Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện đảo Cô Tô

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 64)

2.5.1. Lịch sử văn hóa- xã hội

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn, từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Hoa quấy phá. Đầu thời Nguyễn, ở đây mới có cư dân người Trung Quốc đầu tiên định cư, sinh sống bằng làm ruộng và đánh bắt hải sản.

61

Thời Pháp thuộc, Cô Tô đã là một tổng có năm xã (Đông Giáp, Tây Giáp, Bắc Giáp, Trung Giáp) thuộc châu Hà Cối của phủ Đông Hải, tỉnh Hải Ninh. Sau năm 1945, Cô Tô tiếp tục bị chiếm đóng và đến năm 1954 mới được giải phóng.

Đầu năm 1954, hai xã Thanh Lân và Cô Tô được thành lập, trực thuộc Móng Cái, sau đó trở thành hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Ngày 16/7/1964, hai xã này được sáp nhập vào huyện Cẩm Phả.

Trước năm 1978, quần đảo Cô Tô là một vùng sầm uất, đông dân, sống bằng nghề nông và đánh bắt hải sản. Sau Ộsự kiện người HoaỢ (1978) dân số trên đảo chỉ còn lại khoảng 10%. Để tăng cường cho phát triển kinh tế, Nhà nước đã điều động dân cư từ các tỉnh khác ra đảo, lao động tập trung vào làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt, nghề cá cũ bị bỏ.

Ngày 23/3/1994, Chắnh phủ ra Nghị định 28- CP đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn, đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 24/12/1994, trên đảo Cô Tô Lớn, lễ đón nhận Nghị định được cử hành trọng thể và huyện Cô Tô chắnh thức ra đời. Đến 28/3/1996, Chắnh phủ đã sáp nhập đảo Trần thuộc huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô. Ngày 25/8/1999, Thủ tướng Chắnh Phủ ra Nghị định số 83/NĐ-CP thành lập thị trấn Cô Tô và đổi tên xã Cô Tô cũ thành xã Đồng Tiến. Đến nay huyện Cô Tô có một thị trấn và hai xã: Đồng Tiến, Thanh Lân; trong đó đảo Trần thuộc xã Thanh Lân quản lý.

Từ năm 1990, Cô Tô trở thành vùng kinh tế mới cần có dân cư để ổn định và phục hồi sản xuất đồng thời để củng cố ANQP. Nhà nước đã tổ chức thêm nhiều đợt di dân từ 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ Tĩnh ra xây dựng kinh tế mới ở Cô Tô với mục tiêu lấy phát triển ngư nghiệp làm nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Kinh tế, đời sống văn hoá đã dần dần được phục hồi và phát triển.

Năm 2004, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, huyện Cô Tô đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 2, đánh dấu bước trưởng thành trong quá trình phát triển kinh tế của một xã vùng biển đảo [42].

62

a. Cộng đồng dân cư

Dân cư huyện Cô Tô chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước ra xây dựng kinh tế mới như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,Ầ Dân cư chủ yếu tập trung tại trung tâm của huyện là thị trấn Cô Tô.

Do mục đắch sinh kế chắnh của người dân trên đảo khi ra xây dựng kinh tế mới là khai thác và đánh bắt thủy, hải sản (trước năm 1979 Cô Tô là nơi có nhiều loại hải sản quý hiếm và cũng là nơi từng đạt năng suất đánh bắt cao nhất miền Bắc với 18 tấn/lao động/1 năm) nên hiện tại nghề này vẫn chiếm phần lớn lao động làm việc.

Trong vài năm gần đây, dù ngành du lịch đã có sự bùng nổ tại Cô Tô về số lượng khách du lịch thu hút nhưng tắnh chuyên nghiệp của người dân vẫn chưa cao, hầu hết lao động chưa qua đào tạo và hoạt động theo hình thức hộ gia đình nhằm phục vụ khách bình dân, kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu. Đặc biệt, kiến thức và nhận thức về du lịch cao cấp còn rất hạn chế. Văn hóa tiêu dùng, sinh hoạt và vấn đề môi trường còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh và nâng cao nhận thức.

b. Dân số và nguồn nhân lực

Trong 5 năm vừa qua (2009- 2013), dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 4.992 người (năm 2009) lên 5553 người (năm 2013), tăng 561 người. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012 tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tắnh đến 15/9/2013, huyện Cô Tô có tổng số 1.662 hộ với 5.602 nhân khẩu (so với 1.623 hộ trên địa bàn huyện với 5.556 nhân khẩu tắnh đến 1/4/2013). Như vậy, chỉ trong vòng khoảng gần nửa năm nhưng số hộ và dân số cũng đã có sự gia tăng khá nhanh. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người (chiếm 63%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân do có địa hình ắt bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ắt hơn.

