Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chỉ số diện tích lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 78)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.5. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chỉ số diện tích lá

Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của câỵ Do vậy tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến quang hợp. Chỉ số

diện tích lá thay đổi phụ thuộc vào giống, mật độ và chế độ bón phân. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) được ghi nhận ở bảng 4.14.

Bảng 4.14ạ Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến chỉ số diện tích lá (LAI )

ĐVT: m2 lá/m2đất

Công thức 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy

Lượng Kali bón 60 1,14 c 3,36 c 3,25c 90 1,33 b 3,56 b 3,46 b 120 1,43 a 3,68 a 3,63 a LSD0,05 0,09 0,060 0,118 CV% 5,4 4,7 3,8 Lượng lân bón 60 1,10 d 3,27 d 3,23 cd 90 1,20 c 3,43 c 3,32 c 120 1,38 b 3,64 b 3,53 b 150 1,51 a 3,78 a 3,73 a LSD0,05 0,088 0,091 0,092 CV% 6,8 2,6 2,7

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai

khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Diện tích lá ảnh hưởng đến thế năng quang hợp của cây, qua đó ảnh hưởng đến khối lượng chất khô tích luỹ và năng suất hạt. Để đánh giá mức độ phát triển của bộ lá người ta dựa vào chỉ số diện tích lá (LAI). Chỉ

số diện tích lá thay đổi phụ thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, phân bón, chế độ nước,...Theo bảng số liệu 4.14a cho thấy các mức phân bón khác nhau có tác động riêng rẽđến chỉ số LAI khác nhaụ

* nh hưởng ca lượng kali bón đến ch s din tích lá:

Xét tác động riêng rẽ thì kali có ảnh hưởng lớn đến chỉ số diện tích lá của cây trạch tả ở cả 3 giai đoạn theo dõi, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng sau cấy khi mà cây trồng đang xuống lá. Các mức bón kali khác nhau cho chỉ số diện tích lá của cây trạch tả khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Mức bón lượng kali cao nhất K3 (120 K2O) cho chỉ số diện tích lá cao nhất 3,68 m2 lá/m2 đất (2 tháng sau cấy) và 3,63 m2 lá/m2 đất (3 tháng sau cấy). Điều này có thểđược giải thích kali giúp bộ lá trạch tả chắc khỏe và bền lâu hơn.

* nh hưởng ca lượng lân bón đến ch s din tích lá:

Khi tăng lượng lân bón thì chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng dần từ 3,27-3,78 m2 lá/m2 đất (2 tháng sau cấy) và từ 3,23 – 3,73 m2 lá/m2 đất (3 tháng sau cấy). Qua kết quả xử lý số liệu cho thấy các công thức bón lượng lân khác nhau cho chỉ số diện tích lá LAI của cây trạch tả khác nhau có ý nghĩa ở cả 3 giai đoạn theo dõị Công thức P4 (150 P2O5) cho chỉ số

diện tích lá cao nhất ở các thời kỳ lần lượt là 1,51 (m2 lá/m2 đất); 3,78 (m2

lá/m2đất) và 3,73 (m2 lá/m2đất).

Trong các biện pháp nhằm nâng cao hệ số sử dụng quang năng của quần thể cây trồng, biện pháp làm tăng diện tích lá thông qua chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu và thời giai hoạt động quang hợp dài mang tính quyết định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Qua bảng 4.14b cho thấy: Chỉ số diện tích lá (LAI) tăng từ thời kỳđẻ nhánh rộ (1 tháng sau cấy) và đạt cao nhất ở thời kỳ ra ngồng hoa rộ (2 tháng sau cấy), sau đó lại giảm xuống tại thời kỳ thu hoạch (3 tháng sau cấy).

Bảng 4.14b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến chỉ số

diện tích lá (LAI)

ĐVT: m2 lá/m2đất

Lượng kali bón

(kg/ha) Lượ(kg/ha) ng lân bón 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy 60 60 1,03 3,14 3,02 90 1,04 3,25 3,12 120 1,12 3,41 3,28 150 1,35 3,64 3,60 90 60 1,08 3,32 3,25 90 1,26 3,47 3,35 120 1,46 3,71 3,58 150 1,53 3,73 3,67 120 60 1,17 3,36 3,42 90 1,30 3,57 3,48 120 1,58 3,80 3,72 150 1,65 3,98 3,92 LSD0,05 0,152 0,157 0,159 CV% 6,8 2,7 2,7

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự

sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự

sai khác có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Sau cấy 1 tháng chỉ số diện tích lá của các công thức biến động 0,99 m2 lá/m2đến 1,65 m2 lá/m2đất. Qua bảng số liệu cho thấy tại các công thức bón K2, K3 khi tăng lượng lân bón thì chỉ số diện tích lá khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Tại thời điểm 60 ngày sau cấy, chỉ số diện tích lá tăng mạnh và đạt tối ưu, chỉ số diện tích lá của các công thức biến động từ 3,14 m2 lá/m2 đất

đến 4,02 m2 lá/m2đất. Theo bảng số liệu, khi thay đổi lượng kali và lân bón khác nhau đã có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể: trên nền bón 60 K2O các công thức có bón P1 và P2; P3 và P4 cho chỉ số diện tích lá khác nhau không có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Khi tăng lượng kali lên K2 và K3 các công thức bón lượng lân khác nhau cho chỉ số diện tích lá khác nhau có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Sau cấy 3 tháng quần thể trạch tả bắt đầu xuống lá, chỉ số diện tích lá của các công thức biến động từ 3,01 – 3,98 m2 lá/m2 đất. Các công thức bón K2, K3 kết hợp với P3, P4 vẫn cho chỉ số diện tích lá cao, chỉ số diện tích lá giảm chậm. Như vậy, có thể thấy rằng kaliclorua và lân có tác động tương quan nhất định đối với nhau trong dinh dưỡng cây trạch tả. Điều đó khẳng định việc bón phân cân đối hàm lượng N:P:K đặc biệt là cân đối giữa lân và kali làm cho cây trạch tả sinh trưởng phát triển đồng đều, bộ lá khỏe mạnh, bền hơn tạo điều kiện cho việc tích lũy vật chất khô tốt hơn.

Đây là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng trạch tả trong vụĐông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)