1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề kế toán thuế tại singaopre

12 934 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 42,39 KB

Nội dung

GST (Goods and Services Tax) là thuế tiêu thụ rộng rãi áp dụng đối với việc nhập khẩu hàng hoá (thu Hải quan Singapore), cũng như hầu hết các nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ tại Singapore.Singapore sử dụng hệ thống thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chia làm 2 loại (đó là thuế suất thông thường và thuế Suất 0%) với một vài ngoại lệ. GST phát sinh trong 2 trường hợp sau đây. 3.Đăng ký GST tại SingaporeGST là thuế tự đánh giá và các doanh nghiệp được yêu cầu phải tiếp tục đánh giá sự cần thiết phải được đăng ký GST . Đăng ký GST rơi vào hai loại: đăng ký bắt buộc và tự nguyện đăng ký . Theo luật về thuế GST ( thuế hàng hóa và dịch vụ) của Singapore.Nói chung, một người chịu trách nhiệm đăng ký Singapore GST khi tổng lượng thuế mà cá nhân hay một doanh nghiệp phải nộp trong một năm vượt quá 1 triệu đô la Singapore(SGD) hoặc dự kiến sẽ vượt quá 1 triệu đô trong một năm tiếp theo.Những đối tượng đã được nêu trên bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí thuế GST,các đối tượng sau đây có thể tự nguyện đăng kí hoặc không.

CHỦ ĐỀ 4: VẤN ĐỀ KẾ TOÁN THUẾ TẠI SINGAPORE I. Thuế giá trị gia tăng tại singapore. 1. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng tại singapore a. Khái niệm. GST (Goods and Services Tax) là thuế tiêu thụ rộng rãi áp dụng đối với việc nhập khẩu hàng hoá (thu Hải quan Singapore), cũng như hầu hết các nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ tại Singapore. Chính phủ Singapore cho rằng việc ban hành thuế này sẽ đi kèm với việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, qua đó sẽ cân bằng các loại thuế . Singapore thực hiện thuế GST từ ngày 1 tháng 4 năm 1994 với mức thuế suất là 3%,sau đó tăng dần lên 4%,5% và đạt mức 7% năm 2007.Lí do chính để ban hành thuế này là chính phủ muốn tăng khả năng cạnh tranh của Singapore trong khoảng thời gian lâu dài.Singapore đang đối mặt với tình trạng dân số già và thuế GST được giới thiệu như một loại thuế thay thế thuế tiêu thụ trước đây (với việc nhận thức là việc đánh thuế với hàng nhập khẩu là đánh trên giá trị gia tăng nên Singapore đặt tên là GST). b. Hàng hóa dịch vụ chịu thuế Singapore sử dụng hệ thống thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chia làm 2 loại (đó là thuế suất thông thường và thuế Suất 0%) với một vài ngoại lệ. GST phát sinh trong 2 trường hợp sau đây:  Cung cấp hàng hóa dịch vụ chịu thuế được thực hiện tại singapore bởi những cá nhân chịu thuế (người đã đăng ký thuế GST hoặc có trách nhiệm đăng ký thuế GST trừ trường hợp được miễn cụ thể theo pháp luật thuế GST)  Tất cả những hàng hóa nhập khẩu vào singapore (bất kể người nhập khẩu là cá nhân chịu thuế hay không chịu thuế) trừ những trường hợp nhập khẩu được miễn giảm. Những nguồn cung chịu thuế Những nguồn cung không chịu thuế Những nguồn cung tỷ lệ đạt chuẩn (7% GST) Những nguồn cung chịu thuế suất 0% (0% GST) Được miễn thuế Out-Of-Scope Supplies Không thuộc phạm vi chịu thuế Goods Hàng hóa Áp dụng với hầu hết hàng hóa và dịch vụ bán ở trong nước. Xuất khẩu hàng hóa. bán và cho thuê nhà ở Nhập khẩu và cung cấp trong nước về đầu tư kim loại quý • Hàng hóa được phân phối từ nước này sang nước khác không tiêu thụ ở trong nước • Giao dịch cá nhân. Services Hầu hết các dịch vụ được cung cấp ở trong nước E.g. cung cấp các dịch vụ spa cho khách hàng ở Singapore Dịch vụ được xếp vào loại dịch vụ quốc tế. E.g. vé máy bay từ Singapore đi Thái lan (international transportation service) Hầu hết các dịch vụ tài chính E.g. Phát hành chứng khoán nợ Nguồn: www.iras.gov.sg 2. So sánh thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và Singapore Chỉ tiêu Thuế GTGT việt nam Thuế GTGT Singapore Thuế Suất 3 mức thuế suất: Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, 2 mức thuế suất: Mức thuế suất 0%: đối với dịch vụ quốc tế, hàng hoá xuất khẩu Mức thuế suất 7%: các hàng hoá