1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an

151 553 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 11,83 MB

Nội dung

Trang 1

Nguyễn thị thu hằng

PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH TổNGCÔNG TY

Cổ PHầN VậT TƯ NÔNG NGHIệP NGHệAN

Chuyên ngành: kế toán, kiểm toán và phân tích

Ngời hớng dẫn khoa học:

ts Phạm đức cờng

Hà nội, năm2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từThầy giáo hướng dẫn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trungthực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6

1.8 Kết cấu của đề tài 7

CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHDOANH NGHIỆP 8

2.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 8

2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 8

2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 9

2.2 Dữ liệu sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 11

2.2.1 Bảng cân đối kế toán 11

2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 13

2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 13

2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 14

2.3.1 Phương pháp so sánh 14

2.3.2 Phương pháp loại trừ 15

Trang 4

2.3.5 Các phương pháp phân tích khác 17

2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính trong Công ty cổ phần 17

2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 17

2.4.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 21

2.4.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 28

2.5 Các chỉ tiêu tài chính đặc thù của các Công ty cổ phần 37

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN 39

3.1.Tổng quan về Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An 39

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39

3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 40

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty 42

3.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty 44

3.2 Dữ liệu phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An 46

3.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tưnông nghiệp Nghệ An 46

3.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An 47

3.3.1.Phân tích cấu trúc tài chính của Tổng công ty 52

3.3.3.Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 76

3.3.4 Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 81

3.3.5.Các chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần 88

CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ GIẢIPHÁP VÀ KẾT LUẬN 91

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 91

4.2 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 95

Trang 5

4.3.2 Kiến nghị về nâng cao khả năng thanh toán 99

4.3.3 Kiến nghị để tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty 101

4.3.4 Kiến nghị để tăng hiệu quả sử dụng tài sản 105

4.4.Điều kiện thực hiện giải pháp 107

4.4.1.Đối với doanh nghiệp 107

4.4.2 Đối với Nhà nước 109

4.5 Kết luận: 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 6

Chữ viết tắtÝ nghĩa

BCTC Báo cáo tài chínhCSH Chủ sở hữuCTCP Công ty cổ phầnLCTT Lưu chuyển tiền tệLNST Lợi nhuận sau thuế

ROA Return on assets – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sảnROE Return on equity – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữuROS Return on sales – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

SXKD Sản xuất kinh doanhTS Tài sản

TSCĐ Tài sản cố địnhTSDH Tài sản dài hạnVCSH Vốn chủ sở hữu

Trang 7

Bảng 3.1: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn năm

Bảng 3.2: Sự biến động tài sản của Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An giaiđoạn năm 2010- 2012 53

Bảng 3.3: Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 60

Bảng 3.4 Hệ số biểu diễn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thời kỳ 2010-2012 63

Bảng 3.5 Phân tích tình hình các khoản phải thu của Tổng công ty vật tư Nôngnghiệp Nghệ An 66

Bảng 3.6 Phân tích tình hình các khoản phải trả của Tổng công ty vật tư Nôngnghiệp Nghệ An 68

Bảng 3.7 Phân tích tình hình phải thu khách hàng, phải trả người bán 69

Bảng 3.8 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 70

Bảng 3.9.Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty vật tư nông nghiệpNghệ An 74

Bảng 3.10: Bảng phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 77

Bảng 3.11 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 82

Bảng 3.12 Các chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần 89

Bảng 4.1 : Mục tiêu cụ thể của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An 95

Trang 8

Biểu đồ 3.2: Biến động tài sản ngắn hạn năm 2010 - 2012 55

Biểu đồ 3.3: Biến động tài sản dài hạn năm 2010 - 2012 59

Biểu đồ 3.4 Sự biến động của nguồn vốn từ năm 2010-2012 59

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ biểu diễn quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn năm 2010-2012 63

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm 2010-2012 64

Biểu đồ 3.7 Biểu đồ phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 71

Biểu đồ 3.8 Biểu đồ phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 72

Biểu đồ 3.9 Biểu đồ phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty 77

Sơ đồ:Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết sử dụng để phân tích báo cáo tài chính 5

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương phápDupont 16

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 42

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty 45

Trang 9

Nguyễn thị thu hằng

PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH TổNGCÔNG TY

Cổ PHầN VậT TƯ NÔNG NGHIệP NGHệAN

Chuyên ngành: kế toán, kiểm toán và phân tích

Ngời hớng dẫn khoa học:

ts Phạm đức cờng

Hà nội, năm2013

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chương 1 Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phân tích báocáo tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức cần thiết

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính, vớimong muốn cung cấp thêm thông tin về tình hình tài chính của Tổng công ty vật tưnông nghiệp Nghệ An, giúp nhà đầu tư, những cá nhân, tổ chức liên quan có cáinhìn khách quan, trung thực và cuối cùng là ra quyết định chính xác với chủ thểTổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An, tác giả quyết định chọn đề tài“Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An”làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một số luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu:

Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài Công ty cổ phần EVERPIA ViệtNam” của tác giả Biện Thị Thuỷ, Đại học Kinh tế quốc dân

Luận văn “Phân tích BCTC của Công ty CP sữa Việt Nam-Vinamilk”, tácgiả Đinh Ngân Hà, Đại học Kinh tế quốc dân

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơbản về phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp;Vận dụng các lý luận vềphân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích báo cáo tài chính Tổng côngty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An nhằm đánh giá thực trạng tài chính củaCông ty; Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn đã tập trung trả lời cho các câu hỏi sau: Hệ thống chỉ tiêu có thể sử

Trang 11

dụng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là gì? Vận dụng hệ thống chỉ tiêutài chính để đo lường tình hình tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệpNghệ An? Kiến nghị giải pháp có thể áp dụng để là cải thiện tình hình tài chính vàhiệu quả kinh doanh Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn, về mặt không gian là thực trạng báo cáotài chính của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An, về mặt thời gianluận văn sẽ tiến hành nghiên cứu số liệu dựa trên báo cáo tài chính của Công ty từnăm 2010 đến năm 2012.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Khung lý thuyết sử dụng cho phân tích

Nguồn dữ liệu: Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp Bảng cân đối kế toán, báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tàichính tác giả trực tiếp thu thập được từ tài liệu lưu trữ của Cục thuế Nghệ An.

Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân

tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích ngang, phương pháp phân tích dọcvà phương pháp phân tích tỷ suất, phương pháp phân tích Dupont

Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích tình hình và khả năng

thanh toán

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Doanh

nghiệp

Trang 12

Phương pháp trình bày dữ liệu: Các kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính

của Công ty được trình bày thông qua hệ thống bảng biểu cũng như mô tả bằng cácđường biểu diễn, đồ thị để dễ theo dõi, so sánh qua các năm.

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa những khái niệm, nội dung và cụ

thể các phương pháp phân tích, cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết đểphục vụ cho việc đọc, hiểu một bản phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Về thực tiễn: Việc nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ

phần vật tư nông nghiệp Nghệ An cho phép những người quan tâm có thể hiểu rõhơn về tình hình tài chính của Công ty, phục vụ cho việc đánh giá mức độ hiệu quảhoạt động và từ đó đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất Ngoài ra, việc phântích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An cũng cóthể giúp bản thân Công ty và các doanh nghiệp khác trong ngành rút ra những bàihọc kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý tài chính doanh nghiệp.

1.8 Kết cấu của đề tài

Được chia làm bốn chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị, giải pháp và kết luận

Trang 13

Chương 2 Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

* Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hiện nay có nhiều khái niệm về Phân tích báo cáo tài chính được đưa ra như sau:Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánhsố liệu về tài chính hiện hành và quá khứ Thông qua việc phân tích báo cáo tàichính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng

như những rủi ro trong tương lai Nguồn [5, tr442]

Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệthống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáonhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối

tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau Nguồn [6, tr17]

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánhsố liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Thông qua việcphân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giátiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai

của doanh nghiệp.Nguồn [7, tr14]

* Vai trò và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính củadoanh nghiệp Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cóthể chia thành hai nhóm bao gồm: nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyềnlợi gián tiếp.

2.2 Dữ liệu sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Là hệ thống báo cáo tài chính DN: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 14

2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupount, và mộtsố phương pháp khác (Phương pháp liên hệ trực tuyến, phương pháp liên hệ phi trựctuyến, phương pháp hồi quy, phương pháp chỉ số, phương pháp toán kinh tế )

2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính trong Công ty cổ phần

* Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Về thực chất, phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nộidung như: Phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích mốiquan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

* Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Phân tích tình hình công nợ phải thu: Phân tích tình hình công nợ các khoản

phải thu dựa trên các chỉ tiêu số vòng quay phải thu của khách hàng, thời gian mộtvòng quay phải thu của khách hàng.

Phân tích tình hình công nợ phải trả: Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến

khoản phải trả cho người bán dựa trên các chỉ tiêu số vòng quay, thời gian một vòngquay phải trả người bán.

- Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tiến hành đánh giá các hệ số: Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát,chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toánnhanh, Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay:

- Phân tích khả năng thanh toán qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích khả năng thanh toán thông qua báo cáo LCTT cho một kỳ hoạtđộng sẽ giúp cho DN xây dựng được các quyết định, chiến lược nhằm đáp ứng khảnăng thanh toán để nâng cao độ tin cậy của DN trong các quyết định kinh doanh.

* Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên

Trang 15

các góc độ: Hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng tài sản.Các chỉ tiêu thường sử dụng: Tỷ suất sinh lời của vốn, Tỷ suất sinh lời của TS,Tỷ suất sinh lời của DT, Tỷ suất sinh lời của VCSH

* Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung

Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu sau: Tỷ suất sinh lời của TS, Số vòng quay củaTS, Suất hao phí của TS so với DT thuần, Suất hao phí của TS so với LN sau thuế

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất sinh lời của TS ngắn hạn, Số vòngquay của TS ngắn hạn, Suất hao phí của TS ngắn hạn so với DT, Suất hao phí củaTS ngắn hạn so với LN sau thuế, Số vòng luân chuyển của TS ngắn hạn, Thời gian1 vòng luân chuyển của TS ngắn hạn, Hệ số đảm nhiệm của TS ngắn hạn

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp

Thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất sinh lời của TS dài hạn, Sức sảnxuất của TS dài hạn, Suất hao phí của TS dài hạn so với DT, Suất hao phí của TSdài hạn so với LN, Tỷ suất sinh lời của TSCĐ, Sức sản xuất của TSCĐ, Suất haophí của TSCĐ

2.5 Các chỉ tiêu tài chính đặc thù của các Công ty cổ phần

Các nhà đầu tư thường xem xét các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp đếnlợi ích của mình để từ đó đưa ra các quyết định mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào cáclĩnh vực khác như: Thu nhập một cổ phiếu (EPS), Thu nhập một cổ phiếu phổ thông(EPSC), Cổ tức của một cổ phiếu phổ thông (DPS)

Trang 16

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An

3.1.Tổng quan về Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An

* Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An tiền thân Tiền thân là Côngty Tư liệu sản xuất được thành lập ngày 01/6/1960 Từ một Công ty 100% vốn nhànước, đến năm 2009 thì trở thành Tổng công ty CP Vật Tư nông nghiệp Nghệ Anhoạt động 100% vốn do cổ đông đóng góp.

* Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An với ngành nghề kinh doanh chínhsản xuất, mua bán phân bón, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thựcvật, và chế biến nông sản thực phẩm.

* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty

Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, cấpdưới thực hiện nhiệm vụ từ cấp trên trực tiếp, các cấp quản lý khác nhau, các phòngban khác nhau đều có mối quan hệ tương hỗ nhau để hoạt động sản xuất kinh doanhluôn được vận hành thông suốt.

* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty

- Đặc điểm vận dụng tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán Tổng

công ty áp dụng là mô hình kế toán phân tán

- Đặc điểm vận dụng hệ thống kế toán tại Công ty: Tổng công ty áp dụng chế độ

kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006các Thông tư sửa đổi bổ sung có liên quan của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

3.2 Dữ liệu phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An

Tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu lưu trữ tại Cục thuế tỉnh Nghệ Anliên quan đến Tổng công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An trong ba năm từ 2010-2012 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báocáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Trang 17

3.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tưnông nghiệp Nghệ An

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích so sánh biến động thay đổicủa các chỉ tiêu tài chính trong kỳ phân tích Đồng thời, tác giả sử dụng kĩ thuật xâydựng biểu đồ để biểu diễn sự biến đổi và kết cấu của các chỉ tiêu tài chính Ngoài ratác giả còn sử dụng phương pháp Dupon nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữacác tỷ số tài chính.

3.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An

Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhận thấy lợi nhuận trướcthuế của năm 2012 giảm rất mạnh so với năm 2011 đặc biệt là lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh, đây là dấu hiệu đáng cảnh báo

*Phân tích cấu trúc tài chính của Tổng công ty

Tổng tài sản (nguồn vốn) biến động trong 3 năm qua để phù hợp với chiếnlược kinh doanh của từng năm Cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu nợ (tỷ lệ nợ dài hạnvà nợ ngắn hạn trong tổng nợ) của Công ty là khá hợp lý, phù hợp với ngành nghềsản xuất kinh doanh của Công ty.

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ Antương đối an toàn Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất phân bónvà các sản phẩm nông nghiệp có tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao trong tổng tài sản nhưngtrong cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty luôn sử dụng cả vốn chủ sở hữu và cáckhoản nợ phải trả để tài trợ cho tài sản của mình Trong đó xu hướng dùng khoản nợngắn hạn để tài trợ cho tài sản của Công ty trong năm 2012 giảm mạnh, điều này sẽtạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

* Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Nhìn chung tình hình thanh toán của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệpNghệ An trong giai đoạn 2010, 2011 là chưa tốt nhưng sang năm 2012 các hệ sốphân tích khả năng thanh toán trong năm 2012 đều mức an toàn cho phép

Trang 18

Trong năm 2011 lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm, mà nguyên nhân chủ yếulà do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm Tuy nhiên sang năm 2012Công ty đã cải thiện đáng, lưu chuyển tiền thuần dương và tăng mạnh, đặc biệt làlưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Như vậy trong kỳ phân tích thì năm2012 lượng tiền mặt cũng như khả năng thanh toán của Công ty cải thiện hơn.

* Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệpNghệ An nhìn chung không cao, do đặc điểm ngành sản xuất chính của Công ty là sảnxuất phân bón còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, thị trườngtiêu thụ phân bón, điều kiện thời tiết nhưng về chủ quan Công ty cũng cần xem xét lạivề công tác quản lý chi phí cũng như công tác quản lý tài sản của mình.

* Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 vừa qua, các nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụngtài sản đều có xu hướng giảm dần Đối với nhóm chỉ tiêu hàng tồn kho vòng quayhàng tồn kho lại giảm Chính điều này làm cho Công ty bị ứ đọng vốn trong hàngtồn kho, giảm hiệu quả sử dụng vốn Không chỉ vậy hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh cũng có xu hướng giảm dần, Công ty cần xem xét lại công tác quản lý tài sảnngắn hạn cũng như dài hạn của mình.

* Các chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần

Các chỉ tiêu thu nhập và cổ tức mỗi cổ phiếu phổ thông của Công ty tăng trongnăm 2011, tuy nhiên lại có dấu hiệu sụt giảm vào năm 2012 Mức giảm là khá lớn,đây là dấu hiệu thiếu tích cực cho thấy rằng nhà đầu tư đang giảm niềm tin vào cổphiếu của Công ty

Trang 19

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất phân bón, kết quả kinhdoanh của Công ty ngoài các nhân tố chủ quan còn chịu ảnh hưởng rất lớn của cácnhân tố khách quan như điều kiện thời tiết, khí hậu, giá nguyên liệu nhập khẩu dođó sự suy giảm doanh thu, lợi nhuận năm 2012 của Công ty có thể hiểu một phần doảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế nói chung và sự suy giảm mà cácdoanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang phải đối mặt nói riêng

* Về cấu trúc tài chính:

Cấu trúc tài chính của Tổng công ty Cổ phần VTNN Nghệ An mặc dù đượcđánh giá là không chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh toán nhưng lại chứa đựngnhiều tồn tại về hiệu quả sử dụng tài sản, khi mà Công ty sử dụng hầu hết nguồn tàitrợ thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, Công ty không bị phụ thuộc nhiềuvào việc vay vốn từ các tổ chức tài chính và chiếm dụng vốn các đơn vị bên ngoài,không chịu nhiều áp lực trả nợ vay tín dụng tuy nhiên Công ty có thể phải đối mặtvới nguy cơ sử dụng tài sản không hiệu quả

* Về tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán

Nhìn chung tổng các khoản phải thu, phải trả biến động theo chiều hướng kinhdoanh của Công ty trong kỳ phân tích Trong đó công ty cần quan tâm nhiều hơnkhoản phải thu khách hàng, phải trả tiền vay vì các khoản này chiếm tỷ trọng tươngđối lớn trong các khoản phải thu, phải trả trong giai đoạn này của Công ty.

