I. Kế toán cho vay chiết khấu GTCG 1.1. Các khái niệm cơ bản Chiết khấu GTCG là một loại tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này ngân hàng thương mại sẽ đứng ra trả tiền trước cho các GTCG chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng ( người sở hữu GTCG) bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu theo trị giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng, người thụ hưởng muốn nhận được số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các giấy tờ xin chiết khấu. Thương phiếu là chứng từ thanh toán, giấy tờ có giá phát sinh trong quan hệ tín dụng thương mại ( mua chịu, bán chịu ) với nội dung cơ bản là người cầm nó được hưởng 1 trái quyền ( quyền đòi nợ) một số tiền nhất định trong tương lai từ người ký phát. Cho vay chiết khấu thương phiếu: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hang chuyển nhượng thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho Ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi () số tiền chiết khấu và hoa hồng phí ( nếu có ) Giá mua = Mệnh giá – Lãi suất chiết khấu Phí chiết khấu • Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng sử dụng để tính lãi tiền chiết khấu. Tiền lãi chiết khấu = Trị giá chứng từ x Thời giạn CK x Lãi suất chứng khoán • Phí chiết khấu: b) Phân loại chiết khấu Xét trên góc độ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia có 2 loại chiết khấu: Chiết khấu hẳn( Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG) Đây là phương thức mua hẳn GTCG theo giá chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngay quyền sở hữu GTCG đó cho TCTD. Khi GTCG đó đến hạn thanh toán, TCTD xuất trình GTCG để thanh toán với tổ chức phát hành. Chiết khấu hẳn có hai hình thức: Chiết khấu miễn truy đòi: là loại chiết khấu trong đó tổ chức tín dụng mua hẳn thương phiếu theo giá trị hiện tại và khi đáo hạn, chỉ có quyền đòi người phát hành, không có quyền đòi khách hàng vay chiết khấu. Chiết khấu truy đòi: là loại chiết khấu trong đó tổ chức tín dụng mua lại thương phiếu theo giá trị hiện tại và có quyền đòi người phát hành khi đáo hạn. Tuy nhiên, nếu người phát hành không có khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền truy đòi đến khách hàng vay chiết khấu. Chiết khấu có kỳ hạn( bán và mua lại Repos) Repos: Hợp đồng Repo có tên đầy đủ là Repurchase Agreement (Thỏa thuận mua lại) hoặc đầy đủ nhất Sale and Repurchase Agreement. (Bán và thỏa thuận mua lại) Hợp đồng repo là một loại hợp đồng giao dịch chứng khoán có kỳ hạn, theo đó, nhà đầu tư có thể bán các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) của mình với cam kết mua lại chúng trong một khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu (theo thoả thuận với CTCK). Dưới góc độ tài chính, repo thực chất là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có bảo đảm và được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tài chính trên thế giới. Về bản chất, giao dịch repo chứng khoán là việc nhà đầu tư (người có tài sản nhưng đang thiếu tiền để kinh doanh) dùng chứng khoán của mình “tạm bán” hoặc “bán có thời hạn” cho CTCK (người có sẵn tiền nhưng không có tài sản) với cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó sau một thời gian. Việc “bán có thời hạn” trong hợp đồng repo bao giờ cũng kèm theo một “lời hứa” của người bán sẽ mua lại số chứng khoán này khi hợp đồng repo đáo hạn. Đối với TCTD mua và cam kết bán lại đây là một hoạt động cho vay, ngược lại đối với TCTD bán và cam kết mua lại thực chất là việc đi vay. Số CK đem trao đổi sau đó được hoán đổi lại nên thực chất không có sự tăng giảm lâu dài về CK kinh doanh hoặc đầu tư => không ghi nhận là kinh doanh hoặc đầu tư chứng khoán. Hợp đồng repo dễ bị nhầm với hợp đồng cho vay cầm cố chứng khoán, bởi lẽ cả hai hợp đồng này đều nhằm mục đích vay tiền và đều có sự chuyển giao tài sản tạm thời từ người bán (hay người cầm cố) sang cho người mua (hay người nhận cầm cố). Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hợp đồng repo chứng khoán có một số điểm khác biệt quan trọng so với một hợp đồng cho vay cầm cố thông thường. II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH 2.1. Khái niệm. Bảo lãnh: Là cam kết bằng văn bản của TCTD (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Bên bảo lãnh : là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Bên được bảo lãnh : là tổ chức (bao gồm TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Phí bảo lãnh: là số tiền mà bên được bảo lãnh phải trả cho Ngân hàng bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh. Bên bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Phí bảo lãnh được tính vào thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tổng phí BL = Giá trị BL số tháng BL tỷ lệ phí BL Tỷ lệ phí bảo lãnh bao gồm: có ký quỹ và không có ký quỹ. Thông thường tỷ lệ có ký quỹ < tỷ lệ không ký quỹ. Mức phí BL = Giá trị BL tỷ trọng ký quỹ tỷ lệ phí BL có kí quỹ + giá trị BL tỷ trọng không ký quỹ tỷ lệ phí BL không có ký quỹ. a) Đặc điểm Bảo lãnh là mối quan hệ đa phương, với sự tham gia của nhiều chủ thể: Hoạt động bảo lãnh có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thế, đó là bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong quan hệ đa phương này, quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh bao giờ cũng là quan hệ gốc, làm phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh. Trên cơ sở này sẽ xuất hiện thêm 2 quan hệ nữa giữa bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh và giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh vay vốn: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay. Bảo lãnh thanh toán: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu) để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính tham gia dự thầu thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
Trang 1Chủ đề: Kế toán cho vay chiết khấu GTCG và
kế toán bảo lãnh.
Nội dung:
I Kế toán cho vay chiết khấu
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.2 Đặc điểm, Phân loại, rủi ro của chiết khấu GTCG
1.3 Quy trình chiết khấu GTCG
1.4 Tài khoản sử dụng
1.5 Quy trình hạch toán
1.6 Bài tập minh họa
II Kế toán bảo lãnh
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.2 Đặc điểm, phân loại, rủi ro nghiệp vụ bảo lãnh
Trang 2I Kế toán cho vay chiết khấu GTCG
1.1 Các khái niệm cơ bản
Chiết khấu GTCG là một loại tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại Trong
nghiệp vụ này ngân hàng thương mại sẽ đứng ra trả tiền trước cho các GTCG chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng ( người sở hữu GTCG) bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu theo trị giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng, người thụ hưởng muốn nhận được số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các giấy tờ xin chiết khấu
- Thương phiếu là chứng từ thanh toán, giấy tờ có giá phát sinh trong quan hệ tín dụng
thương mại ( mua chịu, bán chịu ) với nội dung cơ bản là người cầm nó được hưởng 1 trái quyền ( quyền đòi nợ) một số tiền nhất định trong tương lai từ người ký phát
- Cho vay chiết khấu thương phiếu:
Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hang chuyển nhượng thương phiếu chưađến hạn thanh toán cho Ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi (-) số tiền chiết khấu và hoa hồng phí ( nếu có )
Giá mua = Mệnh giá – Lãi suất chiết khấu- Phí chiết khấu
Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng sử dụng để tính lãi tiền chiết khấu.
Tiền lãi chiết khấu = Trị giá chứng từ x Thời giạn CK x Lãi suất chứng khoán
Phí chiết khấu:
Trong nghiệp vụ chiết khấu, TCTD phải tiếp nhận các GTCG khác nhau Khi tiếp nhận thì ngân hàng phải xác minh tính hợp lệ, hợp pháp, chi phí bảo hành…Các khoản chi phíphát sinh này sẽ được tính vào lệ phí để có nguồn bù đắp cho ngân hàng chiết khấu.Đối với tiền lệ phí chiết khấu, thông thường ngân hàng có 2 cách tính:
Trang 3 Cách 1, định mức thu tuyệt đối cho 1 CTCG.
