1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

132 600 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 17,4 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --- --- NGUYỄN HỮU NGỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG KALI VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

- -

NGUYỄN HỮU NGỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG KALI VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRẠCH TẢ (ALISMA PLANTAGO AQUATICA L.) TRÊN ĐẤT 2 LÚA VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

- -

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG KALI VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRẠCH

TẢ (ALISMA PLANTAGO AQUATICA L.) TRÊN ĐẤT 2 LÚA VỤ

ĐÔNG NĂM 2013 TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN MAI THƠM

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ

rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS Nguyễn Mai Thơm đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học đặc biệt là Bộ môn Canh tác học – Khoa Nông học đã giúp đỡ tôi rất nhiều cho việc hoàn thành báo cáo này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm HTX nông nghiệp Khánh Thủy, Lãnh đạo UBND xã Khánh Thủy huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cùng toàn thể các hộ gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn

Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn

Ninh Bình, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích và yêu cầu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giới thiệu về cây trạch tả 4

2.1.1 Phân loại thực vật 4

2.1.2 Đặc điểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả 4

2.1.3 Thu hái hạt, gieo hạt và hướng sử dụng trong trồng trọt 7

2.1.4 Tác dụng dược lý 8

2.2 Cơ sở khoa học của đề tài 12

2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng 19

2.4 Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 25

2.4.1 Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới 25

2.4.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển cây thuốc ở Việt Nam 27

2.5 Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới và ở Việt Nam 33

2.5.1 Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới 33

2.5.2 Tình hình nghiên cứu cây trạch tả ở Việt Nam 36

Trang 6

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Vật liệu nghiên cứu 37

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37

3.3.1 Thí nghiệm 37

3.3.2 Bố trí thí nghiệm 38

3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật 39

3.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 40

3.3.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích dữ liệu 42

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng và năng suất củ dược liệu trạch tả tại Yên Khánh, Ninh Bình 43

4.1.1 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn 43

4.1.2 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái tăng chiều cao cây 44

4.1.3 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh 46

4.1.4 Ảnh hưởng lượng lân bón đến động thái ra lá 47

4.1.5 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá 48

4.1.6 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng tích lũy chất khô 50

4.1.7 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại 51

4.1.8 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 52

4.1.9 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hiệu quả kinh tế 55

4.2 Ảnh hưởng của lượng lân, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất trạch tả 56

4.2.1 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian sinh trưởng 56

4.2.2 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến động thái tăng chiều cao cây 58

Trang 7

4.2.3 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón tới động thái đẻ nhánh 61

4.2.4 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón tới động thái ra lá 64

4.2.5 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chỉ số diện tích lá 67

4.2.6 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích lũy chất khô 70

4.2.7 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại 73

4.2.8 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất 75

4.2.9 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến hiệu quả kinh tế 80

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Đề nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 86

Trang 8

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

SLCC Số lá cuối cùng

SNCC Số nhánh cuối cùng

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến thời gian sinh trưởng qua

các giai đoạn 43

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái tăng chiều cao cây 44

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh 46

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái ra lá 48

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 49

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng tích lũy chất khô 50

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến mức độ nhiễm sâu,

bệnh hại 52

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất 53

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hiệu quả kinh tế 55

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian

sinh trưởng qua các giai đoạn 57

Bảng 4.11a Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến động thái tăng chiều cao cây 59

Bảng 4.11b Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái tăng chiều cao cây 60

Bảng 4.12a Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến động thái đẻ nhánh 62

Bảng 4.12b Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái ra nhánh 63

Bảng 4.13a Ảnh hưởng riêng của của lượng lân và kali bón đến động thái ra lá 65

Trang 10

Bảng 4.13b Ảnh hưởng tương tác của của lượng lân và kali bón đến động

thái ra lá 66Bảng 4.14a Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến chỉ số

diện tích lá (LAI ) 67Bảng 4.14b Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến chỉ số

diện tích lá (LAI) 69Bảng 4.15a Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích

lũy chất khô 70Bảng 4.15b Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến khả năng

tích lũy chất khô 71Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân bón lá đến mức độ nhiễm sâu,

bệnh hại 74Bảng 4.17a Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến các yếu tố

cấu thành năng suất 75Bảng 4.17b Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến các yếu

tố cấu thành năng suất 77Bảng 4.18 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến hiệu quả kinh tế 80

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái tăng chiều cao cây 45Hình 4.2 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất thực thu trạch tả 53Hình 4.3 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến động thái tăng chiều

cao cây 61Hình 4.4 Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến năng suất thực thu 78

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì có một vấn đề đang đặt ra đó là hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo, sự phát triển mất cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn Để thực hiện điều này, một trong những chủ trương mà Nhà nước ta đặt ra thành mục tiêu quốc gia đó là xây dựng nông thôn mới, đổi mới bộ mặt nông thôn một cách toàn diện và hiệu quả

Tuy nhiên, để xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí quan trọng và khó thực hiện nhất đó là nâng cao giá trị sản xuất nhằm tăng thu nhập Hầu hết dân cư ở nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp, thế nhưng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự phát sinh của các dịch bệnh nguy hiểm đã làm cho sản xuất nông nghiệp dần trở nên bấp bênh, thêm vào đó giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá nông sản bán ra thấp đã làm cho người dân không còn tha thiết với nông nghiệp, tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng diễn ra ở nhiều nơi Trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp & PTNT đã đặt ra mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất những cây trồng có giá trị kinh tế cao và phát huy lợi thế riêng từng vùng

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng ĐBSH, cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông; Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 62.709,1 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 40.000 ha Lao động nông nghiệp là 254,2 nghìn người (54,9%) tương đương với các tỉnh vùng ĐBSH

Trang 13

Những năm gần đây Ninh Bình đã có những chủ trương, chính sách lớn khuyến khích cho sản xuất nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất lúa cao sản, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, đặc biệt là phát triển vụ đông nhằm đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính Cùng với chính sách này các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình giống cây mới có giá trị kinh tế cao là lợi thế riêng của từng vùng cho hiệu quả cao trong sản xuất vụ Đông như ngô ngọt, bí xanh, ớt, dưa bao tử xuất khẩu Trong đó phải kể đến mô hình sản xuất cây trạch tả trên đất hai lúa ở huyện Yên Khánh Một trong những cây trồng đang cho hiệu quả kinh tế cao, đang được khuyến khích phát triển sản xuất và góp phần đáng kể vào sự thành công của chính sách phát triển vụ đông của tỉnh Tuy nhiên, việc sản xuất trạch tả mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của

bà con nông dân, chưa có những nghiên cứu chính thức để đưa ra quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác tại địa phương

Để góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu trạch tả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

"Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali và Lân đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất cây Trạch Tả (Alisma plantago aquatica L.) trên đất 2 lúa vụ Đông năm 2013 tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh

mở rộng sản xuất đại trà

Trang 14

- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa

học đối với cây trạch tả

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Xác định được công thức bón phân phù hợp sẽ góp phần tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, mở rộng diện tích trồng cây trạch tả tại địa phương, phát triển một nền nông nghiệp bền vững

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Phân Kali và phân Lân, khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của củ trạch tả