Trong thời kỳ 2010-2012, Công ty đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện khảnăng thanh toán ngắn hạn cũng như dài hạn Về khả năng thanh toán dài hạn thì chỉsố về khả năng thanh toán lãi tiền vay giảm mạnh tuy chưa đến mức báo độngnhưng Công ty cần có chiến lược kinh doanh và vay vốn hợp lý, để tránh trườnghợp lợi nhuận không đủ dùng để trang trải lãi vay.

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bước sang năm 2012 Công ty đã cảithiện đáng kể việc lưu chuyển dòng tiền của mình.

Trang 20

* Về hiệu quả kinh doanh của Công ty:

Các tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh và sức sinh lời của các Công tygiảm dần qua các năm và đặc biệt trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2010,2011 cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty trong năm 2012 giảm và khônghiệu quả Đây là một dấu hiệu xấu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.Dựa vào phân tích Dupont nhận thấy nguyên nhân của hiện tượng ROE giảm rõ rệttrong giai đoạn 2011-2012 là do sự biến động giảm xuống đồng loạt của cả ba chỉtiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu, vòng quay tài sản bình quân và hệ số tài sản trênvốn chủ sở hữu Do năm 2012 là năm ngành sản xuất phân bón trong nước đứngtrước rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng về chủ quan Công ty cũng cần xem xétlại về công tác quản lý chi phí cũng như công tác quản lý tài sản của mình.

Ngoài ra qua phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu và chi phí củaTổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 2010-2012 chothấy trong năm 2012 công tác quản lý giá vốn hàng bán còn bất cập chưa chặt chẽ

* Về hiệu quả sử dụng tài sản:

Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 các nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sảnđều có xu hướng giảm dần Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thươngmại trong lĩnh vực sản xuất vật tư nông nghiệp, tài sản chủ yếu của doanh nghiệp làtài sản ngắn hạn thì sự giảm sút của nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắntrong thời kỳ qua, đặc biệt trong năm 2012 vừa qua là một dấu hiệu xấu Không chỉvậy hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng có xu hướng giảm dần, Công ty cần xemxét lại công tác quản lý tài sản ngắn hạn cũng như dài hạn của mình.

* Về chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần

Trong giai đoạn từ năm 2010-2012 các chỉ tiêu thu nhập và cổ tức mỗi cổphiếu phổ thông của Công ty khá biến động, nếu năm 2011 các chỉ tiêu này tăngtheo chiều hướng tích cực thì đến năm 2012 lại đột ngột giảm sút Nguyên nhân dolợi nhuận sau thuế năm 2012 của Công ty giảm mạnh, cho thấy mức kỳ vọng củanhà đầu tư vào Công ty thấp, Công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làmtăng tính hấp dẫn cũng như tăng giá trị cổ phiếu của mình.

Trang 21

4.2 Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới

* Mục tiêu ngắn hạn: Mức lợi nhuận mà Công ty đề ra trong năm 2013 là

gần 65 tỷ đồng.

* Mục tiêu dài hạn: Mở rộng hoạt động kinh doanh, thị trường bán sản phẩm,

mở rộng quy mô hoạt động của Công ty; Mua sắm thêm các máy móc hiện đại đểphù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh

4.3 Các giải pháp tăng cường tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

* Kiến nghị nhằm cải thiện cấu trúc tài chính

Công ty phải tìm cách cơ cấu lại nguồn vốn, giảm bớt đầu tư vào các tài sảndài hạn không cần thiết, chỉ tập trung vào năng lực cốt lõi của DN, cần phân bổ thậthợp lý các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và dài hạn, tránh truờng hợpnguồn tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn không ổn định, gây rủi ro, nhưngcũng tránh trường hợp dùng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắnhạn, gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn

Công ty nên tăng thêm nguồn vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinhdoanh của mình như tăng thêm nguồn vốn tín dụng từ nhà cung cấp Nhưng cần lưuý phải xây dựng kế hoạch trả nợ khoa học và hợp lý để không làm mất niềm tin củađối tác, ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.

Công ty cần quan tâm hơn nhiều nữa đến quy mô vốn của mình Công ty cóthể sử dụng một số biện pháp mở rộng nguồn vốn như sau: Huy động nguồn vốnnhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, chính sách huy động vốn từ thị trường tài chính.

* Kiến nghị về nâng cao khả năng thanh toán

Công ty cần đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ bằng các biện pháp như sau:

Một là, phân tích khách hàng và xác định đối tượng bán chịu.Hai là, Công ty nên thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý

Ba là, Công ty nên áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ, bảo toàn vốn

Trang 22

Bốn là, Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và

hạn chế vốn bị chiếm dụng

Năm là, Khi xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng, Công

ty cần xem xét, đánh giá các yếu tố: Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận kinh doanh của Công ty, tình hình bán chịu của các đốithủ cạnh tranh để có đối sách bán chịu thích hợp và hợp lý.

Sáu là, Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải

thu theo thời gian

* Kiến nghị để tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty

Xem xét các chỉ tiêu đã phân tích ở trên, ta có thể nhận thấy rằng tài sản ngắnchiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của Công ty Tuy nhiên, hệ số tỷ suất sinhlời của tài sản ngắn hạn nói riêng, tổng tài sản nói chung còn thấp, cho thấy khảnăng tạo ra doanh thu thấp của tài sản trong Công ty Để tăng doanh thu Công tycần chú ý áp dụng qui trình công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng sảnphẩm, chất lượng tốt, bền vững, đặc biệt là giá cả phù hợp, phải chăng.

Bên cạnh đó Công ty cần xem xét lại công tác quản lý các loại chi phí củamình, đặc biệt là giá vốn hàng bán, để góp phần tăng lợi nhuận Duy trì mối quan hệ

với khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm thăm dò thị trường mới.

Cụ thể các giải pháp tập trung nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệpnhư sau:

Giải pháp tăng doanh thu

- Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu - Công ty phải từng bước xây dựng hệ thống cửa hàng phân phối của riêngmình để cùng với các đại lý đẩy nhanh tốc độ bán hàng

Giải pháp giảm chi phí

-Tiết kiệm giảm chi phí giá vốn hàng bán.

