1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu

101 2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 430,36 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của bài nghiên cứu Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá với đường lối phát triển kinh tế ngày càng hiện đại của nước ta, hoạt động ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với hoạt động của toàn bộ các thành phần kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động tín dụng. Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độphụthuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tếtrên thếgiới. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng không ngoại lệ. Khủng hoảng tín dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.Thời gian qua, cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹlà khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệthống quản lý tài chính và cơchếphòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng đểtránh những nguy cơbiến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt động tuân theo quy luật chung của thịtrườngNhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, sao cho hoạt động tín dụng ngân hàng trở nên có hiệu quả và lành mạnh hơn. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng hàng đầu trong khối Ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việc cần làm ở bất kỳ ngân hàng nào, và ACB cũng không ngoại lệ. Do đó, yêu cầu kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng một cách bài bản, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, phùhợp với môi trường hội nhập. Nhận biết được tính cấp bách của vấn đề trên, nhóm PYKACHU chúng em thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu và đề xuất giải pháp cẩn thiết” 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện thu thập thông tin, dữ liệu về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng như: công tác tổ chức, các quy định, hướng dẫn công tác quản trị rủi ro tín dụng, các dữ liệu về nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng... Tìm hiểu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nhận biết rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tại ACB Đo lường rủi ro tín dụng tại ACB Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: Thu thập số liệu về toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của ACB, đặc biệt là hoạt động tín dụng, số liệu lấy từ năm 2011 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu là: - Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Sử dụng kết hợp các phương pháp trên và nguồn số liệu được lấy chủ yếu từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán và báo cáo thường niêncủa ACB 5. Kết cấu của bài nghiên cứu Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài chia thành 3 phần Phần 1: Sơ lược về Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu Phần 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu  PHẦN 1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1.Thông tin chung Thông tin khái quát Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948 Đăng ký lần đầu: 19/05/1993 Đăng ký thay đổi lần thứ 27: 01/04/2013 Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng Mã cổ phiếu: ACB Thông tin liên lạc Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Số điện thoại: (84.8) 3929 0999 Số fax: (84.8) 3839 9885 Website: www.acb.com.vn 1.2. Ngành nghề kinh doanh - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; - Hùn vốn và liên doanh theo luật định; - Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; - Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; - Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính - Kinh doanh chứng khoán - Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán - Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành - Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động và được xem là một trong những NHTMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB. - 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động. - Năm 1997: Tiếp cận nghiệp vụ NH hiện đại: ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành một NH hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực NH bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động NH. Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là NH đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB. - Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin NH (TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB. - Năm 2000 – Tái cấu trúc: Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng DN, Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho ACB. - 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời của công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động NHTM. - 02/01/2002 – Hiện đại hóa NH: ACB chính thức vận hành TCBS (hệ thống “Giải pháp ngân hàng tổng thể” - The Complete Banking Solution) - 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. - 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. - 10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các NH đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng. - 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: NH Standard Chartered (SCB) và ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh của mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam. - Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) để nâng cấp hệ NH cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “NH tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và DN cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “NH tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính NH danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). - Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng NH tốt nhất Việt Nam 2010 từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance. - Năm 2011, “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. - Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. - Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. 1.4. Mạng lưới kênh phân phối - Đến 31/05/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. - Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng (tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng) 1.5. Công ty trực thuộc - Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) - Công ty Quản lý và khai thác tài sản ACB (ACBA) - Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) - Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC) 1.6. Nhân sự Tính đến 31/12/2013, tổng số nhân viên của ACB là 8.791 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. 1.7. Nhận định của Moody’s đối với ACB Trong lần đánh giá mới nhất, Moody’s tiếp tục ghi nhận những thế và lực mạnh của ACB với vị trí của một ngân hàng lớn có vị thế dẫn đầu: Ngân hàng lớn thứ 5 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng tư nhân lớn nhất; Khả năng sinh lời mạnh, hiệu quả hoạt động tốt, khả năng thanh khoản mạnh; Hệ thống phê duyệt và kiểm soát rủi ro tín dụng tốt; Hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ không ngừng được cải tiến; Nhận được hỗ trợ các kỹ năng chuyển giao từ cổ đông chiến lược Standard Chartered Bank (nắm giữ 15% vốn điều lệ). 1.8. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của ACB giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêuNăm 2011Năm 2012Năm 2013 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)11.95912.62412.504 Tổng tài sản (tỷ đồng)281.019176.300167.000 Vốn huy động185.637140.700151.000 Dư nợ cho vay khách hàng102.809102.800107.000 Thu nhập lãi ròng (tỷ đồng)6.608 6.8714.386 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)4.2031.042,671.035 ROE (%)36,0 8,58,2 ROA (%)1,7 0,50,6 Nợ xấu (Nhóm 3-5) (%)0,882,463,0 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB qua các năm) Năm 2012, ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thoát. Số dư huy động tiết kiệm VND khôi phục trong thời gian ngắn, quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND-nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB- tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động. Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/ 2012, ACB đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt độngngân hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư.Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình. 1.9. Định hướng phát triển - ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: (i) định hướng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh. - Các giá trị cốt lõi của ACB đã được xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng như chính sách đối với các đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng. - Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm: Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. - Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB. - Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh. KẾT LUẬN PHẦN 1 Phần 1 đưa ra những nét khái quát chung nhất về Ngân hàng TMCP Á Châu, ta thấy lợi nhuận năm 2013 còn khiêm tốn; nhưng chính điều đó phản ánh đúng quyết tâm của ACB trong việc lành mạnh hoá cơ cấu tài chính và tập trung vào hoạt động cốt lõi, tiếp cận trực diện và chủ động với rủi ro thông qua cấu trúc trích lập dự phòng, thấu đáo trong việc xử lý các vấn đề tồn đọng của quá khứ với lộ trình 3 năm (2013 - 2015) có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, và cam kết tuyệt đối với nguyên tắc phát triển minh bạch và vững bền. Việc có một cái nhìn sơ bộ về ACB sẽ giúp đi sâu phân tích một cách hiệu quả hơn tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng sẽ được trình bày kỹ ở phần 2  2.1. Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có. Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ACB; do đó Ban lãnh đạo quản lý rủi ro tín dụng cho ACB một cách cẩn trọng.Việc quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng được tập trung vào một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý Rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng để đánh giá tổn thất và lập dự phòng, ACB kiểm soát rủi ro tín dụng bằng việc áp dụng các hạn mức đối với các rủi ro (cho cả rủi ro nội bảng và rủi ro ngoại bảng) liên quan đến từng khách hàng vay vốn, hoặc nhóm khách hàng vay vốn theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thêm vào đó, rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thông qua việc rà soát định kỳ các nhóm tài sản thế chấp và phân tích khả năng trả nợ lãi và vốn của các khách hàng vay vốn và các khách hàng tiềm năng. ACB triển khai một số các chính sách và cách thức thực hành để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cách thức truyền thống và phổ biết nhất là nắm giữ các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay và tạm ứng vốn, gồm có: - Thế chấp đối với các bất động sản là nhà ở; - Quyền đối với các tài sản hoạt động như trụ sở, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, các khoản phải thu; - Quyền đối với các công cụ tài chính như chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Đối với các khoản cho vay có đảm bảo, tài sản thế chấp được định giá một cách độc lập bởi ACB bằng việc áp dụng các tỷ lệ chiết khấu cụ thể để xác định giá trị có thể cho vay tối đa. Tỷ lệ chiết khấu cho mỗi loại tài sản thế chấp được hướng dẫn trong Quyết định 493 và Quyết định 18 và được ACB điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể. Khi giá trị hợp lý của các tài sản thế chấp bị giảm, ACB sẽ yêu cầu khách hàng vay vốn phải thế chấp thêm tài sản để duy trì mức độ an toàn đối với rủi ro của khoản cho vay. Ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về việc quản lý RRTD tại ACB qua các phần dưới đây:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

