơ, trực thăng, canô cao tốc, du thuyềnẦ

+ Đầu tư dự án phát triển đường giao thông vòng quanh đảo Cô Tô và Thanh Lam, đảo Cô Tô con và đảo Trần vừa phục vụ giao thông đi lại, kết hợp với bảo vệ quốc phòng, an ninh.

+ Nâng cấp các cảng, bến tàu phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa liên kết đảo; bao gồm bến tàu Bắc Vàn, cảng Cô Tô lớn để kết nối với đảo Cô Tô con và đảo Thanh Lam; nâng cấp bến tàu cảng Thanh Lam phục vụ cho các tàu chở khách và tàu cá, xây mới bến tàu trên đảo Cô Tô con, trên đảo Trần.

88

- Để phát huy giá trị TNVT và phát triển kinh tế huyện đảo Cô Tô một cách bền vững, đẩy nhanh mức tăng trưởng kinh tế xã hội phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường.

+ Với huyện đảo Cô Tô, các đảo vẫn còn nét nguyên sơ, việc phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo tồn. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học biển, đề ra chiến lược quản lý Khu bảo tồn biển Cô Tô và đảo Trần và chiến lược bảo vệ môi trường.

+ Hướng dẫn và giáo dục môi trường trong ngư dân thi hành luật bảo vệ môi trường, nguồn lợi hải sản, nâng cao trình độ dân trắ ở các vùng ven biển.

- Cùng với đảo Cô Tô và Thanh Lam, đảo Trần có vị trắ chiến lược vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Vì vậy, Nhà nước cần sớm thành lập đơn vị hành chắnh cấp xã trên đảo, để đảo có cơ hội được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, phát huy được tiềm năng thế mạnh của đảo.

d. Các dịch vụ khác

+ Kêu gọi thêm ắt nhất 01 ngân hàng phát triển cơ sở và xây dựng mạng lưới

dịch vụ tại đảo. Ngân hàng này phải đáp ứng được nhu cầu giao dịch quốc tế.

+ Xây dựng bãi đáp cho Trực thăng (đón máy bay từ Sân bay Vân Đồn hoặc

sân bay Cát Bà) để tăng năng lực cung cấp dịch vụ ở phân khúc cao cấp cho du lịch tại Cô Tô, đặc biệt trong bối cảnh Vân Đồn trở thành Đặc khu và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nhằm phục vụ nhóm khách thượng đẳng nhất (casino)

+ Đảm bảo hạ tầng để có thể đón tiếp khách hàng sử dụng phương tiện Thủy

phi cơ. Nếu Cô Tô đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng giao thông, Cô Tô sẽ tận dụng được lợi thế và bứt phá trong phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

89

90

2. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

a. Phát triển nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần lao động phi nông nghiệp (chủ yếu tập trung làm việc trong ngành dịch vụ, du lịch). Thu hút nguồn nhân lực của địa phương và các vùng, đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, trong sản xuất nông,

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 86)