Chủ đề Thuế trong tổ chức tín dụng và điện lực

19 296 0
Chủ đề Thuế trong tổ chức tín dụng và điện lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối tượng không chịu thuế GTGT đối với lĩnh vực thuế được quy định là hoạt động cho vay vốn, cho thuê tài chính của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư và hoạt động chuyển nhượng vốn theo pháp luật, kinh doanh ngoại tệ. Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật có hoạt động kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là đối tượng phải kê khai, nộp thuế GTGT.Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh độc lập phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở (địa phương nêu trong Thông tư này được xác định là tỉnh, thành phố)

TỔ CHỨC TÍN DỤNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI I- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT 1) Đối tượng chịu thuế GTGT là các hoạt động kinh doanh như sau: - Dịch vụ tín dụng ngân hàng và ngân quỹ bao gồm: + Mở tài khoản + Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá trị khác (bao gồm cả tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá trị). + Dịch vụ bảo lãnh có thu phí (bao gồm cả bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác). + Dịch vụ thanh toán gồm: *) Cung ứng các phương tiện thanh toán *) Thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng *) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế *) Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ, chuyển tiền, kiều hối *) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác + Nghiệp vụ ủy thác và đại lý dưới hình thức: ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động ngân hàng, kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. + Các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng như bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá; cho thuê tủ két; cầm đồ. + Các hoạt động dịch vụ khác - Kinh doanh vàng bạc đá quý; 2) Đối tượng không chịu thuế GTGT đối với lĩnh vực thuế được quy định là hoạt động cho vay vốn, cho thuê tài chính của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư và hoạt động chuyển nhượng vốn theo pháp luật, kinh doanh ngoại tệ. 3) Đối tượng nộp thuế GTGT: là các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tín dụng ngân hàng phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động tương tự, sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng. II- PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG: 1. Phương pháp khấu trừ thuế: Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng (trừ kinh doanh mua, bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý ). Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra (1) - Tthuế GTGT đầu vào được khấu trừ (2) Trong đó: (1) Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá tính thuế nhân (x) với thuế suất thuế GTGT 10%. Giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế được ghi trên hoá đơn GTGT. Các tổ chức tín dụng khi cung ứng dịch vụ phải xuất hoá đơn GTGT ghi rõ giá dịch vụ chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp trong tháng có phát sinh dịch vụ nhiều lần cho một khách hàng thì lập bảng kê theo dõi để cuối tháng xuất một hóa đơn GTGT. (2) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT đầu vào được xác định trên các hoá đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được tổng hợp kê khai tính khấu trừ ngay trong tháng đó. Đối với đơn vị có doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (doanh thu dịch vụ ngân hàng) và doanh thu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (doanh thu thu lãi) đơn vị phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động chịu thuế để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp đơn vị không hạch toán riêng được thì áp dụng phương pháp phân bổ thuế đầu vào theo tỷ lệ trên tổng doanh thu. Tổng doanh thu bao gồm doanh thu của dịch vụ ngân hàng, doanh thu thu lãi tiền vay, tiền gửi và chênh lệch của hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý. Ví dụ 1: Ngân hàng thương mại A trong kỳ tính thuế có các số liệu sau: - Thu lãi tiền vay, tiền gửi (doanh thu dịch vụ không chịu thuế) 17.000 tr.đồng - Chênh lệch mua bán ngoại tệ, vàng bạc (doanh thu này không chịu thuế theo phương pháp khấu trừ) 1.000 tr.đồng - Thu dịch vụ ngân hàng (doanh thu dịch vụ chịu thuế) 2.000 tr.đồng - Thuế GTGT đầu ra của dịch vụ Ngân hàng (10%) 200 tr.đồng - Thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế: 1.800 tr.đồng Giả định Ngân hàng không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào của hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế. Theo quy định trên ta có: Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của hoạt động chịu thuế được tính như sau: +) Xác định tỷ lệ doanh số dịch vụ chịu thuế GTGT trên tổng doanh số dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế: 2.000 tr.