Địa hình Địa mạo

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 36)

a. Địa hình

- Quần đảo Cô Tô có địa hình dạng đồi núi thấp, bị chia cắt mạnh, sườn dốc, không đối xứng. Đỉnh cao nhất trên các đảo không quá 200m, cao nhất là đảo Thanh

Lam (đỉnh cao nhất đạt 199m), tiếp đến là đảo Trần (đỉnh Mỡ Lợn 187m), đứng thứ ba là đảo Cô Tô (núi Ngang 174m). Độ dốc sườn phần lớn trên 200, nhiều nơi trên 50-600, ở những nơi núi lan ra sát biển và đang bị biển phá mòn, rất phổ biến những vách dốc đứng.

- Sự phân bố xen kẽ các đồng bằng giữa khu vực đồi núi: do đặc điểm hình

thành quần đảo nên dạng địa hình đồng bằng nguồn gốc lục địa hầu như không có. Trong khi đó, các dạng đồng bằng nguồn gốc biển chưa phát triển. Vì có đảo Thanh Lam che chắn bên ngoài nên địa hình đồng bằng hình thành do tác động của biển chủ yếu tồn tại trên đảo Cô Tô lớn và đảo Cô Tô con.

Diện tắch của các đảo Cô Tô và Thanh Lam thuộc loại trung bình, điều đó cho phép hình thành nên những bồn thu nước, tạo điều kiện cho dòng chảy phát triển, đặc biệt là các dòng chảy thường xuyên, góp phần hình thành nên các vạt tắch tụ thung lũng, khá bằng phẳng, chủ yếu gồm các vật chất từ trên sườn trôi xuống nên thắch hợp để canh tác nông nghiệp. Đây cũng là các điểm định cư chắnh của người dân, trên đảo Cô Tô giữa các dãy núi phắa Bắc và cụm đồi phắa Nam là một khu đồng bằng trung tâm lượn sóng, dạng máng trũng, hình thành từ thung lũng của các sông suối.

33

Ảnh 1: Đồng bằng tắch tụ- nơi định cư và canh tác nông nghiệp trên đảo

Cô Tô

(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)

- Địa hình bãi biển và thềm biển: các bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ

cao từ 2-6m, độ dốc trung bình 0-30 được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tắm biển. Trên đảo Thanh Lam, đảo Trần, các bãi biển có diện tắch nhỏ, phân bố manh mún nên ắt có giá trị khai thác để đưa vào phục vụ kinh tế.

34

Ảnh 2: Địa hình bãi biển trên đảo Cô Tô

(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)

- Sự thành tạo các vách mài mòn là nét đặc sắc của quần đảo: Các dạng địa

hình này phân bố chủ yếu ở bờ đông, đông bắc và đông nam của các đảo. Một số đồi ăn sát ra mép biển, bị mài mòn mạnh mẽ, tạo ra những vách dốc đứng rất hiểm trở và trở thành những thắng cảnh đẹp.

Ảnh 3: Vách mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô

(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)

- Các bench mài mòn phát triển mạnh: Các bãi đá gốc có nguồn gốc mài

mòn (bench) xuất hiện ở khắp nơi, diện tắch khá rộng. Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa đá nổi và đá ngầm. Dạng địa hình này đặc biệt

35

phát triển ở phắa bắc đảo Thanh Lam, đảo Trần. Có thể tận dụng để phục vụ cho các mục đắch phòng thủ trong quốc phòng, an ninh.

Ảnh 4: Các bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô

(Người chụp: Nguyễn Thị Hương)

b. Địa mạo

Trên cơ sở nguyên tắc hình thái phát sinh và nguồn gốc lịch sử, bản đồ địa mạo huyện đảo Cô Tô đã được thành lập, phân ra 25 dạng địa hình, trong đó có 21 dạng địa hình thuộc phần đảo nổi và 4 dạng địa hình thuộc đáy biển ven đảo (hình 1.3: Bản đồ địa mạo huyện đảo Cô Tô) và được giới thiệu khái quát tại bảng 4.

Bảng 4: Các dạng địa hình huyện đảo Cô Tô I. Đặc điểm địa mạo phần đảo nổi

A. Dạng và yếu tố nguồn gốc bóc mòn

1: Phần sót của bề mặt san bằng hoàn toàn dạng peneplen: Đó là bề mặt phân thuỷ

cao trên 100m, hẹp, kéo dài và lượn sóng. Trên bề mặt thường tồn tại lớp eluvi mỏng (<0,5m): sạn, sét lẫn mảnh vỡ của các đới Saprolit. Tuổi của bề mặt san bằng này là Miocen (N2).

2. Phần sót của bề mặt san bằng không hoàn toàn dạng pediment: có độ cao 50-

70m. Ta có thể gặp dạng địa hình này ở đảo Trần, trên khu vực có độ cao l00 - 120m. Chúng thường có vách bậc rõ ràng với mực địa hình kể trên. Cấu tạo tầng mặt tương tự với bề mặt peneplen, tuổi giả định Q1.

3. Sườn trọng lực chậm: chủ yếu quá trình Deflucxi. Phân bố ở phần trên sườn, gần

đáy bề mặt chia nước. Trắc diện lồi, cấu tạo lớp phủ dầy 0,5 - 1m, dăm sạn lẫn mảnh vỡ, sét. Phổ biến ở phần giữa và chân của các sườn núi.

4. Sườn trọng lực nhanh: Chủ yếu quá trình đổ vỡ sập. Thành phần chủ yếu là tảng

lăn, dăm sạn.

5. Sườn rửa trôi, sói rửa bề mặt. Phân bố hạn chế, chỉ gặp ở một số vùng đèo yên

36 sườn mỏng.

