Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 59)

Trên các đảo thuộc huyện Cô Tô chỉ có mặt khoáng sản kim loại đen (sắt- limonit) và khoáng sản vật liệu xây dựng: sét, kaolin, đá vôi san hô cát, cát kết.

- Kim loại đen (sắt -limonit)

Khoáng sản sắt thuộc loại limonit, chúng lộ rải rác ở nhiều nơi thường ở những vết lộ đá gốc bờ biển nơi có mực nước thuỷ triều lên xuống. Quặng sắt (limonit) thường lấp đầy các khe nứt hoặc bám vào bề mặt bóc mòn của đá gốc. Hàm lượng quặng nghèo limonit chiếm 1%, 2% hoặc 3%. Nguồn gốc phong hoá thấm đọng. Tuy hàm lượng tổng sắt cao hơn chỉ tiêu công nghiệp, nhưng hàm lượng lưu huỳnh (S) cao hơn chỉ tiêu công nghiệp nên chất lượng quặng không cao. Trữ lượng không đáng kể nên điểm quặng ắt có triển vọng.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng

+ Kao Lin: có

Quặng lộ rải rác ở nhiều nơi, chúng là sản phẩm phong hoá tại chỗ của đá bột kết, sét kết thuộc hệ tầng Cô Tô. Các lớp kaolin phong hoá chỉ dày 2-5cm, nhưng có nhiều lớp nằm xen trong cát kết. Các vết lộ kaolin phong hoá thường lộ ra ở phần địa hình thấp, thoải ven thung lũng. Hầu hết các vết lộ thường có quặng kém chất lượng, màu trắng vàng, lẫn nhiều sạn thạch anh. Điển hình cho loại hình khoáng sản kaolin có điểm quặng bắc TT. Cô Tô; phắa đông Cầu Cảng và ven rìa bờ biển phắa đông bắc đảo Trần. Nhìn chung chất lượng quặng không cao, quy mô điểm khoáng hoá không lớn, nên ắt có triển vọng.

56

Khoáng sản sét gạch ngói phân bố tập trung xung quanh thung lũng Vàn Chảy gồm 3 điểm quặng hoá: đông Vàn Chảy, bắc Vàn Chảy, nam Vàn Chảy. Các điểm quặng sét gạch ngói thường phân bố trong diện lộ các trầm tắch cát, sét, đôi khi tảng có nguồn gốc sườn tắch lũ tắch. Bề dày thân khoáng sản 1-2m. Sét có màu nâu vàng, nâu tắm, dẻo, mịn. Thành phần hoá học (%) quặng không đồng nhất ở tất cả các điểm khoáng hoá, nhưng đều đạt chất lượng cho sản xuất gạch ngói. Loại sét này đã được nhân dân địa phương khai thác sản xuất gạch ngói ở vùng nam Vàn Chảy, chúng cần được nghiên cứu tiếp theo.

+ Đá vôi xây dựng (đá vôi san hô):

Đá vôi san hô phân bố rải rác ở một số hõm núi ở phắa nam cầu Thủ Mỹ. Các cuội san hô do sóng đẩy trôi dạt vào các hõm núi tắch tụ thành từng đống dài 6-10m, rộng 2-3m, cao 0,5-3m. Điển hình cho loại hình khoáng sản vừa mô tả có điểm quặng nam cầu Thủ Mỹ.

Điểm quặng tập trung trong hẻm núi và các cuội san hô tập trung thành dải dài 1-30m, rộng 2-5m, dày 1-3m phủ trên trầm tắch bở rời nguồn gốc biển tuổi Holocen muộn (mQ23). Quặng đá vôi san hô sử dụng để sản xuất vôi.

+ Cát kết, sạn kết

Khoáng sản cát kết, sạn kết có diện lộ khá rộng lớn, chúng tập trung ở tập 1 của các phân hệ tầng dưới, phân hệ tầng giữa và phân hệ tầng trên hệ tầng Cô Tô. Cát kết đa khoáng hạt thô, đôi khi là sạn kết, phân lớp dày 1-4m, màu xám đen cứng rắn, ngoài ra còn có cát kết hạt nhỏ phân bố xen kẽ trong suốt mặt cắt của hệ tầng, phân lớp vừa, màu xám sang. Các đá cát kết, sạn kết có trữ lượng lớn, có thể sử dụng để rải đường hoặc cưa cắt thành từng tấm để xây nhà.