đồng x 100 = 10% (17.000 tr.đ + 1.000 tr.đ + 2.000 tr.đ) +) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 1.800 tr.đ x 10% = 180 tr. đ +) Thuế GTGT phải nộp của dịch vụ ngân hàng là: 200 tr.đ - 180 tr.đ = 20 tr.đ Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định mua vào trong kỳ hạch toán riêng được một phần dùng cho dịch vụ chịu thuế, một phần dùng cho dịch vụ không chịu thuế, phần thuế GTGT đầu vào còn lại sử dụng chung cho dịch vụ chịu thuế và dịch vụ không chịu thuế thì số thuế GTGT đầu vào đối với dịch vụ chịu thuế được xác định bằng số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng trực tiếp cho hoạt động dịch vụ chịu thuế cộng (+) số thuế đầu vào sử dụng chung được phân bổ như trường hợp nêu trên. Ví dụ 2: Tiếp theo ví dụ 1, giả định trong tổng số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào là 1.800 tr.đ, ngân hàng hạch toán riêng được như sau: - Dùng cho dịch vụ chịu thuế là: 20 tr.đồng. - Dùng cho dịch vụ không chịu thuế là: 100 tr.đồng. - Dùng chung cho 2 dịch vụ trên là: 1.680 tr.đồng. Theo quy định trên thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế phải nộp của dịch vụ ngân hàng xác định được: +) Thuế GTGT hạch toán riêng cho dịch vụ chịu thuế là: 20 tr.đồng +) Thuế GTGT phần hạch toán chung phân bổ cho dịch vụ chịu thuế: 1.680 tr.đ x 10% = 168 tr.đồng +) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của dịch vụ chịu thuế: 168 tr.đ + 20 tr.đ = 188 tr.đồng +) Thuế GTGT phải nộp của dịch vụ ngân hàng: 200 tr.đ - 188 tr.đ = 12 tr.đ 2- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Phương pháp này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ; vàng, bạc, đá quý. Đối với các tổ chức tín dụng vừa có hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng, vừa kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các hàng hóa dịch vụ khác, thì phải tính riêng thuế GTGT phải nộp đối với kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Thuế GTGT phải nộp đối với kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ được xác định bằng (=) giá trị gia tăng nhân (x) thuế suất Trong đó: Giá trị gia tăng = Doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý (A) - Doanh số mua vào tương ứng của vàng, bạc, đá quý bán ra (B) - Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý là 20% a) Đối với kinh doanh vàng, bạc, đá quý : Hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý là hoạt động mua và bán vàng, bạc, đá quý . Cơ sở phải kê khai tính thuế riêng hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý bằng = (A) - (B), trong đó: (A): Doanh số bán ra là tổng số tiền tính bằng đồng Việt Nam thu được từ bán vàng, bạc, đá quý . (B) Doanh số mua = Số vàng, bạc, đá quý bán x Tỷ giá mua thực tế bình quân vào tương ứng (1) Số dư mua vàng, bạc, đá quý đầu kỳ + Doanh số mua vào trong kỳ (1) = Số vàng, bạc, đá quý đầu kỳ + Số vàng, bạc, đá quý mua trong kỳ Hàng tháng các đơn vị phải mở sổ sách hạch toán chi tiết giá mua, bán thực tế, lượng mua, bán của từng loại vàng, bạc, đá quý . Trường hợp bán trước vàng, bạc, đá quý thì khi xác định doanh số mua vào tương ứng căn cứ vào tỷ giá mua thực tế bình quân của tháng đó, nếu trong tháng không có thì lấy giá thực tế bình quân tháng trước. Trường hợp chênh lệch giữa doanh số bán vàng, bạc, đá quý với doanh số mua vào tương ứng là số âm thì được chuyển chênh lệch âm sang tháng sau để trừ vào giá trị gia tăng tháng sau. Việc bù trừ chỉ được áp dụng đối với các tháng trong cùng một năm (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính đã cho phép). Ví dụ: Trong kỳ tính thuế ở một ngân hàng có kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý (giả định hạch toán được riêng hoạt động này) - Tồn quỹ 10 cây vàng = 400 tr.đ - Mua trong kỳ 20 cây = 700 tr.đ - Bán trong kỳ 25 cây thu bằng tiền Việt nam = 930 trđ Xác định thuế GTGT phải nộp như sau: - Ngân hàng có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp FIFO, LIFO, bình quân gia quyền. Trong trường hợp tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền: Giá mua vào = (400+700)/30 * 25= 917 tr - Thuế giá trị gia tăng = ( 930-917) * 20% = 2.6 tr III - ĐĂNG KÝ KÊ KHAI NỘP THUẾ GTGT: Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật có hoạt động kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là đối tượng phải kê khai, nộp thuế GTGT, cụ thể như sau: 1. Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh độc lập phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở (địa phương nêu trong Thông tư này được xác định là tỉnh, thành phố). 