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về cây trạch tả

2.1.1 Phân loại thực vật

(không phân hạng) Angiospermae

(không phân hạng) Monocots

Tên khoa học là Alisma plantago - aquatica L var orientalis

Samuels, họ Trạch tả (ALISMATACEAE), chi Trạch tả là Alisma L Loài thường nói đến ở nước ta là Alisma plantago – aquatica L, ở Trung Quốc, cây Trạch tả thường dùng là một phân loài của loài này: Alisma plantago – aquatica ssp Orientale (Sam.) Sam

Tên khác: Mã đề nước

Tên nước ngoài: Common water plantain mad - dog weed (Anh); alisma plantain d’eau, fluteau (Pháp)

2.1.2 Đặc điểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả

Mô tả: Cây thảo, cao 40 – 50 cm Thân rễ hình cầu hoặc hình con quay, nạc, màu trắng Lá có cuống dài, bẹ to bọc ốp vào nhau và xòe ra như hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mép nguyên lượn sóng, gân lá 5 – 7 hình cung

Cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thành chùy có nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ hơn về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những

Trang 16

đến khi hình thành quả; trang hoa 3 cánh có 1 cựa màu vàng nhạt rất mỏng; nhị 6 -9, dẹt; bầu nhiều ô xếp thành hàng, mỗi ô có 1 noãn, vòi nhụy mảnh

dễ rụng

Quả bế giẹp, dạng màng, có đài tồn tại

Mùa hoa quả: tháng 10 – 12

Phân bố, sinh thái:

Họ Alismataceae bao gồm các cây dạng thảo sống dưới nước và được xác định có 11 đến 14 chi với xấp xỉ 100 loài hoang dại, trong đó 5 chi và 11 loài được tìm thấy ở Úc Chi Alisma L có 9 đến 11 loài, hầu hết phân bố tự nhiên từ bắc bán cầu của … nhưng với 3 loài bản địa được ghi nhận cho Bắc Mỹ Cá biệt, A plantago-aquatica L và A lanceolatum phổ biến từ châu Âu tới châu Úc và sau đó tới Bắc Mỹ và New Zealand Alisma plantago-aquatica phân bố rộng rãi tự nhiên từ châu Âu qua vùng cận nhiệt đới và các vùng ôn đới của Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Miễn Điện, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, Đông nam nước Úc Sự phân

bố tự nhiêu có thể là kết quả của các loài chim di chú mang theo, cần phải

có những nghiên cứu điều tra sâu hơn (John G Conran, 2012)

Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là Trạch tả (A plantago – aquatica L.) và loài A canaliculatum Braunt et Bouché có ở Triều Tiên

Ở Việt Nam người ta tìm thấy cây mọc tự nhiên trên các vùng ruộng hoặc ao hồ ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây (cũ) Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình Về nguồn gốc của cây trồng này không rõ được thuần hóa từ cây mọc tự nhiên hay lấy giống từ nước ngoài

Trạch tả là cây thủy sinh, có phần thân rễ sống trong bùn, toàn bộ phần thân lá vượt khỏi mặt nước Vì vậy chiều dài của lá 9 (cuống lá là chính phụ thuộc vào mức độ bị ngập nước Hoa trạch tả phải ở trên mặt

Trang 17

nước mới thụ phấn được Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, phát tán nhờ nước Sau mùa hoa quả, phần trên mặt nước tàn lụi (Đỗ Duy Bích và cs., 2006)

Thành phần hóa học: Thân rễ trạch tả chứa tinh dầu, chất nhựa 7%,

protid, tinh bột 23% (Đỗ Tất Lợi, 2003)

Cụm hoa có nhiều phytohormon (CA 125: 190.646 k)

Thân rễ thứ orientale, chứa các triterpen alisol A, alisol A monoacetat, alisol B, alisol B monoacetat, alisol C monoacetat, epi alisol A

Ngoài ra, trạch tả còn chứa alismol, alisomoxyd, alimalacton acetat, alismaceton - A, β - sitosterol - 3 - O - stearat, tricosan, β - sitosterol, acid stearic, glyceryl - 1 - stearat, daucosterol - 6’ - O - stearat, emodin, alizexol A, các sulfoorientalol a, b, c, d

23-Theo Shimizu Noriko và cs, 1994, trạch tả có một glucan gọi làm alisma Si chỉ gồm các đơn vị glucose (CA 122: 281 743 u)

Theo Kimura Hiromi và cs, 1990, alismol và 10-hydroxyalismol chiết xuất từ thân rễ đều có tác dụng trị các rối loạn gan (CA 117: 118.490 x) Cũng theo Kimura Hiromi và cs, 1990, 16 - cetoalisol A hoặc 13, 17 -epoxyalisol A chiết xuất từ thứ orientale đều có tác dụng trị rối loạn gan (CA 117: 76.469 q)

Tomoda Masashi và cs, 1994 đã phân lập được một polysaccharid gọi là alisma PH bao gồm L - arabinose, D - galactose, acid D - glucuronic theo tỷ lệ 4: 9: 2 có thêm vài nhóm O - acetyl (CA 121: 99.314 g)

Cũng theo Tomoda Masashi và cs, 1993, thứ orientale còn có một polysaccharid acid gọi là alisma PIII F bao gồm L - arabinose - D - galactose - L - rhamnose - D - acid galaturonic - acid glucuronic theo tỷ lệ

1: 5: 3: 8: 2 (CA 121: 26466 y) (Đỗ Duy Bích và cs., 2006)

Trang 18

2.1.3 Thu hái hạt, gieo hạt và hướng sử dụng trong trồng trọt

Cây trạch tả có tính thích nghi rộng rãi ở điều kiện khí hậu, đất đai nhiều vùng Từ miền núi, trung du đến đồng bằng đều trồng được trạch tả Tuy nhiên về thời vụ và chất lượng dược liệu có khác nhau Trạch tả là cây trồng dưới nước, ưa thích ruộng có bùn sâu, nhiều màu như chân ruộng chiêm, ven hồ, đầm, ao, mương máng Nhiệt độ trung bình thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 22 – 270C Lượng mưa trung bình trên 2.200 mm/năm (Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Duy Thuần, 2005)

Trạch tả được trồng trên ruộng nước, ao hồ có lớp bùn dày và có điều kiện tưới, tiêu chủ động ở một số tỉnh miền Bắc Đất cần cày bừa, làm

cỏ sục bùn, bón lót mỗi hecta 25 -30 tấn phân chuồng, 500 – 600 kg super lân, 150 - 200 kg sulfat kali hoặc 1,5 tấn tro bếp, san phẳng Cây dược nhân giống bằng hạt Theo kinh nghiệm, hạt giống lấy từ cây 2 năm có chất lượng tốt hơn Cách làm như sau: Cây nhánh tách từ cây mẹ vào tháng 9 –

10 được trồng và chăm sóc như cây lấy củ nhưng trồng thưa hơn (40 x 30 cm) Khi quả chín cần thu hoạch ngay, nếu để muộn hạt sẽ rụng Đem quả phơi trên nong, nia, đập lấy hạt, sàng sảy, tiếp tục phơi đến khô, bảo quản nơi khô ráo Một sào Bắc Bộ có thể cho 13 – 16kg hạt

