1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề ước tính kế toán và ảnh hưởng của nó đến thuế

37 652 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 59,4 KB

Nội dung

Trong kế toán hiện đại, các ước tính kế toán ngày càng được sử dụng phổ biến như một xu thế tất yếu do giả định hoạt động liên tục, dồn tích và các nguyên tắc kế toán chi phối tới việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính. Việc ghi nhận các ước tính kế toán đảm bảo thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng các ước tính trong kế toán có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN đối với ngân sách nhà nước.1.Tổng quan ước tính kế toán1.1.Khái niệm ước tính kế toán1.2.Các phương pháp ước tính kế toán1.3.Phân loại ước tính kế toán1.4.Sự cần thiết của ước tính kế toán2.Một số ước tính kế toán cụ thể2.1.Các khoản dự phòng2.2.Khấu hao tài sản cố định3.Ảnh hưởng của ước tính kế toán đến thuế

CHỦ ĐỀ: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THUẾ Trong kế toán hiện đại, các ước tính kế toán ngày càng được sử dụng phổ biến như một xu thế tất yếu do giả định hoạt động liên tục, dồn tích và các nguyên tắc kế toán chi phối tới việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính. Việc ghi nhận các ước tính kế toán đảm bảo thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng các ước tính trong kế toán có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN đối với ngân sách nhà nước. Với chủ đề: ước tính kế toán và ảnh hưởng của nó đến thuế, nhóm em sẽ trình bày: 1. Tổng quan ước tính kế toán 1.1. Khái niệm ước tính kế toán 1.2. Các phương pháp ước tính kế toán 1.3. Phân loại ước tính kế toán 1.4. Sự cần thiết của ước tính kế toán 2. Một số ước tính kế toán cụ thể 2.1. Các khoản dự phòng 2.2. Khấu hao tài sản cố định 3. Ảnh hưởng của ước tính kế toán đến thuế Do thời lượng và kiến thức có hạn bài thảo luận không thể tránh được những hạn chế và sai sót, mong cô giáo và cả lớp sẽ góp ý cho cả nhóm 1. Tổng quan ước tính kế toán 1.1. Khái niệm ước tính kế toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 “kiểm toán các ước tính kế toán” định nghĩa như sau: “ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính” 1.2. Bản chất của các ước tính kế toán Các ước tính kế toán được lập dựa vào những xét đoán và trong điều kiện không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đã phát sinh hoặc có thể phát sinh. Do vậy mức độ rủi ro và sai sót của BCTC thường rất cao khi có các ước tính kế toán. Việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất của các chỉ tiêu. Ví dụ: Ước tính và phân bổ chi phí thuê nhà xưởng phải trả sẽ đơn giản hơn ước tính dự phòng giảm giá HTK vì ước tính chi phí thuê nhà xưởng đã có trong các hợp đồng thuê hoặc theo giá thị trường, còn ước tính dự phòng giảm giá HTK phải phân tích dữ liệu hiện tại và dự tính bán hàng trong tương lai. Tính phức tạp của các ước tính kế toán còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh dịch vụ của đơn vị, ví dụ: đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thì dự phòng giảm giá HTK là quan trọng và phức tạp nhất. Các ước tính kế toán phức tạp này đòi hỏi các kế toán viên có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và đòi hỏi khả năng xét đoán cao. Các ước tính kế toán có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế toán hoặc được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Trong nhiều trường hợp, các ước tính kế toán được lập dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: sử dụng tỷ lệ định mức trên doanh thu bán hàng để ước tính chi phí bảo hành. Trường hợp này, đơn vị phải thường xuyên xoát xét lại các dữ liệu và phải so sánh kết quả thực tế với số liệu đã ước tính để điều chỉnh các ước tính kỳ sau. 1.3. Các phương pháp ước tính kế toán Để được ghi nhận và trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính, các ước tính kế toán phải thỏa mãn các định nghĩa và điều kiện ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính đối với tài sản, nợp phải trả, thu nhập và chi phí. Trong đó, việc xác định giá trị ước tính của các khoản mục là vấn đề quyết định để một ước tính kế toán được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính hông thường, các chuẩn mực và chế độ kế toán không đề cập đến các phương pháp kỹ thuật cụ thể, hoặc giới hạn mang tính định lượng để xác định các ước tính kế toán, mà chỉ định hướng những căn cứ, tiêu chí làm cơ sở để DN vận dụng, xác định ước tính kế toán. Về mặt kỹ thuật, để xác định giá trị ước tính của các khoản mục, kế toán phải thu thập các bằng chứng hiện có và các dự báo cho tương lai, dựa trên cơ sở phân tích các số liệu quá khứ, kết hợp với sự xét đoán của DN đối với từng khoản mục trong từng tình huống cụ thể. Có 4 phương pháp chủ yếu mà kế toán có thể áp dụng để xác định ước tính kế toán bao gồm: • Phương pháp so sánh trực tiếp: theo phương pháp này, để xác định các ước tính kế toán như các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư tài chính…kế toán phải thu thập thông tin thị trường về giá của các tài sản hoàn toàn giống với tài sản hiện có của DN và sử dụng mức giá quan sát trên thị trường để ước tính các khoản giảm giá và tổn thất tài sản của DN. • Phương pháp so sánh điều chỉnh: Trường hợp không có các tài sản hoàn toàn giống với tài sản hiện có của DN được trao đổi trên thị trường, DN có thể thu thập thông tin về giá của các tài sản tương tự để tham khảo và thực hiện các điều chỉnh phù hợp • Phương pháp chiết khấu dòng tiền: Trong một số trường hợp để ước tính