dịch vụ còn lại trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây: Nước sạch;sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, sách, sản phẩm thủ công, đường, mủ cao su - Mức thuế suất 10%: Các hàng hoá, dịch vụ còn lại Đối tượng không chịu thuế Theo điều 4/TT219- Gồm 26 mục. 1. Xã hội, lệ phí đăng ký câu lạc bộ giải trí 2. Y tế, bảo hiểm tai nạn 3. Chi phí y tế 4. Lợi ích cung cấp cho các thành viên gia đình của người lao động 5.Mọi giao dịch liên quan đến rút thăm trúng thưởng cá cược, xổ số, máy hoa quả, hay trò chơi may rủi 6. Chi phí phát sinh cho ô tô tư nhân đăng ký 3. Đăng ký GST tại Singapore GST là thuế tự đánh giá và các doanh nghiệp được yêu cầu phải tiếp tục đánh giá sự cần thiết phải được đăng ký GST . Đăng ký GST rơi vào hai loại: đăng ký bắt buộc và tự nguyện đăng ký . Theo luật về thuế GST ( thuế hàng hóa và dịch vụ) của Singapore.Nói chung, một người chịu trách nhiệm đăng ký Singapore GST khi tổng lượng thuế mà cá nhân hay một doanh nghiệp phải nộp trong một năm vượt quá 1 triệu đô la Singapore(SGD) hoặc dự kiến sẽ vượt quá 1 triệu đô trong một năm tiếp theo.Những đối tượng đã được nêu trên bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí thuế GST,các đối tượng sau đây có thể tự nguyện đăng kí hoặc không.  Cá nhân hoặc doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GST  Các cá nhân hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất nếu • Cá nhân hoặc tổ chức đó cư trú tại singapore hoặc có trụ sở kinh doanh tại singapore. • Không làm hoặc không cớ ý định làm cho cơ sở thuộc đối tượng chịu thuế. Một cá nhân hoặc doanh nghiệp khi tự nguyện đăng kí GST thì đối tượng đó ít nhất phải sử dụng đăng kí đó trong vòng hai năm.Đồng thời có thể xin miễn đăng kí GST nếu phần lớn hoặc tất cả các hàng hóa đang kinh doanh của người đó chịu thuế suất 0%.Nếu người đó được miễn đăng kí thuế GST và được miễn nộp thuế nếu không được hoàn thuế có thể yêu cầu bồi thường. II. Thuế thu nhập cá nhân tại singapore 1. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân tại Singapore là một phần trong hai nguồn chính về thuế thu nhập tại Singapore. Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế. Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập đã giảm trừ các khoản chi phí liên quan để tạo ra thu nhập. Mọi cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế TNCN phải kê khai thu nhập của mình với cơ quan thuế trước ngày 15/4 hàng năm. Thuế thu nhập cá nhân không bóp mép giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thuế thu nhập cá nhân không cấu thành trong giá bán ( giá thanh toán) hàng hóa, dịch vụ nên nó không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng háo, dịch vụ. 2. Thu nhập chịu thuế. Nhìn chung quy định về thu nhập chịu thuế ở Singapore là tương đối tương đồng với các quốc gia khác trên thế giới trong đó có phân chia cụ thể như sau:  Thu nhập từ việc làm. + Thu từ tiền lương, tiền thưởng, phí giám đốc, hoa hồng và thu nhập khác. Lưu ý ở phần phí giám đốc thì giám đốc ở đây được xem xét là một nhân viên của công ty. Do đó, phí giám đốc được xem là khoản lợi nhuận từ việc làm và phải chịu thuế theo quy định của Singapore. Phí giám đốc này chịu thuế trong trường hợp giám đốc của một công ty có trụ sở đặt tại Singapore, còn đối với công ty không có trụ sở ở Singapore thì không chịu thuế. + Lợi nhuận từ việc thực hiện bán cổ phần: Thuế sẽ bị đánh trên khoản lãi lợi nhuận phát sinh từ việc thực hiện bán cổ phần của mình ở công ty. + Lợi ích thu được từ trợ cấp thôi việc và lương hưu: Khoản trợ cấp thôi việc là khoản thanh toán được đưa ra bởi người sử dụng lao động để bù đắp cho những người lao động phải mất việc làm. Khoản thanh toán đó và các thanh toán trong các hợp đồng hạn chế thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Khoản phúc lợi hưu trí thì bị đánh thuế trừ trường hợp đặc biệt được miễn theo Luật thuế thu nhập của Singapore. Như: Khoản hưu trí nếu cá nhân nhận được từ các quỹ hưu trí của Chính phủ. + Thu nhập nhận được từ nước ngoài: Khoản thu nhập này bị chịu thuế nếu công việc làm ở nước ngoài khác với công việc mà cá nhân đó làm ở Singapore. Chẳng hạn, bạn là một quản lý bán hàng khu vực làm việc cho một công ty ở Singapore. Bạn được yêu cầu đi công tác nước ngoài thường xuyên để giám sát các hoạt động của các nước trong khu vực thì thu nhập đó của bạn là thu nhập chịu thuế. Khoản thu nhập nhận được ở Singapore thông qua quan hệ đối tác với Singapore cũng thuộc đối tượng chịu thuế trừ trường hợp thu nhập đủ điều kiện được miễn thuế. Khoản thu nhập do cá nhân làm việc bên ngoài Singapore thay mặt cho Chính phủ Singapore.  