Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích lũy chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 81)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.6.Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích lũy chất

Bảng 4.15ạ Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích lũy chất khô

ĐVT: g/cây

Công thức 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy

Lượng Kali bón 60 20,63 c 74,93 c 92,36 90 23,46 b 79,80 b 94,75 120 25,34 a 83,38 a 96,89 LSD0,05 0,980 1,006 4,867 CV% 3,7 2,5 4,5 Lượng lân bón 60 20,82 d 75,42 d 92,11 c 90 22,06 c 78,08 c 93,40 bc 120 24,19 b 80,72 b 95,77 ab 150 25,51 a 83,25 a 97,37 a LSD0,05 0,515 2,159 2,897 CV% 2,2 2,7 3,1

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai

khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

* Ảnh hưởng của lượng Kali bón đến khả năng tích lũy chất khô: khối lượng chất khô được tích lũy tăng dần qua từng giai đoạn, trong giai

đoạn từ 1-2 tháng sau cấy, các công thức bón kali khác nhau cho khả năng tích lũy vật chất khô khác nhaụ Tuy nhiên đến giai đoạn 3 tháng sau cấy, tại các công thức bón lượng kali khác nhau cho thấy lượng chất khô tích lũy khác nhau không có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

* Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng tích lũy chất khô: Trong cả 3 giai đoạn theo dõi, các công thức bón lượng lân cao đều cho khối lượng chất khô tích lũy tăng dần. Tại giai đoạn 3 tháng sau cấy, cùng với mức tăng của lượng lân bón thì khối lượng chất khô tăng, các công thức bón lượng lân P4 (150 P2O5) cho trung bình khối lượng tích lũy chất khô cao nhất (97,37 g/cây). Tiếp sau là các công thức bón lượng lân P3: 120 P2O5 (trung bình 95,77 g/cây). Các công thức còn lại cho kết quả

khác nhau không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Bảng 4.15b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến khả

năng tích lũy chất khô

ĐVT: g/cây

Lượng kali bón (kg/ha) L

ượng lân bón

(kg/ha) 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy 60 60 18,20 71,13 90,17 90 19,14 72,41 91,44 120 21,64 75,63 92,62 150 23,55 80,54 95,20 90 60 20,43 75,45 92,05 90 22,93 78,90 93,57 120 24,63 81,78 96,20 150 25,88 83,06 97,16 120 60 23,84 79,67 94,12 90 24,12 82,92 95,18 120 26,30 84,75 98,50 150 27,11 86,16 99,75 LSD0,05 0,892 3,739 5,018 CV% 2,2 2,7 3,1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Khối lượng chất khô tích lũy qua các giai đoạn là yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành củ và gián tiếp tác động đến năng suất củ

trạch tả. Do vậy, việc tìm hiểu và đánh giá sự biến đổi của khối lượng chất khô tích lũy qua các giai đoạn giúp chúng ta có thểđánh giá khả năng hình thành nên năng suất trong sản xuất trạch tả. Bảng 4.15 cho thấy khối lượng chất khô tích lũy tăng từ thời kỳđẻ nhánh rộ và đạt cao nhất khi thu hoạch.

Ở thời điểm 1 tháng sau cấy (thời kỳ đẻ nhánh rộ), khối lượng chất khô tích lũy biến động lớn từ 18,20 g/cây đến 27,11 g/cây, trong thời kỳ

này trạch tả tập trung dinh dưỡng cho việc phát triển thân, lá và phân nhánh, khối lượng chất khô chủ yếu được tích lũy tại các cơ quan nàỵ Trong các công thức thí nghiệm, công thức K3P4 có khối lượng chất khô tích lũy cao nhất và thấp nhất là K1P1.

Sau trồng 2 tháng, quá trình tích lũy chất khô diễn ra mạnh mẽ hơn thời kỳ trước do cây trạch tả đã phát triển tương đối hoàn thiện về chiều cao, số nhánh và diện tích lá. Chất khô trong thân lá được tích lũy đầy đủ để chuẩn bị cho sự vận chuyển từ thân lá về cơ quan dự trữ (củ). Lượng chất khô mà cây tích lũy được dao động từ 71,13 g/cây đến 86,16 g/câỵ

Thời kỳ sau trồng 3 tháng, đây là thời kỳ trạch tảđạt khối lượng chất khô tích lũy cao nhất trong 3 thời kỳ theo dõi vì trong thời kỳ này, toàn bộ

lượng chất khô mà cây tích lũy tập trung hết về củ, nơi dự trữ dinh dưỡng, mặt khác phán lớn tế bào trong cây đã già nên hàm lượng nước trong thân lá cũng ít hơn 2 thời kỳ trước. Khối lượng chất khô tích lũy biến động trong khoảng 90,17 – 99,75 g/câỵ

Theo số liệu tại bảng 4.15 cho thấy trên nền bón 60 và 90 K2O các công thức bón lượng lân P1 và P4 cho khả năng tích lũy chất khô khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 nhau có ý nghĩa, các công thức bón khác cho khả năng tích lũy chất khô khác nhau không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Khi bón lượng kali 120 K2O (K3) thì các công thức bón lượng lân khác nhau khả năng tích lũy vật chất khô khác nhau không có ý nghĩa, Các công thức bón lượng kali như nhau các công thức bón lượng lân khác nhau cho khả năng tích lũy vật chất khô khác nhau (trừ các công thức có bón 120 và 150 P2O5) có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Các công thức bón kali khác nhau trên cùng nền lân có khả năng tích lũy vật chất khô khác nhau không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 81)