+ Cát:

Có nguồn gốc biển phân bố trên thềm biển bậc I thường tập trung trong diện tắch khoảng 1km2 ở vùng Ngầu Phi Long. Cát có màu trắng, trắng phớt vàng hạt nhỏ. Dân địa phương cũng đã từng khai thác để xây dựng.

57

2.4.3. Tài nguyên nước mặt

Diện tắch thu nước trên các đảo thường bị hạn chế, hơn nữa, theo điều tra mặt đệm dưới thảm rừng cũng như lớp thổ nhưỡng đã từng bị phá hủy, bào mòn sâu sắc, ắt có giá trị giữ, tắch trữ nước, điều tiết dòng chảy mặt, nên mạng lưới dòng chảy trên các đảo rất nghèo nàn, hầu hết chỉ có dòng chảy tạm thời.

Một số đảo lớn do diện tắch thu nước khá rộng nên đã hình thành suối, độ dài 0,5-1,0km. Tuy nhiên, chỉ một vài trong số chúng có nước vào mùa khô, nhiều suối do nằm trong địa hình trũng, bằng phẳng nên thường bị nhiễm mặn khi thuỷ triều nên.

- Đảo Cô Tô có hệ thống suối ngắn, thoải và phân bố ở vùng bằng phẳng. Trừ suối Hồng Vàn có nước vào mùa khô, phần lớn khe, suối chỉ có nước trong mùa mưa.

Đảo Thanh Lam có 3 suối, tập trung ở phắa Tây Bắc của đảo là: Ngọc Mai, Cáp Cháu và Bắc Bàn Xắn. Mật độ sông suối trung bình trên đảo Thanh Lân là 0,23km/km2, tương ứng với tổng chiều dài toàn bộ sông suối khoảng 4,0km.

Đảo Trần có địa hình chia cắt mạnh, gradient địa hình lớn, hình thành hàng loạt các khe rãnh thoát nước mặt, theo hướng từ dải trung tâm đảo ra biển với tốc độ khá cao. Các dòng chảy chỉ mang tắnh tạm thời vào mùa mưa.

Do mạng lưới sông suối kém phát triển nên nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân trên đảo phụ thuộc nhiều vào các hồ chứa. Trên toàn huyện đảo Cô Tô có khoảng 22 hồ chứa nhỏ, tuy nhiên các hồ này chỉ có khả năng cung cấp nước vào mùa mưa. Vào mùa khô, nước cho sinh hoạt và sản xuất khá khan hiếm. Nhiều gia đình phải sử dụng các giếng bị nhiễm mặn ở sát biển.

Hiện tại, nhu cầu sử dụng nước của huyện là 2,14triệu m3/năm. So với tiềm năng tổng lượng nước năm và lượng nước mùa cạn là thoả mãn [43].

2.4.4. Tài nguyên nước ngầm

Trên quần đảo Cô Tô tồn tại hai dạng nước dưới đất:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tắch Đệ Tứ: tương đối phong phú nước,

chất lượng nước tùy thuộc nhiều vào độ cao địa hình và nguồn gốc trầm tắch tạo nên tầng chứa nước. Ở những nơi địa hình cao các giếng đều nhạt, ở những nơi địa hình

58

thấp nước bị lợ và mặn do ảnh hưởng của thủy triều. Tuy điều kiện thủy hóa của tầng khá phức tạp, chiều dày nhỏ nhưng tầng là đối tượng cấp nước quan trọng cho các hộ dân cư sống lẻ tẻ phân tán vì diện phân bố rộng và dễ khai thác. Do chiều dày tầng chứa nước không lớn, không nên khai thác nước trong tầng này bằng các lỗ khoan máy mà nên lấy nước bằng giếng đào và các lỗ khoan tay.

Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tắch tuổi Ocdovic thượng - Silua hạ, hệ tầng Cô Tô (O3 - S1ct): tầng chứa nước này chiếm hầu hết diện tắch của các đảo, tầng lộ ra từ độ cao 5- 10m đến trên 100m. Do chịu ảnh hưởng của các đứt gãy kiến tạo, nên đá của hệ tầng bị nứt nẻ nhiều làm tăng khả năng chứa nước của chúng.

