Tình hình nghiên cứu và phát triển cây thuốc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4.2.Tình hình nghiên cứu và phát triển cây thuốc ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm

ở châu Á, đặc biệt với 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã tạo nên tính đa dạng sinh học caọ Việt Nam được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (SoE, 2005).

Việt Nam có nền y hoc cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về

các cây thuốc, bài thuốc, vị thuốc. Cùng 4.000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh,

đã dần dần tích luỹ được kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc (Đỗ

Tất Lợi, 2003). Nền Y học cổ truyền qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất lớn của y học cổ truyền Trung Quốc.

Năm 1957, Đỗ Tất Lợi với bộ “Dược liệu học Việt Nam” gồm 3 tập, sau đó ông cho xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập (từ 1962 – 1965) (Đỗ Tất Lợi, 2003).

Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương đã cho xuất bản bộ

“Cây cỏ Việt Nam”. Tuy chưa giới thiệu được hệ thực vật Việt Nam, nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật.

Năm 1976, Võ Văn Chi thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ

trong ngành hạt kín ở miền Bắc - Việt Nam. Sau đó vào các năm 1991, 1996 tác giả lần lượt giới thiệu danh sách các loài cây thuốc Việt Nam và cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” mô tả đặc điểm công dụng của 3.200 loàị Công trình này đã góp phần vào công tác điều tra, tìm hiểu tri thức y học dân tộc cho các nhà khoa học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Cuốn Sổ tay Y học cổ truyền gồm “500 bài thuốc gia truyền” của Vũ

Văn Kính (1979); Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện vào năm 1980 với cuốn “Sổ

tay cây thuốc Việt Nam”

Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu được 112 loài thuộc 50 họ trong công trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn – Lương Sơn – Hà Sơn Bình vào năm 1994. Cùng với tác giả, nhiều nhà khoa học cũng có nhiều công trình tổng kết về cây thuốc như: “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự (1993), Vương Thừa Ân với cuốn “Thuốc quý quanh ta” (2005). Năm 2002, sự ra đời cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sựđã biên soạn, thống kê

được hơn 1.000 loài trong đó có 920 cây và 800 động vật lựa chọn từ hơn 3.000 loài cây thuốc và hơn 4.000 loài động vật đã biết ( Lê Thị Thanh Hương và cs., 2011).

Hiện nay theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc thuộc 309 họ thực vật đã được phát hiện và sử dụng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng trên 200 loài (5%) cây thuốc trở thành cây trồng trọt số

lượng này còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nước nhà, chúng ta chưa chủ động được nguồn thuốc phục vụ sức khỏe cộng đồng phải nhập khẩu thuốc với giá cao, người bệnh gặp không ít khó khăn vì thu nhập thấp. Để tạo được tiềm năng sản xuất và phát triển Dược liệu Việt Nam hội nhập được thị trường dược phẩm quốc tế, con đường

đúng đắn nhất là phải dựa vào nguồn dược liệu trong nước, hiện đại hóa y học cổ truyền (Viện dược liệu, 2011).

Thực tế cho thấy những đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thuần hóa cây thuốc hoang dại sớm trở thành cây trồng trọt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội đất nước, từng bước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 tạo thế và lực về nguồn dược liệu Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Sự

thành công đó không thể không nhắc tới các công trình nghiên cứu Sâm Ngọc linh, Thanh cao hoa vàng, Kim tiền thảo, Sa nhân tím, Bồ bồ, Nhân trần, Ba kích, Diệp hạ châu, Mã đề, Ích mẫu, Giảo cổ lam.v.v. Mặt khác, trong xu thế đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Vấn đề dược liệu ngày nay đòi hỏi chất lượng cao và an toàn khi sử dụng. Tuy vậy, cho

đến nay số lượng các loài dược liệu được nghiên cứu xây dựng quy trình trồng theo VietGAP hoặc GAP-WHO rất khiêm tốn không quá 10 loài, chiếm dưới 5% so với 200 loài cây thuốc đã được trồng trọt sử dụng. Kết quả đó chưa đáp ứng được đòi hỏi xã hội, chưa ngang tầm với thời đại (Nguyễn Văn Tập và cộng sự, 2006).

Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở

Việt Nam. Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Con số này có thể sẽ còn tăng thêm, nếu đi sâu điều tra cụ thể

hơn một số nhóm động - thực vật tiềm năng, mà trong đó số loài Tảo, Rêu, Nấm và Côn trùng làm thuốc mới được thống kê còn quá ít (Nguyễn Bá Hoạt, 2010).

Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm quạ Viện dược liệu, Bộ y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở

2.795 xã, phường, thuộc 35 huyện, đã có những đóng góp đáng kể trong công tác điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Trần khắc Bảo (1994) “Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà Giang” đã đề cập đến các vấn đề về chế biến bảo quản và phát triển cây thuốc ởđịa bàn nghiên cứụ

Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần 90% là cây thuốc mọc tự

nhiên, tập tung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 % là cây thuốc trồng. Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50 tấn các loại dược liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền làm nguyên liệu cho công nghiệp Dược và xuất khẩụ Trong đó, trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bao gồm từ hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ

biến hiện naỵ Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể.

Tuy nhiên, tình trạng phá rừng và khai thác tràn lan đang làm cạn kiệt nguồn dược liệu quý hiếm nàỵ Điều đáng nói là cây thuốc được buôn bán qua biên giới với giá rẻ, nhưng Việt Nam phải nhập dược liệu từ nước ngoài với mức giá cao hơn rất nhiềụ Hiện nay, 85% dược liệu để sản xuất

Đông dược trong nước được nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Số liệu nhập khẩu dược liệu trong năm 2010-2011

Năm Tổng khthô nhối lập khượng dẩu (tượấn) c liệu Tổng giá tr(1000 USD) ị nhập khẩu dược liệu

2010 16.790,38 15.143,39

2011 18.772,48 16.445,87

(Nguồn: Cục Quản lý dược)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 - Tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, qui mô nhỏ, chưa có định hướng nên dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động.

- Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể: Dược liệu được trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa màu; Kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây dược liệu chủ yếu theo kinh nghiệm; Việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới… còn tùy tiện. Điều này không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới chất lượng dược liệụ

- Vùng trồng dược liệu liệu trong cộng đồng hiện đã bị thu hẹp đáng kể, thậm chí một số vùng trồng cây thuốc truyền thống đã không còn. Nhiều cây thuốc Nam như Hương nhu tía, Đậu ván trắng, Ngải máu,…

đang có xu hướng bị lãng quên. Nhiều giống, loài cây thuốc nước ngoài đã từng được đưa vào sản xuất đại trà ở nước ta, nay trở lại tình trạng phụ

thuộc vào nhập khẩu như Bạch chỉ, Bạch truật, Đương qui, Huyền sâm, Ngưu tất, Xuyên khung...

- Công tác tuyển chọn giống cây thuốc chưa được quan tâm và thiếu chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt;

- Cán bộ làm công tác dược liệu thiếu trầm trọng, chưa chú trọng công tác đào tạo và chính sách ưu đãi khác (Bộ Y tế, 2010).

Chất lượng dược liệu nhập khẩu cũng là một vấn đềđáng quan tâm. Theo dược sĩ Tạ Ngọc Dũng - tổng thư ký Hội Dược liệu 80-90% thị

trường dược liệu VN (giá trị 144 triệu USD/năm) hiện nay là hàng nhập khẩu và thanh tra Bộ Y tế từng xác nhận hiện tượng dược liệu bị chiết xuất bớt dược chất, chỉ còn là xác được nhập về VN. Không ít doanh nghiệp sản xuất thuốc điêu đứng do lệ thuộc vào nguồn dược liệu nhập khẩụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Để hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn dược liệu thu hái tự nhiên và nhập khẩu, các công ty dược Việt Nam đã và đang gây dựng lại những vùng nguyên liệu để chủđộng trong việc phát triển nền Đông dược hiện đạị

Năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số

222/2003/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển y dược học cổ

truyền đến năm 2010” nhằm phát huy, phát triển thuốc cổ truyền. Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế và Bộ khoa học công nghệ đã chỉ đạo thực hiện dự án bảo tồn phát triển nguồn gen các cây thuốc quý nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc từ dược thảo Việt Nam đủ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc từ thảo dược phục vụ sức khỏe cộng đồng và xuất khẩụ

Năm 2007 Chính phủ đã xây dựng và triển khai Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã xác định: xây dựng cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu đểđảm bảo 20% nhu cầu hoạt chất cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Cũng trong năm 2007, Thủ tướng đã có quyết định số 43 và 61 về phát triển công nghiệp dược, trong đó có đề cập đến các vấn đề tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở chiết xuất tinh khiết các hoạt chất từ dược liệu với mục tiêu là: nghiên cứu tạo ra công nghệ có chất lượng cao trong nước, kết hợp với nhập khẩu, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hóa dược phục vụ ngành công nghiệp dược và bào chế thuốc chữa bệnh, tiến tới chủđộng sản xuất thuốc ở trong nước; nghiên cứu, khai thác và sửu dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu và tài nguyên thiên nhiên quý giá và thế mạnh của nước ta, phục vụ tốt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 công nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trong nước và xuất khẩụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38)