Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các yếu tốc ấu thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 86)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.8.Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các yếu tốc ấu thành

năng sut

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trạch tả chịu tác

động của nhiều yếu tố như di truyền, mật độ, biện pháp thâm canh canh tác, sâu bệnh… Trong đó phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của trạch tả. Điều này thể hiện tương đối rõ trong bảng 4.17a

Bảng 4.17ạ Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến các yếu tố

cấu thành năng suất

Chỉ tiêu theo dõi Các yếu tố cấu thành NS và NS ĐK củ (mm) NS cá thể (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (t/ha) Lượng Kali bón 60 46,53 c 52,88 c 47,59 23,97 b 90 48,30 b 54,99 b 49,49 25,29 a 120 49,69 a 55,92 a 50,33 26,47 a LSD0,05 0,546 0,875 1,60 CV% 3,2 3,0 5,6 Lượng lân bón 60 46,25 c 52,42 c 47,18 23,92 c 90 47,27 c 53,38 c 48,04 24,47 bc 120 48,84 b 55,69 b 50,12 25,88 ab 150 50,32 a 56,88 a 51,19 26,70 a LSD0,05 1,219 1,153 1,756 CV% 2,6 2,1 7,0

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai

khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

* Ảnh hưởng của lượng kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trạch tả: Kết quả bảng 4.17a cho thấy:

- Chỉ tiêu đường kính củ: công thức K3 có đường kính củ lớn nhất, trung bình đạt 49,69 mm, thấp nhất là công thức K1, trung bình đạt 46,53 mm. Sự khác nhau về đường kính củ giữa các công thức bón lượng kali khác nhau có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

- Năng suất cá thể: công thức K3 cho năng suất cá thể lớn nhất, trung bình đạt 55,92 g, thấp nhất là công thức K1, trung bình đạt 52,87 g. Sự

khác nhau về năng suất cá thể giữa các công thức bón lượng kali khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

- NSLT và NSTT: theo kết quả phân tích số liệu cho thấy khi tăng lượng kali bón lên thì năng suất của trạch tả tăng lên. Công thức K3 cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lớn nhất. Công thức K1 cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu nhỏ nhất. Các công thức bón lượng kali khác nhau cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

* Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trạch tả:

Qua bảng số liệu có thể thấy lượng lân bón ảnh hưởng rõ ràng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trạch tả.

- Đường kính củ: các công thức bón lượng lân khác nhau cho

đường kính củ trạch tả khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (trừ công thức P1 và P2). Như vậy tăng lượng lân bón làm tăng đường kính củ trạch tả, công thức P4 (150 P2O5) cho đường kính củ trung bình lớn nhất (50,32 mm), công thức P1 cho đường kính củ trạch tả trung bình nhỏ nhất (46,25 mm).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 - Năng suất cá thể: Khi tăng dần lượng lân làm cho khả năng tích lũy vật chất khô tăng do đó làm năng suất cá thể tăng lên. Công thức P4 cho năng suất cá thể cao nhất (56,88 g). Công thức P1 và P2 cho năng suất cá thể khác nhau không có ý nghĩa thống kê, các công thức còn lại cho năng suất khác nhau có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

- NSLT và NSTT: Thông qua tác động đến năng suất cá thể, lượng lân bón cũng ảnh hưởng đến NSLT và NSTT của trạch tả. Công thức P4 cho NSLT và NSTT của trạch tả cao nhất cao hơn các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

Năng suất trạch tảđược tạo thành bởi 2 yếu tố: Số củ/m2, trọng lượng củ. Đểđạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý. Kết quảđạt được trên bảng 4.17b và hình 4.5, hình 4.6 như sau:

Bảng 4.17b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón

đến các yếu tố cấu thành năng suất Lượng kali bón

(kg/ha) bón (kg/ha) Lượng lân Đ(mm) K củ

NS cá thể (g/cây) NSLT (tạ/ha) (tNSTT ạ/ha) 60 60 45,05 50,69 45,62 22,54 90 45,43 51,98 46,78 23,71 120 46,27 53,34 48,01 24,23 150 49,37 55,49 49,94 25,40 90 60 45,59 52,40 47,16 24,12 90 47,47 53,91 48,52 24,32 120 50,06 56,33 50,70 26,20 150 50,08 57,32 51,59 26,52 120 60 48,11 54,19 48,77 25,10 90 48,92 54,24 48,82 25,37 120 50,20 57,41 51,67 27,21 150 51,52 57,84 52,05 28,19 LSD0,05 2,111 1,997 3,042 CV% 2,6 2,1 7,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