Thời vụ gieo hạt ở miền núi vào tháng 6 – 7, ở đồng bằng vào tháng

7 – 8 Hạt được gieo ươm trên nền ruộng (nền đất bùn ướt – Công thức 4) tạo điều kiện tốt nhất đến tỷ lệ mọc, chất lượng cây giống, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả Trước khi gieo, ngâm hạt với chất xử lý hạt giống (thường là antonix) làm kích thích sự nảy mầm của hạt đồng thời làm tăng sức sống cho cây, lấy ra để ráo trộn với cát hoặc tro để gieo cho đều Mỗi mét vuông vần gieo 2 – 2,5 g hạt Gieo xong tháo nước từ từ cho ngập

2 – 3 cm Khi có mưa to cần chờ cho tạnh mưa mới tháo bớt nước để tránh trôi hạt và dập cây con Có thể tưới phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc

Trang 19

đạm 2% cho cây mau lớn, cứ 10 – 15 ngày tưới 1 lần (Đinh Thị Hồng Liên, 2013)

Sau khi gieo 45 – 50 ngày, cây con cao 15 - 20 cm là có thể nhổ đi trồng Cách trồng như trồng lúa với khoảng cách 25 x 30 cm hoặc 30 x 45

cm Nếu đất xấu có thể trồng dày, ở đất tốt trồng thưa hơn Nên trồng vào ngày râm mát

Cần làm cỏ, sục bùn kết hợp bón thúc 3 lần trong một vụ, mỗi lần bón 50 - 60 kg urê cho 1 hecta (có thể bón thêm kho dầu, bã mắm và các loại phân hữu cơ khác nếu có điều kiện) Lần đầu tiến hành sau khi trồng

15 – 20 ngày, các lần sau cách lần đầu và cách nhau 20 – 30 ngày Cần thường xuyên tỉa bỏ chồi nhánh (có thể dùng các chồi này trồng lấy hạt giống) và nụ hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi thân rễ

Ruộng trạch tả cần giữ luôn ngập nước 3 – 5 cm Trước khi thu hoạch ít ngày có thể tháo kiệt để thân rễ chắc, dễ đào

Cây trạch tả (trong vườn ươm lẫn ruộng sản xuất) thường hay bị rệp hại lá non Có thể phun Sherpa 25EC (40 – 50g a.i/ha, 0,025 – 0,03%) hoặc Rogor 50EC (300 – 700 g a.i/ha, 0,1 – 0,15%) để diệt trừ

Thu hoạch sau trồng 4 – 5 tháng Khi lá chuyển sang màu vàng, đào lấy thân rễ rửa sạch, cạo hết rễ, phơi khô và sấy để bảo quản Mỗi hecta có thể đạt 2,7 – 3,7 tấn củ khô (Đỗ Duy Bích và cs., 2004)

2.1.4 Tác dụng dược lý

1 Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc trạch tả với liều 25g/kg cho thẳng vào

dạ dày và cao lỏng với liều 2g/kg tiêm xoang bụng trên chuột cống trắng bình thường, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt Có báo cáo cho rằng trạch tả thu hoạch vào các mùa khác nhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả lợi niệu cũng không giống nhau Trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu mạnh, còn thu hoạch vào mùa xuân thì kém hơn Rễ con trạch

Trang 20

tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu yếu, còn thu hoạch vào mùa xuân thì không có tác dụng Phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến hiệu quả lợi niệu không giống nhau Trạch tả dùng sống hoặc nướng với rượu đều có tác dụng lợi tiểu, còn trạch tả muối không có tác dụng; Tuy vậy, trong “ngũ linh tán” gồm trạch tả, phục linh, trư linh, bạch truật, quế chi với tỷ lệ 4:3: 3:2:1 thì dùng trạch tả sống hoặc muối đều thể hiện tác dụng lợi tiểu Người khỏe mạnh uống nước sắc trạch tả thì lượng bài tiết nước tiểu, urê và Na+ tăng, còn trên thỏ uống trạch tả tác dụng rất yếu, nhưng nếu dùng dạng cao lỏng bằng đường tiêm xoang bụng lại có tác dụng lợi tiểu Tác dụng lợi tiểu của trạch tả có liên quan đến hàm lượng muối kali cao (147,5mg%) tồn tại trong dược liệu

2 Ảnh hưởng đối với chuyển hóa mỡ: Thí nghiệm trên thỏ gây lipid máu cao, thành phần tan trong dầu của trạch tả trộn với thức ăn hàng ngày với tỷ lệ 0,5% có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch một cách rõ rệt Trên chuột cống trắng có lipid máu tăng cao thực nghiệm, các chất alisol A và alisol A, B, C monoacetat trộn trong thức

ăn hàng ngày với tỷ lệ 0,05 - 0,1% đều có tác dụng hạ cholesterol máu đạt 50% Cơ chế làm hạ cholesterol máu của trạch tả chưa được xác định đầy đủ Thí nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy chất alisol A có tác dụng ức chế quá trình ester hóa cholesterol ở ruột non chuột nhắt trắng đồng thời làm giảm tỷ lệ hấp thu cholesterol ở ruột đạt 34% Trên thỏ có chế độ ăn giàu cholesterol và lipid, trạch tả có tác dụng làm hạ lượng lipid ở gan Đối với chuột cống trắng có chế độ ăn thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ, trạch tả có tác dụng điều trị rõ rệt Trên lâm sàng ở những bệnh nhân có lipid máu tăng, hàng ngày uống viên trạch tả với liều 4,2g/người, dùng từ 2 – 4 tuần lễ có tác dụng làm hạ

Trang 21

cholesterol, β-lipoprotein và triglycerid trong máu Nước sắc trạch tả thí nghiệm trên chuột cống trắng với liều 20g/kg cho thẳng vào dạ dày dùng trong 7 tuần lễ có tác dụng làm giảm lượng triglycerid trong máu, lượng

mỡ ở các tạng phủ và giảm trọng lượng của chuột béo phì do dùng glutamat natri

3 Tác dụng chống viêm: Nước sắc trạch tả dùng với liều 20g/kg bằng đường cho thẳng vào dạ dày, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế sưng phù ở tai chuột do dimethyl – benzen gây nên, đồng thời

ức chế sự tăng sinh của tổ chức u hạt ở chuột cống trắng trong nghiệm pháp cấy dưới da viên bông Trên thỏ gây viêm thận thực nghiệm bằng cách tiêm dưới da nitrat natri, trạch tả làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu

4 Các tác dụng khác: Cao lỏng trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp Trên thỏ, cao trạch tả với liều 6g/kg tiêm dưới da, trong vòng 5 giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện đường huyết hạ, nhưng nếu dùng nước sắc thì không có tác dụng trên Thí nghiệm trên ống kính, trạch tả có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao

Ngoài các tác dụng trên, các alisol A, B, C monoacetat còn có tác dụng bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do tetrachlorid carbon gây nên Độc tính: Dịch triết bằng methanol của trạch tả, trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoang bụng có LD50 = 0,98g và 1,27g/kg Thí nghiệm dài ngày cho bột trạch tả vào thức ăn chuột cống trắng với tỷ lệ 1% dùng trong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc

Tính vị, công năng

Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh thận và bàng quang, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, thanh nhiệt

Trang 22

Công dụng: Trong y học cổ truyền, trạch tả được dùng chủ yếu làm

thuốc chữa bệnh phù thũng, viêm thận, tiểu tiện khó, đái ra máu Ngoài ra còn chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt Liều dùng hàng ngày 10-20g, dưới dạng nước sắc hoặc hoàn tán Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc

khác (Đỗ Duy Bích và cs., 2008)