Cách 2: tỷ lệ % về phí cố định nhưng có giới hạn về mức tối thiểu và mức tối đa
Hoa hồng chiết khấu: trong nghiệp vụ chiết khấu, khi chứng từ đến hạn thanh
toán, ngân hàng chiết khấu phải gửi chứng từ đi để yêu cầu được thanh toán số tiền trên chứng từ, làm phát sinh 1 số chi phí: bưu điện, chi phó nhờ thu, chuyển tiền…Tất cả các chi phí đó cần phải có nguồn bù đắp mới đảm bảo cho nghiệp vụ chiết khấu của TCTD
có lãi thích đáng Nghiệp vụ chiết khấu được coi như là dịch vụ cho nên các khoản trên
sẽ được tính vào hoa hồng chiết khấu
Hoa hồng chiết khấu = Trị giá chứng từ * Tỷ lệ hoa hồng
1.2 Đặc điểm, phân loại, rủi ro của hoạt động chiết khấu GTCG
a) Đặc điểm :
Thứ nhất, về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng:
Một bên bao giờ cũng là tổ chức tín dụng- bên nhận chiết khấu và bên kia là tổ chức, cá nhân- bên đề nghị, chiết khấu, thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng:
Đó là các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán được các bên thỏa thuận mua bán và ghi rõ trong hợp đồng Hay nói cách khác, cái mà các bên trong hợp đồng muốn hướng tới chính là trái quyền ( quyền đòi nợ) của người sở hữu các GTCG
đó đối với người phụ trái ( người phải trả) khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán
Thứ ba, về hình thức pháp lý:
Hợp đồng chiết khấu GTCG bao giờ cũng phải được lập thành văn bản
Thứ tư, về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ,:
Trong hợp đồng chiết khấu, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu GTCG của kháchhàng cho TCTD bao giờ cũng được thực hiện trước, sau đó, TCTD trả 1 số tiền
Trang 4cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi của họ Kể từ thời điểm được chuyển giao quyền sở hữu đối với GTCG, TCTD chính thức được thế vào vị trí của người có quyền- khách hàng để thực hiện quyền yêu cầu- quyền đòi tiền đối với người có nghĩa vụ phải thanh toán cho GTCG khi nó hết hạn thanhtoán Tùy từng loại GTCG mà xác định người phải trả tiền là ai ( có thể là người phát hành, người chuyển nhượng hay người bảo lãnh)
b) Phân loại chiết khấu
Xét trên góc độ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia có 2 loại chiết khấu:
- Chiết khấu hẳn( Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG)
Đây là phương thức mua hẳn GTCG theo giá chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngayquyền sở hữu GTCG đó cho TCTD Khi GTCG đó đến hạn thanh toán, TCTD xuất trình GTCG để thanh toán với tổ chức phát hành Chiết khấu hẳn có hai hình thức:
Chiết khấu miễn truy đòi: là loại chiết khấu trong đó tổ chức tín dụng mua hẳn
thương phiếu theo giá trị hiện tại và khi đáo hạn, chỉ có quyền đòi người phát hành, không có quyền đòi khách hàng vay chiết khấu
Chiết khấu truy đòi: là loại chiết khấu trong đó tổ chức tín dụng mua lại thương
phiếu theo giá trị hiện tại và có quyền đòi người phát hành khi đáo hạn Tuy nhiên,nếu người phát hành không có khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền truy đòi đến khách hàng vay chiết khấu
- Chiết khấu có kỳ hạn( bán và mua lại Repos)
Repos: Hợp đồng Repo có tên đầy đủ là Repurchase Agreement (Thỏa thuận mua lại) hoặc đầy đủ nhất Sale and Repurchase Agreement (Bán và thỏa thuận mua lại)
Hợp đồng repolà một loại hợp đồng giao dịch chứng khoán có kỳ hạn, theo đó, nhà đầu tư có thể bán các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) của mình với cam kết mua lại chúng trong một khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu
Trang 5(theo thoả thuận với CTCK) Dưới góc độ tài chính, repo thực chất là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có bảo đảm và được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tài chính trên thế giới.