- Công ty nên chuyển hướng tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu trongnước có đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn của Công ty Bên cạnh đó cũng tránh

Trang 23

được việc phải dự trữ số lượng nguyên vật liệu tồn kho lớn để tránh những biếnđộng trên thị trường

- Xác định, so sánh các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động thu mua nhưchi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí tài chính giảm thiểu từ việc chậm thanh toántrong thời hạn cho nhà cung cấp

- Nghiên cứu thị trường, dự đoán biến động giá cả hàng hóa để lựa chọn thờiđiểm thu mua hàng hóa thích hợp

* Kiến nghị để tăng hiệu quả sử dụng tài sản

Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho:

- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chitiết số lượng theo từng tháng, quý Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về.

- Bảo quản tốt hàng tồn kho

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa Từ đó dự đoánvà quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trướcsự biến động của thị trường

- Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liêu cho từng dâychuyền sản xuất sản phẩm của Công ty, và cụ thể hơn là cho từng loại sản phẩm củaCông ty

- Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu tối đa và tối thiểu để đảm bảo hoạtđộng kinh doanh diễn ra liên tục và không gây ứ đọng vốn cho Công ty

- Yêu cầu trong quá trình thu mua nguyên vật liệu này là phải tăng cường quảnlý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực

- Cần quan tâm theo dõi tình hình nguyên vật liệu tồn kho không sử dụng,nguyên vật liệu kém chất lượng, từ đó đưa ra quyết định xử lý vật tư một cách phùhợp nhằm thù hồi vốn và tăng cường sử dụng hiệu qủa tài sản.

Nâng cao công tác quản lý tài sản cố định:

Trang 24

Hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐtheo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, chờ thanh lý, cho thuê,

Công ty nên xây dựng quy chế quản lý TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ mộtcách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm trong quá trình sử dụng.

Khi đưa TSCĐ vào sử dụng Công ty nên lựa chọn phương pháp khấu hao vàmức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi vốn kịp thời, đầy đủ vốn đầu tưứng trước vào TSCĐ Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầutư đổi mới tài sản cố định.

4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp

* Đối với doanh nghiệp

- Công ty cần xây dựng lộ trình cụ thể để có thể được quyền phát hành cổphiếu, thu hút nhà đầu tư lớn và xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán.

- Công ty nên trích lập các quỹ để tái đầu tư, dự phòng rủi ro và phúc lợi khen

* Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần phải có chính sách bảo vệ và tạo điều kiện cho các Công tytrong nước đứng vững và phát triển để có thề đủ sức cạnh tranh với các Công tynước ngoài.

- Thông qua các chính sách đường lối phát triển hợp lý của Nhà nước sẽ tạođiều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các định chế tài chính trung giantrong nước và quốc tế nhằm tăng thêm vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho việc mở rộngqui mô phát triển Đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếpcận với công tác quản lí chuyên nghiệp của nước ngoài cũng như những cơ hội họchỏi, giới thiệu sản phẩm của mình ra bên ngoài

Trang 25

- Cần có sự hỗ trợ đồng bộ từ Chính phủ, các cơ quan chức năng như hỗ trợ vềvốn, tăng cường quản lý chặt chẽ đối với việc sản xuất và nhập khẩu phân bón, đặcbiệt là phải xử lý nghiêm những ai vi phạm về chất lượng và mẫu mã để bảo vệ

doanh nghiệp chân chính và lợi ích của người nông dân 4.5 Kết luận:

Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệpNghệ An” tác giả đã cung cấp cho người đọc tổng quan về phân tích báo cáo tàichính doanh nghiệp Qua đó, tác giả đã hệ thống các nội dung phân tích báo cáo tàichính cơ bản của doanh nghiệp, thông qua việc sử dụng các phương pháp so sánhtheo tỷ lệ và so sánh theo biểu đồ, phương pháp Dupont để giúp cho người đọc hiểuđược những nội dung quan trọng và cần thiết cho hoạt động phân tích báo cáo tàichính doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vậttư nông nghiệp Nghệ An đã cung cấp cho người đọc một bức tranh về cấu trúc tàichính, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản, các chỉtiêu của Công ty cổ phần của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ Antrong giai đoạn năm 2010-2012, cho phép nhà quản trị Công ty cũng như nhà đầutư, chủ nợ thấy rõ những mặt mạnh cũng như thấy được tổng quan và kết quả hoạtđộng của từng chỉ tiêu tài chính, từ đó tác giả đã đề xuất một số kiến nghị giải phápnhằm nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn chưacó sự so sánh một cách đầy đủ kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp với các doanhnghiệp khác trong cùng ngành, cũng chưa có sự đánh giá đầy đủ hơn dưới góc độnhững người sử dụng thông tin khác ngoài cổ đông Tác giả coi đây là những hạnchế nhưng cũng là gợi mở cho nghiên cứu tương lai

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Phạm Đức Cường đã tận tìnhgiúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Trang 26

Nguyễn thị thu hằng

PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH TổNGCÔNG TY

Cổ PHầN VậT TƯ NÔNG NGHIệP NGHệAN

Chuyên ngành: kế toán, kiểm toán và phân tích

Ngời hớng dẫn khoa học:

ts Phạm đức cờng

Hà nội, năm2013

Trang 27

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phân tích báocáo tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức cần thiết Mục đích của việc phântích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tàichính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Thông qua phân tích báo cáo tài chính, các nhà quản trị có thể đánh giáđược khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, các rủi ro tài chính mà doanh nghiệpcó thể gặp phải, từ đó đưa ra những phương hướng, quyết định cho hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhàquản trị doanh nghiệp mà còn hữu ích đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà chovay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế

Đặc biệt, phân tích báo cáo tài chính trong Công ty cổ phần chiếm vị trí nổibật và có ý nghĩa ngày càng quan trọng khi Công ty cổ phần trở thành hình thức tổchức kinh tế phát triển phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tổng công ty cổ phần vậttư nông nghiệp Nghệ An ngày càng khẳng định được vị thế của mình, góp phầnkhông nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp cũng nhưkinh tế tại địa phương Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trườngTổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An đang chịu rất nhiều sự cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài Điều đó được thể hiệnrõ thông qua tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây Theo báocáo tài chính của Công ty lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng thêm so với năm2010 là 0,16 %, năm 2012 giảm đi so với năm 2011 là 49,45%.

