Các biện pháp đã thực hiện nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ACB chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập năm 2011 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu –chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 32 - 33)

2 Thu nhập lãi thuần

2.2.2. Các biện pháp đã thực hiện nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ACB chi nhánh Hà Nội.

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ACB - chi nhánh Hà Nội.

*Kiện toàn bộ máy tổ chức:

Trong thời gian qua, ACB–Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp tổ chức lại bộ máy thực hiện hoạt động cho vay KHCN. Trước đây, công tác tiếp thị, hướng dẫn hồ sơ và thẩm định khách hàng thuộc chức năng của chức danh A/O ( Account Officer), từ tháng 10/2007 các chức năng này được tách ra cho 2 loại chức danh mới tại ACB-Hà Nội: PFC và C/A. Chức năng tiếp thị và hướng dẫn hồ sơ khách hàng thuộc trách nhiệm của chức danh PFC (Personnal Financial Consultant- Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân), còn chức năng thẩm định khách hàng thuộc trách nhiệm của chức danh C/A (Credit Analysis- Nhân viên phân tích tín dụng). Việc tách biệt các chức năng nhiệm vụ của nhân viên A/O trước đây để giao lại cho 2 chức danh mới là PFC và C/A nhằm mục đích chuyên môn hoá các công đoạn trong quy trình tín dụng để đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả hơn.

Một thay đổi lớn trong công tác phê duyệt tín dụng tại ACB–Hà Nội là việc thực hiện phê duyệt tín dụng theo cơ chế chuyên viên thay cho một phần công việc của các Ban tín dụng. Trước đây theo quy định chung của ACB, mọi khoản vay đều được phê duyệt theo cơ chế Ban Tín dụng. Các Ban Tín Dụng có số thành viên ít nhất là 3 người và phê duyệt theo cơ chế đồng thuận, điều này có nghĩa là khoản vay được phê duyệt khi được toàn bộ các thành viên tham gia họp ban tín dụng đồng ý. Việc phê duyệt theo cơ chế này đảm bảo được chất lượng các khoản vay được phê duyệt song lại rất mất thời gian vì cần phải có ý kiến của nhiều thành viên. Với cơ chế phê duyệt theo cơ chế chuyên viên (chỉ cần 1 chuyên viên phê duyệt khoản vay) về cơ bản thời gian phê duyệt được rút ngắn lại.

*Áp dụng công nghệ

ACB–Hà Nội đã đưa vào sử dụng chương trình CLMS (Consumer loan management system) trong việc lập tờ trình thẩm định khách hàng vay sinh

hoạt tiêu dùng tín chấp, cho vay hỗ trợ tiêu dùng. Chức năng của phần mềm CLMS là giúp ACB-Hà Nội áp dụng thống nhất các biểu mẫu đã chuẩn hoá trong việc thu thập thông tin, thẩm định và trình duyệt hồ sơ tín dụng; chuyên nghiệp hoá công việc đối với các chức danh liên quan trong quy trình cho vay và do đó giúp đẩy nhanh được tốc độ xử lý hồ sơ tín dụng. Ngoài ra ACB–Hà Nội cũng đưa vào triển khai hệ thống nhắc nợ tự động qua tín nhắn SMS. Với hệ thống này tất cả các KHCN vay vốn có điện thoại di động tại ACB-Hà Nội đều được nhắc tự động qua tín nhắn SMS khi gần đến ngày trả nợ.

*Công tác tiếp thị phát triển khách hàng

Công tác tiếp thị phát triển khách hàng tại ACB–Hà Nội được thực hiện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.Tiếp thị trực tiếp là cách thức nhân viên ACB- Hà Nội đến tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Các sản phẩm cho vay KHCN thường được tiếp thị theo cách này thông thường là các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ tiêu dùng…Tiếp thị gián tiếp là việc ACB–Hà Nội thông qua các đối tác liên kết, các tổ chức kinh tế xã hội để giới thiệu sản phẩm cho vay KHCN. Các sản phẩm thường được tiếp thị theo cách này thường là: cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay mua nhà, cho vay du học, mua ôtô cầm cố bằng chính xe mua...

Ngoài ra, xác định được ý nghĩa của việc mở rộng mạng lưới có ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, trong thời gian vừa qua ACB–Hà Nội cũng rất chú trọng trong việc phát trển mạng lưới. Năm 2009, ACB-Hà Nội đã mở thêm được 15 PGD, năm 2010 số PGD được mở thêm là 18 phòng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập năm 2011 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu –chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w