6. Sườn xâm thực Ờ xói rửa: phổ biến ở đảo Thanh Lam. Cấu tạo lớp phủ sườn có

chiều dày trung bình 0,5m, nhiều nơi trơ đá gốc phong hoá.

7. Vạt tắch tụ Deluvi. bề mặt hơi nghiêng có lớp phủ sườn dày 1 - 1,5m gồm dăm

sạn lẫn sét pha.

B. Dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc dòng chảy

8. Các máng trũng xâm thực: đang được hình thành và hoàn thiện, phân bố ở phắa

Nam đảo Cô Tô Con, phắa bắc đảo Cô Tô và trên đảo Thanh Lam, đảo Trần, trên các sườn dốc 15- 25o. Tuổi giả định là Holocen không phân chia ( Q2).

9. Máng trũng xâm thực - tắch tụ: đang được hình thành, phổ biến ở phắa Nam đảo

Cô Tô và phắa Bắc đảo Thanh Lam, ắt phổ biến ở đảo Trần. Trắc diện ngang hình chữ U với đáy rộng. Tuổi của nó là Holocen không phân chia ( Q2).

10. Bề mặt tắch tụ Proluvi- Delulvi:phát triển không liên tục. Các bề mặt này có

dạng bậc thềm chân núi với bề mặt nghiêng thoải 3 - 8ồ với lớp phủ bởi rời gồm sạn, cát lẫn dăm tảng với chiều dày 0,5- 1m.

C. Dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc biển.

11: Thềm biển bậc III mài mòn - tắch tụ: cao 8 - 10m. Phát triển không liên tục, thường còn sót lại những bậc trước núi và bị phủ bởi các thành tạo eluvi trẻ hơn. Trên đảo Trần dạng địa hình này phát triển khá rộng.

12. Thềm biển bậc II: tắch tụ phát triển rộng rãi nhất dưới dạng các đê cát nối đảo ở

trên Cô Tô Lớn và các đồng bằng trước núi ở Thanh Lam, các bậc trước núi ở trên Cô Tô con. Tại đảo Trần, phân bố thành các dải hẹp ở đầu các vũng cổ. Tuổi của bậc thềm này Q21-2.

13. Thềm biển bậcI: cao khoảng 2,5- 3m, có thành vật chất hỗn tạp phân dị theo đư-

ờng bờ hoặc là những mẩu thềm mài mòn - khối tảng lẫn các di tắch ám tiêu san hô cổ. Tuổi của bậc thềm này có thể xếp vào Holoxen muộn (Q23).

14. Các bãi biển hiện tại: cấu tạo bởi cát lẫn mảnh vỏ sinh vật vỡ nát có độ dốc 3ồ

có nơi đến 5 - 6ồ.

15. Các bench mài mòn và mài mòn khối tảng: gặp rải rác khắp nơi trên đầu các mũi nhô và các sườn núi chạy ra sát biển trên đảo Cô Tô và Thanh Lam và gặp nhiều ở phắa Nam và Đông Bắc đảo Trần.

16. Các bãi tắch tụ triều nửa kắn: bãi điển hình nhất là bãi Hồng Vàn rộng 500 - 600m, dài 1 km, phân bố ở đoạn giữa đảo Cô Tô Lớn. Hiện tại bị che chắn bởi hệ thống đê cát nối đảo ở phắa Đông và phắa Tây. ở đây quá trình biến đổi và hình thành bãi hoàn toàn phụ thuộc vào thuỷ triều.

37

tác động ở chân vách. Về mặt hình thái các vách này thường thẳng, ở dưới chân tồn tại các hốc sóng vỗ bờ.

18: Các mô sót mài mòn: biểu hiện trên địa hình là các bãi đá ngầm, đang trong giai

đoạn hình thành .

19. Các thành tạo gió Ờ biển: quan sát thấy các thành tạo này ở khu vực giữa của

đảo Cô Tô lớn dưới dạng các dãy đụn cát nhỏ và ắt di động, cấu tạo bởi cát trung đến cát nhỏ, màu vàng nhạt.

20. Các thành tạo bờ biển: bao gồm hai kiểu bờ biển: mài mòn và tắch tụ

II.Đặc điểm địa mạo đáy biển nông quanh đảo

21. Lạch triều: là phần tiếp tục của các dòng chảy trên đảo nổi, được hình thành do

tổng hợp tác động của hoạt động xâm thực dòng triều, nước dồn và nước rút. Lạch triều của các đảo ắt phân nhánh, ngắn, sâu khoảng 0,5 - 2m.

22. Đồng bằng mài mòn - tắch tụ ngầm trong đới hoạt động của sóng vỗ bờ: là phần tiếp tục của các bãi triều tắch tụ, cấu tạo bởi cát hạt trung lẫn mảnh vỡ sinh vật vỡ nát. Địa hình bề mặt dốc 3 - 8ồ, đôi chỗ 8 - 15ồ, có nhiều mô sót mài mòn trơ đá gốc và các ám tiêu san hô ngầm.

23. Đồng bằng mài mòn - tắch tụ ngầm trong đới hoạt động của sóng vỗ bờ: bề mặt ắt bị chia cắt và ắt mô sót mài mòn hơn đồng bằng ở trên.

24. Đồng bằng tắch tụ ngầm trong đới hoạt động của sóng biến dạng, có sự tham gia

của dòng chảy ven bờ: phân bố ở độ sâu 10 Ờ15m trở ra, cấu tạo bởi cát bột và cát nhỏ.

25. Máng xâm thực dòng triều ngầm: Các máng này tạo thành những dải hẹp sâu hơn so với bề mặt liền kề, dạng lòng chảo. Lòng máng thường trơ đá gốc, đôi chỗ có lớp cát, cuội mỏng, là đường dẫn tầu thuyền duy nhất để tiếp cận đảo.

40

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)