Thu nhập từ kinh doanh, thương mại, kỹ năng và nghề nghiệp.  Thu từ bất động sản hoặc đầu tư: + Cổ tức: Cổ tức được nhận tại Sigapore bởi bất kỳ cá nhân cư trú tại Sigapore thông qua quan hệ đối tác tại Singapore có thể được miễn thuế nếu điều kiện nhất định được áp dụng trong hợp đồng hợp tác. + Thu từ cho thuê bất động sản + Tiền thu từ bán tài sản, cổ phiếu và các công cụ tài chính Tiền thu từ bán tài sản nói chung là khoản không phải chịu thuế vì nó là một khoản chênh lệch giá. Tuy nhiên, nếu một người kinh doanh buôn bán tài sản thì đây lại là khoản chịu thuế thu nhập cá nhân. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá việc có kinh doanh hay không trong ngành bất động sản: Tần số của các giao dịch, Lý do của việc mua và bán BĐS, Phương tiện tài chính để giữ Tài sản lâu dài, Thời gian nắm giữ. Thu từ cổ phiếu và các công cụ tài chính là khoản thu mang tính cá nhân, phần lợi ích đầu tư của cá nhân nên không chịu thuế… 3. Thuế Suất Thu nhập chịu thuế ($SG) Thuế Suất 1 - 20.000 0 % 20,001 - 30,000 2% 30,001 - 40.000 3,5% 40.001 - 80.000 7% 80.001 - 120.000 11,5% 120,001 - 160,000 15% 160.001 - 200.000 17% 200.001 - 320.000 18% 320.001 + 20% 4. So sánh giữa thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và Singapore Chỉ tiêu Việt Nam Singapore Đối tượng nộp thuế cá nhân cư trú (có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên Tương tự Việt Nam nhưng những khoản thu nhập từ nước ngoài không phải chịu thuế TNCN có mặt tại VN; có nơi ở thường xuyên tại VN bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại VN theo hợp đồng thuê có thời hạn) có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN và cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh trong lãnh thổ VN Thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần được chia làm 7 bậc với mức thuế suất từ 5% đến 35% Mức thuế suất của Singapore đối với cá nhân cư trú với mức từ 2% đến 20%; đối với cá nhân không cư trú thì tính theo tỷ lệ cố định là 15%. Các khoản giảm trừ -Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng -Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. -Đối với khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học -Bản thân cá nhân được quy định phụ thuộc vào lứa tuổi, phân chia cụ thể hơn, phức tạp hơn so với của Việt Nam. < 55 tuổi: 1000 SGD (khoảng 810 USD); từ 55 đến 59 tuổi: 3.000 SGD (khoảng 2430 USD); > 60 tuổi: 4000 SGD (khoảng 2440 USD). -Người phụ thuộc tùy vào từng đối tượng có mức giảm trừ khác nhau -Đối với khoản đóng góp từ thiện, đóng góp cho các quỹ được khấu trừ thuế gấp đôi. -Ngoài ra, ĐTNT còn được giảm trừ những chi phí khác như: Chi phí sinh đẻ và nằm viện (không quá 3000 SGD; chi phí đào tạo không quá 3.500 SGD, chi phí tiền thuê người giúp việc nước ngoài.  Có thể thấy mức thuế suất thu nhập cá nhân tại Singapore là một trong những mức thấp nhất trên thế giới. Đây là điểm đến lý tưởng đối với những người nước ngoài có tham vọng kiếm được mức thu nhập cao nhất. Nghiên cứu với 4.127 người nước ngoài sống và làm việc tại hơn 100 quốc gia khác nhau cho thấy tỷ lệ người nước ngoài làm việc tại Singapore có mức thu nhập trên 200.000 USD/năm cao nhất thế giới, là 45%. Trong khi trung bình trên cả thế giới là 21%  Có thể nêu một ví dụ chứng minh vì sao nhiều người lại thích làm việc tại Singapore như vậy: Một người với mức thu nhập tối thiểu ở Singapore là 2.500 SGD/tháng tương đương với 40 triệu đồng / tháng tính theo tiền Việt Nam, tức là 30.000 SGD (480 