THẢO LUẬN NHÓM

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Nhóm thực hiện:

Hà nội, 2014

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

ROA Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Trang 3

DANH MỤC BẢNG/ BIỂU/ SƠ ĐỒ

BẢNG/ BIỂU/

SƠ ĐỒ

TÊN BẢNG BIỂU/ SƠ ĐỒ Bảng 1 Một số chỉ tiêu tài chính của ACB giai đoạn 2011-2013Bảng 2 Quy trình tín dụng hiện nay tại ACB

Bảng 3 Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp

Bảng 4 Tỷ trọng điểm của 3 nhóm chỉ tiêu

Bảng 5 Thông số chấm điểm cá nhân kinh doanh

Bảng 6 Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng

Bảng 7 Dư nợ cho vay của ACB theo thời hạn

Bảng 8 Lãi suất năm thực tế tại thời điểm cuối năm

Bảng 9 Phân nhóm nợ tại ACB

Bảng 10 Mức rủi ro tín dụng tối đa của ACB

Bảng 11 Dư nợ cho vay theo nhóm nợ

Bảng 12 Cho vay khách hàng ACB

Bảng 13 Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB

Bảng 14 Dự phòng rủi ro tín dụng theo từng nhóm nợ

Bảng 15 Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ

Bảng 16 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro của ACB qua các năm

Bảng 17 Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay

Bảng 18 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 19 Dư nợ cho vay theo khu vực địa lý

Bảng 20 Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 21 Dư nợ cho vay theo thời hạn

Bảng 22 Dư nợ cho vay theo loại tiền

Bảng 23 Tổng kết mức độ tập trung của danh mục

Bảng 24 Chấm điểm tín dụng của khách hàng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 4

1.1.Thông tin chung 4

1.2 Ngành nghề kinh doanh 4

1.3 Quá trình hình thành và phát triển 5

1.4 Mạng lưới kênh phân phối 7

1.5 Công ty trực thuộc 8

1.6 Nhân sự 8

1.7 Nhận định của Moody’s đối với ACB 8

1.8 Kết quả kinh doanh một số năm gần đây 8

KẾT LUẬN PHẦN 1 10

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 11

2.1 Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB 11

2.1.1 Mô hình tổ chức ngân hàng ACB 2013 12

2.1.2 Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng 14

2.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng 17

2.1.4 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay 20

2.1.5 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc điều hành lãi suất cho vay 20

2.1.6 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua công tác quản lý và xử lý nợ xấu 20

2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB 21

2.2.1 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp ệp 21

2.2.2 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho cá nhân 27

2.2.3 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho TCTD 29

2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tại ACB 30

2.3.1 Rủi ro tín dụng của các khoản cho vay ngắn hạn 31

2.3.2 Rủi ro tín dụng của các khoản cho vay trung và dài hạn 33

2.4 Đo lường rủi ro tín dụng 36

2.4.1 Đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp chỉ số 37

2.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp thống kê 52

2.5 Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ACB 56

2.5.1 Nhóm nguyên nhân khách quan 56

Trang 5

2.5.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 58

2.5.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng 61

2.5.4 Nguyên nhân từ phía tài sản bảo đảm 62

2.6 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ACB63 2.6.1 Kết quả đã đạt được 63

2.6.2 Những tồn tại 64

KẾT LUẬN PHẦN 2 65

PHẦN 3 66

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 66

3.1 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 66

3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu 66

3.2.1 Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 66

3.2.2 Về công tác nhận biết rủi ro tín dụng 67

3.2.3 Về đo lường rủi ro tín dụng 67

KẾT LUẬN PHẦN 3 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Phụ lục 1 70

Phụ lục 2 77

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của bài nghiên cứu

Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng

Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độcao nếu có một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởngtrong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng yếu kém và lạc hậu Như vậy đòi hỏiNgân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiềntệ

Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng làxương sống của hệ thống ngân hàng thương mại Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoávới đường lối phát triển kinh tế ngày càng hiện đại của nước ta, hoạt động ngân hàng có nhiềubước chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thểtránh khỏi đối với hoạt động của toàn bộ các thành phần kinh tế nói chung và ngành ngân hàngnói riêng, trong đó có hoạt động tín dụng

Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độphụthuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tếtrênthếgiới Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng không ngoại lệ Khủng hoảng tín dụng đã cónhững ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.Thời gian qua, cuộc khủng hoảng tín dụng tạiMỹlà khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Các quốc gia phải thực hiện cải cách,xây dựng hệthống quản lý tài chính và cơchếphòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai,minh bạch trong hoạt động ngân hàng đểtránh những nguy cơbiến động mạnh của thị trường tàichính, hoạt động tuân theo quy luật chung của thịtrườngNhiệm vụ quan trọng và trọng tâm củaquản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện phápphòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, sao cho hoạt động tín dụng ngân hàng trở nên có hiệuquả và lành mạnh hơn