Trang 28

Do đó muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay, một nhân tố quantrọng là Công ty cần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và xác định đúngnhững nguyên nhân, những biến động tình hình tài chính của Công ty để có nhữngquyết định đúng đắn.

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính, vớimong muốn cung cấp thêm thông tin về tình hình tài chính của Công ty, giúp nhàđầu tư, những cá nhân, tổ chức liên quan có cái nhìn khách quan, trung thực và cuốicùng là ra quyết định chính xác với chủ thể Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Tổngcông ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phân tích khoa học để đánh giátình hình tài chính của các doanh nghiệp, kết quả của việc phân tích báo cáo tàichính được rất nhiều đối tượng quan tâm để phục vụ cho mục đích của mình do đóđã có nhiều tác giả chọn đề tài nghiên cứu Phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp Để có cái nhìn tổng quan và nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu của bảnthân, Luận văn xin được đưa ra nhận xét cho một số luận văn cùng thực hiện đề tàiphân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài Công ty cổ phần EVERPIA ViệtNam” của tác giả Biện Thị Thuỷ, Đại học Kinh tế quốc dân đã cung những thôngtin về tình hình tài chính tại Công ty cổ phần EVERPIA Việt Nam, bao gồm cácthông tin khái quát về tình hình tài chính, các chỉ số tài chính, các chỉ số về khảnăng hoạt động, về đòn bẩy và cơ cấu tài sản, các tỷ số sinh lợi của tài sản của Côngty cổ phần EVERPIA Việt Nam Theo đó, Luận văn đã chỉ ra được sự biến động củacác chỉ số tài chính, sự thay đổi của nguồn vốn cũng như tài sản của Công ty cổ phầnEVERPIA Việt Nam qua thời kỳ nghiên cứu của mình Từ đó, tác giả đã đưa ranhững nhận xét khách quan, hỗ trợ cho việc điều hành và quản lý của ban quản trịCông ty cổ phần EVERPIA Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một số giải

Trang 29

pháp thiết thực, giúp cho các nhà quản trị Công ty cổ phần EVERPIA Việt Nam cóthể vận dụng để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát tình hình tài chính của đơnvị mình.Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được đó, tác giả Biện Thị Thuỷ chưa sửdụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phục vụ cho việc phân tích báo cáo tài chính

Luận văn “Phân tích BCTC của Công ty CP sữa Việt Nam-Vinamilk”, tácgiả Đinh Ngân Hà, Đại học Kinh tế quốc dân Tác giả đã dựa trên cơ sở những sốliệu tài chính của Công ty tiến hành phân tích báo cáo tài chính của Công ty, từ đótác giả đưa ra các đánh giá, các biện pháp giúp cho các nhà quản lý của đơn vị tăngcường quản lý tài chính và cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý đối vớinhiều đối tượng quan tâm Tuy nhiên cũng như luận văn của tác giả Biện Thị Thuỷ,luận văn của tác giả Đinh Ngân Hà chưa phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ củađơn vị được phân tích.

Qua nghiên cứu một số luận văn nêu trên, thừa nhận những đóng góp và hiệuquả mà các nghiên cứu đó đạt được nhưng tác giả cũng nhận thấy rằng nghiên cứuphân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp không đơn giản chỉ là phân tíchmột hoặc một nhóm chỉ số, mà còn cho người đọc thấy được sự liên hệ giữa các chỉsố đó, cho phép người đọc phân tích được nguyên nhân và nguồn gốc của nhữngthay đổi, từ đó có được cái nhìn tổng quan nhất về vận động tài chính của doanhnghiệp thông qua nguồn dữ liệu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các tài liệu lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính và thực tiễn tìnhhình tài chính của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An tác giả đề ramục tiêu nghiên cứu như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính tại cácdoanh nghiệp.

- Vận dụng các lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phântích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An nhằmđánh giá thực trạng tài chính của Công ty, xác định đúng đắn những nguyên nhân và

Trang 30

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Công ty, cung cấp chongười đọc thấy rõ bức tranh toàn cảnh tài chính trong quá khứ và hiện tại, dự báotình hình tài chính trong tương lai của Công ty từ đó người đọc có thể có đượcnhững quyết định tối ưu cho bản thân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn tác giả đã tập trung trả lời chocác câu hỏi sau:

- Hệ thống chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp là gì?

- Vận dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính để đo lường tình hình tài chính Tổngcông ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An?

- Kiến nghị giải pháp có thể áp dụng để là cải thiện tình hình tài chính và hiệuquả kinh doanh Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn, về mặt không gian không gian là thựctrạng báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An, vềmặt thời gian luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu số liệu dựa trên báo cáo tài chínhcủa Công ty từ năm 2010 đến năm 2012.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Khung lý thuyết sử dụng cho phân tích

Để đạt được mục tiêu trên của Luận văn tác giả vận dụng khung lý thuyết sauđể phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An:

Trang 31

Phương pháp phân tích:

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, phươngpháp so sánh, phân tích ngang, phương pháp phân tích dọc và phương pháp phântích tỷ suất trong quá trình phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty vật tưnông nghiệp Nghệ An Bên cạnh đó, tác giả kết hợp các chỉ tiêu tỷ lệ với phươngpháp phân tích Dupont để đánh giá sự liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau.