giá trị của một khoản mục tài sản, kế toán có thể áp dụng phương pháp chiết khấu dòng thu nhập mà tài sản được dự tính tạo ra cho DN trong suốt vòng đời sử dụng tài sản. Phương pháp này thường được áp dụng để xác định các ước tính kế toán liên quan đến các tài sản dài hạn. • Các phương pháp xét đoán khác: Bên cạnh các phương pháp nêu trên, kế toán có thể áp dụng phương pháp xét đoán khác dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu về mối liên hệ giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính (ví dụ mối tương quan giữa doanh thu và nợ phải thu khó đòi, mối quan hệ giữa doanh thu với chi phí bảo hành sản phẩm) hoặc căn cứ vào các kế hoạch, dự toán để ước tính các khoản trích trước, các khoản dự phòng phải trả. Cho dù các DN xác định các ước tính kế toán theo phương pháp nào, mức độ hợp lý và đáng tin cậy của các ước tính kế toán phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu và thông tin thu thập được tại thời điểm lập ước tính. 1.4. Phân loại ước tính kế toán Ước tính kế toán gồm ước tính chỉ tiêu đã phát sinh và ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh 1.4.1. Uớc tính chỉ tiêu đã phát sinh Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính chính xác hơn. Các ước tính đã phát sinh như • Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có khả năng không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho • Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho • Trích khấu hao tài sản cố định • Chi phí trả trước • Giá trị sản phẩm dở dang • Doanh thu ghi nhận trước 1.4.2. Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh là gía trị gần đúng của một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính Các ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh • Dự phòng chi phí bảo hành • Chi phí trích trước 1.5. Những sai sót, rủi ro thường gặp trong ước tính kế toán Thứ nhất, các nguyên tắc cho các ước tính kế toán không rõ ràng, không chặt chẽ thậm chí không được đưa ra. Bên cạnh đó, những đánh giá về các đối tượng ước tính thường mang tính chủ quan, phức tạp và đòi hỏi những giả định về ảnh hưởng của những sự kiện trong tương lai. Do đó, các ước tính kế toán có thể chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao. Thứ hai, do các ước tính kế toán được lập dựa trên những xét đoán chủ quan và thiếu dữ liệu khách quan hoặc mức độ không chắc chắn của một yếu tố nào đó nên các ước tính kế toán đã không được lập một cách hợp lý. Thứ ba, các ước tính kế toán thường có các tính toán phức tạp nên việc tính toán rất dễ xảy ra những sai sót Thứ tư, một số ước tính kế toán thường được thực hiện vào cuối ký kế toán năm. Tại thời điểm nhạy cảm đó, do áp lực công việc nên kế toán có thể để xảy ra những sai sót không mong muốn như: hạch toán sai tài khoản, sai quy định kế toán hiện hành, quy trình tính toán gặp sai sót, hoặc sai trong quá trình ghi sổ, kết chuyển… Thứ năm, các ước tính kế toán thường liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước nên dễ bị xử lý chủ quan theo hướng có lợi cho đơn vị. Trong quá trình lập BCTC, các doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phú phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng… Thứ sáu, các ước tính kế toán có bản chất là những xét đoán chủ quan, nên chế độ kế toán liên quan đến các ước tính kế toán thường xuyên thay đổi nhằm đem lại sự đáng tin cậy hơn, minh bạch hơn trong quá trình lập các ước tính. Bởi vậy, nếu đơn vị không thường xuyên cập nhật văn bản mới thì việc lập các ước tính sai với quy định sẽ dễ dàng mắc phải Thứ bảy, các bằng chứng để chứng minh cho các ước tính kế toán thường là khó thu thập hơn và tính thuyết phục thấp hơn các bằng chứng chứng minh cho các chỉ tiêu khác trong báo cáo tài chính. 1.6. Sự cần thiết của các ước tính kế toán Rõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin là có thực, vậy mà người ta vẫn không tìm cách loại bỏ chúng. Điều đó cho thấy việc sử dụng các ước tính này hẳn là có mang lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là một số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng rộng rãi trong lập báo cáo tài chính, bất chấp những lo ngại về khả năng “phù phép” báo cáo tài chính • Việc bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan là không khả thi và thiếu hiệu quả kinh tế • Việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích. Lợi ích chính của việc cho phép sử dụng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin cần thiết về triển vọng phát triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. • Nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính tới yếu tố này trong các thỏa thuận để có được một hợp đồng tối ưu 2. Một số ước tính kế toán cụ thể 2.1. Các khoản dự phòng Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,tổn thất các khoản đầu tư tài chính, giảm giá hàng tồn kho, bảo hành sản phẩm này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năn báo cáo của doanh ngiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồ tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá trị trên thị trường và giá trị các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được ở thời điểm lập báo cáo tài chính Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối ký kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ tài chính chấp nhận áp dụng năm tài chính khác năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối năm tài chính. Đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ 2.1.1. Dự phòng nợ phải thu khó đòi  Khái niệm Dự phòng phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán  Nguyên nhân Trên thực tế không phải lúc nào những khoản phải thu khách hàng cũng thu hồi được vì nhều nguyên nhân khác nhau. Như vậy, khi bán hàng hóa chịu choKH, có những trường hợp doanh nghiệp chưa thể thu hồi được nợ mặc dù nó đã đến hạn và làm phát sinh khoản phải thu khó đòi. Để tuân thủ nguyên tắc kế toán, trong đó có nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp, đòi hỏi kế toán ghi nhận một khoản dự phòng trước cho khoản nợ khó có khả năng thu hồi bằng cách lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi  Điều kiện trích lập Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau: - Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất. - Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. + Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.  Phương pháp lập dự phòng Phương pháp lập dự phòng là: Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.  Phương pháp hạch toán để phản ánh khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK139 “ dự phòng phải thu khó đòi” và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Kết cấu TK139 Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi. Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi . Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi). Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131- Phải thu của khách hàng Có TK 138 - Phải thu khác. Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán). Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112, (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu) Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi) Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo qui định của chính sách tài chính hiện hành) Có các TK 131, 138, [...]... nhận, kế toán lập hóa đơn GTGT theo công việc đã hoàn thành được khách hàng xác Nợ TK 111, 112, 131: số tiền thu của khách Có TK 511: doanh thu thực Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra 3 phần nhận hàng hiện Ảnh hưởng của ước tính kế toán 1 Màn phù phép trên báo cáo tài chính Ước tính kế toán hình thành trên cơ sở vận dụng các giả định và nguyên tắc kế toán để đảm bảo thông tin kế toán đáp ứng được mục tiêu và. .. với chức năng điều tiết kinh tế và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước Vì vậy, các quy định sử dụng ước tính kế toán cho mục đích tính thuế luôn có xu hướng chặt chẽ và thận trọng hơn 1 2 3 4 Tài liệu sử dụng Đôi điều về các ước tính kế toán (deloitte Việt Nam) Xử lý ước tính kế toán trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay (TS Mai Ngọc Anh-Học viện tài chính) Kế toán tài chính Học viện ngân hàng... tính thuế bằng thuế thu nhập tính thuế nhân với thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế nộp TNDN phải = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) X Thuế. .. miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Thu = Thu - { Thu nhập + Các khoản lỗ } nhập tính thuế nhập chịu thuế được miễn thuế được kết chuyển theo quy định 2 Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác Thu nhập chịu thuế. .. hao tài sản cố định phụ thuộc vào thời gian khấu hao tài sản cố định, nếu thời gian khấu hao tài sản cố định càng lớn thì mức khấu hao càng nhỏ và chi phí khấu hao trong kỳ cũng nhỏ Quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cho phép thay đổi ước tính kế toán vào cuối mỗi năm tài chính nếu thời gian sử dụng hữu ích của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao... Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính) Khi ước tính Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:... các quy định liên quan của chuẩn mực và chế độ kế toán Sự khác biệt này chủ yếu là do mục tiêu hướng tới khi xây dựng chế độ kế toán và chính sách thuế có những điểm khác nhau Trong khi hệ thống kế toán hướng đến các quy định mang tính trung lập, phục vụ lợi ích của đa số người sử dụng thông tin tài chính giúp ban điều hành thực hiện công tác giám sát và quản trị DN, còn hệ thống thuế luôn gắn với chức... đáng tin cậy để trích lập và sử dụng các khoản dự phòng này theo đúng quy định thì nếu các khoản dự phòng này càng cao thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp càng giảm và do đó thu nhập tính thuế càng giảm và dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp càng giảm Chi khấu hao tài sản cố định là ước tính kế toán và được xác định vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp... định vào ngày lập báo cáo tài chính, không phụ thuộc vào hợp đồng và số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh daonh thu tương ứng phần công việc đã hoàn thành (không phải là hóa đơn) do nhà thầu tự xác định Nợ Có TK 511 TK 337 Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch, kế toán phản... Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật c) Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không . quan ước tính kế toán 1.1. Khái niệm ước tính kế toán 1.2. Các phương pháp ước tính kế toán 1.3. Phân loại ước tính kế toán 1.4. Sự cần thiết của ước tính kế toán 2. Một số ước tính kế toán cụ. tính kế toán phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu và thông tin thu thập được tại thời điểm lập ước tính. 1.4. Phân loại ước tính kế toán Ước tính kế toán gồm ước tính chỉ tiêu đã phát sinh và ước tính. quan ước tính kế toán 1.1. Khái niệm ước tính kế toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 “kiểm toán các ước tính kế toán định nghĩa như sau: ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w