Các bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian

1 Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận:

Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trư linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc thông 6g, Bạch mao căn 15g, sắc nước uống

Trạch tả, Bạch linh, Trư linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nước uống Trị viêm cầu thận cấp

Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống trị viêm thận mạn, váng đầu

2 Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:

Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sa nhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống, tùy chứng gia giảm:

Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử 6g, sắc uống trị viêm ruột cấp

3 Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng Kết quả theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ 258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%;

103 ca triglycerit tăng từ bình quân 337,1mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Báo cáo

Trang 23

của Bệnh viện Trung sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng hải, Báo Y học Trung hoa 1976,11:693)

4 Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương phúc Thành dùng Trạch tả thang gồm Trạch tả 30 - 60g, Bạch truật 10 - 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống Theo dõi 55 ca, uống từ 1 - 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1988,6:14)

Kiêng kỵ: Can Thận hư không thấp nhiệt thì không nên dùng

Như vậy, nhu cầu sử dụng cây thuốc nói chung và cây Trạch tả nói riêng trên thế giới và trong nước ngày càng tăng đòi hỏi nguồn cung lớn và

ổn định Nhưng những nghiên cứu về trồng trọt cây trạch tả chưa nhiều, mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của nông dân ở các địa phương Do đó cần sớm có những nghiên cứu về trồng trọt đối với trạch tả, nhất là những nghiên cứu về công thức bón phân phù hợp với từng vùng, từng chân đất để đạt năng suất, chất lượng dược liệu trạch tả cao nhất

2.2 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1 Cơ sở khoa học của bón phân

Phân bón có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật nói chung và trạch tả nói riêng Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển cơ thể thực vật

Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chí sử dụng phân bón chiếm 30% Việc kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, hệ thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững

Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được bón trực tiếp vào đất hoặc hòa lẫn vào nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con

Trang 24

Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng đều có trong đất và được cây trồng hấp thu qua hệ thống rễ Tuy nhiên số lượng các nguyên tố này trong đất không có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng, do đó phải bón bổ sung Hiện tượng cây thiếu các nguyên tố vi lượng vẫn xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc bón không đủ phân hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao

mà đất không cung cấp đủ Việc bón phân cho cây trồng phải tiến hành thường xuyên và được chú trọng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt

và nâng cao sức sống cho cây trồng

Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào

đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây truyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các

hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón

mà có thể đạt được hiệu quả rất cao

Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng Nitơ có vai trò sinh

lý đặc biệt sinh lý quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất… N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh

lý của cây: N là nguyên tố đặc thù của protein mà protein có vai trò quan trọng đối với cây, protein là thành phần chủ yếu tham gia vào thành phần

Trang 25

cấu trúc nên hệ thống chất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học các cơ quan trong tế bào… Protein là thành phần bắt buộc của enzim có hai thành phần cấu thành: phân tử pr (apoenzim) và nhóm hoạt động (coenzim); N có thành phần của axit nucleic Ngoài chức năng duy trì truyền thông tin di truyền axit nu còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp Protein, sự phân chia và sinh trưởng của của tế bào;

N là thành phần quan trọng của phân tủ diệp lục, mỗi phân tử diệp lục có 4 nguyên tử N, nên hàm lượng N trong lá rất cao Diệp lục là tác nhân quyết định việc hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong hoạt động quang hợp của cây, tổng hợp nên chất hữu

cơ cung cho cấp sự sống của các sinh vật trên trái đất; N là thành phần của một số phitohocmon như auxin và xytokinin, đây là hai hocmon quan trọng nhất trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và cây; N tham gia vào thành phần của ATP và ADP có vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng của cây đặc biệt là trong quang hợp và hô hấp; N tham gia thành phần của hợp chất phitochrom có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kì, tính hướng quang,…Vì vậy cây rất nhạy cảm với phân đạm, phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều tăng sinh khối Cây tăng cường trao đổi chất và năng lượng vì nó tham gia vào hình thành các enzim, hệ thống ATP,ADP và axit nu Đồng thời các hoạt động sinh lý cũng được xúc tiến như quang hợp hô hấp,…

Thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sinh trưởng và phát triển hình thành năng suất của cây trồng Cây sinh trưởng quá mạnh thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém thành nên cây rất yếu và gây lên hiện tượng lốp đổ giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp không

Trang 26

có thu hoạch Thiếu N cây sinh trưởng rất kém diệp lục không hình thành

và lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm trọng Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít

Lượng N dự trữ trong thạch quyển cũng rất lớn khoảng 18.1015tấn, song trong đất chỉ có một lượng rất nhỏ và chỉ khoảng 0,5- 2,0% tổng trữ lượng trong đất ở dạng NH+4 và NO-3 là dễ hấp thu đối với cây

Dự trữ nitơ đối với dinh dưỡng cây trồng là các hợp chất hữa cơ, có từ 93-99% nitơ tổng số dạng hữu cơ trong tầng mùn đất sự chuyển hóa hoá học hay sinh học của các hợp chất hữu cơ này sẽ tạo thành nitơ dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hóa Quá trình khoáng hóa hợp chất hữu cơ chứa nitơ hình thành dạng NH+4 gọi là quá trình amon hóa do vi sinh vật dị dưỡng thực hiện NH+4 được hình thành, cũng có thể được sử dụng bởi các vi sinh vật tự dưỡng, vi sinh vật này chuyển hóa NH+4 tạo thành NO-

3 Ion NO-3 rất linh động và dễ bị nước mưa rửa trôi mang xuống các lớp đất sâu bên dưới Cation NH+4 ít di động và được keo đất giữ lại trên bề mặt của chúng nên ít bị nước mưa mang đi, vì vậy trong dung dịch đất nồng độ NH+4 cao hơn NO-3 NO-3 cũng là tiền đề cho quá trình phản nitrat Trong đất cũng xảy ra quá trình cố định nito sinh học cố định nitơ sinh học là quá trình vi sinh vật sủ dụng năng lượng dự trữ của sản phẩm quang hợp để đồng hóa N2 khí quyển thành NH3 Nitơ là 1 trong các nguyên tố đa lượng biến đổi rất phức tạp trong đất, có ý nghĩa nhất đối với độ phì trong đất cả về khía cạnh môi trường

Trang 27

Phốt pho (P) và vai trò của P đối với cây trồng

P tồn tại trong đất, những dạng P vô cơ có ý nghĩa sinh học trong đất

là H2PO4- và HPO42- quan trọng nhất là dạng hóa trị 1 Trong môi trường axit, P tồn tại dưới dạng H2PO4- cây dễ dàng hấp thu, còn các dạng P hóa trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp cho cây Dự trữ