Phương pháp phân tích dọc được sử dụng trong phân tích tỷ trọng các thànhphần trong tổng số như phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng tài sảnngắn hạn trong tổng tài sản…

Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của

Doanh nghiệp

Trang 32

Trong luận văn, phân tích ngang được sử dụng trong phân tích các số liệu,các chỉ tiêu so sánh giữa các năm để thấy được những biến động của các chỉ tiêuqua các năm.

Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích các tỷ suất như các tỷ suấtđánh giá khả năng thanh toán, tỷ suất đánh giá hiệu quả kinh doanh… Thông quaviệc phân tích các tỷ suất để thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đơn lẻ, thấyđược nguyên nhân và mức độ của các chỉ tiêu tới sự thay đổi về tình hình tài chínhvà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phương pháp trình bày dữ liệu

Các kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của Công ty được trình bàythông qua hệ thống bảng biểu cũng như mô tả bằng các đường biểu diễn, đồ thị đểdễ theo dõi, so sánh qua các năm, thấy được sự thay đổi về tình hình tài chính và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giữa các năm.

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận: Mặc dù phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một đề tàikhông mới, nhưng “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần vật tưnông nghiệp Nghệ An” đã hệ thống hóa những khái niệm, nội dung và cụ thể cácphương pháp phân tích, cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết để phục vụcho việc đọc, hiểu một bản phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bất kỳ.

Về thực tiễn: Tổng công ty vật tư nông nghiệp được xem là một điểm sángtrên địa bàn tỉnh Nghệ An, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có đề tàinghiên cứu nào về phân tích báo cáo tài chính của Công ty Do đó việc nghiên cứuphân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An chophép những người quan tâm có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty,phục vụ cho việc đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động và từ đó đưa ra quyết địnhmột cách đúng đắn nhất Ngoài ra, việc phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổphần vật tư nông nghiệp Nghệ An cũng có thể giúp bản thân Công ty và các doanhnghiệp khác trong ngành rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc điều hành vàquản lý tài chính doanh nghiệp.

Trang 33

1.8 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tưnông nghiệp Nghệ An” được chia làm bốn chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Nghệ An

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị, giải pháp và kết luận

Trang 34

2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hiện nay có nhiều khái niệm về Phân tích báo cáo tài chính được đưa ra như sau:Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánhsố liệu về tài chính hiện hành và quá khứ Thông qua việc phân tích báo cáo tàichính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng

như những rủi ro trong tương lai Nguồn [5, tr442]

Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệthống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáonhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối

tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau Nguồn [6, tr17]

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánhsố liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Thông qua việcphân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giátiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai

của doanh nghiệp.Nguồn [7, tr14]

Từ những khái niệm trên ta thấy rõ phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấpnhững thông tin hữu ích không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấpnhững thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tinngoài doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính không phải chỉ phản ánhtình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còn cung cấp

Trang 35

những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạtđược trong một kỳ nhất định.

2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính củadoanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau Donhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích hoạt độngtài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng cácnhu cầu khác nhau của từng đối tượng.

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể chiathành hai nhóm bao gồm: nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp.

Nhóm có quyền lợi trực tiếp, bao gồm: các nhà quản lý trong nội bộ doanhnghiệp, các cổ đông, các nhà đầu tư tương lai, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấptín dụng Mỗi đối tượng trên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanhnghiệp cho các mục đích khác nhau Cụ thể:

Các nhà quản lý của doanh nghiệp cần các thông tin để kiểm soát và chỉ đạotình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin do các báo cáo tàichính cung cấp thường không đáp ứng đủ cho nhu cầu thông tin của họ Nhằm đápứng thông tin cho đối tượng này, doanh nghiệp thường phải tổ chức thêm một hệthống kế toán riêng Đó là kế toán quản trị Mục đích của kế toán quản trị là cungcấp thông tin phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp và ra các quyết định quản lýkinh doanh của doanh nghiệp.

Các cổ đông: Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cóảnh hưởng rất lớn đến giá cả của các cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần đã phát hành.Để bảo vệ tài sản của mình, các cổ đông phải thường xuyên phân tích tình hình tàichính và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà họ đã đầu tư để quyết định cótiếp tục nắm giữ các cổ phiếu của các doanh nghiệp này nữa hay không.

Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng sinh lợivà khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo tài chính Bằngviệc so sánh số lượng và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những

Trang 36

người này có thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyếtđịnh có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Các chủ ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và coiđó như là nguồn bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị thualỗ và phá sản Ngân hàng sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp vay khi nó không có dấuhiệu có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn

Cũng giống như các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng khác, như: cácdoanh nghiệp cung cấp vật tư theo phương thức trả chậm cần thông tin để quyếtđịnh có bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp hay không.

Cơ quan thuế cần các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính để xác định sốthuế mà doanh nghiệp phải nộp.

Nhóm có quyền lợi gián tiếp: Có quan tâm đến các thông tin từ phân tích báocáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoàicơ quan thuế, các viện nghiên cứu kinh tế, các sinh viên, người lao động

Các cơ quan quản lý khác của chính phủ cần các thông tin từ phân tích báo cáotài chính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch quản lý vĩ mô.

Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai Những người đitìm việc đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những doanh nghiệp có triểnvọng sáng sủa với tương lai lâu dài để hi vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làmviệc ổn định Do vậy, một doanh nghiệp có tình hình tài chính và tương lai ảm đạmđang đứng trên bờ vực của sự phá sản sẽ không thu hút được những người lao độngđến làm việc.

Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu bánhàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnhtranh với doanh nghiệp.

Các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính nói chung còn được cả các nhà nghiêncứu, các sinh viên kinh tế quan tâm phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của họ.

