1.1 Tính cấp thiết của đề tàiSau khi là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Quốc tế, Việt Nam đã có nhiều cơ hội cũng như gặp nhiều trở ngại và thách thức. Nó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta bước vào môi trường kinh tế thị trường chuyên nghiệp. Trong môi trường đó, các doanh nghiệp được tự do hoạt động, sản xuất kinh doanh nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, DN còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp. Điều đó, đòi hỏi các Doanh nghiệp luôn phải tìm mọi biện pháp cạnh tranh và kế toán được sử dụng như một công cụ để quản lý trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Để kế toán phát huy chức năng thông tin và kiểm tra, đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh để không những mô tả những sự việc đã xảy ra mà còn hướng đến những diễn biến trong tương lai giúp nhà quản lý hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát và đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với mục tiêu đã xác lập. Để đáp ứng được yêu cầu này thì hệ thống kế toán chia làm kế toán quản trị và kế toán tài chính. Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Thực ra, kế toán quản trị đã có từ rất lâu, nhưng gần đây nó mới thực sự được hệ thống hóa và vận dụng vào thực tiễn tại các doanh nghiệp.Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Tính đúng, tính đủ chi phí, xác định chính xác doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đạt kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời có cơ sở để xây dựng một chính sách giá cạnh tranh phù hợp, hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An là một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón và các loại giống cây trồng. Đây là một ngành sản xuất kinh doanh góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn và là nền kinh tế chủ lực của đất nước. Với địa thế đặt tại Nghệ An – một tỉnh trung tâm của khu vực Bắc Miền Trung, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá rẻ để tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phân phối nguồn hàng đến từng hộ dân trong tỉnh và các tỉnh bạn. Sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng nên cùng một quy trình, nguyên liệu như nhau, với những tỷ lệ trộn khác nhau có thể tạo ra những sản phẩm có đặc tính kỹ thuật và công dụng khác nhau. Do đó, để có thể kiểm soát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An thì việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một yêu cầu tất yếu. Từ những nhận thức trên, em đã chọn đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An cho luận văn cao học của mình.
Trang 2chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệpNghệ An"là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn trung thực Các số liệu
có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bốtrong các công trình nghiên cứu trước đây
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Diện
Trang 3Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tếquốc dân
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh
tế quốc dân, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian họctập tại trường
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đặng Thị Loan đã dành rất nhiềuthời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốtnghiệp
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kế toán, ViệnĐào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã tạo rất nhiều điềukiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học
Mặc dù tôi đã hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự cố gắng năng lực của mìnhnhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhật được những đónggóp quý báu của quý thầy cô và các bạn
Học viên
Nguyễn Thị Phương Diện
Trang 4LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.7 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài 4
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 5
Kết luận chương 1 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 6
2.1 Một số vấn đề chung về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 6
2.1.1 Khái niệm doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất: 7
2.1.2 Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất: 10
2.1.3 Khái niệm về kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 12
2.2 Vai trò của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 13
2.3 Kế toán quản trị doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất 16
2.3.1 Phân loại doanh thu 16
2.3.2 Lập dự toán doanh thu 18
2.3.3 Thu thập thông tin về doanh thu 19
2.4 Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất 19
2.4.1 Phân loại chi phí 19
Trang 52.5 Kế toán quản trị kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
30
2.5.1 Phân loại kết quả kinh doanh 30
2.5.2 Lập dự toán kết quả kinh doanh: 31
2.5.3 Thu thập thông tin về kết quả kinh doanh 32
2.6 Phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định 32
2.6.1 Phân tích biến động của từng khoản mục chi phí 32
2.6.2 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 35
2.6.3 Phân tích thông tin ra quyết định ngắn hạn và dài hạn 39
Kết luận chương 2 40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN 41
3.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Nghệ An 41
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 41
3.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp 42
3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 42
3.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 45
3.2 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An 49
3.2.1 Về công tác phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An 49
3.2.2 Về công tác lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An 52
3.2.3 Về công tác thu thập thông tin kế toán quản trị về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An 53
3.2.4 Về công tác phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An 68
3.3 Đánh gía thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An 70
Trang 6Kết luận chương 3 72
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN 73
4.1 Các yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An 74
4.1.1 Các yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An 74
4.1.2 Các nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An 75
4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 77
4.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị để phục vụ cho kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại TCT: 77
4.2.2 Hoàn thiện công tác phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh .78
4.2.3 Hoàn thiện công tác lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An: 80
4.2.4 Hoàn thiện công tác thu thập thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 85
4.2.5 Hoàn thiện công tác phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định: 87
4.2.6 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí 91
4.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 92
4.3.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 92
4.3.2 Về phía Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Nghệ An 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 7Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Trang 8Sơ đồ 2.1: Đồ thị tổng biến phí 20
Sơ đồ 2.2: Đồ thị biến phí cấp bậc 20
Sơ đồ 2.3: Đồ thị tổng định phí 21
Sơ đồ 2.4: Đồ thị chi phí hỗn hợp 22
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công Ty 43
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty 45
Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán ở TCTCP VTNN NA 48
Sơ đồ 4.1: Kết hợp công việc của kế toán quản trị và kế toán tài chính 78
BẢNG Bảng 4.1: Bảng Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động 79
BIỂU Biểu 3.1: Bảng định mức nguyên vật liệu 52
Biểu 3.2: Sổ chi tiết TK 5111 55
Biểu 3.3: Sổ chi tiết TK 5113 57
Biểu 3.4: Sổ chi tiết TK 5111.1 58
Biểu 3.5: Sổ chi tiết TK 6211 62
Biểu 4.1: Dự toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm 81
Biểu 4.2 : Dự toán chi phí nguyên vật liệu 82
Biểu 4.3: Dự toán chi phí nhân công 83
Biểu 4.4: Dự toán chi phí sản xuất chung 84
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngoài phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành
4 chương:
Chương 1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 3 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
Chương 4 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông ngiệp Nghệ An
1 Trong Chương 1 luận văn nêu rõ tính cấp thiết nghiên cứu đề tài, luận
văn dựa vào một số luận văn thạc sĩ của các tác giả khóa trước để nghiên cứu đề tài,đưa ra các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vinghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đưa ra được ý nghĩa của đề tài cả trênphương diện lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
- Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng kế toán quản trị doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An Trên
cơ sở đó nêu rõ ưu điểm, nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoànthiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật
Tư Nông Nghiệp Nghệ An
2 Trong Chương 2 luận văn làm rõ một số vấn đề chung về doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh và vai trò của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Ngoài ra,luận văn khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh những nội dung sau: phân loại, lập dựtoán, thu thập thông tin và phân tích thông tin Cụ thể:
a Về kế toán quản trị doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất
* Việc phân loại doanh thu: để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị,doanh thu trong KTQT được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu
Trang 11cụ thể Một số cách phân loại doanh thu chủ yếu trong KTQT như: Phân loại theotừng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm; phân loại theo phương án kinh doanh; phânloại theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng; phân loại theo trung tâm doanh thu; phânloại theo từng bộ phận sản xuất và dịch vụ; thị trường, mùa vụ…
* Việc lập dự toán doanh thu: cơ sở để lập dự toán doanh thu là khối lượngsản phẩm hàng hóa và đơn giá bán dự kiến sẽ tiêu thụ Ngoài ra, có tính đến cácnhân tố tác động trực tiếp tới khối lượng chủng loại và giá bán của hàng hóa kinhdoanh như: Khối lượng và cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, tồn cuối kỳ thuộc kỳ kinhdoanh trước; chính sách giá trong tương lai đối với các bạn hàng; mức thu nhập củadân cư; chính sách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại…
* Việc thu thập thông tin về doanh thu: được tiến hành từ các chứng từ kếtoán hợp lệ, các sổ chi tiết và tài khoản kế toán doanh thu TK 511, 515, 711, 5111,5111.1, … Báo cáo doanh thu từng mặt hàng
b Về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
* Việc phân loại chi phí: Được phân loại theo cách ứng xử của chi phí; theochức năng hoạt động; theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí và
các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích đưa ra quyết định.