Về bản chất, giao dịch repo chứng khoán là việc nhà đầu tư (người có tài sản nhưng đang thiếu tiền để kinh doanh) dùng chứng khoán của mình “tạm bán” hoặc “bán có thời hạn” cho CTCK (người có sẵn tiền nhưng không có tài sản) với cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó sau một thời gian Việc “bán có thời hạn” trong hợp đồng repo bao giờ cũng kèm theo một “lời hứa” của người bán sẽ mua lại số chứng khoán này khi hợp đồng repo đáo hạn
Đối với TCTD mua và cam kết bán lại đây là một hoạt động cho vay, ngược lại đối với TCTD bán và cam kết mua lại thực chất là việc đi vay Số CK đem trao đổi sau đóđược hoán đổi lại nên thực chất không có sự tăng giảm lâu dài về CK kinh doanh hoặcđầu tư => không ghi nhận là kinh doanh hoặc đầu tư chứng khoán
Hợp đồng repo dễ bị nhầm với hợp đồng cho vay cầm cố chứng khoán, bởi lẽ cả hai hợp đồng này đều nhằm mục đích vay tiền và đều có sự chuyển giao tài sản tạm thời
từ người bán (hay người cầm cố) sang cho người mua (hay người nhận cầm cố) Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hợp đồng repo chứng khoán có một số điểm khác biệt quan trọng so với một hợp đồng cho vay cầm cố thông thường
Thứ nhất, trong hợp đồng repo, luôn có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ
người bán sang người mua Theo hợp đồng, trong thời hạn repo, người mua
(CTCK và là người cho vay) là chủ sở hữu của tài sản, người bán (nhà đầu tư và làngười vay) phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán cho người mua Trong thời hạn hợp đồng, bên mua chịu rủi ro và được hưởng những lợi ích phát sinh từ tài sản Đây là điểm khác biệt so với cầm cố chứng khoán vì khi cầm
cố, người vay vẫn là chủ sở hữu cổ phiếu còn CTCK chỉ là người “giữ” cổ phiếu
mà thôi
Trang 6 Thứ hai, nếu trong hợp đồng cho vay cầm cố, CTCK được “giữ” cổ phiếu của
người vay nhưng không được phép dùng cổ phiếu này để kinh doanh, thì ở hợp đồng repo, CTCK được sử dụng cổ phiếu để kinh doanh kiếm lời trong thời hạn hợp đồng
Thứ ba, tuy quan hệ giữa các bên trong hợp đồng repo là quan hệ mua – bán,
nhưng quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này không hẳn giống với quyền, nghĩa vụ của các bên trong một hợp đồng mua bán thông thường Nếu như
ở hợp đồng mua bán thông thường, sau khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho ngườimua, người bán không còn được hưởng những lợi ích phát sinh từ tài sản (kể cả lợiích phát sinh từ trước hay sau khi bán) thì trong hợp đồng repo, mặc dù đã chuyển quyền sở hữu chứng khoán sang cho người mua, nhưng người bán vẫn tiếp tục được hưởng cổ tức và một số quyền lợi khác phát sinh (trước đó) từ số cổ phiếu
mà họ đã chuyển nhượng cho CTCK (như quyền tham dự đại hội đồng cổ đông, quyền bỏ phiếu v.v ) Đây chính là điểm khác biệt có tính chất đặc thù của hợp đồng repo, khiến cho loại hợp đồng này khác hẳn một hợp đồng mua bán thông thường
