Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 36)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4.1.Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới

Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giớị Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở

các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc giạ Và từ đó, mỗi châu lục mỗi dân tộc hình thành nên nền dược thảo mang nét đặc trưng riêng.

Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền thống cổđiển. Thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides

đã viết một cuốn sách “De material Medica” thống kê 600 loại thảo mộc; Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian”…

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đờị

Ở Trung Quốc, Lý Thời Trân (thế kỷ 16) đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập "Bản thảo cương mục". Năm 1977 trong cuốn “Từđiển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số

là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới naỵ Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền - y học Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc (Nguyễn

Văn Bộ, 2003).

Đầu những năm 60 của thế kỷ trước xu hướng chung của ngành dược thế giới đã đi sâu nghiên cứu thuốc từ cây cỏ. Ví dụ, nước Pháp có ngành tân dược rất phát triển, đạt nhiều thành công trong phòng và chữa bệnh cho con người, nhưng dùng tân dược cũng đã để lại trong người bệnh nhiều tác dụng không mong muốn. Từ năm 1986 Bộ Y tế Pháp đã chính thức công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 nhận thuốc từ thảo dược. Ngành dược ở Pháp và nhiều nước công nghiệp khác như Mỹ, Anh, Ý, Đức,… đã đầu tư lớn cho nghiên cứu, chế biến và sản xuất thuốc từ thảo dược rất hiện đạị Các nước có nền y học cổ truyền lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, một số nước Đông Nam Á,… đã có nhiều chính sách thúc đẩy ngành dược sản xuất thuốc từ

cây cỏ. Các nhà thực vật học, hóa học, nông học, dược học, sinh học phối hợp cùng nghiên cứu chọn đất trồng tốt nhất, xác định bộ phận dùng trong cây, chiết tác các hợp chất, nghiên cứu dạng bào chế và thử dược lý, lâm sàng thành công rất nhiều loại thuốc từ thảo dược (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2006).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏẹ Trong vài thập kỷ gần

đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị

trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phị..ở

Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguaỵ..

Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giớị Trung bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức (Bộ Y tế, 2010).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 36)