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng hàng đầu trongkhối Ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng

Trang 7

được xem là khá tốt Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc

tế là việc cần làm ở bất kỳ ngân hàng nào, và ACB cũng không ngoại lệ Do đó, yêu cầu kiểmsoát và quản lý rủi ro tín dụng một cách bài bản, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam

là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng tới cácchuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, phùhợp với môi trường hội nhập

Nhận biết được tính cấp bách của vấn đề trên, nhóm PYKACHU chúng em thực hiện đề

tài “Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

và đề xuất giải pháp cẩn thiết”

2 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện thu thập thông tin, dữ liệu về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngnhư: công tác tổ chức, các quy định, hướng dẫn công tác quản trị rủi ro tín dụng, các dữ liệu về

nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng

Tìm hiểu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng

Nhận biết rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tại ACB

Đo lường rủi ro tín dụng tại ACB

Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngthương mại Cổ phần Á Châu

Phạm vi nghiên cứu: Thu thập số liệu về toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh củaACB, đặc biệt là hoạt động tín dụng, số liệu lấy từ năm 2011 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 8

Các phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu là:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Sử dụng kết hợp các phương pháp trên và nguồn số liệu được lấy chủ yếu từ Báo cáo tàichính hợp nhất đã qua kiểm toán và báo cáo thường niêncủa ACB

5 Kết cấu của bài nghiên cứu

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài chia thành 3phần

Phần 1: Sơ lược về Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

Phần 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

Trang 9

PHẦN 1

SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

1.1 Thông tin chung

Thông tin khái quát

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948

Đăng ký lần đầu: 19/05/1993

Đăng ký thay đổi lần thứ 27: 01/04/2013

Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng

Mã cổ phiếu: ACB

Thông tin liên lạc

Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (84.8) 3929 0999

Số fax: (84.8) 3839 9885

Website: www.acb.com.vn

Trang 10

1.2 Ngành nghề kinh doanh

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳhạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổchức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;

- Hùn vốn và liên doanh theo luật định;

- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanhtoán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệvới nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;

- Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm;

- Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính

- Kinh doanh chứng khoán

- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán

- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

- Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàngkhác

1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động và được xem là một trong nhữngNHTMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tếtập trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ củaACB

Trang 11

- 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động

- Năm 1997: Tiếp cận nghiệp vụ NH hiện đại: ACB nắm bắt một cách hệ thống cácnguyên tắc vận hành một NH hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnhvực NH bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễnhoạt động NH

Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là NH đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản

lý tài sản Nợ - Có (ALCO) ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động antoàn và hiệu quả của ACB

- Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin NH(TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB

- Năm 2000 – Tái cấu trúc: Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và

hỗ trợ Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng DN, Khốingân quỹ Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khốiphát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban Hoạt động kinh doanh củaHội sở được chuyển giao cho ACB

- 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS Với sự ra đời của công ty

chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triểnnhưng được đánh giá là đầy tiềm năng Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt độngNHTM

- 02/01/2002 – Hiện đại hóa NH: ACB chính thức vận hành TCBS (hệ thống “Giải phápngân hàng tổng thể” - The Complete Banking Solution)

- 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i)huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứngnguồn lực tại Hội sở

Trang 12

- 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợquốc tế ACB-Visa Electron.

- 10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọnmua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các NH đầu tiên của Việt Nam được cung cấp cácsản phẩm phái sinh cho khách hàng

- 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: NH Standard Chartered (SCB) và ACB ký kết thoảthuận hỗ trợ kỹ thuật Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB Haibên cam kết dựa trên thế mạnh của mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng củaViệt Nam

- Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nộivào tháng 11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập

mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với

các đối tác như Open Solutions (OSI) để nâng cấp hệ NH cốt lõi, hợp tác với Microsoft về ápdụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu.ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷđồng Năm 2008, ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “NH tốt nhấtViệt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong Năm 2009, ACB hoànthành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối,xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao

dịch Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và DN cũng đã hoàn thành và

áp dụng chính thức Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “NH

tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính NH danh tiếng quốc tế bình chọn(Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker)

- Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng NH tốt nhất Việt Nam 2010

từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và GlobalFinance

Trang 13

- Năm 2011, “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015và tầmnhìn 2020” được ban hành vào đầu năm Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệthống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụngcác thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB,đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố và nhanh chóngkhôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó

- Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăngtrưởng khả quan về huy động và cho vay VND Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau nhữngbiện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản củacác tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuốngcòn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012

1.4 Mạng lưới kênh phân phối

- Đến 31/05/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnhthành trong cả nước

- Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thịtrường trọng yếu của Ngân hàng (tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọngđóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng)

1.5 Công ty trực thuộc

- Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)

- Công ty Quản lý và khai thác tài sản ACB (ACBA)

- Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL)

- Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)

Trang 14

1.6 Nhân sự

Tính đến 31/12/2013, tổng số nhân viên của ACB là 8.791 người Cán bộ có trình độ đạihọc và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trungtâm đào tạo riêng của ACB

1.7 Nhận định của Moody’s đối với ACB

Trong lần đánh giá mới nhất, Moody’s tiếp tục ghi nhận những thế và lực mạnh của ACB

với vị trí của một ngân hàng lớn có vị thế dẫn đầu: Ngân hàng lớn thứ 5 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng tư nhân lớn nhất; Khả năng sinh lời mạnh, hiệu quả hoạt

động tốt, khả năng thanh khoản mạnh; Hệ thống phê duyệt và kiểm soát rủi ro tín dụng tốt; Hệthống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ không ngừng được cải tiến; Nhận được hỗ trợ các kỹnăng chuyển giao từ cổ đông chiến lược Standard Chartered Bank (nắm giữ 15% vốn điều lệ)

1.8 Kết quả kinh doanh một số năm gần đây

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của ACB giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trang 15

Năm 2012, ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuốitháng 8/2012 Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thoát Số dư huy động tiết kiệmVND khôi phục trong thời gian ngắn, quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăngtrưởng so với năm 2011 Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cảnăm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011 Huy động tiết kiệmVND-nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB- tăng trưởng cao so đầu năm.Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.

Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/ 2012, ACB đã trụ vững, tiếp tụclành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt độngngân hàng truyền thống, và thu hẹphoạt động đầu tư.Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìnchung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lựckhắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình

đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng

- Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm: Trong lĩnh

vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao

và trung bình Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân

khách hàng hiện tại

- Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến kháchhàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn Cáctiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và

Trang 16

- Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng vàcho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản

nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúcđẩy hoạt động tự doanh

KẾT LUẬN PHẦN 1

Phần 1 đưa ra những nét khái quát chung nhất về Ngân hàng TMCP Á Châu, ta thấy lợi nhuận năm 2013 còn khiêm tốn; nhưng chính điều đó phản ánh đúng quyết tâm của ACB trong việc lành mạnh hoá cơ cấu tài chính và tập trung vào hoạt động cốt lõi, tiếp cận trực diện và chủ động với rủi ro thông qua cấu trúc trích lập dự phòng, thấu đáo trong việc xử lý các vấn

đề tồn đọng của quá khứ với lộ trình 3 năm (2013 - 2015) có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, và cam kết tuyệt đối với nguyên tắc phát triển minh bạch và vững bền Việc có một cái nhìn sơ bộ về ACB sẽ giúp đi sâu phân tích một cách hiệu quả hơn tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng sẽ được trình bày kỹ ở phần 2

Trang 17

PHẦN 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1 Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB

Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điềukiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ACB; do đó Ban lãnh đạoquản lý rủi ro tín dụng cho ACB một cách cẩn trọng.Việc quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụngđược tập trung vào một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm báo cáo thường xuyêncho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý Rủi ro

Quản lý rủi ro tín dụng để đánh giá tổn thất và lập dự phòng, ACB kiểm soát rủi ro tíndụng bằng việc áp dụng các hạn mức đối với các rủi ro (cho cả rủi ro nội bảng và rủi ro ngoạibảng) liên quan đến từng khách hàng vay vốn, hoặc nhóm khách hàng vay vốn theo đúng cácquy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thêm vào đó, rủi ro tín dụng cũng được kiểmsoát thông qua việc rà soát định kỳ các nhóm tài sản thế chấp và phân tích khả năng trả nợ lãi

và vốn của các khách hàng vay vốn và các khách hàng tiềm năng

ACB triển khai một số các chính sách và cách thức thực hành để giảm thiểu rủi ro tíndụng Cách thức truyền thống và phổ biết nhất là nắm giữ các tài sản đảm bảo cho các khoảncho vay và tạm ứng vốn, gồm có:

- Thế chấp đối với các bất động sản là nhà ở;

- Quyền đối với các tài sản hoạt động như trụ sở, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, cáckhoản phải thu;

- Quyền đối với các công cụ tài chính như chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Đối với các khoản cho vay có đảm bảo, tài sản thế chấp được định giá một cách độc lập

Trang 18

Tỷ lệ chiết khấu cho mỗi loại tài sản thế chấp được hướng dẫn trong Quyết định 493 và Quyếtđịnh 18 và được ACB điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể Khi giá trị hợp lý của các tài sảnthế chấp bị giảm, ACB sẽ yêu cầu khách hàng vay vốn phải thế chấp thêm tài sản để duy trìmức độ an toàn đối với rủi ro của khoản cho vay.

Ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về việc quản lý RRTD tại ACB qua các phần dưới đây:

2.1.1 Mô hình tổ chức ngân hàng ACB 2013

Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chứcthành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc vàcấp cao nhất là Hội đồng tín dụng (HĐTD) HĐTD ACB bao gồm thành viên HĐQT và thànhviên Ban điều hành Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyếtđịnh các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các

Trang 19

Ban tín dụng Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt Cáckhách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định Sau khithẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽđược cấp cho từng khách hàng Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòngrủi ro tín dụng theođúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theoquyết định của HĐTD Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng năm 2005 là nhằmchuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Uỷ ban Quản lý rủi ro (UBQLRR) là cơ quan tham mưu cho Hội đồng Quản trị về cácvấn đề liên quan đến quản lý rủi ro, đảm bảo Ngân hàng có một khuôn khổ các chính sách vàquy trình quản lý rủi ro hiệu quả

Vào tháng 6/2013, UBQLRR thay đổi tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường công tácquản trị và quyền hạn quyết định các hạn mức rủi ro và/hoặc các vấn đề liên quan đến hoạtđộng quản lý rủi ro theo ủy quyền của Hội đồng Quản trị

Đến ngày 31/12/2013, UBQLRR có 7 thành viên Chủ nhiệm hiện nay là ông AndrewColin Vallis, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị UBQLRR họp hai tháng một lần hoặc khi có vấn

đề phát sinh để đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro gắn liền với hoạt động điều hành kinh doanhcủa Ngân hàng Trong năm 2013, UBQLRR đã xem xét và quyết định danh mục các rủi rotrọng yếu trong hoạt động của Ngân hàng và thiết lập các hành động ưu tiên nhằm quản lý cácrủi ro đó Trong đó, việc quản lý, thu hồi, và xử lý nợ xấu là mục tiêu quan trọng Trung tâmQuản lý nợ đã được thành lập vào tháng 9/2013 trên cơ sở hợp nhất các trung tâm thu nợ củaKhối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh nghiệp Trung tâm này chịu trách nhiệmquản lý quá trình thu nợ xuyên suốt để nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo sớm rủi ro tíndụng, quản lý và thu hồi nợ đối với khách hàng có quan hệ tín dụng

Bên cạnh đó, UBQLRR cũng tăng cường các chương trình hành động quản lý rủi ro vậnhành liên quan đến công nghệ thông tin, rủi ro gian lận, hoạt động kinh doanh liên tục và rủi ropháp lý Ngoài ra, UBQLRR đang trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng khung quản lý

Trang 20

Nhà nước đưa ra nhằm tăng cường chức năng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng vàphù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Nhận xét về mô hình: Đây là Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Ưu điểm

- Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh

doanh và tác nghiệp.Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro

ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làmcông tác tín dụng

- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranhlâu dài

- Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý

gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Trang 21

2.1.2 Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng

ACB xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng một cách chặt chẽ cùng với việcphân định rõ thẩm quyền phê duyệt của các cấp trong bộ máy quản lý tín dụng giúp cho hoạtđộng tín dụng tại ACB được an toàn và có hiệu quả, quản lý được rủi ro tín dụng Đồng thờităng cường được tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việctrình duyệt hồ sơ tín dụng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng

Chính sách tín dụng hiện tại của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm

“chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro” ACB đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụnghiện hữu và tuyển chọn, duy trì những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tíndụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB ACB đã kịp thời banhành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ trong suốtquá trình cấp tín dụng tạiACB

Có 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát,

đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB với cáccấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và

được chia thành 2 nhóm lớn sau:

Nhóm tiêu chí xét duyệt bao gồm: Đối tượng KH, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài

chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý và tỷ lệ cho vay trên TSBĐ

- Đối tượng KH mục tiêu

KHCN là những khách hàng có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị

xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiệnquyền của ACB, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, cóthái độ hợp tác tốt với ACB

Trang 22

KHDN là những doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tíndụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái độ hợptác tốt với ACB.