P trong đất không không lớn khoảng 2,3-4,4 tấn/ha (tính ra P2O5) trong đó 2/3 là muối khoáng của axit Phortphoric(H3PO4) và 1/3 là các hợp chất hữu

cơ chứa P khó tan trong dung dịch đất Như vậy, phần lớn hợp chất của P khó tan trong dung dịch đất, điều đó một mặt hạn chế sự rửa trôi, mặt khác giảm khả năng của rễ hút P trong đất Nguồn cung cấp chủ yếu P tự nhiên cho lớp đất cày là quá trình phong hóa đá mẹ, trong đá mẹ tồn tại chủ yếu ở dạng apatit (3Ca(PO4)2CaF2) và các chất khác Các muối photphat hoát trị 3 của canxi và magie và các muối của oxy sắt và nhóm ở đất chua ít tan và cây khó hấp thu Các muối photphat hóa trị 2 của caxi và magie, đặc biệt các muối photphat của cation hóa trị 1và axit ortophosphoric tự do tan trong nước và là dạng tan chủ yếu trong dung dịch đất cây hấp thu được, cây có khả năng hấp thu một số loại P (đường photphat và phytin) Nồng

độ P trong dung dịch đất không lớn (0,1-1 mg/l) Hàm lượng P trong đất phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết là đá mẹ, ở Việt Nam, đất đồng bằng có hàm lượng P2O5 tổng số từ 0,02-0,12%; đất ở miền núi trung du từ 0,05- 0,06% Hai dạng P chính trong đất là phosphat hữu cơ và photphat vô cơ

Tỷ lệ photphat hữu cơ và hữu cơ phụ thuộc vào các loại đất khác nhau, phosphate hữu cơ thường chiếm ưu thế ở đất có tỉ lệ chất hữu cơ cao

Khi vào cây P nhanh chóng tham gia vào rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng quyết định quá trình trao đổi chất và năng lượng quyết định các hoạt động sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây :

Trang 28

P tham gia vào thành phần của axit nucleic AND và ARN có vai trò quan trọng trong quá trình di truyền của cây; tham gia vào thành phần của photpholipit đây là hợp chất rất quan trọng vấu tạo nên màng sinh học trong tế bào như màng sinh chất, màng không bào, màng lưới nội chất,… các màng này có chức năng bao bọc quyết định tính thấm trao đổi chất và năng lượng Chức năng của màng gắn liền với hàm lượng và thành phần của photpholipit trong chúng; p có mặt trong hệ thống ATP, ADP là các chất dự trữ và trao đổi năng lượng của tế bào Chúng như những acquy tích lũy năng lượng của tế bào ; tham gia vào nhóm hoạt động của các enzym oxi hóa khử là NAD, NADP, FAD, FMN Đây là các enzyme cực kì quan trọng trong các phản ứng oxi hóa khử trong cây đặc biệt là quá trình quang hợp và hô hấp, quá trình đồng hóa nitơ,…;có mặt trong một nhóm rất phổ biến các quá trình trao đổi chất là các este photphoric của các sản phẩm trung gian như các hexozophotphat, triozophotphat,…

Khi bón đủ phân photpho biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt

hệ thống rễ phát triển đẻ nhánh khỏe xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản, tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh

lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp…kết quả làm tăng năng suất cây trồng

P cần cho tất cả các loại cây nhưng có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu,

p cần cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây và cũng rất cần cho quá trình cố định đạm của các vi sinh vật

Biểu hiện khi thiếu P: khi cây thiếu P ban đầu lá có màu xanh đậm

có lẽ do tăng cường hút Mg sau dần chuyển sang màu vàng Hiện tượng trên bắt đầu từ mép lá và từ lá phía dưới trước Đối với cây lúa, khi thiếu P thì lá nhỏ hẹp có màu lục đậm đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chin kéo dài có nhiều hạt xanh và lửng,…với ngô khi thiếu P cây sinh trưởng rất chậm lá

Trang 29

trên có màu lục nhạt còn lá dưới có màu lục đậm rồi chuyển dần sang màu vàng hay màu huyết dụ Thừa P cây không có biểu hiện gây hại

Kali và vai trò của Kali (K) đối với cây trồng

Kali trong đất thường ở dạng K+, có 3 dạng: K bị dữ chặt trong keo đất, K có thể trao đổi, K tan trong dung dịch đất Dạng K tan trong dung dịch và dạng có thể trao đổi được là các dạng cây có khả năng sử dụng được, hàm lượng K trong đất khá cao nhưng phần lớn ở dạng không trao đổi và sử dụng được Trũ lượng kali trong đất lớn hơn hàm lượng phospho

từ 8-40 lần, lớn hơn nitơ 5-50 lần Trong đất kali có thể ở các dạng sau: trong thành phần tinh thể của các chất khoáng, ở trạng thái trao đổi và không trao đổi trên các bề mặt keo đất.nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với cây là các muối kaki tan (0,5-2% tổng trữ lượng kali trong đất) Theo mức

độ sử dụng kali trong đất có thể bổ sung nhờ các dạng trao đổi khi các dạng trao đổi được động viên Kali trong các loại đất khác nhau thì khác nhau, đất có thành phần cơ giới nặng có nhiều K hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ Theo Fridland, 1964 ở Việt Nam, kali trong đất thay đổi rộng, đất bazan Phủ Quỳ có lượng kali tổng số từ 0,07-0,15% Đất mùn trên Hoàng Liên Sơn kali tổng số đạt đến 2,6-3,89% Nhìn chung hàm lượng Kali trung bình trong đất lớn hơn 1% Kali trong đất được cung cấp chủ yếu do quá trình phong hóa đá và khoáng, do quá trình trao đổi hòa tan, nhờ các quá trình này cây lấy được kali

Trong cây kali chỉ tồn tại dưới dạng K+ tự do rất linh động mà hầu như không tham gia vào hợp chất hữu cơ ổn định nào

Vai trò của K đối với cây: mặc dù chưa phát hiện K trong các hợp chất hữu cơ nhưng vai trò sinh lý của K đối với cây cực kì quan trọng đó là vai trò điều tiết các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động trao đổi chất của cây: điều chỉnh các đặc tính lí hóa của keo nguyên sinh chất và từ đó

Trang 30

ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng xảy ra trong tế bào Chẳng hạn K làm giảm độ nhớt của keo chất nguyên sinh, tăng mức độ thủy hóa của keo nguyên sinh chất …tức là làm tăng các hoạt động sống diễn ra trong tế bào; điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, sự tập trung của ion kali trong tế bào khí khổng để làm thay đổi sức trương và điều chỉnh đóng mở của khí khổng mà

sự đóng mở khí khổng có vai trò điều chỉnh quan trọng trong quá trình trao đổi nước và quá trình đồng hóa CO2 của lá cây; điều chỉnh dòng vận chuyển chất hữu cơ trong mạch libe, trong tế bào mạch rây hàm lượng K rất cao Sự có mặt của K+ đã điều chỉnh tốc độ vận chuyển của các chất đồng hóa trong mạch rây đặc biệt là điều chỉnh chất hữu cơ tích lũy về cơ quan kinh tế Bón phân K sẽ làm hạt chắc, khối lượng hạt tăng, tăng năng suất kinh tế và sản phẩm nông sản; hoạt hóa nhiều enzim tham gia vào biến đổi chất trong cây, đặc biệt là quá trình quang hợp và hô hấp; làm tăng sức chống chịu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống chịu hạn, tính chống sâu bệnh…;có vai trò trong vận động sự ngủ nghủ của một số lá thực vật như các cây họ đậu và họ trinh nữ,…