* Việc lập định mức chi phí và dự toán chi phí:Dự toán và định mức có sựkhác nhau về phạm vi Định mức thì tính cho từng đơn vị, còn dự toán được lập chotoàn bộ sản lượng sản phẩm cần thiết dự kiến sản xuất trong kỳ Do vậy, giữa dựtoán và định mức có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, nếu định mức được xâydựng không sát với thực tế, không hợp lý thì dự toán được lập trên cơ sở đó sẽ không
có tính khả thi cao, giảm tác dụng kiểm soát thực tế
Thông thường, trong sản xuất, nhà quản trị cần xây dựng ba loại định mức:định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp vàđịnh mức chi phí sản xuất chung Trong đó dự toán chi phí sản xuất được chi tiếtthành ba dự toán sau tương ứng với ba loại định mức nêu trên
* Việc thu thập thông tin về chi phí: được tiến hành từ các chứng từ kế toánhợp lệ, các sổ chi tiết và tài khoản kế toán chi phí TK 621, TK622, TK 627, TK
Trang 12154, TK 641, TK 642, TK 635, TK 811…, Báo cáo tài chính và hệ thống báo cáoquản trị.
c Về kế toán quản trị kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
*Việc phân loại kết quả kinh doanh: Phân loại kết quả theo thời kỳ hoạtđộng; theo phương án đầu tư; theo các trung tâm lợi nhuận
*Việc lập dự toán kết quả kinh doanh: Dự toán kết quả kinh doanh được tổnghợp số liệu từ các dự toán doanh thu, dự toán chi phí để từ đó đưa ra các chỉ tiêu lãigộp bán hàng dự kiến, lợi nhuận ròng hoạt động kinh doanh, lợi nhuận ròng trướcthuế, lợi nhuận ròng dự kiến sau thuế
* Việc thu thập thông tin về kết quả kinh doanh:được tiến hành từ các chứng
từ kế toán hợp lệ, các sổ chi tiết, tài khoản kế toán kết quả kinh doanh, Báo cáo tàichính và hệ thống báo cáo quản trị
Để đánh giá kết quả thực hiện, phải so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán.Phân tích biến động từng khoản mục chi phí, phân tích chi phí – khối lượng – lợinhuận và phân tích thông tin để ra quyết định ngắn hạn và dài hạn
Trên đây là những nghiên cứu mang tính chất lý luận chung về kế toán quảntrị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Đây cũng là tiền đề cần thiết để tác giả
đi vào Chương 3 tìm hiểu thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An cụ thể để có cái nhìn tổngquan và có sự so sánh giữa lý luận và thực tế
3 Trong Chương 3 Luận văn trình bày quá trình hình thành và phát triển,
đặc điểm tổ chức kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, trình bày thực trạng
kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tưNông nghiệp Nghệ An
a Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An tiền thân là Công ty Vật tưNông nghiệp Nghệ An trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An,được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1960 có tên là Công ty tư liệu sản xuất Nghệ An
b Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty bao gồm: Sản xuất
Trang 13phân bón tổng hợp NPK, kinh doanh giống cây trồng các loại, cho thuê mặt bằng kinhdoanh.
c Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng CTCP VTNN Nghệ An gồm có: Đạihội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Phòng kinhdoanh, Phòng kế toán - tài vụ, Phòng tổ chức hành chính, Nhà máy sản xuất phânbón NPK Sao Vàng, Trạm Tiếp nhận hàng hoá Cửa Lò
d Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Kế toán trưởng là người trực tiếp thông báo thông tin tài chính cho Giám đốcTCT Kế toán tổng hợp là kế toán trưởng kiêm nhiệm rồi đến kế toán hàng hóa, kếtoán công nợ, kế toán thuế, kế toán ngân hàng và thủ quỹ
Nêu rõ tổ chức công tác kế toán trên các khía cạnh: Kỳ kế toán và đơn vịtiền tệ sử dụng, Chế độ và hình thức kế toán áp dụng, Các chính sách kế toán ápdụng, Chứng từ và tài khoản kế toán
Qua khảo sát thực tế tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An tác giảnhận thấy thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạiTổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An như sau:
* Về công tác phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổngcông ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An
Qua khảo sát thực tế tại Tổng CTCP VTNN, kế toán doanh thu tại Tổngcông ty được theo dõi theo từng hoạt động và chi tiết theo từng loại sản phẩm.Doanh thu tại Tổng công ty bao gồm : Doanh thu bán sản phẩm phân bón, doanhthu bán giống cây trồng các loại, doanh thu từ việc cho thuê kho và thuê địa điểmkinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh của TCT được phân loại theo chức năng hoạtđộng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sảnxuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh tại TCT bao gồm: kết quả kinh doanh hàng hóa bán ra,kết quả hoạt động khác, kết quả hoạt động tài chính
* Về công tác lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công
ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An
Trang 14Qua khảo sát thực tế tại Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An tác giảnhận thấy TCT đã lập định mức cho vật tư sản xuất sản phẩm nhưng chưa đồng bộ và
đã có định mức giờ công sản xuất sản phẩm, chưa chú trọng đến kế toán quản trị TCTchưa lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
* Về công tác thu thập thông tin kế toán quản trị về doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An
TCT thu thập thông tin từ định mức sản xuất, các chứng từ kế toán hợp lý,hợp lệ, các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản và các Báo cáo tài chính
* Về công tác phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhtại Công ty Cổ phần vật tư Nông Nghiệp Nghệ An
Dù đã tiến hành phân tích chi tiết biến động của các khoản mục chi phí sảnxuất phát sinh, chỉ ra được những biến động đó là tích cực hay tiêu cực, làm tănghay giảm lợi nhuận nhưng bộ phận kế toán quản trị của TCT vẫn chưa nêu rõ cácnhân tố tác động, nguyên nhân để có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các bộ phận trong Tổng công ty
Qua khảo sát thực tế tại Tổng công ty, tác giả nhận thấy bên cạnh những ưuđiểm, trong công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạiTổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, chưađáp ứng được yêu cầu về kế toán quản trị
* Về ưu điểm: Tổng công ty thực hiện phân loại và quản trị doanh thu và kếtquả kinh doanh theo từng lĩnh vực hoạt động, doanh thu theo từng sản phẩm ; phânloại và quản trị chi phí theo từng khoản mục chi phí nhằm quản lý chặt chẽ và cungcấp thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từng tháng, từngquý, chi tiết doanh thu từng loại SP