- Ngành nghề kinh doanh

Tập trung cho vay các DN, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăngtrưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng,chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống,năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt Một số ngành ưu tiênnhư: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lương thực thựcphẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị vănphòng; sản xuất hoá chất cơ bản, hạt nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép,

- Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ,

khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,

…của KH

- Nguồn trả nợ: dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của

dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi

- Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng

hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sởhữu

- Vị trí địa lý: tập trung cho vay các KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB

có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển, để dễ dàng tiếp cận và phục vụ KH một cách trọn gói,thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình KH vay

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm KH, theo cấp phê duyệt,

độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khácnhau

Trang 23

Nhóm tiêu chí kiểm soát bao gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn và loại tiền vay, kênh phân

phối

- Sản phẩm tín dụng: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm như mục

đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, KH mục tiêu,…và cácchính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị RRTD của ACB tại từngthời kỳ

- Kỳ hạn và loại tiền: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào chính sách quản lý thanh

khoản và quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ

- Kênh phân phối: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào năng lực cán bộ, năng lực quản

lý rủi ro tín dụng

Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong4 nhóm sau:

- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt)

và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “khôngcấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”

Nếu xét theo phân nhóm KH

- Tổng dư nợ cho vay của nhóm “hạn chế cấp tín dụng” trên tổng dư nợ cho vay của ACB

Trang 24

- Tổng dư nợ cho vay của nhóm “không cấp tín dụng” trên tổng dư nợ cho vay của ACBchiếm tối đa 5% và giảm dần về 0% hoặc chuyển sang nhóm “cấp tín dụng bình thường” vànhóm “hạn chế cấp tín dụng”

- Tổng dư nợ cho vay của nhóm “chấm dứt cấp tín dụng” trên tổng dư nợ cho vay củaACB chiếm 0%

Xét theo loại hình vay: Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của ACB

chiếm tối đa 10%, trong đó DN chiếm tối đa 8%, cá nhân chiếm tối đa 2%

Quy mô khoản vay

- Tổng dư nợ cho vay của KHDN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp tín dụngbình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối KHDN

- Tổng dư nợ cho vay của KHCN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc cấp tín dụng bìnhthường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối KHCN

- Tổng dư nợ của 1,5% số lượng KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 50% tổng dư nợ

và 10 KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay của ACB

2.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng của ACB khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụthể cho từng chức danh Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâucuối cùng là cấp tín dụng cho khách hàng được vận hành một cách có hiệu quả Đồng thời giúpgiảm thiểu được các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại ACB

Bảng 2:Quy trình tín dụng hiện nay tại ACB

RA/PFC/ CA

Trang 25

- Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

-A/A-RA/PFC/ CA

- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền

và giải ngân

- LDO-CSR tiền vay

(Nguồn: Tham khảo từ quy trình tín dụng của ACB) Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi KH có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với

ACB trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ được hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy

tờ, hồ sơ cần thiết Việc này được thực hiện bởi nhân viên quan hệ khách hàng (RA) đối vớiKHDN hoặc nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)/ nhân viên phân tích tín dụng (CA) đốivới KHCN

Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ KH, nhân viên

PFC/CA sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) - tại Công

ty định giá địa ốc Á Châu – hoặc định giá tài sản thế chấp tại chi nhánh nếu nằm trong hạn mứccho phép, để định giá tài sản thế chấp, cầm cố Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sảnsau khi đã thẩm định TSĐB Và nhân viên RA/CA cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về

tư cách và khả năng tài chính của KH bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sửvay của KH kể cả với tổ chức tín dụng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng củaNHNN (CIC) để đánh giá uy tín của KH, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của KH thôngqua các số liệu trên các báo cáo tài chính do KH cung cấp

Trang 26

Quyết định cho vay và thông báo cho KH: Sau khi hoàn tất tất cả các thủ tục, nhân viên

CA/ RA sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ Nhân viên dịch vụ khách hàngtín dụng (CSR tiền vay) sẽ là người thông báo bằng văn bản cho KH kết quả xét duyệt này

Hoàn tất thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng, giải ngân

Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp,cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định

CSR tiền vay lập hợp đồng tín dụng, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đã được phêduyệt, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân Tạo tài khoản vay và giải ngân khi KH có nhucầu Sau đó, lưu trữ hồ sơ theo quy định

Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ

Sau khi đã giải ngân cho KH, CA/ RA/ PFC / CSR tiền vay sẽ thường xuyên theo dõi tìnhhình trả nợ, kỳ hạn nợ của KH thông qua màn hình TCBS CA/RA/PFC thường xuyên kiểm tratình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khicho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn Nếu phát hiện KH sửdụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thường thì phải báo cáo và đề xuất hướng xử lýphù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt

Cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi, tùy theo nhu cầu của KH và tùy vào

những quy định của ACB

Ta thấy quy trình cho vay của ACB rất chặt chẽ, một khoản vay được cấp phải trải quamột quá trình rất tỷ mỷ với sự tham gia của nhiều nhân viên tín dụng và các phòng ban nhắmgiảm thiểu RRTD đến mức tối đa, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng

2.1.4 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay.Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người

mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo đảm

Trang 27

tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng Do

đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổnthất khi rủi ro xảy ra

Theo đó, quy định này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành định giá TSĐB tiền vay,các loại giấy tờ cần thiết đối với từng loại tài sản, cách thức thực hiện một cách hợp pháp, hợp

lệ khi tiến hành các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong việc cầm cốthế chấp tài sản, tỷ lệ thế chấp của từng loạitài sản

2.1.5 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc điều hành lãi suất cho vay