Trang 37

Tuỳ các đối tượng quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều quan tâmđến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mứclợi nhuận tối đa Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phảithực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phân tích.

2.2 Dữ liệu sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Có thể nói rằng, kế toán là một hệ thống thông tin chủ yếu và đáng tin cậy chochất lượng quản trị doanh nghiệp Hệ thống thông tin kế toán cung cấp những thôngtin – cơ sở dữ liệu tốt nhất trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản trịdoanh nghiệp đánh giá và đề ra các quyết định trong việc điều hành sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao Do đó cơ sở dữ liệu sử dụng cho phân tích báo cáo tài chínhdoanh nghiệp là hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tìnhhình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình thành tàisản tài một thời điểm cuối năm Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệthống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉtiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể Các chỉtiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trênmáy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm.

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoảnkế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kế toánđược chia thành 2 phần (có thể kết cấu theo kiểu hai bên hoặc một bên) là phần “tàisản” và phần “Nguồn vốn”.

Phần “tài sản” phản ánh giá trị ghi sổ của toàn bộ tài sản hiện có của doanhnghiệp đến cuối năm kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giaiđoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu được phản ánh trong phần tài

Trang 38

sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trongquá trình tái sản xuất.

Phần “nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanhnghiệp đến cuối năm hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được được sắp xếptheo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanhnghiệp - vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng ) Tỷ lệ và kếtcấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạtđộng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoảnnợ, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, giúpcho việc phân tích đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, như: Tình hìnhbiến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, về tình hình khảnăng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận Đồng thời, giúp cho việc đánh giákhả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong thời gian tới

2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tómlược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho mộtnăm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt độngbán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các cột phản ánh các chỉtiêu (cột 1), phản ánh mã số các chỉ tiêu trong bảng (cột 2), phản ánh đường dẫn đếncác chỉ tiêu cần giải thích bổ sung ở Bản thuyết minh báo cáo tài chính (cột 3), phảnánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo (cột 4) và phản ánh giá trị các chỉ tiêumà doanh nghiệp đạt được trong năm trước (cột 5).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin về kết quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, cung cấp những thông tin về tìnhhình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp Từ sự phân

Trang 39

tích các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giúp quản trị doanh nghiệp và cácđối tượng sử dụng phân tích thông tin đánh giá được các thay đổi tiềm tàng vềnguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, đánh giá khảnăng sinh lợi của doanh nghiệp, hoặc đánh giá tính hiệu quả của các nguồn lực bổsung mà doanh nghiệp có thể sử dụng

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thànhvà sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin vềlưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sởđể đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc dử dụng các khoản tiền đã tạo rađó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền phản ánh trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm tiền tại quỹ, tiềnđang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền làcác khoản đầu tư ngắn hạn (không quá ba tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về biến động tài chínhtrong doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích các hoạt động đầu tư, tài chính, kinhdoanh của doanh nghiệp, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và khoản tươngđương tiền trong tương lai, cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho các hoạtđộng kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp

2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo năm nhằm thuyết minh và giảitrình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiệntrên báo cáo tài chính ở trên Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cầnthiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáođược chính xác.

Khi lập các chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính, lời văn phải ngắngọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại

Trang 40

doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán đối với cả trường hợp báocáo quý Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng những lý do thay đổi.

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp những thông tin chi tiết hơn về tìnhhình sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho việcphân tích một cách cụ thể một số chỉ tiêu, phản ánh tình hình tài chính mà các báocáo tài chính khác không thể trình bày được.

Như vậy, có thể nói hệ thống báo cáo tài chính là ‘bức tranh sinh động nhất’,đầy đủ nhất, nó cung cấp toàn bộ những thông tin kế toán hữu ích, giúp cho việc phântích thực trạng tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, phản ánh khả năng huy độngmọi nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụvà biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệbên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tàichính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.3.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ở bướckhởi đầu của việc phân tích Về kĩ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, sosánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân Cụ thể :

So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh cho phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳphân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng,quy mô, biến động của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: Là so sánh bằng phép chia giữa trị số kỳ phân tíchso với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳgốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu có liên quantheo hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích.

So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tínhchất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơnvị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất.

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết sử dụng để phân tích báo cáo tài chính - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết sử dụng để phân tích báo cáo tài chính (Trang 34)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty (Trang 72)
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty (Trang 75)
Bảng 3.1: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2012                                                                                                                                                                   ( Đơn - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.1 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2012 ( Đơn (Trang 78)
Bảng 3.2: Sự biến động tài sản của Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An giai đoạn năm 2010- 2012 - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.2 Sự biến động tài sản của Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An giai đoạn năm 2010- 2012 (Trang 83)
Bảng 3.3: Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.3 Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 (Trang 90)
Bảng 3.4. Hệ số biểu diễn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thời kỳ 2010-2012 - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.4. Hệ số biểu diễn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thời kỳ 2010-2012 (Trang 93)
Bảng 3.6.  Phân tích tình hình các khoản phải trả của Tổng công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An                                                                                                                                                        (Đơn vị:   - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.6. Phân tích tình hình các khoản phải trả của Tổng công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An (Đơn vị: (Trang 98)
Bảng 3.7. Phân tích tình hình phải thu khách hàng, phải trả người bán - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.7. Phân tích tình hình phải thu khách hàng, phải trả người bán (Trang 99)
Bảng 3.8. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.8. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (Trang 100)
Bảng 3.9.Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.9. Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An (Trang 104)
Bảng 3.10: Bảng phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.10 Bảng phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời (Trang 107)
Bảng 3.11. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 3.11. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản (Trang 112)
Bảng 4.1 : Mục tiêu cụ thể của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An - phân tích báo cáo tài chính tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 4.1 Mục tiêu cụ thể của Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An (Trang 125)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w