*Về tồn tại: Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An chưa tiến hành phânloại kết quả kinh doanh cho từng loại sản phẩm và chưa phân loại chi phí theo mức
độ hoạt động (biến phí, định phí, chi phí hốn hợp) Việc cung cấp và thu thập thôngtin chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính mà chưa thiết kế các mẫu chứng từ, sổsách, báo cáo đầy đủ, chi tiết các thông tin kinh tế tài chính theo các chỉ tiêu, yêu
Trang 15cầu của quản trị Tổng công ty cũng chưa xây dựng được hệ thống dự toán doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổngcông ty cần được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thông tin kế toán quản trịcung cấp cũng như giúp TCT nâng cao hiệu quả kinh doanh
Để làm được điều này, tác giả xin đi vào trình bày chương 4
4 Trong Chương 4 luận văn trình bày sự cần thiết, các yêu cầu và nguyên
tắc hoàn thiện, trình bày cụ thể các giải pháp và điều kiện để thực hiện các giảipháp hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại TổngCTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
a Hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị để phục vụ cho kế toán quản trị doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh tại TCT
Với đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của Tổng CTCP Vật tư Nôngnghiệp Nghệ An, dựa trên bộ máy kế toán tài chính đã có,thì tổ chức kế toán quản trịtheo mô hình kết hợp với kế toán quản trị trong cùng một hệ thống kế toán là phùhợp
b Hoàn thiện công tác phân loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
TCT nên kết hợp phân loại chi phí sản xuất vừa theo khoản mục chi phí vừaphân loại theo mức độ hoạt động theo cách phân loại này chi phí được phân thành:Chi phí khả biến (biến phí), chi phí bất biến (định phí), chi phí hỗn hợp
Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An cần phân loại và hạch toán chi tiếttheo từng nhóm sản phẩm, theo từng sản phẩm ( VD: nhóm phân bón; nhóm câytrồng hoặc theo từng loại phân cụ thể như NPK 8-10-3; NPK 8-16-8…)
c Hoàn thiện công tác lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhtại Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
* Về công tác lập dự toán doanh thu: lập dự toán doanh thu cho từng sảnphẩm và cần phải căn cứ vào sản lượng đạt được thực tế bình quân tại các kỳ trước,mục tiêu chung của Tổng công ty và giá bán thực tế với kỳ gần thời điểm lập dựtoán nhất Phòng kế toán phối hợp với phòng kinh doanh sẽ báo cáo cho tình hìnhtiêu thụ và doanh số đạt được trong kỳ trước, đồng thời đưa ra nhận định về nhu cầu
Trang 16kỳ tới của sản phẩm, phòng tổ chức cung cấp tình hình sản xuất trong kỳ.
* Về công tác lập dự toán chi phí:
- Dự toán về chi phí NVLTT: C nvl = (Q j x D j )
Qj: Sản lượng sản phẩm j dự kiến sản xuất trong tháng
Dj: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu của sản phẩm j
- Dự toán chi phí NCTT: C NC = (Q j x D gj )
Qj: Sản lượng sản phẩm thứ j dự kiến sản xuất trong tháng
Dgj: Đơn giá tiền lương để SX loại sản phẩm thứ j
-Dự toán chi phí sản xuất chung này được xây dựng căn cứ vào:
+ Chi phí SXC gắn liền sản xuất tương đối ổn định qua các năm ở Tổng công
ty nên được dự toán bằng với chi phí SXC thực tế năm 2013 từ đó xác định đượctổng biến phí SXC của cả năm 2014
+ Số lượng sản phẩm cần sản xuất (Lấy từ dự toán sản xuất)
+ Đơn giá biến phí sản xuất chung = Tổng biến phí SXC / Số lượng sản phẩmcần sản xuất
+ Hằng năm, Tổng công ty phải ấn định một định phí SXC và chi phí khấuhao nhất định và chia cho từng quý
Tương tự ta lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Tác giả đề xuất Tổng công ty xây dựng hệ thống dự toán doanh thu, chi phí cụthể theo phụ lục
d Hoàn thiện công tác thu thập thông tin về doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định
* Về hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản KTQT của Tổng công ty được thiết lập dưạ trên hệ thốngtài khoản của KTTC Tổng công ty nên tổ chức hệ thống tài khoản chi tiết cấp 2,3,4phù hợp với KTQT và điều kiện thực tế SXKD, vừa đảm bảo cung cấp thông tinmột cách đầy đủ, chi tiết nhất
VD: TK 911- Kết quả kinh doanh
TK 911.1- Kết quả kinh doanh phân bón NPK 8-10-3
Trang 17TK 911.2- Kết quả kinh doanh phân bón NPK 16-16-8
…………
* Về hệ thống sổ tài khoản và hệ thống báo cáo quản trị: tác giả đã đề xuất
một số mẫu phục vụ cho việc phân loại, lập dự toán, thu thập và phân tích thông tin
về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được thuận lợi vànhanh chóng hơn theo phụ lục
e Hoàn thiện công tác phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định
Trong hoàn thiện phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, Tổngcông ty nên phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong đó xemxét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biếnđổi và sự tác động của chúng đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty Nhà quảntrị Tổng công ty nắm vững được những thông tin KTQT về mối quan hệ giữa chiphí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác khả năngtiềm tàng của TCT, là cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điềuchỉnh về SXKD như giá bán, chi phí, sản lượng… nhằm tối đa hoá lợi nhuận
f Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí
TCT cần chú ý đến nội dung cụ thể sau để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chiphí: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức các loại chi phí; thiết lập hệ thốngchứng từ ban đầu, chứng từ quản trị nội bộ phù hợp với việc thu thập và xử lý từngyếu tố chi phí; kiểm soát giá cả của các yếu tố đầu vào nhằm quản trị chi phí
Để thực hiện những giải pháp trên cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các cơquan chức năng cũng như bản thân Tổng công ty sẽ mang lại hiệu quả cao
* Về phía Nhà nước:
Nhà nước cần tạo môi trường cho kế toán quản trị phát triển; cần có quanđiểm nhất trí cơ bản về kế toán quản trị và sự cần thiết phải tổ chức kế toán quản trịcho các doanh nghiệp với những hình thức có tính chất quy định thích hợp, bước đầucần yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện; Không nên ràng buộc và can thiệp quá sâuvào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất; cần hỗ trợ tốthơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển
Trang 18khai, phát triển kế toán quản trị và về lâu dài.
