4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2.3. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón tới động thái đẻ nhánh
Đẻ nhánh tạo khóm là đặc điểm của cây trạch tả. Nhưng đối với trồng trạch tả lấy củ thì việc tỉa nhánh là rất quan trọng vì nó giúp cây mẹ
tập trung dinh dưỡng phát triển lá và thân rễ. Do đó theo dõi tốc độ ra nhánh và số nhánh ở mỗi công thức thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất dược liệu trạch tả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Tốc độ ra nhánh và số nhánh được theo dõi thường xuyên sau cấỵ Kết quả theo dõi tại bảng 4.12:
Bảng 4.12ạ Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến
động thái đẻ nhánh
Đơn vị: nhánh/cây
Công thức 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy
Lượng Kali bón 60 3,35 c 7,35 c 8,19 c 90 3,74 b 8,11 b 9,07 b 120 4,33 a 8,53 a 9,34 a LSD0,05 0,207 0,195 0,094 CV% 4,8 4,5 5,8 Lượng lân bón 60 2,98 d 6,93 d 7,51 c 90 3,22 c 7,68 c 8,66 b 120 4,25 b 8,49 b 9,56 a 150 4,77 a 8,88 a 9,74 a LSD0,05 0,179 0,193 0,273 CV% 4,8 2,4 3,1
Ghi chú: các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự
sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
* Ảnh hưởng của lượng Kali bón đến động thái ra nhánh: Kết quả theo dõi cho thấy lượng bón kali khác nhau cũng ảnh hưởng lớn tới tốc
độ ra nhánh của cây trạch tả. Trong giai đoạn sau cấy 1-2 tháng, các mức bón kali khác nhau cho tốc độ ra nhánh khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ
tin cậy 95%. Tuy nhiên sau 3 tháng sau cấy ảnh hưởng của mức kali bón
đến số nhánh không rõ ràng. Chỉ có công thức bón 60 K2O và 120 K2O cho số nhánh trạch tả khác nhau có ý nghĩạ Các công thức bón 60 K2O và 90 K2O; 90 K2O và 120 K2O cho số nhánh khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
* Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái ra nhánh: Khác với kali, mức lân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ ra nhánh của trạch tả. Trong các giai đoạn 1 tháng, 2 tháng sau cấy các mức lân bón khác nhau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 cho số nhánh của trạch tả khác nhau có ý nghĩa thống kê. Số nhánh cuối cùng của trạch tả (3 tháng sau cấy) ở các công thức bón phân khác nhau cũng có sự sai khác. Các công thức bón lượng lân khác nhau cho số nhánh khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (trừ công thức bón 120 P2O5 và 150 P2O5 cho số nhánh khác nhau không ý nghĩa). Công thức bón 150 P2O5 cho số nhánh trạch tả cao nhất trung bình 9,74 nhánh/cây, tiếp
đến là công thức bón 120 P2O5 cho số nhánh trung bình 9,56 nhánh/câỵ
* Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái ra nhánh:
Bảng 4.12b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón
đến động thái ra nhánh
Đơn vị: nhánh/cây
Lượng kali bón (kg/ha) L
ượng lân bón
(kg/ha) 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy 60 60 2,43 6,35 g 7,10 e 90 2,59 6,77 f 7,30 de 120 3,83 7,86 de 9,10 c 150 4,52 8,41 cd 9,26 c 90 60 2,94 6,91 f 7,67 d 90 3,30 8,11 d 9,13 c 120 4,06 8,50 c 9,63 ab 150 4,67 8,93 b 9,85 ab 120 60 3,57 7,53 e 7,76 d 90 3,75 8,16 d 9,55 bc 120 4,85 9,12 ab 9,95 ab 150 5,13 9,31 a 10,10 a LSD0,05 0,310 0,334 0,473 CV% 4,8 2,4 3,1
Ghi chú: các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai
khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai
khác có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
Sau trồng 20-25 ngày cây trạch tả bắt đầu đẻ nhánh, theo bảng số
liệu ta thấy các công thức có lượng lân bón khác nhau cho số nhánh khác nhau trung bình từ 7,1 – 10,10 nhánh/câỵ Giai đoạn cây ra nhánh mạnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 nhất là gia đoạn từ 1-2 tháng sau khi cấỵ Đến 3 tháng sau cấy số nhánh của cây đã tương đối ổn định. Theo kết quả cho thấy các công thức bón nhiều lân trên nền kali cao cho số nhánh trạch tả cao, công thức K3P4 cho số
nhánh trung bình cao nhất 10,1 nhánh/cây, công thức K1P1 cho số nhánh trung bình nhỏ nhất (7,10 nhánh/cây). Các công thức K3P4, K3P3, K3P2, K2P4 có số nhánh trung bình khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Như vậy, có thể kết luận rằng tốc độđẻ nhánh và số nhánh cuối cùng của trạch tả chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lượng P2O5; lượng kali bón cũng có tác động đến tốc độ ra nhánh của trạch tả thông qua việc cân đối dinh dưỡng lân – kali, cây trồng sinh trưởng mạnh hơn. Do đó việc bón phân cân
đối tỷ lệ N:P:K là một trong những biện pháp quan trọng trong sản xuất trạch tả.