Hình 4.4. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến năng suất thực thu * Đường kính củ: là chỉ tiêu quan trọng vì ảnh hưởng đến trọng lượng riêng của củ và mẫu mã sản phẩm. Trọng lượng riêng phần nào phản ánh được độ chắc, độ già của củ đồng nghĩa với phản ánh chất lượng dược liệụ Kết quả bảng 4.17 cho thấy đường kính củ trạch tả ở các công thức biến động từ 45,05 mm đến 51,52 mm. Theo kết quả phân tích số

liệu, trên cùng 1 lượng bón kali công thức P4cho đường kính củ trạch tả

lớn hơn các công thức P1 và P2 có ý nghĩa thống kê nhưng khác các công thức P3 không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

* Năng suất cá thể (g/cây): Phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống. Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng cây giống,

điều kiện thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác, chế độ dinh dưỡng. Nếu sau khi phình củ mà gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu nước, sâu bệnh hại,... làm hạn chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng về củ, hạn chế sự tích luỹ vật chất khô và giảm khối lượng củ.Năng suất cá thể là chỉ tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất quần thể, chất lượng dược liệu và mẫu mã sản phẩm. Kết quả thống kê cho thấy, năng suất cá thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trạch tả ở các công thức dao động từ 50,69 g/củ đến 57,84 g/củ. Trên nền kali K3, K2 các công thức bón lượng lân P3 và P4; P1 và P2 cho năng suất

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 Công thức K1P1 K1P2 K1P3 K1P4 K2P1 K2P2 K2P3 K2P4 K3P1 K3P2 K3P3 K3P4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 cá thể khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Đến đây ta có thể thấy công thức nào có tổng lượng chất khô cao đều cho năng suất cá thể caọ Điều này chứng tỏ khả năng tập trung vật chất khô vào củ chịu ảnh hưởng tương đối lớn của lượng lân và kali bón cho cây thông qua việc cân

đối P-K giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh tốt hơn từđó góp phần nâng cao năng suất.

* Năng suất lý thuyết (NSLT): NSLT là tiềm năng năng suất của mỗi giống trong một điều kiện sinh thái, canh tác, dinh dưỡng nhất định và là sự tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất trên một đơn vị diện tích. Năng suất lý thuyết của trạch tả phụ thuộc vào năng suất cá thể, năng suất cá thể cao thì NSLT cao và ngược lạị Giá trị năng suất lý thuyết của trạch tả

biến động từ 45,62 đến 52,02 tạ/hạ

* Năng suất thực thu (NSTT): Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố để đánh giá về giống, các biện pháp kỹ thuật, chế độ dinh dưỡng và là mục tiêu cuối cùng trong sản xuất trạch tả. Thông qua năng suất thực thu cũng sẽ phản ánh được về tình hình sinh trưởng, phát triển, trong điều kiện canh tác và sinh thái nhất định. Do đó, để khai thác được tối đa tiềm năng năng suất thì phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ

thuật trong một điều kiện thích hợp.

Qua kết quả cho thấy: Năng suất thực thu ở các công thức dao động từ

22,54– 28,19 tạ/hạ Các công thức có cùng lượng bón 120 K2O (K3), công thức P4 cho năng suất thực thu lớn hơn công thức P1 có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trên nền bón 60 K2O và 90 K2O khi tăng lượng lân bón thì năng suất thực thu các công thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở độ

tin cậy 95. Như vậy đến đây ta có thể nhận thấy tác động tương quan của P và K. Khi tăng lượng lân bón thì năng suất trạch tả sẽ tăng có ý nghĩa khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 bón tăng lượng kali, đây có thể là cơ sở cho việc bón cân đối hợp lý N:P:K nhằm tăng năng suất trạch tả trồng trong vụĐông của huyện Yên Khánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 86)