Trên đảo Cô Tô và Thanh Lam, chiều dày đới nứt nẻ chứa nước từ 50 đến 60m. Trong các lỗ khoan hút nước thắ nghiệm, hệ số dẫn mực nước thay đổi 12- 42 m2/ngày, hệ số thấm của tầng thay đổi từ 0,21-0,96 m/ngày, lưu lượng các lỗ khoan đạt từ 0,16 l/s đến 3,58 l/s, xếp vào loại giàu nước trung bình [17].

Nước dưới đất tầng (O3-S1ct) được nước mưa cung cấp tực tiếp, thoát đi

bằng các điểm lộ tập trung thành một số khe suối. Nhân dân trên đảo đã đắp chặn và tạo nên các hồ. Nước các hồ này đều thuộc diện nhạt đến siêu nhạt. Nước có loại hình hóa học clorur-calci natri; clorur-bicarbonat natri hoặc bicarbonat-clorur natri calci, rất gần gũi với thành phần hóa học của các điểm lộ tự nhiên và các giếng đào trong đá gốc.

- Trữ lượng tiềm năng nước trên hai đảo Cô Tô và Thanh Lam là 17.485 m3/ngày (bảng 2.4) và chất lượng nước dưới đất cho đến nay còn khá sạch, đáp ứng được nhu cầu cấp nước ăn uống và sinh hoạt.

59

Bảng 7: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất huyện Cô Tô

(Nguồn: Đề tài VAST06.02/13-14. Uông Đình Khanh).

2.4.5. Tài nguyên du lịch

Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nhân văn:

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khắ trong lành, cấu tạo địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh (rừng chõi trên cát), có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thắch hợp với du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển và phù hợp với nhu cầu du lịch biển hiện nay của nước ta.

+ Nằm ở vị trắ địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô những nét độc đáo, bắ ẩn của tự nhiên. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu, có hệ sinh thái san hô đa dạng thắch hợp cho lặn biển khám phá thế giới sinh vật. Trữ lượng động tự nhiên (m3/ngày) Trữ lượng tĩnh tự nhiên (m3) Hệ số khai thác vào trữ lượng tĩnh tự nhiên Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)

Đảo Cô Tô 9.987 38.025.500 0,3 9078,8

Đảo Thanh

Lam 7.267 40.593.150 0,3 8 484,8

Đảo Trần 3.662 2.250.720 0,3 3.729

Đảo Cô Tô

con 1.321 4.815.000 0,3 1.466

60

+ Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa đất liền của các tỉnh khác về cập cảng Cô Tô, nên huyện Cô Tô có điều kiện thuận lợi phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê duyệt dịch vụ). Đây chắnh là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.

- Đặc biệt, trong tương lai khi khu kinh tế hành chắnh đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn để từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.

Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Trên đảo có tượng đài Bác Hồ và khu di tắch đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày 09/05/1961 khi Người ra thăm đảo, động viên và cổ vũ tinh thần đồng bào và nhân dân huyện đảo. Có lễ hội truyền thống hàng năm của huyện với đa dạng các loại hình văn hoá của nhân dân các vùng miền về sinh sống tại Cô Tô như hát xoan của người Thái Bình, hát vắ dặm của người Hà Tĩnh, hò Sông Mã của người Thanh Hoá, hát chầu văn của người Nam Định, Hà Nam, v.v.

+ Trạm Hải Đăng Cô Tô: là 1 trong số hơn 30 Ộcon mắt biển đêmỢ đang hoạt động trên khắp vùng lãnh hải Việt Nam. Đây là điểm cao nhất đầy lý tưởng ở đảo Cô Tô để ngắm trọn vẻ đẹp toàn cảnh Cô Tô. Mặt khác, Cô Tô cách đất liền không xa (khoảng 40 km), gần TP. Móng Cái, Vân Đồn, gần tuyến quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải, vì vậy Cô Tô sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.