triệu)/năm. DO được miễn thuế đối với 20.000 SGD đầu tiên và chịu thuế 2% cho 10.000 SGD tiếp theo, người này chỉ đóng thuế 200 SGD (3,2 triệu đồng/ năm). Giả sử người này về Việt Nam làm việc cho một tập đoàn nước ngoài và cũng được mức lương như thế. Sau khi được “giảm trừ gia cảnh” cho riêng cá nhân mình ở mức 4 triệu đồng/tháng, khoản thu nhập phải chịu thuế còn lại là 432 triệu đồng/năm. Theo biểu thuế suất lũy tiến của Việt Nam thì người này phải nộp số thuế là: 60 x 5% + (120 – 60) x 10% + (216 – 120) x 15% + (348 – 216) x 20% + (432 – 348) x 25% = 70,8 triệu đồng/năm, gấp 22,1 lần so với Singapore. Ví dụ: Một người 30 tuổi cư trú tại Singapore trong năm 2013 có mức thu nhập là 40.000 SGD/năm. Người này có nuôi 1 con nhỏ, trong năm không tham gia từ thiện, không đóng góp bảo hiểm xã hội. Tính thuế thu nhập cá nhân mà người này phải nộp năm 2013. Trả lời: Trước ngày 15/4/2014, người này phải kê khai thu nhập với cơ quan thuế. Khoản được giảm trừ đối với bản thân người này là: 1000 SGD Khoản giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 4.000 SGD Thu nhập tính thuế của người này là: 40.000 – 5.000 = 35.000 SGD Số thuế thu nhập cá nhân mà người đó phải nộp là: 10000 x 2% + 5.000 x 3,5% = 375 SGD III. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 1. Khái niệm. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế 2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore.  Thuế thu nhập doanh nghiệp được đánh thuế theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, tức là tất cả các nguồn thu nhập phát sinh tại Singapore cũng như các nguồn thu nhập phát sinh ở nước ngoài nhưng nhận được ở Singapore đều phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.  Kỳ tính thuế: theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng không quá 12 tháng  Hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp là hệ thống thu thuế 1 tầng: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2003, Singapore đã thông qua hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp một tầng, có nghĩa là không đánh thuế đối với các bên liên quan. Thuế đã nộp của một công ty trên thu nhập chịu thuế của nó là thuế cuối cùng và tất cả cổ tức trả bởi một công ty cho các cổ đông được miễn thuế thêm.  Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore 1997-2000 2001 2002 2003-2004 2005-2006 2007-2009 2010-2014 26% 25,5% 24,5% 22% 20% 18% 17% 3. So sánh thuế thu nhập doanh nghiệp của việt nam và singapore Chỉ tiêu Việt nam Singapore Thuế Suất Mức chung: 22% 17% 20%:TN không quá 20 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 0%: TN dưới 100.000SGD 8,5%: TN từ 100.000 SGD – 300.000SGD Ưu đãi về thuế -10% trong 15 năm: DN mới thành lập thực hiện dư án tại vùng kinh tế khó khăn; hoạt động trong lĩnh vực bảo về môi trường, 30 năm trong cảng biển, công nghệ cao -20% trong 10 năm đối với hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, đầu tư mới tại địa bàn KTXH khó khăn Doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm- - công ty mới thành lập: Miễn thuế 100% cho 100000SGD đầu tiên, với 200000 SGD tiếp theo được miễn thuế 50% cho 3 năm đầu tiên mới thành lập. -Đối với các doanh nghiệp chịu mức thuế suất doanh nghiệp bình thường: Được miễn thuế 75% cho 10000SGD thu nhập chịu thuế đầu tiên và 50% đối với 290000SGD thu nhập chịu thuế tiếp theo. - doanh nghiệp bị lỗ được chuyển lỗ sang năm tiếp theo, không giới hạn về thời gian và được chuyển lỗ trở về trước 1 năm tối đa 100.000 SGD.  Biểu thuế suất của Singapore và một số nước Tên nước 2000 2005 2011 2012 Singapore 26 20 17 17 Phần Lan 29 26 26 24,5 Anh 30 30 26 24 Mỹ 35 35 35 35 Australia 34 30 30 30 Nhật Bản 30 30 30 25,5 Hàn Quốc 28 25 22 22 Trung Quốc 33 33 25 25 Phi-lip-pin 32 32 25 25 Thái Lan 30 30 30 23 Nguồn: www.kpmg.com và tổng hợp từ trang web của Bộ Tài chính các nước. Về cơ bản có hai quan điểm đối với chính sách ưu đãi thuế TNDN: Các nước phát triển phương Tây thường ít áp dụng chính sách ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó chính sách và dễ dẫn đến lợi dụng. Các nước đang phát triển trong đó bao gồm hầu hết các nước châu Á và ASEAN sử dụng nhiều biện pháp ưu đãi thuế TNDN vì cho rằng chính sách ưu đãi thuế có tác dụng thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. 