* Về phía Tổng CTCP Vật tư Nông Nghiệp Nghệ An
Tổng công ty cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênmôn cho các cán bộ kế toán của TCT, hoàn thiện nghiệp vụ về kế toán quản trị chođội ngũ cán bộ kế toán, đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý hiện nay và phải chútrọng đến việc rèn luyện các yếu tố như đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, tưtưởng và bản lĩnh chính trị cho từng cán bộ nhân viên kế toán Có các hình thứckhuyến khích động viên, khen thưởng đối với những nhân viên thực hiện tốt và hiệuquả nội dung công việc của mình khiến họ phấn khởi và có tinh thần trách nhiệmhơn trong công việc Xác định mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo định hướng kếthợp kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một cơ cấu bộ máy kế toán củađơn vị Thường xuyên nâng cấp điều chỉnh phần mềm kế toán cho phù hợp vơi cácquy định chế độ kế toán hiện hành, tạo thuận lợi cho công tác kế toán của đơn vị
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng kế toán quản trị doanhthu, chi phí và kết quả tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, trên cơ sởphân tích những ưu điểm và những hạn chế và nguyên nhân tồn tại Luận văn đãkhẳng định vai trò của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đốivới Tổng CTCP, trong đó đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trịTổng công ty này
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ
An nhằm đưa ra các biện pháp hữu ích, có khả thi với điều kiện hoạt động của TCTnhưng công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một vấn
đề phức tạp, thời gian nghiên cứu của tác giả bị hạn chế Do vậy, nội dung của luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhận được nhữngđóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy cô và độc giả quan tâm để trong tương lainếu có điều kiện được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài trên cơ sở đề tài luậnvăn tác giả có thể hoàn thiện tốt nhất
Xin chân thành cám ơn!
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Quốc tế, Việt Nam
đã có nhiều cơ hội cũng như gặp nhiều trở ngại và thách thức Nó mở ra cơ hội chocác doanh nghiệp nước ta bước vào môi trường kinh tế thị trường chuyên nghiệp.Trong môi trường đó, các doanh nghiệp được tự do hoạt động, sản xuất kinh doanhnhưng cũng gặp không ít khó khăn Sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trongnước và quốc tế Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) ViệtNam chưa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng,
DN còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chấtlượng phục vụ chưa chuyên nghiệp Điều đó, đòi hỏi các Doanh nghiệp luôn phảitìm mọi biện pháp cạnh tranh và kế toán được sử dụng như một công cụ để quản lýtrong lĩnh vực kinh tế tài chính Để kế toán phát huy chức năng thông tin và kiểmtra, đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh để không những mô tảnhững sự việc đã xảy ra mà còn hướng đến những diễn biến trong tương lai giúpnhà quản lý hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát và đưa ra quyết định đúngđắn và phù hợp với mục tiêu đã xác lập Để đáp ứng được yêu cầu này thì hệ thống
kế toán chia làm kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán quản trị được coi làmột trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường,bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộtrong doanh nghiệp Thực ra, kế toán quản trị đã có từ rất lâu, nhưng gần đây nómới thực sự được hệ thống hóa và vận dụng vào thực tiễn tại các doanh nghiệp
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những chỉ tiêukinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau Tính đúng, tính đủ chi phí, xácđịnh chính xác doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn,giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh
để đạt kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất Đồng thời có cơ sở để xâydựng một chính sách giá cạnh tranh phù hợp, hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho
Trang 21doanh nghiệp.
Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An là một công ty hoạt động sản xuấtkinh doanh phân bón và các loại giống cây trồng Đây là một ngành sản xuất kinhdoanh góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn và là nền kinh tế chủ lực của đấtnước Với địa thế đặt tại Nghệ An – một tỉnh trung tâm của khu vực Bắc Miền Trung,doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá rẻ để tăng lợi thế cạnhtranh đồng thời phân phối nguồn hàng đến từng hộ dân trong tỉnh và các tỉnh bạn.Sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng nên cùng một quy trình, nguyên liệu như nhau,với những tỷ lệ trộn khác nhau có thể tạo ra những sản phẩm có đặc tính kỹ thuật vàcông dụng khác nhau Do đó, để có thể kiểm soát doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh của Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An thì việc hoàn thiện công tác kếtoán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một yêu cầu tất yếu
Từ những nhận thức trên, em đã chọn đề tài " Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An" cho luận văn cao học của mình.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Qua quá trình tra cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy có không
ít đề tài nghiên cứu đã tiếp cận, đề cập và phân tích vấn đề doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh trên cả góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị chứ chưa thực sự
đi sâu vào nghiên cứu kế toán quản trị tại doanh nghiệp cụ thể Nhìn chung các đềtài đều đi từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng kế toán quản trị doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp, từ đó phân tích những ưu điểmcũng như những tồn tại và đề xuất những giải pháp hoàn thiện kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại từng đơn vị Có thể kể đến một số đềtài tiêu biểu như sau:
Đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công
ty Bảo Minh Hà Nội” năm 2013 của tác giả Đặng Thị Thuỳ Dương.
Đề tài “ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH M&P Quốc tế - Chi nhánh Hà Nội” năm 2010 của tác giả Trần Thị Nhung.
Đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại công ty
Trang 22TNHH Phát Triển” năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang.
Đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại doanh
nghiệp kinh doanh ô tô trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” năm 2013 của
tác giả Phạm Kim Yến
Chính vì có sự khác nhau trong cách vận dụng cơ sở lý luận của kế toán quảntrị vào thực tiễn từng doanh nghiệp mà những giải pháp hoàn thiện được các tác giảđưa ra cũng khác nhau đối với từng doanh nghiệp
Nhận thức được từ các luận văn có liên quan vấn đề về kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đã được nghiên cứu nhưng chưa thực sự đi
sâu vào kế toán quản trị Và đề tài “ Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông Nghiệp Nghệ An” chưa được đề
tài nào nghiên cứu.Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này tại Tổng côngty
1.3 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kế toánquản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất.Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất
- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An từ đó chỉ ra nhữngmặt đã đặt được, những mặt chưa đạt được và nguyên nhân của thực trạng trên
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhtrong các DNSX là gì?
- Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đượcthực hiện như thế nào tại các Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An?
- Những kết quả và hạn chế của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả
Trang 23kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An là gì?
- Giải pháp nào để hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An?
- Điều kiện cần thiết để đảm bảo các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trịdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ
An là gì?
1.5 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán quảntrị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
- Phạm vi nghiên cứu: Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
Nguồn số liệu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu là các thông tin, số liệu thực
tế tại công ty trong năm tài chính 2013 và 2014
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như sách, tạp chí, báocáo của ngành của các doanh nghiệp sản xuất tại Nghệ An, các website của các doanhnghiệp, của các Bộ ngành có liên quan
- Phương pháp phỏng vấn để thu thập một số tài liệu, thông tin từ các nhânviên và nhà quản lý tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
- Phương pháp xử lý thông tin: Phân tích, tổng hợp, phân loại để khái quátchung về công tác kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại TổngCTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
1.7 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về kế toánquản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích đánh giá thực trạng kế toánquản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật Tư NôngNghiệp Nghệ An Trên cơ sở đó nêu rõ ưu điểm, nhược điểm và đề xuất các giảipháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Tổng CTCP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An
Luận văn dựa vào việc tìm hiểu thực tế kế toán quản trị tại doanh nghiệp để
Trang 24đưa ra những điều kiện cần thiết cả về phía vĩ mô vầ vi mô đảm bảo các giải pháphoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCPVật tư Nông nghiệp Nghệ An được khả thi.
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị doaanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và
kết quẩ kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
- Luận văn đã khái quát các nội dung cơ bản theo mục tiêu như mục tiêunghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, những phươngpháp nghiên cứu cụ thể, đồng thời nêu rõ những ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của
đề tài nghiên cứu
Đây là cơ sở và căn cứ tác giả tiến hành đi sâu vào phân tích các vấn đề liênquan từ chương 2 đến chương 4 mà trước hết là đi vào khái quát những cơ sở lýluận về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanhnghiệp sản xuất
Trang 25CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1 Một số vấn đề chung về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào kinh tế thế giới, sự
tự do thương mại, tự do cạnh tranh tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợiphát triển hoạt động kinh doanh nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải không ít các đốithủ cạnh tranh gay gắt Đứng trước tình hình này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phảilựa chọn cho mình chính sách kinh doanh đúng đắn đáp ứng yêu cầu đa dạng của thịtrường để tăng hiệu quả kinh doanh
Để làm được điều đó thì việc quản lý của doanh nghiệp đối với quá trình tậphợp chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh cần thiết phải : Quản lý chặt chẽ cáckhoản chi phí phát sinh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khácnhằm tối đa hóa lợi nhuận; Quản lý tốt các loại sản phẩm cung cấp cả về số lượng,chất lượng và giá trị và không ngừng tìm hiểu, khai thác, mở rộng thị trường, xâydựng thương hiệu, áp dụng các phương thức cung ứng sản phẩm và phương thứcthanh toán phù hợp, linh hoạt, có các chính sách sau bán hàng phù hợp nhằm đẩymạnh tiêu thụ và tăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động
Chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu quan trọng phục
vụ công tác quản lý của doanh nghiệp Do đó thực hiện tốt kế toán quản trị chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt độnglâu dài và ngày càng phát triển
Trang 262.1.1 Khái niệm doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là quá trình doanhnghiệp mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh như vật tư,hàng hóa, dịch vụ,… tiến hành tổ chức hoạt động sản xuất, gia công, chế biến, tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tạo ramột bộ phận thu nhập quan trọng, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp còn có các khoản thu phátsinh từ hoạt động tài chính và hoạt động khác Những lợi ích kinh tế được tạo ra từhoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính được gọi là doanh thu
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về doanh thu, theo chuẩn mực kế toánquốc tế IAS số 18: “Doanh thu là giá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệpđạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động thông thường của doanh nghiệptạo nên sự tăng vốn chủ sở hữu, ngoài phần tăng lên từ đóng góp của cổ đông”
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 14:’’ Doanh thu là tổng giá trịcác lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu”[2,Tr270]
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đãthu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi íchkinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi làdoanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng,thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng) Các khoảngóp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không làdoanh thu Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 14 nêu rõ doanh thu được xác đinhnhư sau:
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữadoanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giátrị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản
Trang 27chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàngbán bị trả lại.
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giátrị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 14 cũng chỉ rõ điều kiện ghi nhậndoanh thu:
Thứ nhất: Đối với doanh thu từ hoạt động bán hàng:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5)điều kiện sau:
“Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Trang 28Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng”[2, Tr265]
Thứ hai: Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ:
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cungcấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kếtquả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)điều kiện sau:
“ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối
“ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn”[2, Tr268]
Chuẩn mực kế toán Việt Nam về doanh thu được ban hành dựa trên cơ sở làchuẩn mực kế toán quốc tế IAS số 18, nhưng vẫn có những điểm khác nhau như:
Theo cách xác định doanh thu của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18 thì chênh lệch
giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của một khoản phải thu được ghi nhận làtiền lãi trong khi đó VAS 14 lại không đề cập đến nội dung này hay IAS 18 không
đề cập đến thu nhập khác nhưng VAS14 lại có các qui định cụ thể về các khoản thunhập khác bao gồm:Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Thu tiền phạt khách hàng
do vi phạm hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu được các khoản nợphải thu đã xoá xổ tính vào chi phí của kỳ trước; Khoản nợ phải trả nay mấtchủ; Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại
Trang 29Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về doanh thu nhưng về bản chất chúngđều giống nhau và có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán Việt NamVAS số 14 vềdoanh thu là đầy đủ nhất.