2. Trường hợp các tổ chức tín dụng nêu trên mở các chi nhánh; đơn vị phụ thuộc tại các tỉnh, thành phố thì các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc này phải kê khai, nộp thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở. Các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng tại các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT chung cho các đơn vị phụ thuộc cấp dưới (như các quầy giao dịch, phòng giao dịch ). Ví dụ: Tổ chức tín dụng X có 3 chi nhánh A,B,C ở tỉnh Y thì 3 chi nhánh này là đối tượng phải kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Y. Nếu chi nhánh A mở tiếp các đơn vị phụ thuộc a, b, c thì a, b, c chỉ có nghĩa vụ lập bảng kê thuế đầu ra, thuế đầu vào gửi về chi nhánh A và chi nhánh A phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT chung cho toàn bộ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ (bao gồm cả các đơn vị a, b, c) Các đối tượng phải kê khai nộp thuế GTGT nêu tại Thông tư này chịu trách nhiệm kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế do cơ sở kinh doanh theo các mẫu số 1/TD, 1a, 1b, 1c kèm theo Thông tư này. Tại các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng nếu có các đơn vị phụ thuộc cấp dưới thì các đơn vị này chỉ phải lập các mẫu 1a, 1b, 1c thành 2 bản: 1bản lưu tại đơn vị, 1 bản gửi cho chi nhánh, đơn vị cấp trên chậm nhất là trong năm ngày đầu của tháng tiếp theo. Các tờ khai tại các mẫu số 1/TD, 1a, 1b, 1c nêu trên được lập tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh; đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng hàng tháng và gửi cho cơ quan thuế chậm nhất trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Đối với các chi nhánh; đơn vị phụ thuộc có các đơn vị cấp dưới thì phải lập tờ khai theo các mẫu 1a, 1b, 1c đối với hàng hoá, dịch vụ tại chi nhánh và tổng hợp các đơn vị phụ thuộc cấp dưới để lập tờ khai theo theo mẫu số 1/TD. IV- HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ: Hoá đơn chứng từ mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 4 – điều 11/ 156/2013/TT-BTC. 2. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng: Khi thu phí dịch vụ, đơn vị phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Trường hợp sử dụng các chứng từ thanh toán như hiện hành nếu bổ sung thêm nội dung mã số thuế, số tiền phí dịch vụ, thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán thì cũng được coi là hoá đơn GTGT. 3. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư 156/2013/TT-BTC. Cách làm tờ khai thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên phầm mềm hỗ trợ kê khai như sau: Cách gọi: Từ menu chức năng “Kê khai/Thuế GTGT” chọn “Tờ khai GTGT trực tiếp (03/GTGT)” khi đó màn hình kê khai sẽ hiển thị ra Bạn nhấn vào nút lệnh “Đồng ý” để hiển thị ra tờ khai GTGT trực tiếp mẫu 03/GTGT. A. Trường hợp khi tờ khai lần đầu Trên form “Chọn kỳ tính thuế” chọn trạng thái tờ khai là Tờ khai lần đầu, sau đó nhấn nút “Đồng ý”, màn hình kê khai hiển thị ra Hướng dẫn nhập dữ liệu trong hệ thống kê khai HTKK 3.1.7: Các chỉ tiêu NSD tự nhập: + Chỉ tiêu [21], [22], [23], [24], [25], [26] kiểu số, không âm Các chỉ tiêu tự tính: + Chỉ tiêu [27] = [21] – [24] + Chỉ tiêu [28] = [22] – [25] + Chỉ tiêu [29] = [23] – [26] + Chỉ tiêu [30] = [27] * 0% + Chỉ tiêu [31] = [28] * 5%, nếu [28] < 0 thì [31] = 0 + Chỉ tiêu [32] = [29] * 10%, nếu [29] < 0 thì [32] = 0 + Chỉ tiêu [33] = [21] + [22] +[23] + Chỉ tiêu [34] = [30] + [31] +[32] B. Trường hợp khi tờ khai bổ sung Nếu chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung” thì trên form “Chọn kỳ tính thuế” Ứng dụng cho phép NSD chọn thêm lần bổ sung và ngày lập tờ khai bổ sung sau đó nhấn nút Đồng ý màn hình kê khai sẽ hiển thị, khi đó trên form nhập dữ liệu sẽ bao gồm 2 sheet “Tờ khai điều chỉnh” và “KHBS” Các chỉ tiêu được đưa lên KHBS gồm: [30], [31], [32] cách lấy dữ liệu tương tự như tờ 01/GTGT TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC Khai thuế, tính thuế, nộp thuế đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm khai thuế, nộp thuế GTGT đối với sản phẩm điện do EVN bán ra tại Cục Thuế địa phương nơi EVN đóng trụ sở chính. EVN thực hiện khai thuế, nộp thuế GTGT như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: 1. Thuế GTGT đầu ra của sản phẩm điện được xác định: Thuế GTGT đầu ra = Sản lượng điện bán ra x Giá bán điện (giá chưa có thuế GTGT) x 10% Hàng tháng căn cứ sản lượng điện bán ra do Công ty mua bán điện xác định và giá bán điện quy định cho từng đối tượng khách hàng, EVN lập hóa đơn bán điện cho các khách hàng mua điện trực tiếp của EVN và lập hóa đơn bán điện đầu nguồn cho các Tổng công ty điện lực. Căn cứ các hóa đơn này EVN lập Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. 2. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của sản phẩm điện là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ và chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài [...]