c) Rủi ro của nghiệp vụ chiết khấu GTCG
Rủi ro do “chứng từ làm giả”: Điều này sẽ có nguy cơ làm ngân hàng mất cả gốc lẫn lãi Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là do bên ký phát và bện bị ký phát cố tình thông đồng với nhau trước để lừa đảo ngân hàng
Rủi ro mất khả năng thanh toán: có thể đến hạn thanh toán người trả tiền do nhữngnguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà không có khả năng thanh toán, nếu chiết khấu dưới hình thức miễn truy đòi thì Ngân hàng đứng trước nguy cơ mất tiền mà không có sự đảm bảo nào
Rủi ro tỷ giá hối đoái: xảy ra theo nguyên tắc: nếu lúc thanh toán, đồng tiền mà ngân hàng đã trả tăng giá thì ngân hàng có lợi và ngược lại
Trang 7 Rủi ro lạm phát: tùy theo mức độ mất giá của đồng tiền cao hay thấp hơn lãi suất
mà ngân hàng sẽ lỗ nhiều hay ít
1.3 Quy trình chiết khấu GTCG
Vì hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD vừa là một quan hệ hợp đồng mua bán GTCG,vừa là một nghiệp vụ tín dụng nên thủ tục chiết khấu GTCG ở TCTD có tính đặc thù, thể hiện cả hai bản chất này
Có thể sơ lược quy trình chiết khấu như sau:
Bước 1: Lập Hồ sơ
Bước 2: Thẩm định
Bước 3: Lập thủ tục chấp thuận chiết khấu
Bước 4: Thanh toán
Bước 5: Thu tiền
1.4 Tài khoản sử dụng
TK22: Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, các nhân trong nước
TK221: Chiết khấu bằng VNĐ
TK222: Chiết khấu bằng ngoại tệ
TK39: Lãi và phí phải thu
1.5.1 Hạch toán cho vay chiết khấu
Giá trị hiện tại = Mệnh giá- Giá trị chiết khấu
Trang 8- Khi nhận chiết khấu:
+ Cung ứng cho KH số tiền bằng giá trị hiện tại:
Nợ TK 2211, 2221/KH: giá trị hiện tại
- Định kỳ: Dự thu lãi như cho vay thông thường
Số lãi dự thu mỗi kỳ = DV/ n (kỳ)
- Khi đáo hạn:
+ Thu từ người nhận nợ trên GTCG
Nợ TK thích hợp : FV= PV+ DV
Có TK cho vay chiết khấu : PV
Có TK lãi phải thu: DV
FV: Giá trị nhận được khi đáo hạn trong tương lai
PV: Giá trị hiện tại
DV: Số chênh lệch giữa FV và PV
- Khi GTCG đến hạn, NH sẽ thu nợ từ người nhận nợ trên GTCG
Nợ TK 1011, 4211: Số tiền chiết khấu + Lãi
Có TK 2211 : Số tiền cho vay chiết khấu
Có TK 3941: Lãi ( Giá trị chiết khấu)
1.5.2 Kế toán nghiệp vụ chiết khấu có kỳ hạn
- Đối với bên bán ( và mua lại) - Đối với bên mua( và bán lại)
+ Tiếp tục ghi nhận quyền và nghĩa vụ
của tài sản trong hợp đồng
+ Ghi nhận khoản đi vay với giá gốc bằng
+ Không ghi nhận quyền và nghĩa vụ của tài sản trong hợp đồng
+ Ghi nhận khoản cho vay/ Phải thu với
Trang 9giá bán TS
+ Chênh lệch giá bán và giá mua lại là chi
phí lãi vay, được hạch toán cộng dồn
trong suốt thời hạn của hợp đồng
+ Nếu đến hạn HĐ không trả được nợ
( không mua lại được) Ngừng khi nhận
tài sản, công nợ liên quan
