Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 57)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh

Kết quả theo dõi vềảnh hưởng của các công thức bón phân đến động thái ra nhánh của lúa được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh

Đơn vị: nhánh/cây CT 1 tháng sau cấy 2 tháng sau cấy 3 tháng sau cấy CT1-Nền (Đ/C) 1,13e 4,70 d 5,17 d CT2 2,23 d 6,50 c 7,23 c CT3 3,53 c 7,87 b 9,23 b CT4 4,13 b 8,87 a 9,57 ab CT5 4,60 a 9,10 a 9,93 a LSD0,05 0,436 0,664 0,669 CV% 7,4 4,8 4,3

Ghi chú: các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự

sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Qua theo dõi chúng tôi thấy lượng lân bón đã ảnh hưởng lớn đến sự

ra nhánh của cây trạch tả ở vụđông năm 2013 tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Thời gian ra nhánh đầu tiên ở các công thức bón lượng lân cao (CT5, CT4) sớm hơn đối chứng và các công thức khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Số liệu bảng 4.3 cho thấy:

Sau cấy 1 tháng, tốc độ ra nhánh bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các công thức thí nghiệm nhưng đối với các công thức bón lân thì tốc độ đẻ nhánh nhanh hơn đối chứng chỉ bón phân chuồng. Các công thức bón lượng lân khác nhau có tốc độ ra nhánh khác nhau có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

Sau trồng 2 tháng số nhánh ở CT5, CT4 tiếp tục đạt cao nhất (lần lượt là 9,10 và 8,87 nhánh) lớn hơn các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%. Số nhánh của trạch tảở CT4 và CT5 khác nhau không có ý nghĩạ Các công thức bón lân còn lại có số nhánh khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Các công thức bón lân đều có số nhánh cao hơn

đối chứng có ý nghĩa thống kê.

Số nhánh sau trồng 3 tháng của trạch tả ở các công thức có bón lân nhiều hơn công thức đối chứng có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong đó CT5 trạch tả có số nhánh cuối cùng lớn nhất (9,93 nhánh), khác CT2,CT3 có ý nghĩa nhưng khác CT4 (9,57 nhánh) không ý nghĩa thống kê

ở độ tin cậy 95%. Các công thức bón phân khoáng còn lại là CT2 và CT3 có số nhánh lần lượt là 7,23 nhánh và 9,23 nhánh. Ta thấy, CT4 và CT3 trạch tả đẻ nhánh khác nhau nhưng không ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Như vậy, có thể kết luận rằng tốc độđẻ nhánh và số nhánh cuối cùng của trạch tả chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lượng P2O5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)