2.1.2 Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng,huy động các nguồn lực như lao động, vật tư, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất,chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, luân chuyển lưu thông hàng hóa,thực hiện hoạt động đầu tư Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoảnhao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong quản lý, người ta thường quan tâm đến việc doanh nghiệp đã chi ratrong kỳ những loại chi phí nào và với số lượng là bao nhiêu để đạt được mứcdoanh thu nào đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cóhiệu quả Chi phí được hiểu chung nhất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi racho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
Hay nói cách khác, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tếtrong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặcphát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoảnphân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
Chi phí gắn liền với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: chi phímua hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phíhoạt động tài chính, chi phí khác Tiết kiệm chi phí luôn là một yêu cầu cơ bản đểtăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quan điểm kế toán quản trị, chi phí không chỉ đơn giản được nhận thứctheo quan điểm kế toán tài chính mà nó còn được nhận diện theo nhiều phương diệnkhác nhau để đáp ứng thông tin một cách toàn diện cho các nhà quản trị trong việchoạch định, kiểm soát và ra quyết định Theo đó, chi phí có thể là những phí tổnthực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của doanhnghiệp, chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện một dự án hoặc là những lợi
Trang 30nhuận bị mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ hội kinh doanh và những chi phí
sẽ được kiểm soát bởi một cấp quản lý khác
Để quản lý chi phí sản xuất, các doanh nghiệp phải quản lý từng khoản mục chiphí cơ bản như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01:
“ Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tếtrong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chiphí này phải xác định được một cách đáng tin cậy
Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảituân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đếndoanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liênquan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổtheo hệ thống hoặc theo tỷ lệ
Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳsau”[2,Tr13]
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiệnviệc xử lý và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyếtđịnh Thực chất kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi phí, giai đoạnđầu của kế toán quản trị được hình thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định
và kiểm tra chi phí của các nhà quản trị
Thông tin kế toán chi phí cung cấp mang tính thường xuyên, mang tínhchuẩn mực và định kỳ Thông tin kế toán quản trị chi phí vừa mang tính linh hoạt,thường xuyên và hữu ích, không bắt buộc phải tuân theo những chuẩn mực của chế
độ kế toán hiện hành
Trang 31Nếu như thông tin của kế toán chi phí cung cấp là những thông tin quá khứđược xử lý từ các tài liệu lịch sử thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá thànhsản phẩm, thì thông tin của kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả nhữngthông tin quá khứ, và những thông tin dự báo thông qua việc lập các kế hoạch và dựtoán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao gồm cả định mức về số lượng vàđịnh mức về đơn giá) nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việclựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyếtđịnh tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài gia công,…
Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và tráchnhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó chú trọng vào cấp quảntrị cấp thấp như các tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý là nơi trựctiếp phát sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà quản trị với chi phíphát sinh thông qua hình thức thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâmchi phí (nguồn gay ra chi phí)
Như vậy, kế toán quản trị chi phí trả lời câu hỏi chi phí sẽ là bao nhiêu,thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu tráchnhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của chi phí và giải pháp cần đưa ra đểđiều chỉnh, thì kế toán chi phí trả lời câu hỏi chi phí thực tế phát sinh là bao nhiêu,những chi phí nào được tính vào giá thành sản phẩm, giá thành thực tế của từngđơn vị sản phẩm
Việc tổ chức kế toán quản trị chi phí cũng cần được tiến hành trên các sổ chitiết và các tài khoản kế toán quản trị chi phí Các tài khoản kế toán quản trị chi phíđược mở chi tiết từ các tài khoản cấp 1 của kế toán chi phí
2.1.3 Khái niệm về kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định trong kế toán tài chính chỉ là
số tổng hợp về doanh thu, thu nhập, và chi phí để tính được kết quả từng loạihoạt động
Với nhà quản trị doanh nghiệp thì điều quan trọng là phải biết được kết quả
Trang 32là lãi (lỗ) của từng hoạt động, ngành nghề kinh doanh, từng loại sản phẩm, mặthàng, từng công việc lao vụ, dịch vụ hoặc kết quả đầu tư tài chính về từng loạinghiệp vụ: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, góp vốn liên doanh, kinh doanhbất động sản….
Chỉ trên cơ sở những thông tin, số liệu chi tiết cụ thể các nhà quản trị doanhnghiệp mới có thể ra được các quyết định phù hợp để đầu tư mở rộng phát triển sảnxuất kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, đứng vững trong cạnh tranh… và để đạt mụcđích cuối cùng không ngoài lợi nhuận tối đa
2.2 Vai trò của kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế,tài chính của mỗi doanh nghiệp, nó không chỉ tham gia tích cực vào công tác điềuhành, kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp mà còn cung cấp hệthống thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý kinh tế của các đốitượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp Kế toán quản trị doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh là một bộ phận cuả kế toán có nhiệm vụ thu thập, hệ thống hóa,
xử lý và cung cấp thông tin về tình hình sử dụng chi phí, doanh thu và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Với chức năng thông tin, kế toán quản trị doanh thu, chiphí và kết quả kinh doanh cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị và nhữngngười sử dụng thông tin về tình hình sản xuất từng sản phẩm, chi tiết từng khoảnthu về do bán từng mặt hàng và các khoản nợ của từng khách hàng, tình hình hoạtđộng đầu tư tài chính… tính toán, tập hợp chi phí đã bỏ ra có liên quan trực tiếp haygián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp sản phẩm cho khách hàng,cũng như việc xác định chính xác các khoản doanh thu thực tế phát sinh làm cơ sởxác định dược hiệu quả hoạt động kinh doanh đem lại Đó chính là quá trình quantrọng của kế toán, nó góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp doanhnghiệp nghiên cứu, xây dựng các mức giá sản phẩm phù hợp Cung cấp thông tinchính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp Ban giám đốc cũng nhưnhững người cán bộ quản lý công ty xây dựng mục tiêu, phương hướng hoạt động
Trang 33của công ty cũng như đề ra các chiến lược chính sách cạnh tranh có hiệu quả để thuhút khách hàng, khai thác thị trường mới Bên cạnh việc cung cấp thông tin chínhxác đáng tin cậy chính là cơ sở để các nhà quản lý tìm ra những biện pháp khắcphục khó khăn khi công ty gặp phải Qua đó, cho thấy vai trò của kế toán quản trịđối với các nhà quản trị quản lý được từng hoạt động trong doanh nghiệp Vì vậy,
nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Ngoài vai trò cung cấp thông tin thì thông qua ghi chép, tính toán, phản ánh kếtoán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua kiểm tra doanh thu, chi phí có thể đánh giátình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, chi phí, đánh giá được đầy đủ, đúng đắn tìnhhình và kết quả từng hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định để kịpthời điều chỉnh các quyết định, phương hướng một cách phù hợp nhằm khôngngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Cung cấp thông tin để lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện theo các chương trìnhđịnh trước trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm và kế hoạch tác nghiệp.Việc xây dựng kế hoạch ở các doanh nghiệp là hết sức cần thiết vì kế hoạch là cơ sở
để định hướng cũng như chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phối hợp cácchương trình hoạt động của các bộ phận có liên quan; kế hoạch là cơ sở để kiểm tracác hoạt động kinh doanh, mọi chênh lệch so với kế hoạch đều biểu hiện nhữngnguyên nhân hợp lý và bất hợp lý; kế hoạch là cơ sở để đánh giá kết quả hiệu quảcủa các bộ phận trong doanh nghiệp, đó chính là cơ sở để tăng cường trách nhiệmvật chất, thực hiện các phương pháp quản lý và điều hành của doanh nghiệp
Các kế hoạch mà nhà quản trị phải lập thường có dạng là dự toán, đó là sựliên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng những nguồnlực sẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra Trong số các bản dự toán thì bản dựtoán về lưu chuyển tiền tệ là quan trọng nhất, vì nếu thiếu tiền do không được dự trùđầy đủ, doanh nghiệp sẽ không có khả năng tạo lợi nhuận theo kế hoạch, dù kếhoạch được xây dựng một cách hợp lý
Do đó, để chức năng lập kế hoạch và dự toán doanh thu, chi phí vầ kết quả
Trang 34kinh doanh có hiệu lực và có tính khả thi cao thì phải có những thông tin về doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh hợp lý và có cơ sở Thông tin này chủ yếu doKTQT chi phí cung cấp Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị sẽ là một công cụ
để kế toán viên cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch
và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch chi phí Tổ chức KTQT chi phí trên cơ sở đãghi chép, tính toán, phân tích chi phí, của từng hoạt động kinh doanh, từng sảnphẩm, từng ngành hàng, lập các bảng dự toán chi phí, , để cung cấp các thông tintrong việc phác hoạ, dự kiến tương lai nhằm phát triển doanh nghiệp
Cung cấp thông tin để nhà quản trị thực hiện tốt chức năng tổ chức, điều hành hoạt động.