4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại singapore. Ở Singapore, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế cũng có sự khác biệt, mà chủ yếu là do khấu hoa theo kế toán thường khác với khấu hao theo mục đích tính thuế, do đó làm gia tăng việc tính toán thuế thu nhập hoãn lại. Bước 1: Phân loại các khoản chênh lệch, thường có hai loại chênh lệch chính: Chênh lệch thường xuyên: Chênh lệch này phát sinh khi có các khoản doanh thu hay chi phí được kế toán ghi nhận nhưng bị trừ khi xác định lợi nhuận chịu thuế hoặc ngược lại. Chênh lệch lợi nhuận tạm thời: Chênh lệch này phát sinh khi kỳ ghi nhận cùng một khoản doanh thu, thu nhập và chi phí giữa thuế và kế toán có sự khác biệt. các khoản chênh lệch này phát sinh ở kỳ kế toán này và được tiêu trừ ở các kỳ kế toán sau. Bước 2: hạch toán chênh lệch thuế thu nhập donah nghiệp. Lợi nhuận trình bày trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận của kế toán, lợi nhuận chịu thuế sẽ được trình bày trên các báo cáo thuế. Vì vậy để ghi nhận các [...]... của thuế Nợ TK chi phí thuế Nợ TK chênh lệch thuế thu nhập Có TK thuế phải nộp nhà nước • Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của kế toán Chênh lệch thuế TNDN phải thu Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của thuế Khi thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của kế toán lớn hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của thuế Nợ TK chi phí thuế Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của kế toán Có TK thuế. .. của kế toán thấp • hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của thuế Bên có ghi nhận chênh lệch tạm thời giảm gọi là chênh lệch thuế phải trả, phát sinh khi thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của kế toán lớn hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của thuế Bút toán ghi nhận chênh lệch thuế thu nhập như sau: • Khi thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của kế toán thấp hơn thuế. .. nhà nước Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của thuế Chênh lệch thuế TNDN phải trả Có TK chênh lệch thuế TNDN Bước 3: trình bày chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán có một khoản mục riêng để trình bày khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể: • Chênh lệch thuế phải thu (deferred tax assets): khoản chênh lệch này được trình bày bên phần tài sản của bản cân đối kế toán •...khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sẽ sử dụng tài khoản chênh lệch thuế thu nhập “deferred income tax” Tuy nhiên, tài khoản này chỉ ghi nhận chênh lệch thuế thu nhập có nguồn gốc từ các khoản chênh lệch tạm thời cụ thể Kết cấu tài khoản này như sau: • Bên nợ ghi nhận khoản chênh lệch tạm thời phải tăng thêm, gọi là chênh lệch thuế phải thu, phát sinh khi thuế thu nhập doanh nghiệp... thể: • Chênh lệch thuế phải thu (deferred tax assets): khoản chênh lệch này được trình bày bên phần tài sản của bản cân đối kế toán • Chênh lệch thuế phải trả (deferred tax liabilities): khoản chênh lệch này được trình bày bên phần nguồn vốn của bàng cân đối kế toán . CHỦ ĐỀ 4: VẤN ĐỀ KẾ TOÁN THUẾ TẠI SINGAPORE I. Thuế giá trị gia tăng tại singapore. 1. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng tại singapore a. Khái niệm. GST (Goods and Services Tax) là thuế. tính của kế toán Chênh lệch thuế TNDN phải thu Có TK thuế phải nộp nhà nước Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của thuế • Khi thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của kế toán lớn hơn thuế thu. tính của thuế Nợ TK chi phí thuế Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của kế toán Có TK thuế phải nộp nhà nước Có TK chênh lệch thuế TNDN Thuế TNDN phải nộp theo cách tính của thuế Chênh lệch thuế

Ngày đăng: 11/07/2014, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w