63

Hình 7: Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây (2009- 2013)

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cô Tô vẫn khá nhỏ, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện là 807 người (23,48% tổng số lao động); trong đó xã Thanh Lân đạt 23,84%, xã Đồng Tiến đạt 21,25%. Tuy nhiên, hiện phần lớn lao động được đào tạo tập trung làm việc trong các cơ quan nhà nước, còn lại lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm và chưa qua đào tạo.

Bảng 8: Lao động phân theo trình độ chuyên môn tắnh đến 15/9/2013

TT Chỉ tiêu Tổng số Trình độ chuyên môn kỹ thuật Hộ Nhân khẩu Số người trong độ tuổi lao động Học nghề Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Tổng số: 1.662 5.602 3.530 469 197 131 152 1 TT. Cô Tô 757 2.597 1.503 86 115 93 93 2 Xã Đồng Tiến 517 1.739 1.248 227 43 23 46 3 Xã Thanh Lân 388 1.266 779 156 39 15 13

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

Hiện tại, lao động của huyện tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ. Cụ thể, lao động nông nghiệp chiếm 20,99%; ngư nghiệp chiếm

64

27,11%; dịch vụ du lịch và thương mại chiếm 24,81%; cơ quan nhà nước chiếm 11,55%; lĩnh vực công nghiệp xây dựng nhỏ nhất khi chỉ chiếm 2,88% trong lực lượng lao động.

Bảng 9: Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tắnh đến 15/9/2013)

Cơ quan nhà nước Nông nghiệp Ngư nghiệp Lâm nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ, DL, thương mại Tổng số 408 741 957 1 102 876 TT. Cô Tô 270 126 323 1 51 638 Xã Đồng Tiến 91 441 329 32 95 Xã Thanh Lân 47 174 305 19 143

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện năm 2013 là 2.720 người, chiếm 88,51%; trong đó xã Thanh Lân đạt 93,02%; xã Đồng Tiến đạt 91,1%. Tuy nghiên, số lao động không thường xuyên có việc làm vẫn khá lớn với 631 người, chiếm khoảng 18% tổng số lao động. Do đặc thù hoạt động và làm việc của lao động tại huyện Cô Tô theo mùa vụ khá rõ (du lịch, đánh bắt) nên tỷ lệ lao động không có việc làm thường xuyên cao cũng là điều khó tránh khỏi với thực trạng kinh tế của huyện như hiện nay.

Bảng 10: Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tắnh đến 1/4/2013)

Thường

xuyên Không thường xuyên Đang đi học

Không tham gia hoạt động kinh tế Tổng số 2.348 631 445 12 TT. Cô Tô 1.026 219 204 4 Xã Đồng Tiến 817 251 154 6 Xã Thanh Lân 505 161 87 2

65

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Cô Tô hiện nay vẫn khá thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn. Phần lớn lao động trong khu vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch hoạt động theo kinh nghiệm và tự học hỏi lẫn nhau là chắnh. Những kiến thức về hoạt động kinh doanh du lịch mới chỉ đáp ứng được nhu cầu du lịch bình dân, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch trung cấp và cao cấp. Vì vậy, kế hoạch đào tạo cho lao động và kiến thức-văn hóa du lịch cao cấp đối với người dân nói chung cần phải thực hiện ngay từ bây giờ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế dựa vào du lịch trong giai đoạn tới.

2.5.3. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có xu hướng ngược với xu hướng tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện tăng vọt hơn hẳn so với 10 năm của giai đoạn trước đó (giai đoạn 2001- 2009). Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập chắnh của huyện là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế.

Kể từ 2010, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tắch cực trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô Tô. Đó chắnh là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tắch cực đối với tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây.

66

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô (%)

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

2.5.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông- lâm- thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đó đang có xu hướng giảm dần khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013.

Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh xây dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá du lịch của lãnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, do năm 2013 chế biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so với năm 2012. Đây là 2 nguyên nhân chắnh dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu mạnh của Cô Tô và tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng lên chiếm gần 55%. Đóng góp của ngành nông nghiệp cũng giảm.