Với chức năng tổ chức, điều hành hoạt động, nhà quản trị doanh nghiệp phảibiết cách liên kết các yếu tố tổ chức, con người và các nguồn lực lại với nhau saocho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất Để thực hiện tốt chức năng này, nhàquản trị doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với thông tin kế toán, nhất là thông tin
kế toán quản trị doanh, chi phí và kết quả kinh doanh
Thông tin KTQT doanh thu, chi phí vầ kết quả giúp cho nhà quản trị doanhnghiệp đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt độnghàng ngày, cũng như các quyết định dài hạn trong quá trình thực hiện các kế hoạch đầu
tư dài hạn KTQT cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với các phương ánkhác nhau để nhà quản trị có thể xem xét, đề ra quyết định đúng đắn nhất trong quátrình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đãvạch ra Để làm được điều này, kế toán phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin đầu vào
và hệ thống hoá các số liệu chi tiết theo hướng đã định
Cung cấp thông tin để nhà quản trị thực hiện tốt chức năng kiểm tra và đánh giá.
Nhà quản trị doanh nghiệp sau khi đã lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kếhoạch, cần phải kiểm tra và đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch đó Để giúp nhàquản trị thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá, KTQT sẽ cung cấp các báo cáothực hiện, trong đó: so sánh những số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch hoặc dự
Trang 35toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện Các báo cáo này cótác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạchđang được thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có sựđiều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu đã xác định.
Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Ra quyết định là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trịdoanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra và đánh giá.Chức năng ra quyết định được vận dụng một cách liên tục trong suốt quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự lựachọn hợp lý trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra Các quyết định trongmột doanh nghiệp có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến doanh nghiệp hoặc có thể là cácquyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin và phần lớn thông tin do
kế toán quản trị chi phí cung cấp nhằm để phục vụ cho chức năng ra quyết định củanhà quản trị KTQT cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và mang tính hệ thống,trên cơ sở đó nhà quản trị phân tích các phương án được thiết lập để lựa chọnphương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định
Tổ chức KTQT chi phí có trách nhiệm thu thập các số liệu về chi phí, lợinhuận và truyền đạt cho người quản lý thích hợp Thông tin chi tiết từ các sổ sách
kế toán cần ngắn gọn, đầy đủ để người quản lý có thể thấy được nơi nào có vấn đề
và ở đâu cần phải bỏ thời gian ra để cải tiến việc quản lý có hiệu quả hơn Cácthông tin này có thể diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ, để nhàquản trị có thể xử lý nhanh chóng
2.3 Kế toán quản trị doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất
2.3.1 Phân loại doanh thu
Để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị, doanh thu trong KTQT đượcphân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu cụ thể Một số cách phân loại
Trang 36doanh thu chủ yếu trong KTQT như: Phân loại theo từng sản phẩm hoặc nhóm sảnphẩm; phân loại theo phương án kinh doanh; phân loại theo đơn đặt hàng hoặc hợpđồng; phân loại theo trung tâm doanh thu; phân loại theo từng bộ phận sản xuất vàdịch vụ; thị trường, mùa vụ…
Phân loại doanh thu theo sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm là một hình thứcphổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay Cách phân loại này cung cấp nhữngthông tin về doanh thu để đánh giá hiệu quả của từng loại sản phẩm hoặc nhóm sảnphẩm trong công ty, từ đó có những quyết định quản trị như ngừng sản xuất một sảnphẩm kém hiệu quả hay lựa chọn nên sản xuất sản phẩm nào trong số những sảnphẩm mới nghiên cứu Cách phân loại này cũng giúp cho việc lập kế hoạch được dễdàng hơn
Phân loại doanh thu theo phương án kinh doanh thường được sử dụng trongphân tích các phương án kinh doanh giúp cho nhà quản trị ra quyết định lựa chọnphương án nào Trong cách phân loại này có thể là cùng loại sản phẩm nhưng ởnhững phương án khác nhau lại cho những mức doanh thu khác nhau
Phân loại doanh thu theo trung tâm doanh thu là việc doanh nghiệp thực hiệnxác định trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp mình Trong trung tâm tráchnhiệm bao gồm các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận,trung tâm đàu tư… Trung tâm doanh thu thường là các bộ phận kinh doanh, cửahàng, siêu thị, đại lý bán hàng… Trung tâm doanh thu gắn với trách nhiệm của cáctrưởng bộ phận kinh doanh, cửa hàng trưởng, giám đốc đại lý… Cách phân loại nàygiúp các nhà quản trị trong việc quyết định tiếp tục hay chấm dứt hoạt động của mộttrung tâm doanh thu hoạt động không tốt
Phân loại doanh thu theo bộ phận sản xuất hoặc dịch vụ thường được ápdụng trong KTQT tại các doanh nghiệp dịch vụ hoặc doanh nghiệp sản xuất nhưngkhông có sản phẩm tồn kho, việc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Cách phân loại giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả hay chất lượng phục vụcủa một bộ phận tại doanh nghiệp họ và ra quyết định trong việc ngừng hoạt độnghay tiếp tục hoạt động của một bộ phận yếu kém
Trang 372.3.2 Lập dự toán doanh thu
Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó địnhhướng đầu ra cho hàng hóa là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của doanhnghiệp Vì vậy dự toán doanh thu là dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toáncần lập đầu tiên và là căn cứ để lập các dự toán khác
Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều cần thiết phải lập các dự toán, để có cơ sởđịnh hướng hoạt động và đánh giá được hiệu quả hoạt động Trong khâu lập dự toánthì dự toán tiêu thụ (doanh thu) là quan trọng nhất, vì nó quyết định và làm cơ sở đểlập các dự toán khác Cơ sở để lập dự toán doanh thu là khối lượng sản phẩm hànghóa và đơn giá bán dự kiến sẽ tiêu thụ
Dự toán doanh thu được lập chi tiết cho từng loại hàng hóa theo từng nhómhàng hóa hay trên tổng số lượng tiêu thụ toàn doanh nghiệp Dự toán doanh thucũng có thể xây dựng theo thời gian hay theo thị trường tiêu thụ
Dự toán doanh thu được lập căn cứ vào các nhân tố tác động trực tiếp tớikhối lượng chủng loại và giá bán của hàng hóa kinh doanh Các nhân tố cần tínhđến thường có:
- Khối lượng và cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, tồn cuối kỳ thuộc kỳ kinh doanh trước;
- Chính sách giá trong tương lai đối với các bạn hàng;
- Các đơn đặt hàng chưa thực hiện, trong khả năng cung của doanh nghiệp;
- Chính sách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại…
- Mức thu nhập của dân cư - nhân tố này phản ánh các mức cầu có khả năngthanh toán;
- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác, chính sách kinh tế hiện hành
Phương thức tiêu thụ, thanh toán và phương tiện thanh toán đã và sẽ thực hiện với các khách hàng của doanh nghiệp.