Thiếu K cây có những biểu hiện rất rõ về hình thái là lá ngắn hẹp xuất hiện các chấm đỏ lá bị khô rổi héo rũ vì mất sức trương Lúa thiếu K thì sinh trưởng kém trỗ sớm chín sớm hạt lép cây dế đổ vì cơ giới kém hình thành dễ bị đạo ôn và tiêm lửa, với ngô cây sinh trưởng kém đốt ngắn mép

lá nhạt dần sau chuyển sang màu huyết dụ lá có gợn sóng giảm năng suất,…K cần cho mọi cây trồng nhưng với các cây trồng sản phẩm sản phẩm chứa nhiều gluxit như lúa ngô mía khoai làng,…thì bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao (Hoàng Minh Tấn và cs.,2000)

2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng

Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định phần lớn năng suất của cây trồng Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là làm sao phải bón

Trang 31

phân cân đối để đạt được hiệu quả cao nhất Theo Nguyễn Văn Bộ, 2014 bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với liều lượng đúng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn cho môi trường Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy có ít nhất 10 nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, trong đó bón phân cân đối giữ vai trò quan trọng nhất, có thể làm giảm tới 50% cho cùng một lượng bón (Nguyễn văn

- Cân đối hữu cơ-vô cơ: tỷ lệ dinh dưỡng tốt nhất từ hai nguồn dinh dưỡng này là 30-70% Khi quan hệ này được đảm bảo, hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đạm, lân (thông qua giảm cố định lân với Fe, Al và Ca)

và giảm lượng bón kali (do hàm lượng kali phân chuồng cao)

- Cân đối N-P có hiệu quả rất cao trên đất phèn, đất dốc, chua.Trên các loại đất này, hiệu lực của đạm chỉ có thể phát huy ki bón trên nền có phân lân thông qua việc giảm đáng kể lượng N tiêu tốn để tạo ra một đơn vị sản phẩm Trên đất phèn, giá trị hiệu lực tương hỗ N-P có thể đạt trên 2 tấn thóc/ha, giảm đáng kể lượng N tiêu tốn để tạo ra một tấn thóc Còn trên đất

đỏ vàng, giá trị tương hỗ N-P có thể đạt 1,4-1,6 tấn ngô hạt/ha (Nguyễn Văn Bộ, 2013)

Trang 32

- Cân đối N-K rất có ý nghĩa trên đất nghèo kali Trên đất cát biển, đất xám bạc màu giá trị tương hỗ có tể đạt tương ứng 1,0-1,5 tấn thóc/ha và 3-4 tấn ngô hạt/ha nhờ hiệu lực phân đạm có thể tăng lên gấp 2 làn khi có bón kali Trên các loại đất này, khi không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15-30%, trong khi có bón kali hệ số này tăng lên đến 50% Như vậy, trong nhiều trường hợp, năng suất tăng không hẳn là do bón kali mà là kali

đã có tác dụng tương hỗ, làm cây hút được nhiều đạm và các chất dinh dưỡng khác hơn từ đất và phân bón

Cân đối N:P:K cũng cần xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong vụ mùa, hè thu khi nhiệt độ không khí cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn, cây trồng có khả năng huy động nguồn lân và kali từ đất nhiều hơn nên cần phải điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp, theo hướng giảm bớt Ngược lại trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết âm u cần bón kali cao hơn

Ngoài các dinh dưỡng đa lượng, đã đến lúc cũng cần xem xét đến cân đối với trung lượng và vi lượng bởi trên nhiều loại đất chúng đã trở thành yếu tố hạn chế, nhất là các mối quan hệ P-Ca, N-S, N-Mg… và vi lượng Việc sử dụng liên tục SA (Amoni Sunphat), SSP (Supe photphat đơn) làm đất giàu lưu huỳnh quá mức Ngược lại, việc sử dụng liên tục ure, DAP (Diamino phosphate), phân lân nung chảy chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu lưu huỳnh, hay sử dụng DAP và supe lân cũng sẽ dẫn đến thiều Mg… Do vậy, trong cân đối dinh dưỡng, việc luôn luôn bổ sung các loại phân có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao giờ cũng cho hiệu quả cao nhất (Bùi Huy Hiền và cs., 2005)

Theo các kết quả nghiên cứu bón phân cân đối cho cây trồng cho thấy việc bón phân cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao

Trang 33

năng suất cây trồng, trong đó ta phải chú ý đến các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố phân bón

Dựa vào một số tài liệu cho thấy 1 tấn thóc (kèm theo cả rơm rạ) lấy

đi từ đất và phân bón 22,2kg N; 7,1kg P2O5; 31,6kg K2O và nhiều nguyên

tố trung và vi lượng khác Tuy nhiên để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần quan tâm đến sự cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ; giữa đạm – lân; giữa đa lượng, trung lượng và đặc biệt là mối quan hệ giữa đạm – kali vì đây là mối quan hệ vừa mang tính tương hỗ vừa mang tính đối kháng Việc cân đối dinh dưỡng cũng cần tính đến dự trữ của đất, nhu cầu của cây và cần xem xét đến mối quan hệ với mà vụ Lượng phân bón khuyên cáo cho lúa trên đất phù sa sông Hồng là: Vụ Xuân: 8 - 10 tấn phân chuồng, 120-130kg N, 80 - 90kg P2O5, 30 - 60kg K2O/ha; Vụ mùa: 6 - 8 tấn phân chuồng, 80 - 100kg N, 50 - 60kg P2O5; 0 - 30kg K2O/ha

Ngô là cây lương thực quan trọng với tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn Trung bình với năng suất

6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N, 60kg P2O5, và 115kg K2O Về tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với ngô thì đạm ở vị trí hàng đầu, song cũng cần xét đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cụ thể của từng loại đất Trong khi trên đất phù sa sông Hồng đạm là yếu tố hạn chế năng suất ngô hàng đầu thì trên đất bạc màu kali lại là yếu tố hạn chế năng suất cây ngô hàng đầu, sa đó là đạm và lân.Cũng qua kết quả nghiên cứu cho thấy bón cân đối đạm - kali cho ngô có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa Bên cạnh đó cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ với ngô cũng rất quan trọng vì phân hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà nó còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện tính chất vật lý của đất làm cho cây sinh trưởng tốt hơn Từ đó các nhà khoa học khuyến cáo để đạt năng suất và hiệu quả

Trang 34

kinh tế cao, có thể bón cho 1ha ngô đông 150-180kg N; 90kg P2O5; 120kg K2O phối hợp với 8-10 tấn phân chuồng

90-Trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm, lân và kali thì kali

là nguyên tố quan trọng nhất, sau đó đến đạm và lân Cần tránh bón quá nhiều đạm vì sẽ dẫn đến sinh trưởng quá mạnh của phần thân lá trên mặt đất và giảm phát triển củ Bón kali nên chú ý đến tỷ lệ N/K Năng suất khoai lang cao khi lượng bón kali lớn hơn lượng bón đạm (tỷ lệ N/K có thể tới 1:2 và rộng hơn) Công thức bón phân cho khoai lang có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc màu đối với 1 ha là 10 tấn phân chuồng hoặc rơm rạ (hay các phế phụ phẩm nông nghiệp khác), 60kg N, 60kg P2O và 80-90kg K2O

