2 Thu nhập lãi thuần
2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ACB– chi nhánh Hà Nội.
nhánh Hà Nội.
* Các kết quả đạt được:
Dư nợ cho vay KHCN có quy mô tương đối lớn với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN năm 2008, 2009
đều đạt trên 100%; tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ đạt các năm 2009, 2010 đạt trên 40%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở một số chi nhánh NHTMCP tại Hà Nội như VPBank Thăng Long, VPBank Hà Nội, Sacombank Hà Nội chỉ đạt dưới 30%.
ACB Hà Nội cung cấp khá đa dạng các sản phẩm tín dụng cá nhân phục vụ tốt các nhu cầu của người vay vốn.
Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN đạt mức cao và có sự tăng trưởng tốt. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế.
* Hạn chế:
Với các kết qủa đạt được, ACB-Hà Nội được đánh giá là đơn vị có hoạt động cho vay KHCN khá phát triển trên địa bàn Hà Nội với dư nợ khá lớn, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ và có chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của ACB do còn những hạn chế sau:
Dư nợ cho vay KHCN của ACB–Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường và vị thế của ACB. Hoạt động tại thị trường Hà Nội– trung tâm kinh tế chính trị lớn thứ hai của cả nước; tuy nhiên, dư nợ cho vay KHCN của ACB–Hà Nội chưa thực sự lớn, chưa tương xứng vị thế của ACB vốn vẫn được coi là ngân hàng có hoạt động cho vay KHCN phát triển.
Dư nợ cho vay không có tính bền vững cao, chịu ảnh hưởng lớn của chính sách quản lý của NHNN như: cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn, dư nợ của các nhóm sản phẩm này chiếm tới 57% dư nợ KHCN. Nếu trong trường hợp, NHNN áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với những sản phẩm này thì dư nợ cho vay KHCN của ACB-Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kéo dài, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn.
*Nguyên nhân:
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội có sự cạnh tranh rất gay gắt. Hà Nội là nơi có mạng lưới hoạt động của ngân hàng dày đặc và là nơi đặt trụ sở chính của nhiều NHTM. Tính đến hiện tại trên địa bàn Hà Nội (Hà Nội cũ) có khoảng 1300 điểm giao dịch của 80 TCTD, có 5 NHTM Nhà Nước và 8 NHTMCP đặt trụ sở chính. Các NHTMCP có trụ sở chính tại Hà Nội như Techcombank, MB, VIB, VPBank ... đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Với lợi thế có trụ sở chính tại Hà Nội, các ngân hàng này đã tập trung nhiều nguồn lực, mạng lưới, nhân sự, tài chính và các hoạt động marketing, do đó đã tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho vay KHCN trên địa bàn Hà Nội. Các NHTM Nhà Nước cũng đang có những bước chuyển mình và chú trọng hơn đến thị trường bán lẻ trước đây đã bỏ ngỏ, thờ ơ. Một đặc điểm nữa tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường cho vay KHCN tại Hà Nội là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này như HSBC, ANZ, Standard Charter Bank,... các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ đang dần thu hút được sự quan tâm cuả khách hàng vay vốn.
Các vấn đề thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay. Điều đầu tiên phải nói đến là tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan: sang tên, nộp thuế, ... tại Hà Nội rất chậm gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn, nhiều người mặc dù có tài sản hợp pháp là bất động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ nhưng không thể vay được vốn vì không có tài sản đảm bảo. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay tại Hà Nội rất phiền hà, mất nhiều thời gian và chi phí, điều này gây tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi có nhu cầu
vay vốn. Do đó, họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chí vay của tư nhân kể cả trong trường hợp lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.
Một vấn đề khác khiến các NHTM e ngại hơn khi cho vay hiện nay là các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chưa có quy định thực sự rõ ràng, chưa bảo vệ quyền lợi của người cho vay, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ: toà án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng.
Chính sách cho vay của ACB-Hà Nội chưa thông thoáng. Trong hệ thống NHTM Việt Nam, ACB luôn được đánh giá là ngân hàng có chính sách tín dụng chặt chẽ thậm chí còn mang tính chất bảo thủ. Trong thời gian qua, với chính sách cho vay của mình, ACB–Hà Nội đã quản lý tốt được danh mục cho vay, hạn chế được nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay. Tuy vậy, đây cũng là điều làm cho ACB–Hà Nội đánh mất nhiều cơ hội để phát triển KHCN và hạn chế việc mở rộng cho vay KHCN. Chẳng hạn như trong nhiều giai đoạn ACB-Hà Nội quy định các tiêu chuẩn giới hạn khác nhau đối với các khách hàng vay vốn như đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, mức trả nợ hàng tháng của người vay không vượt quá 50% tổng thu nhập; tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản cá nhân không vượt quá 50%,...
Thiếu các công cụ để đánh giá khách hàng. Hiện tại, chương trình CLMS chỉ được áp dụng đối với việc xử lý hồ sơ của sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng, đối với các sản phẩm khác chưa được triển khai.