Dự toán doanh thu
tiêu thu =
Khối lượng tiêu thụ
dự kiến x Đơn giá bán dự kiến
(2.1 )
2.3.3Thu thập thông tin về doanh thu
Trang 38Từ các chứng từ kế toán hợp lệ ban đầu, kế toán tiến hành phân lọai và mở cáctài khoản 511, 515, 711 chi tiết thành các TK cấp 2, cấp 3… đồng thời doanhnghiệp phải theo dõi từng loại doanh thu trên từng sổ chi tiết một cách cụ thể và lênBáo cáo doanh thu theo từng mặt hàng đó.
Hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp không chỉ tiêu thụ bên ngoại thị trường
mà nhiều khi nó còn phục vụ cho tiêu dung nội bộ Do đó, để xác định đầy đủ chínhxác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản trị tài chính và lập báo cáo kết quả kinhdoanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp, mỗi phần báo cáo doanh thu và thunhập phải tổ chức ghi chép phản ánh doanh thu chi tiết theo từng loại hàng hóa, dịch
vụ hoặc theo từng loại hình kinh doanh
2.4 Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
2.4.1 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là sự tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công, khấuhao tài sản cố định và các khoản chi phí khác để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Xéttrong quá trình chu chuyển vốn thì chi phí được coi là các yếu tố đầu vào để đổi lấycác yếu tố đầu ra đó là hàng hóa, thành phẩm hay dịch vụ Trong thực tế có nhiềutiêu thức phân loại chi phí, mỗi tiêu thức đều có ý nghĩa khác nhau đối với quá trìnhquản trị doanh nghiệp Trong KTQT chi phí thường được phân theo các tiêu thứcsau:
1 Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động
Theo cách phân loại loại này, căn cứ vào mối quan hệ của chi phí và kết quảsản xuất kinh doanh, chi phí chia thành 2 dạng cơ bản:
Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí đó là các khoản chi phí thường tỷ
lệ thuận với kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động, ví dụ chi phí vật liệu chínhdùng để sản xuất sản phẩm
Chi phí biến đổi có đặc điểm là tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sảnxuất, nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì chi phí biến đổi cố định Do vậy
để kiểm soát các khoản chi phí biến đổi các nhà quản trị doanh nghiệp thường xây
Trang 39dựng định mức chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị kết quả sản xuất.
Chi phí biến đổi của doanh nghiệp có thể chia thành 2 dạng : Chi phí biến đổituyến tính ( tỷ lệ ) đó là các khoản chi phí biến đổi hoàn toàn tỷ lệ thuận với kết quảsản xuất, ví dụ chi phí vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm, hoa hồng chongười bán hàng tính theo doanh thu Để kiểm soát các khoản chi phí biến đổi nàycác nhà quản trị thường thông qua kết quả sản xuất và định mức chi phí cho 1 đơn
vị kết quả
Sơ đồ 2.1: Đồ thị tổng biến phí
Chi phí biến đổi cấp bậc đó là các khoản chi phí cũng thay đổi nhưng gắn vớiphạm vi và quy mô của hoạt động.Ví dụ chi phí vật liệu phụ dùng để bảo dưỡngmáy móc thiết bị
Sơ đồ 2.2: Đồ thị biến phí cấp bậc
Chi phí cố định hay còn gọi là định phí đó là các khoản chi phí thường không
thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động
Chi phí cố định có đặc điểm là xét trong giới hạn của quy mô hoạt động thì
Mức độ hoạt độngTổng biến phí
Tổng biến phí cấp bậc
Mức độ hoạt động
Trang 40tổng chi phí không thay đổi, nhưng trong giới hạn đó mà sản lượng sản phẩm sảnxuất thay đổi thì chi phí cố định tính cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi Do vậy cácnhà quản trị doanh nghiệp muốn giảm chi phí cần khai thác hết công suất của cáctài sản cố định đã đầu tư, vì hầu như các tài sản cố định đều tạo ra các khoản chiphí cố định.
Chi phí cố định của doanh nghiệp có thể chia thành 2 dạng: Định phí thuộctính và định phí bắt buộc Định phí thuộc tính đó là các khoản chi phí cố địnhthường gắn với hoạt động của các bộ phận trong tổ chức doanh nghiệp, ví dụ nhưchi phí thuê nhà xưởng của các phân xưởng Do vậy khi các bộ phận không tồn tạithì định phí thuộc tính cũng mất đi Định phí bắt buộc đó là các khoản chi phíthường gắn với cấu trúc của một tổ chức kinh tế, do vậy khi các bộ phận không tồntại thì định phí bắt buộc vẫn phát sinh, ví dụ tiền thuê văn phòng hoạt động củadoanh nghiệp
Các nhà quản trị kinh doanh muốn kiểm soát các khoản chi phí cố địnhthường căn cứ vào mức độ của quy mô hoạt động và công suất của các tài sảnđang sử dụng
Sơ đồ 2.3: Đồ thị tổng định phí
Chi phí hỗn hợp đó là các khoản chi phí bao gồm cả biến phí và định phí.Thường ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện định phí, khi vượt khỏimức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí.Trong thực tế hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí hỗn thường có trong chi phí sản xuất chung,
0
Tổng định phí
Mức độ hoạt độngĐường biểu diễn định phí