... Khai thuế, tính thuế, nộp thuế đối với các Tổng công ty điện lực 1 Đối với các Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam: - Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Trung, Tổng công ty Điện lực Miền Nam có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế GTGT đối với sản phẩm điện do Cơ quan Tổng công ty bán ra tại Cục Thuế địa phương nơi các Tổng công ty đóng trụ sở chính - Các Công ty điện. .. cho Cơ quan Tổng công ty và các Công ty điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc được tính theo công thức sau: Doanh thu bán điện phát Thuế GTGT đầu vào sinh tại Cơ quan Tổng công Tổng công ty phân bổ cho Cơ quan Tổng công ty hoặc Công ty điện lực tỉnh, thành phố = ty hoặc Công ty điện lực tỉnh, thành phố Tổng doanh thu bán điện Tổng số thuế x GTGT đầu vào phải phân bổ của toàn Tổng công ty Trong đó: -... phân bổ thuế GTGT đầu vào cho Cơ quan Tổng công ty và các Công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty Trường hợp qua kiểm tra, phát hiện số thuế GTGT đầu vào phải phân bổ cho Cơ quan Tổng công ty và các Công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty để khấu trừ khác với số thuế đã phân bổ thì số thuế GTGT đầu vào điều chỉnh theo kết quả kiểm tra được khai tại Cơ quan Tổng công ty Khai thuế, tính thuế, nộp thuế. .. kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng Trường hợp này, Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh thực hiện phân bổ thuế GTGT đầu vào cho các Công ty điện lực quận, huyện trực thuộc theo doanh thu bán điện, Cơ quan Tổng công ty và các Công ty điện lực quận, huyện... trừ do Tổng công ty phân bổ cho Cơ quan Tổng công ty theo doanh thu bán điện Tại các Công ty điện lực tỉnh, thành phố: là số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ dùng cho hoạt động kinh doanh điện phát sinh tại các Công ty điện lực tỉnh, thành phố và thuế đầu vào được khấu trừ do Tổng công ty phân bổ cho Công ty điện lực tỉnh, thành phố theo doanh thu bán điện Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ do Tổng công... Tổng công ty và các Công ty điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc bán ra) trong tháng 01/2011 là 2.500 tỷ đồng Doanh thu bán điện của Công ty Điện lực tỉnh X phát sinh tháng 01/2011 là 300 tỷ đồng Thuế GTGT đầu vào Tổng công ty phân bổ cho Công ty Điện lực tỉnh X tháng 2/2011 là: 300 tỷ đồng 2.500 tỷ đồng x 100 tỷ đồng = 12 tỷ đồng 2 Đối với Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực. .. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế GTGT tập trung đối với sản phẩm điện do Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc bán ra tại Cục Thuế địa phương nơi các Tổng công ty đóng trụ sở chính Thuế GTGT đầu ra: là tổng số thuế GTGT đầu ra ghi trên các hóa đơn GTGT do Cơ quan Tổng công ty bán sản phẩm điện cho các khách hàng và. .. chính b) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của sản phẩm điện tại Cơ quan Tổng công ty và các Công ty điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định như sau: Tại Cơ quan Tổng công ty: Là số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh tại cơ quan Tổng công ty sử dụng riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Cơ quan Tổng công ty và số thuế GTGT đầu vào... bán điện phát sinh tại Cơ quan Tổng công ty hoặc Công ty điện lực tỉnh, thành phố là doanh thu chưa có thuế GTGT của tháng liền trước tháng thực hiện phân bổ thuế GTGT đầu vào - Tổng doanh thu bán điện của toàn Tổng công ty là tổng doanh thu chưa có thuế GTGT phát sinh tại Cơ quan Tổng công ty và các Công ty điện lực tỉnh, thành phố của tháng liền trước tháng thực hiện phân bổ thuế GTGT đầu vào - Tổng... GTGT) x 10% Giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm điện bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT Trường hợp bán điện theo giá lũy tiến của sản lượng điện tiêu thụ thì giá tính thuế GTGT là giá tính theo giá bán lũy tiến Thuế GTGT đầu ra tại Cơ quan Tổng công ty là tổng số thuế GTGT đầu ra ghi trên các hóa đơn GTGT do Cơ quan Tổng công ty bán sản phẩm điện cho các công ty điện lực hạch toán độc lập và bán cho các . cả bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh to n, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác). + Dịch vụ thanh to n gồm: *) Cung ứng các phương tiện thanh to n *) Thực. hiện các dịch vụ thanh to n cho khách hàng *) Thực hiện dịch vụ thanh to n quốc tế *) Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ, chuyển tiền, kiều hối *) Thực hiện các dịch vụ thanh to n khác + Nghiệp. lãi tiền vay, tiền gửi và chênh lệch của hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý. Ví dụ 1: Ngân hàng thương mại A trong kỳ tính thuế có các số liệu sau: - Thu lãi tiền vay, tiền

Ngày đăng: 11/07/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan