Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 67)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.1.Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian sinh trưởng

Mỗi loại cây trồng có thời gian sinh trưởng cũng như có các thời kỳ

khác nhaụ Thời gian sinh trưởng của các thời kỳ là một chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của câỵ Khoảng thời gian giữa các thời kỳ ngắn hay dài thể hiện tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây nhanh hay chậm.

Thời gian sinh trưởng của cây trạch tả có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ, cơ cấu giống lúa vụ Xuân và vụ Mùa khi trồng ở vụ đông trên đất hai lúa tại Ninh Bình.

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của lượng bón lân và kali trên cây trạch tả về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 4.10.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn

Đơn vị: ngày Lượng kali bón (kg/ha) Lượng lân bón (kg/ha)

Giai đoạn theo dõi Gieo đến

ra nhánh ra ngGieo ồng hoa đến thu hoGieo đếạch n

60 60 64 95 155 90 64 94 155 120 63 93 155 150 62 92 155 90 60 64 95 155 90 63 93 155 120 62 93 155 150 61 92 155 120 60 63 94 155 90 63 93 155 120 61 91 155 150 60 90 155

Qua kết quả nghiên cứu bảng 4.10 chúng tôi thấy việc bón các lượng lân và kali khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây trạch tảở từng giai đoạn.

Giai đoạn từ khi gieo đến ra nhánh ở các công thức bón phân biến

động từ 60 ngày đến 64 ngàỵ Các công thức bón phân khác nhau đã cho thấycó thời gian từ khi cấy đến khi đẻ nhánh. Các công thức bón lượng lân cao 150 P2O5 có thời gian từ gieo đến ra nhánh ngắn nhất lần lượt là 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 ngày, 61 ngày và 62 ngày, ngắn hơn các công thức còn lại từ 2-5 ngàỵ Các công thức bón lượng lân càng cao thì thời gian từ khi cấy đến ra nhánh càng nhanh, công thức bón 150 P2O5 có thời gian ra nhánh nhanh nhất dao

động 60-62 ngàỵ Các công thức bón lượng kali khác nhau cũng ảnh hưởng

đến thời gian ra nhánh của trạch tả, các công thức bón lượng kali cao (120 K2O) có thời gian ra nhánh sớm hơn các công thức bón ít kalị Các công thức có lượng lân và kali thấp (60 P2O5 và 60 K2O) có thời gian từ gieo đến ra nhánh dài nhất (64 ngày).

Giai đoạn từ gieo đến ra ngồng hoa: đây là giai đoạn cây trồng sinh trưởng mạnh và bắt đầu hình thành củ, sự hình thành ngồng hoa chỉ có ý nghĩa trong việc sản xuất giống trạch tả, không có lợi trong sản xuất củ

trạch tả làm dược liệụ Thời gian ra ngồng hoa sớm hay muộn ảnh hưởng

đến các biện pháp kỹ thuật tác động. Qua bảng số liệu cho thấy ở các công thức bón phân có thời gian ra ngồng hoa biến động từ 90 đến 95 ngàỵ Các công thức bón nhiều lân và kali (120; 150 P2O5 và 120 K2O) cho thời gian ra ngồng hoa sớm hơn các công thức bón lượng lân và kali ít hơn.

Do thí nghiệm bố trí cùng thời điểm và cùng địa điểm nên cũng như

thí nghiệm ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất câu trạch tả, thí nghiệm được thu hoạch vào 30/1/2014, thời gian sinh trưởng dừng lại ở 155 ngàỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 67)