2.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện đảo Cô Tô

2.5.1. Lịch sử văn hóa- xã hội

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn, từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Hoa quấy phá. Đầu thời Nguyễn, ở đây mới có cư dân người Trung Quốc đầu tiên định cư, sinh sống bằng làm ruộng và đánh bắt hải sản.

61

Thời Pháp thuộc, Cô Tô đã là một tổng có năm xã (Đông Giáp, Tây Giáp, Bắc Giáp, Trung Giáp) thuộc châu Hà Cối của phủ Đông Hải, tỉnh Hải Ninh. Sau năm 1945, Cô Tô tiếp tục bị chiếm đóng và đến năm 1954 mới được giải phóng.

Đầu năm 1954, hai xã Thanh Lân và Cô Tô được thành lập, trực thuộc Móng Cái, sau đó trở thành hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Ngày 16/7/1964, hai xã này được sáp nhập vào huyện Cẩm Phả.

Trước năm 1978, quần đảo Cô Tô là một vùng sầm uất, đông dân, sống bằng nghề nông và đánh bắt hải sản. Sau Ộsự kiện người HoaỢ (1978) dân số trên đảo chỉ còn lại khoảng 10%. Để tăng cường cho phát triển kinh tế, Nhà nước đã điều động dân cư từ các tỉnh khác ra đảo, lao động tập trung vào làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt, nghề cá cũ bị bỏ.

Ngày 23/3/1994, Chắnh phủ ra Nghị định 28- CP đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn, đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 24/12/1994, trên đảo Cô Tô Lớn, lễ đón nhận Nghị định được cử hành trọng thể và huyện Cô Tô chắnh thức ra đời. Đến 28/3/1996, Chắnh phủ đã sáp nhập đảo Trần thuộc huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô. Ngày 25/8/1999, Thủ tướng Chắnh Phủ ra Nghị định số 83/NĐ-CP thành lập thị trấn Cô Tô và đổi tên xã Cô Tô cũ thành xã Đồng Tiến. Đến nay huyện Cô Tô có một thị trấn và hai xã: Đồng Tiến, Thanh Lân; trong đó đảo Trần thuộc xã Thanh Lân quản lý.

Từ năm 1990, Cô Tô trở thành vùng kinh tế mới cần có dân cư để ổn định và phục hồi sản xuất đồng thời để củng cố ANQP. Nhà nước đã tổ chức thêm nhiều đợt di dân từ 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ Tĩnh ra xây dựng kinh tế mới ở Cô Tô với mục tiêu lấy phát triển ngư nghiệp làm nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Kinh tế, đời sống văn hoá đã dần dần được phục hồi và phát triển.

Năm 2004, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, huyện Cô Tô đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 2, đánh dấu bước trưởng thành trong quá trình phát triển kinh tế của một xã vùng biển đảo [42].

62

a. Cộng đồng dân cư

Dân cư huyện Cô Tô chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước ra xây dựng kinh tế mới như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,Ầ Dân cư chủ yếu tập trung tại trung tâm của huyện là thị trấn Cô Tô.

Do mục đắch sinh kế chắnh của người dân trên đảo khi ra xây dựng kinh tế mới là khai thác và đánh bắt thủy, hải sản (trước năm 1979 Cô Tô là nơi có nhiều loại hải sản quý hiếm và cũng là nơi từng đạt năng suất đánh bắt cao nhất miền Bắc với 18 tấn/lao động/1 năm) nên hiện tại nghề này vẫn chiếm phần lớn lao động làm việc.

Trong vài năm gần đây, dù ngành du lịch đã có sự bùng nổ tại Cô Tô về số lượng khách du lịch thu hút nhưng tắnh chuyên nghiệp của người dân vẫn chưa cao, hầu hết lao động chưa qua đào tạo và hoạt động theo hình thức hộ gia đình nhằm phục vụ khách bình dân, kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu. Đặc biệt, kiến thức và nhận thức về du lịch cao cấp còn rất hạn chế. Văn hóa tiêu dùng, sinh hoạt và vấn đề môi trường còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh và nâng cao nhận thức.

b. Dân số và nguồn nhân lực

Trong 5 năm vừa qua (2009- 2013), dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 4.992 người (năm 2009) lên 5553 người (năm 2013), tăng 561 người. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012 tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tắnh đến

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)