Sự tăng nhanh đóng góp của khu vực dịch vụ giúp kinh tế huyện Cô Tô phát triển ổn định hơn và bớt phụ thuộc vào thiên nhiên khi chủ yếu người dân dựa vào đánh bắt, khu vực này có nhiều rủi ro và sự bất ổn đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của Cô Tô hiện chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến sứa, kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và lượng sứa người dân thu gom sứa. Vì vậy, ngành công nghiệp chế biến có thể nói hiện vẫn là ngành có đóng góp vào kinh tế không ổn định và thiếu bền vững. Bên

67

cạnh đó, chế biến sứa hiện vẫn chỉ là sơ chế và xuất thô sang Trung Quốc nên giá trị gia tăng thấp.

a. Nông nghiệp

Tổng diện tắch gieo trồng toàn huyện năm 2013 là 212 ha. Trong đó, diện tắch lúa 173 ha, tổng sản lượng đạt 544 tấn, diện tắch rau màu là 39,1 ha. Với diện tắch đảo qui mô nhỏ, việc trồng lúa hiệu quả không cao và chiếm diện tắch đất lớn, tốn nước. Vì vậy, huyện cũng đã có chiến lược chuyển đổi sang loại cây trồng khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Nhìn chung, trồng trọt trong lĩnh vực nông nghiệp rất kém hiệu quả về mặt kinh tế và có đóng góp rất hạn chế đối với phát triển kinh tế của huyện.

Hình 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%)

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển theo qui mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình. Số lượng hàng năm nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do những loài vật nuôi này là thức ăn thông dụng thường xuyên nên giá cả thấp và không mang lại lợi nhuận cao.

68

Bên cạnh diện tắch rừng tự nhiên- chủ yếu là trảng cây bụi, rừng thứ sinh sau nương rẫy; Cô Tô có 1008 ha diện tắch rừng trồng và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ gia đình. Sản lượng gỗ khai thác năm 2009 là 300 m3

nhưng năm 2013 là 400 m3. Tuy nhiên, tắnh hiệu quả còn phụ thuộc vào chủng loại cây trồng và kỹ thuật chăm sóc, canh tác của người dân trên đảo.

c. Ngư nghiệp

Khu vực ngư nghiệp huyện hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào khai thác hải sản từ nguồn lợi biển là chủ yếu. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thiên nhiên và có nhiều rủi ro. Có những năm thuận lợi thì sản lượng đánh bắt được nhiều (năm 2010) nhưng ngay sau đó năm 2011 sản lượng lại giảm tới hàng nghìn tấn và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Xu hướng giảm mạnh một mặt do số lượng lao động chuyển từ khu vực ngư nghiệp sang khu vực dịch vụ ngày càng tăng, mặt khác là do nguồn thủy sản có xu hướng giảm nên việc đánh bắt ngày càng khó khăn hơn.

Hình 10: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn)

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện nhìn chung không đáng kể so với tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Xu hướng trong vài năm gần đây chỉ tăng không đáng kể so với năm 2010 (từ 100 tấn lên 145 tấn năm 2013) và đây không phải là ngành mũi nhọn của huyện.

69

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không phải là lĩnh vực thế mạnh do đặc thù về vị trắ địa lý và tự nhiên nên qui mô công nghiệp nhỏ lẻ. Những lĩnh vực chiếm chủ yếu chỉ có chế biến sứa, muối, nước mắm. Gắa trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2013 ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 53,7% so với cùng kỳ. Gắa trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và mang lại thu nhập khá cao cho người dân của huyện là từ chế biến sứa xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào lượng sứa khai thác hàng năm và mỗi năm chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng. Nếu thu hoạch sứa mất mùa thì ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.

e. Thương mại và du lịch

Thương mại bán lẻ

Do là huyện đảo, hàng hóa bán lẻ toàn huyện Cô Tô hiện vẫn khá đơn giản và chưa có những thay đổi lớn trong thời gian vừa qua. Hầu hết các mặt hàng bán lẻ chủ yếu của huyện là những mặt hàng thiết yếu đối với đời sống của người dân như: lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu gia dụng. Mặc dù hàng năm xu hướng tiêu dùng có gia tăng nhưng mức gia tăng tương đối chậm.

Hình 11: Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể huyện Cô Tô năm 2014)

70

Trong những năm vừa qua, huyện đảo Cô Tô đã có những bước tiến vượt bậc về lượng khách du lịch tới đảo. Từ chỗ rất ắt khách du lịch biết đến Cô Tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách tham quan đã gia tăng đột biến. Để đạt được những kết quả trên, huyện đã thực hiện một loạt các hoạt động nhằm quảng bá và thu hút du

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)