Sắn là cây có nhu cầu dinh dưỡng không lớn lắm nếu năng suất vừa phải Tuy vậy sắn là cây có nhu cầu cao về kali, đây là nguyên tố hạn chế năng suất hàng đầu trong dinhh dưỡng sắn, bội thu do bón kali đạt 2,7-12,6 tấn/ha với hiệu suất 1kg kali clorua là 30-60kg sắn củ Đạm cũng là yếu tố dinh dưỡng cần thiết của sắn, nhưng chỉ phát huy hiệu lực trên nền có bón kali Ngoài ra phân hữu cơ cũng có hiệu lực rất cao với sắn nhưng trong thực tiễn hiếm có điều kiện bón phân hữu cơ cho sắn Qua nghiên cứu cho thấy mức bón hiệu quả nhất đối với sắn trên 1ha là 60-70kg N, 30 - 40kg

P2O5, 60 - 70kg K2O/ha

Với năng suất 15 tấn/ha cây khoai tây đã lấy đi 88kg N; 17kg P2O5, 134kg K2O; 19kg CaO và 16kg MgO Khoai tây có nhu cầu kali rất lớn, trong đó tỷ lệ thích hợp đạm – kali cần được đảm bảo Thời kỳ bón phân cho khoai tây rất quan trọng, nếu bón không đúng (bón muộn, không cân đối) có thể dẫn đến cây tốt lá mà ít củ, củ lại nhỏ Lượng phân bón cho các giống khoai tây dựa vào độ phì nhiêu thực tế của đất và đảm bảo tỷ lệ N:

P2O5: K2O là 1:0,5:1-1,25

Trang 35

Đối với cây lạc, với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn lạc củ thì tỷ lệ dinh dưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30kg N, 60 - 90kg P2O5 và 30 - 60kg K2O/ha Các nghiên cứu về phân bón đối với cây đậu tương chỉ ra rằng đậu tương cần được cung cấp đầy đủ về lượng và đúng về tỷ lệ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu Mức bón 30kg N, 60kg P2O5, 6kg K2O cho đất bazan; 20kg N, 60kg P2O5, 60kg K2O cho đất bạc màu và 30kg N, 90kg P2O5, 60kg K2O/ha cho vùng đất xám…

Như vậy, mỗi loại cây trồng có nhu cầu phân bón riêng và trên mỗi loại đất thì cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau để cho năng suất cao nhất Đối với cây trạch tả, bón phân khoáng N, P, K đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả Tăng lượng phân bón làm tăng chiều cao cây, ra lá nhanh và chỉ số diện tích lá Bón 150N + 200P2O5

+ 100K2O trên nền 5 tấn phân chuồng cho tích lũy chất khô (98,1g/cây), năng suất (26,48 tạ/ha) và hiệu quả kinh tế cao nhất (34,5 triệu đồng/ha) Loại phân bón qua lá có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trạch tả Phun bổ sung phân bón lá Grow more 6.30.30 hoặc Đầu trâu 702 trên nền phân bón 5 tấn phân chuồng + 150N + 200P2O5 + 100K2O làm tăng chỉ số diện tích lá, tăng tích lũy chất khô (100,18g/cây), tăng đường kính củ (50,23 mm), năng suất đạt cao nhất (30,17) và hiệu quả kinh tế đạt 41,8 triệu đồng (Phạm Năng An, 2013)

Tuy nhiên, những nghiên cứu về bón phân cho trạch tả trong sản xuất mới chỉ dừng lại ở một số loại phân và cho từng địa phương Do vậy để đạt được năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt cần sớm có những nghiên cứu

về nhu cầu phân bón của trạch tả trên các chân đất khác nhau Từ đó khuyến cáo trong sản xuất

Trang 36

2.4 Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam

2.4.1 Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới

Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giới Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia Và từ

đó, mỗi châu lục mỗi dân tộc hình thành nên nền dược thảo mang nét đặc trưng riêng

Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của

y học truyền thống cổ điển Thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides

đã viết một cuốn sách “De material Medica” thống kê 600 loại thảo mộc; Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian”… Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời

Ở Trung Quốc, Lý Thời Trân (thế kỷ 16) đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập "Bản thảo cương mục" Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa

về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số

là thảo mộc Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt

kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới nay Ở

Ấn Độ, nền y học cổ truyền - y học Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc (Nguyễn

Văn Bộ, 2003)

Đầu những năm 60 của thế kỷ trước xu hướng chung của ngành dược thế giới đã đi sâu nghiên cứu thuốc từ cây cỏ Ví dụ, nước Pháp có ngành tân dược rất phát triển, đạt nhiều thành công trong phòng và chữa bệnh cho con người, nhưng dùng tân dược cũng đã để lại trong người bệnh nhiều tác dụng không mong muốn Từ năm 1986 Bộ Y tế Pháp đã chính thức công

Trang 37

nhận thuốc từ thảo dược Ngành dược ở Pháp và nhiều nước công nghiệp khác như Mỹ, Anh, Ý, Đức,… đã đầu tư lớn cho nghiên cứu, chế biến và sản xuất thuốc từ thảo dược rất hiện đại Các nước có nền y học cổ truyền lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, một số nước Đông Nam Á,… đã có nhiều chính sách thúc đẩy ngành dược sản xuất thuốc từ cây cỏ Các nhà thực vật học, hóa học, nông học, dược học, sinh học phối hợp cùng nghiên cứu chọn đất trồng tốt nhất, xác định bộ phận dùng trong cây, chiết tác các hợp chất, nghiên cứu dạng bào chế và thử dược lý, lâm sàng thành công rất nhiều loại thuốc từ thảo dược (Nguyễn Thượng Dong

và cs., 2006)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay

Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới Trung bình

Trang 38

hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu

và gia vị Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức (Bộ Y tế, 2010)

2.4.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển cây thuốc ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm

ở châu Á, đặc biệt với 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao Việt Nam được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (SoE, 2005)

Việt Nam có nền y hoc cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về các cây thuốc, bài thuốc, vị thuốc Cùng 4.000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh,

đã dần dần tích luỹ được kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2003) Nền Y học cổ truyền qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất lớn của y học cổ truyền Trung Quốc

Năm 1957, Đỗ Tất Lợi với bộ “Dược liệu học Việt Nam” gồm 3 tập, sau đó ông cho xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập (từ 1962 – 1965) (Đỗ Tất Lợi, 2003)

Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương đã cho xuất bản bộ

“Cây cỏ Việt Nam” Tuy chưa giới thiệu được hệ thực vật Việt Nam, nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật Năm 1976, Võ Văn Chi thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc - Việt Nam Sau đó vào các năm 1991,

1996 tác giả lần lượt giới thiệu danh sách các loài cây thuốc Việt Nam và cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” mô tả đặc điểm công dụng của 3.200 loài Công trình này đã góp phần vào công tác điều tra, tìm hiểu tri thức y học dân tộc cho các nhà khoa học

Trang 39

Cuốn Sổ tay Y học cổ truyền gồm “500 bài thuốc gia truyền” của Vũ Văn Kính (1979); Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện vào năm 1980 với cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”

Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu được 112 loài thuộc 50 họ trong công trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn – Lương Sơn – Hà Sơn Bình vào năm

1994 Cùng với tác giả, nhiều nhà khoa học cũng có nhiều công trình tổng kết về cây thuốc như: “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự (1993), Vương Thừa Ân với cuốn “Thuốc quý quanh ta” (2005) Năm 2002, sự ra đời cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã biên soạn, thống kê được hơn 1.000 loài trong đó có 920 cây và 800 động vật lựa chọn từ hơn 3.000 loài cây thuốc và hơn 4.000 loài động vật đã biết ( Lê Thị Thanh

Hương và cs., 2011)

Hiện nay theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc thuộc 309 họ thực vật đã được phát hiện và sử dụng Tuy nhiên, chỉ có khoảng trên 200 loài (5%) cây thuốc trở thành cây trồng trọt số lượng này còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nước nhà, chúng ta chưa chủ động được nguồn thuốc phục vụ sức khỏe cộng đồng phải nhập khẩu thuốc với giá cao, người bệnh gặp không ít khó khăn vì thu nhập thấp Để tạo được tiềm năng sản xuất và phát triển Dược liệu Việt Nam hội nhập được thị trường dược phẩm quốc tế, con đường đúng đắn nhất là phải dựa vào nguồn dược liệu trong nước, hiện đại hóa y học cổ truyền (Viện dược liệu, 2011)

Thực tế cho thấy những đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thuần hóa cây thuốc hoang dại sớm trở thành cây trồng trọt có

ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội đất nước, từng bước

Trang 40

tạo thế và lực về nguồn dược liệu Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Sự thành công đó không thể không nhắc tới các công trình nghiên cứu Sâm Ngọc linh, Thanh cao hoa vàng, Kim tiền thảo, Sa nhân tím, Bồ bồ, Nhân trần, Ba kích, Diệp hạ châu, Mã đề, Ích mẫu, Giảo cổ lam.v.v Mặt khác, trong xu thế đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng Vấn đề dược liệu ngày nay đòi hỏi chất lượng cao và an toàn khi sử dụng Tuy vậy, cho đến nay số lượng các loài dược liệu được nghiên cứu xây dựng quy trình trồng theo VietGAP hoặc GAP-WHO rất khiêm tốn không quá 10 loài, chiếm dưới 5% so với 200 loài cây thuốc đã được trồng trọt sử dụng Kết quả đó chưa đáp ứng được đòi hỏi xã hội, chưa ngang tầm với thời đại (Nguyễn Văn Tập và cộng sự, 2006)

Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú Con số này có thể sẽ còn tăng thêm, nếu đi sâu điều tra cụ thể hơn một số nhóm động - thực vật tiềm năng, mà trong đó số loài Tảo, Rêu, Nấm và Côn trùng làm thuốc mới được thống kê còn quá ít (Nguyễn Bá Hoạt, 2010)

Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua Viện dược liệu, Bộ y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2.795 xã, phường, thuộc 35 huyện, đã có những đóng góp đáng kể trong công tác điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ truyền dân gian

Ngày đăng: 01/07/2015, 19:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Duy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và các động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và các động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2006
4. Nguyễn văn Bộ, 2013. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam
5. Bộ Y tế (2010), Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2010
6. Lê Ngọc Công, Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Thanh Hương (2013), Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Lê Ngọc Công, Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Thanh Hương
Năm: 2013
7. Nguyễn Thượng Dong và cs (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thuốc từ thảo dược
Tác giả: Nguyễn Thượng Dong và cs
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
10. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005). Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, NXBNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc
Tác giả: Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần
Nhà XB: NXBNN
Năm: 2005
12. Lê Thị Thanh Hương, Đinh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2011), “Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, Tập 83 (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”, "Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Tác giả: Lê Thị Thanh Hương, Đinh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Nghĩa Thìn
Năm: 2011
15. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý thực vật
Tác giả: Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2000
16. Nguyễn Văn Tập và cộng sự (2006), Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Tác giả: Nguyễn Văn Tập và cộng sự
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
20. B. M. Johri (1936), “Studies in the family Alismaceổ”, Proceedings of the Indian Academy of Sciences - Section B, Volume 4, Issue 2, pp.128-138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies in the family Alismaceổ”, "Proceedings of the Indian Academy of Sciences
Tác giả: B. M. Johri
Năm: 1936
22. D. Klymchuk, T. Vorobyova, O. Sivash, S. Jadko, “Efects of water deficit on the water relations of Alisma plantago-aquatica l. under natural environment”, Gen. Appl. PlantW Pahteyr sdioefilocigt yin, 2A0li0sm8, a S ppleacnitaalg oI-sasquuea, t3ic4a ( L3.-4), 227-238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Efects of water deficit on the water relations of Alisma plantago-aquatica l. under natural environment”, "Gen. Appl. PlantW Pahteyr sdioefilocigt yin, 2A0li0sm8, a S ppleacnitaalg oI-sasquuea, t3ic4a
23. Ekta Khurana and J.S.Singh, 2000. Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Hindu University, Varanasi India 24. Forsberg, C. (1966), “Sterile Germination Requirements of Seeds ofSome Water Plants”, Physiologia Plantarum, Volume 19, Issue 4, pages 1105–1109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review". Department of Botany, Hindu University, Varanasi India 24. Forsberg, C. (1966), “Sterile Germination Requirements of Seeds of Some Water Plants”, "Physiologia Plantarum
Tác giả: Ekta Khurana and J.S.Singh, 2000. Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Hindu University, Varanasi India 24. Forsberg, C
Năm: 1966
25. Fukuda Tatsuo, Aragane Masako, Yoshizawa Masao, Iwasaki Yumiko, Suzuki Yukiko, Ibuki Naoto (1999), “Studies of Cultivation of Alisma plantago-aquatica var. orientale”. I. Influence of day-length on the bolting, Nat Med , VOL.53; NO.4; page. 159-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies of Cultivation of Alisma plantago-aquatica var. orientale”. "I. Influence of day-length on the bolting
Tác giả: Fukuda Tatsuo, Aragane Masako, Yoshizawa Masao, Iwasaki Yumiko, Suzuki Yukiko, Ibuki Naoto
Năm: 1999
27. Lenka Moravcová, Petr Zákravský, Zdenka Hroudová (2001), “Germination and seedling establishment in Alisma gramineum, A.plantago-aquatica and A. lanceolatum under different environmental conditions”, Folia Geobotanica, Volume 36, Issue 2, pp. 131-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Germination and seedling establishment in Alisma gramineum, A. plantago-aquatica and A. lanceolatum under different environmental conditions
Tác giả: Lenka Moravcová, Petr Zákravský, Zdenka Hroudová
Năm: 2001
28. PA Keddy, P Constabel (1986), “Germination of ten shoreline plants in relation to seed size, soil particle size and water level: an experimental study”, The Journal of Ecology, JSTOR Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Germination of ten shoreline plants in relation to seed size, soil particle size and water level: an experimental study”," The Journal of Ecology
Tác giả: PA Keddy, P Constabel
Năm: 1986
29. Thomas D. Landis, 1985. Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major test. Workshop held October 16-18, 1984.Forest Research Laboratory, Oregon State University.6.3. Tài liệu trên Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major test". Workshop held October 16-18, 1984. Forest Research Laboratory, Oregon State University
1. Phạm Năng An (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất trạch tả trên đất 2 lúa vụ Đông năm 2012 tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
3. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến (2003). Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Văn Chiến, Bùi Đình Dinh, Trần Thúc Sơn, Cao Kỳ Sơn, Bùi Quang Xuân, Vũ Hữu Yêm (2005).Sổ tay phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11. Nguyễn Bá Hoạt (2010), báo cáo tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w