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, dẫn đến tình hìnhhoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề, và mộtkhi khách hàng vay gặp khó khăn trong kinh doanh thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng khôngnhỏ, như vậy nguy cơ phát sinh nợ quá hạn sẽ tăng cao do khách hàng kinh doanh không cóhiệu quả, không có khả năng trả nợ Vì vậy, để tạo điều kiện cho khách hàng giảm bớt áp lực

về chi phí lãi vay trong điều kiện khó khăn như hiện nay, ACB đã có những chính sách lãi suất

hỗ trợ kịp thời và phù hợp với chỉ đạo của NHNN cũng như của ACB Thực tế cho thấy chínhsách lãi suất là một trong những công cụ cần thiết trong QTRRTD nhằm có những giải phápcan thiệp kịp thời để hạn chế tối đa RRTD xảy ra

2.1.6 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua công tác quản lý và xử lý nợ xấu

- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong quá trìnhthực hiện công việc quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh

- Bảo đảm quá trình quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảolãnh diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chấtlượng tín dụng

- Phản ánh đúng thực trạng tín dụng, đảm bảo quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạntrả nợ và gia hạn bảo lãnh đúng bản chất khoản nợ, nguồn thanh toán khoản nợ

Trang 28

2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB

Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB cũng như hệ thống xếp hạngtín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor đều nhằmđánh giá về RRTD tại ngân hàng Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiệnkhác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụngnội bộ của ACB so với các tổ chức xếp hạng quốc tế

Hộ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB được xây dựng cụ thể riêng cho 03 nhóm đối

tượng khách hàng: khách hàng doanh nghiệp; khách hàng cá nhân, hộ gia đình; khách hàng là

tổ chức tín dụng

2.2.1 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp ệp

Quy trình chấm điểm tín dụng gồm có 6 bước

Bước 1: Xác định thông tin khách hàng

- Nhập thông tin khách hàng: Xác định KH thuộc ngành nghề kinh doanh nào và là KHmới hay KH cũ cúa ngân hàng Việc xác định ngành nghề kinh doanh của KH dựa vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh chính của KH (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục củaKH).Trường hợp KH kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu trên 50%,ACB sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.Trong trường hợp khôngxác định được ngành nghề kinh doanh của KHDNtheo các cách trên thì có thể phân loại KHvào ngành nghề có bộ chỉ tiêu khắt khe hơn theo quan điểm rủi ro

- Phạm vi: Bao gồm 26 ngành kinh tế

Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp

- Việc xác định quy mô KH tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang hoạt động

Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao động bình quân; Doanh thu thuẩn; Nguồn vốn chủ sở hữu vàTổng tài sản.

Trang 29

- Mỗi chỉ tiêu xác định quy mô của KH được tính trên thang điểm lừ 1 đến 8, dựa vào đó

sẽ tiến hành chấm điểm cho từng chỉ tiêu và tổng hợp điểm

- ACB xếp DN vào một trong 4 nhóm quy mô: lớn, trung bình, nhỏ và rất nhỏ.

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp

Có 3 loại hình sỡ hữu của KHDN: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đâu tưnuớc ngoài và doanh nghiệp khác (bao gồm: Công ty TNHH, CP, DNTN Với mỗi loại KH,ACB có những quy định riêng về cách chấm điểm cho từng đối tượng

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (áp dụng cho các KH có BCTC)

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng quaviệc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: gồm 2 chỉ tiêu là khả năng thanh toán và khả năng thanh

toán nhanh

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động: gồm 3 chỉ tiêu là luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung

bình và Doanh thu/Tổng tài sản

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ: gồm 2 chỉ tiêu là Nợ phải trả/Tảng tài sản và Nợ phải trả/Tổng

vốn chủ sở hữu

- Nhóm chỉ tiêu thu nhập: gồm 3 chỉ tiêu Thu nhập truớc thuế/Doanh thu, Thu nhập trước

thuế/Tổng tài sản và Thu nhập trước thuế/vốn chủ sở hữu

Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanhnghiệp

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Trang 30

Việc đưa ra và sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính nào là hoàn toàn không đơn giản, bởi lẽcác chỉ tiêu được sử dụng phải là những chỉ tiêu có thể nhận biết hoặc dự đoán nhưng cũngphải bao trùm và tổng hợp hết các mặt của DN, ở đây, ACB đưa ra các tiêu chí để dựa vào đó,các cán bộ có thể tiến hành tìm hiểu, đánh giá, chấm điểm và xếp hạng DN

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng

- Khách hàng chưa có BCTC, gồm 5 nhóm chỉ tiêu

+ Sự hỗ trợ của thành viên góp vốn/Ban điều hành đến hoạt động của Cty

+ Hiệu quả của phương án kinh doanh

+ Rủi ro từ yếu tố tài chính – Nguồn trả nợ

+ Uy tín trong quan hệ ACB và các TCTD khác

+ Tính ổn định của môi trường kinh doanh/rủi ro ngành

- Khách hàng có BCTC

Đối với DN có quy mô lớn, trung bình và nhỏ:ACB đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá

- Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ của doanh nghiệp:đánh giá khả năng trả nợ, phương án

kinh doanh

- Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp: đánh giá hiệu

quả, tính ổn định trong hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp

- Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín quan hệ với

TCTD (bao gồm ACB và các TCTD khác)

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trường kinh doanh.

Trang 31

- Nhóm chỉ tiêu các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh giá tính ổn

định của thị trường đầu vào, đâu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối với DN có quy mô rất nhỏACB cũng đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá như sau

- Nhóm chỉ tiêu khả năng quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp: đánh giá trình độ,

kinh nghiệm quán lý của chủ doanh nghiệp

- Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín quan hệ với

TCTD (bao gồm ACB và các TCTD khác)

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trường kinh doanh.

- Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ dựa trên dòng tiền thực tế của doanh nghiệp: đánh giá

khả năng trả nợ, phương án kinh doanh

- Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cùa doanh nghiệp: đánh giá tính ổn

định của thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Sau khi tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ xếp hạng sẽtiến hành tổng hợp điểm của khách hàng cho cả 2 chỉ tiêu trên Thông tin về các chỉ tiêu phi tàichính được xem xét nhiều hơn do vậy có trọng số cao hơn Trên cơ sở đó, ngân hàng sétiếnhành xếp hạng doanh nghiệp vào từng nhóm KH cụ thể

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêuthay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp

Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loạicủa khoản vay theo bảng dưới đây:

Trang 32

Bảng 3: Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp Xếp hạng Điểm Phân loại nợ Ý nghĩa

AAA 95-100 Đủ tiêu chuẩn Đây là mức xếp hạngcao nhất Khả

nănghoàn trả khoản vaycủa KH đượcxếp hạng này là đặc biệt tốt

AA 85-95 Đủ tiêu chuẩn KH được xếphạng này có năng lựctrả

nợ không kémnhiều so với KH được xếp hạng cao nhất Khả nănghoàn trả khoản nợ của KH được xếphạng này

là rất tốt

A 72-85 Đủ tiêu chuẩn KH được xếp hạng này có thể có

nhiều khả năng chịu tác động tiêu cựccủa các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các KH được xếp hạng cao hơn Tuy nhiên khả năng trả

nợ vẫn được đánh giá là tốtBBB 70 – 72 Cần chú ý KH xếp hạng này có các chỉ số cho

thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi lớn các yếu tố bên ngoài có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ của KH

BB 65-70 Cần chú ý KH xếp hạng này ít có nguy cơ mất

khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D Tuy nhiên, các KH này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ KH

B 59-65 Cần chú ý KH xếp hạng này có nhiều nguy cơ

mất khả năng trả nợ hơn các KH nhóm BB Tuy nhiên, hiện thời KH vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay Các điều kiện kinh doanh, tài chính vàkinh tế thay đổi xấu đi có khả năng

Trang 33

ảnh hưởng đếnkhả năng hoặc thiện chí trả nợ của KH

chuẩn

KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của KH phụ thuộc vào độ thuậnlợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế Trong trường hợp cócác yếu tố bất lợi xảy ra, có khả năng không trả được một phần vốn và lãi vay

chuẩn

KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ, có khả năng không trả được một phần vốn và lãi vay

C 45-53 Nghi ngờ KH xếp hạng này trong trường hợp đã

thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc

có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn đang được duy trì;

có khả năng không trả được hoàn toànvốn gốc

mất vốn

KH xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho

KH mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến

(Nguồn: Chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp ACB)

Ngoài ra ACB còn tiến hành chấm điểm tài sản đảm bảo đối với KHDN do ACB đánh giárủi ro của TSBĐ không cao, coi TSBĐ vẫn còn là một nguồn trả nợ thay thế chấp nhận đượctrong việc cấp tín dụng cho KHDN, phân TCBĐ thành các cấp: mạnh, trung bình và thấp ACBtiến hành xây dựng ma trận kết hợp giữa xếp hạng tín dụng với cấp của TSBĐ hình thành nênviệc XHTD xét duyệt

Đối với khách hàng doanh nghiệp không thuộc nhóm được chấm điểm tín dụng bao gồm

các đối tượng sau:

Trang 34

- Khách hàng có mức cấp tín dụng được đảm bảo bằng giấy tờ có giá do ACB phát hànhgồm: sổ tiết kiệm; số dư tiền gửi (bằng Việt Nam đồng, vàng, ngoại tệ); giấy tờ có giá và tráiphiêu.

- Khách hàng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật

- Khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày

Kết quả đạt được của hệ thống XHTD nội bộdành cho DNcủa ACB

Hệ thống XHTD doanh nghiệp đã phân ra được hai mô hình phục vụ cho xét duyệt vàphân loại nợ Kết quả từ hai mô hình này phục vụ cho hai mục đích khác nhau trong quá trìnhhoạt động nhằm hướng đến một mục tiêu là giảm thiểu rủi ro tín dụng

Kết quả XHTD xét duyệt giúp công tác xét duyệt cho vay được nhanh chóng, chính xác Kết quả XHTD phân loại nợ dùng để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM.Quản lý được chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách KH Hạng của KH sẽ là căn cứ

để ngân hàng áp dụng các chính sách ưu đãi khác nhau sau khi được phê duyệt cấp tín dụng

KH có kết quả xếp loại A sẽ được ưu đãi về lãi suất, phí và được phục vụ như khách hàng VIP

2.2.2 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho cá nhân

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của ACB phân loại khách hàng cánhân thành 2 nhóm:

- Khách hàng vay vốn để tiêu dùng

- Khách hàng vay để kinh doanh/ đầu tư

Với mục tiêu tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam, ACB đã tiếptục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng các nhân, với mục tiêu đặt ra đó là:

Trang 35

- Mục đích chấm điểm đối với khách hàng cá nhân vay là đánh giá và phân loại rủi ro đối

với khách hàng vay vốn tại ACB theođịnh kì tối thiểu 3 tháng.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng phản ánh được mức độ rủi

ro của hồ sơ tín dụng, trên cơ sở đó ra quyết định phê duyệt tín dụng chính xác hơn

- Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân sau điều chỉnh có thể được đưa vào áp dụng chínhthức như một phần của quy trình công việc thẩm định và phân tích tín dụng cá nhân tại ACBnhằm giúp khả năng đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay tốt hơn

2.2.1.1 Chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh dựa trên việc đánh giá xếp loại rủi

ro của cá nhân kinh doanh Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá có 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80 và100

Việc xếp loại rủi ro của cá nhân kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm chỉ tiêu thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh

- Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh, bao gồm:

+ Tổng quan về hoạt động kinh doanh

+ Quan hệ với ACB và các TCTD khác

- Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích

bổ sung vốn lưu động); hoặc nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư (cho cá nhân kinh doanh vayvốn cho mục đích đầu tư trung dài hạn), bao gồm:

+ Các yếu tố nội tại của phương án

+ Thị trường đầu vào, đầu ra và các yếu tố tác động đến phương án

+ Kết quả của phương án kinh doanh

Trang 36

+ Nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư

Bảng 4: Tỷ trọng điểm của 3 nhóm chỉ tiêu

1 Thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh 10%

2 Thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh 55%

(Nguồn: Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân ACB)

Tham khảo Bảng 5: Thông số chấm điểm cá nhân kinh doanh (phụ lục 1)

2.2.2.2 Chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tiêu dùng

- Việc đánh giá sẽ được thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro

KH, mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80 và 100

- Xếp hạng rủi ro khách hàng cá nhân tiêu dùng theo 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Nhóm chỉ tiêu về nhân thân

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ, bao gồm:

Khả năng tài chính của người đi vay

Mối quan hệ của người đi vay với ACB và các TCTD khác

- Trong đó, nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỷ trọng 40% và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỷ trọng 60% trong tổng điểm xếp loại rủi ro

Trang 37

70-75 BBB Nợ cần chú ý

(Nguồn: Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân ACB)

2.2.3 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho TCTD

ACB không chấm điểm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài Trong trường hợp này,ACB sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập đối với ngân hàngmẹ

ACB thực hiện đánh giá và chấm điểm khách hàng qua các tiêu chí sau:

Bộ chỉ tiêu tài chính

- Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản: đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của

TCTD

- Nhóm chỉ tiêu mức độ an toàn vốn: đánh giá mức độ phù hợp của vốn của TCTD.

- Nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản: đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục tài sản của

TCTD và khả năng bù đắp các tổn thất nếu rủi ro xảy ra đối với TCTD

- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: đánh giá hiệu quá hoạt động củaTCTD.

Bộ chỉ tiêu phi tài chính

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh: đánh giá mức độ thuận lợi và khó khăn

của môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động của TCTD

Trang 38

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố khác: đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn

vay/tài trợ/ủy thác trên thị trường, triển vọng phát triển của TCTD, mức độ tuân thủ các quyđịnh pháp luật

- Nhóm chỉ tiêu mức độ bền vững của sự phát triển kinh doanh: đánh giá môi trường kinh

doanh của ngành

- Nhóm chỉ tiêu năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh cùa TCTD:

đánh giá một cách tổng thể khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo TCTD cũng như kếtquả hoạt động chung của TCTD

2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tại ACB

ACB phân loại các khoản vay theo nhiều hình thức khác nhau: Theo loại hình cho vay;Theo ngành nghề kinh doanh; Theo loại hình tiền tệ; Theo khu vực địa lý; Theo đối tượngkhách hàng và theo loại hình doanh nghiệp; Theo thời hạn

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu xin được phân tích dấu hiệu rủi ro

tín dụng của danh mục cho vay thuộc ngân hàng ACB theo thời hạn cho vay.

Theo thời hạn cho vay, các khoản vay được phân loại thành: Khoản cho vay ngắn hạn làkhoản cho vay có kỳ hạn dưới 1 năm; các khoản cho vay trung hạn có kỳ hạn từ 1 năm đến 5năm và các khoản vay dài hạn có kỳ hạn trên 5 năm kể từ ngày giải ngân

Bảng 7: Dư nợ cho vay của ACB theo thời hạn.

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013, 2012)

Bảng 8: Lãi suất năm thực tế tại thời điểm cuối năm

31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011

Trang 39

(%/năm) (%/năm) (%/năm)

Các khoản cho vay bằng VNĐ

- Trung hạn 0,00 - 23,2 0,00 - 24,20 0,00 - 30,00

- Dài hạn 0,72%- 22,48 1,65 - 25,14 2,15 - 26,50

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013, 2012)

2.3.1 Rủi ro tín dụng của các khoản cho vay ngắn hạn

Các khoản vay ngắn hạn tại ACB bao gồm:Vay bổ sung vốn lưu động; Vay bổ sung vốn

lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản; Vay chăm sóc cà phê; Vay vốn bổsung chăm sóc cao su; Vay vốn lưu động phục vụ trồng lúa; Vay đầu tư kinh doanh chứngkhoán; Các khoản vay khác như: vay cầm cố thẻ tiết kiệm, vay nhập khẩu nông sản, vay sảnxuất kinh doanh trong nước (KHDN), Tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, cho vay đầu tư(KHDN)

Về mặt lý thuyết các dấu hiệu RRTD liên quan đến các khoản vay thường là:

- Hồ sơ cho vay thiếu chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ bị nghi ngờ

- Giá trị thực tế của tài sản đảm bảo thấp

- Kế hoạch trả nợ và nguồn trả nợ không hợp lý

- Nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn

- Giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào, đầu ra của sản phẩm màkhoản vay đó đầu tư

- Tỷ giá ngoại hối tang làm ảnh hưởng tới các hợp đồng tài trợ xuất nhập khẩu

Một số dấu hiệu nhận biết RRTD trên thực tế đang xảy ra đối với các sản phẩm cho vay ngắn hạn của ACB:

+ Vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản

Trang 40

Hiện nay giá BĐS đang có chiều hướng giảm, nhà ở xã hội ngày càng nhiều, làm cho giáthị trường của TSĐB có chiều hướng giảm dần Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận củangân hàng.

+ Đối với cho vay chăm sóc cà phê

Chương trình vay chăm sóc cà phê nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho KH là cá nhân, hộ giađình người Việt Nam có nhu cầu vốn để chăm sóc cây cà phê (gồm các chi phí: phân bón, tướitiêu, thuốc trừ sâu, nhân công, nông cụ, …)

Tuy nhiên giá cà phê đang có xu hướng biến động giảm dần, tình tình xuất khẩu cà phê ranước ngoài cũng đang gặp khó khăn hơn Do đó nguồn thu gốc và lãi của ngân hàng ACB cóthể gặp khó khăn

+ Đối với cho vay vốn lưu động phục vụ trồng lúa và cho vay nhập khẩu nông sản

Mặc dù ACB mới triển khai chương trình hỗ trợ cho vay mua gạo, nhưng dư nợ của mảngnày đã vượt 400 tỉ đồng Hiện nay, ngoài việc hỗ trợ vốn cho DN xuất khẩu mua gạo dự trữ,ACB cũng hỗ trợ cho một số KH đặc biệt trong lĩnh vực nông thủy sản Đây là cơ hội để ACBgiành thêm thị phần

Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản như gạo, tiêu, điều trở thành sản phẩm xuất khẩuchiến lược của Việt Nam Tuy nhiên, những năm qua giá cả nông sản biến động mạnh, việc chovay mua nông sản dự trữ, kể cả khi DN chưa có hợp đồng xuất khẩu là khá rủi ro trong quátrình triển khai tín dụng Mặt khác, DN mua nông sản chủ yếu là mua hàng trôi nổi trong dân,không có hóa đơn chứng từ, do vậy giả sử DN khai khống số liệu để tăng tỷ lệ được vay, nếungân hàng không có hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ hết sức nguy hiểm Chưa kể đối với cácngành hàng nông sản chịu ảnh hưởng không chỉ ở các yếu tố cung cầu thông thường mà cả yếu

tố thời tiết, nếu NH dự báo sai, mùa màng thất bát, giá xuất khẩu giảm thì rủi ro từ các khoảncho vay trên là rất cao

+ Đối vs các khoản vay tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu

Ngày đăng: 30/06/2015, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w