giá gốc bằng giá bán TS với bên bán+ Chênh lệch giá bán và giá mua lại là thunhập lãi vay, được hạch toán cộng dồn trong suốt thời hạn hợp đồng ( phân bổ theo phương pháp tuyến tính )
+ Hạch toán trong các TK ngoại bảng toàn bộ giá trị của chiết khấu nhận được theo các thỏa thuận bán và mua lại+ Nếu đến hạn hợp đồng không trả được
nợ ( không mua lại được ) Ghi nhận tài sản trong hợp đồng là tài sản xiết nợ, xử
lý công nợ liên quan
1.6 Bài tập minh họa
Bài 10: (Repos): :
Ngày 1/3/0X , NHTMCP A ký hợp đồng Repos với NHTM B Theo đó , NH A bán cho NH B 1000 trái phiếu do công ty X phát hành có mệnh giá là 100.000 , thời hạn còn lại là 2 năm , LS 12 % , trả lãi hàng năm Giá bán là 90.000 một trái phiếu
Yêu cầu :
Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong các trường hợp sau :
a1.Ngân hàng A mua lại số trái phiếu trên sau 1 tháng với giá 91.000 một trái phiếu a2 Ngân hàng A mua lại số trái phiếu trên sau 2 tháng với giá 93.000 một trái phiếu
.Giaỉ:
Giả sử 2 bên thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN
a1.Ngân hàng A mua lại số trái phiếu trên sau 1 tháng với giá 91.000/TF
Trang 10Tại NH A Tại NH B1/3/0X Ghi nhận khoản vay:
31/03/0X: - Hạch toán lãi dồn tích của TF:
Nợ TK 392 (lãi phải thu từ ĐTCK) :
100 x 1000 x 1% = 1.000
Có TK 703 (thu lãi đầu tư CK) :
1.000
- Mua lại TP với giá 91/TP:
Nợ TK 802 ( Chi phí trả lãi tiền
Trang 111/3/0X Ghi nhận khoản vay:
31/3/0X - Hạch toán lãi dồn tích của TF:
Nợ TK 392 (lãi phải thu từ ĐTCK) :
31/4/0X - Hạch toán lãi dồn tích của TF:
Nợ TK 392 (lãi phải thu từ ĐTCK) :
- Ghi nhận lãi phải thu:
Nợ Tk 394( thu lãi từ HĐTD):
Trang 13Nợ TK cho vay CK (2211, 2221) : giá trị hiện tại
Có TK thích hợpGiá trị hiện tại = MG – giá trị chiết khấu
Giá trị chiết khấu = MG x LS chiết khấu x thời hạn còn lại
giá trị chiết khấu = 100x1.2%x2 = 2.4 triệu
giá trị hiện tại = 100-2.4 = 97.6 triệu
NH se hạch toán cho vay KH là 97.6 triệu
Ngày 1/3/0X, NHTM A ký hợp đồng repos với NHTM B Theo đó, NH A bán cho
NH B 1000 TP do công ty X phát hành có MG=1triệu/TP, thời hạn còn lại 2năm, LS 12%
Trang 14năm, trả lãi hàng năm Giá bán là 900.000/TP Đồng thời A cam kết sẽ mua lại số TP sau
1 tháng với giá 91.500đ/TP Hai bên thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN
Tại NH A, ngày 1/3/0X sẽ hạch toán:
Nợ TK tiền gửi tại NHNN: 900 triệu
Có vay từ TCTD khác
đáp án B
Câu 24:
Tại NH B, ngày 1/3/0X sẽ xử lí như sau:
NHB sẽ hạch toán một khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác à 900 triệu
Nợ TK 201 (cho vay TCTD khác) : 900 triệu
Có TK TG tại NHNNĐồng thời, theo dõi ngoại bảng TK 999: Nhập TK 999
đáp án D
II KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
2.1 Khái niệm.
- Bảo lãnh: Là cam kết bằng văn bản của TCTD (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên
nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền
đã được trả thay
- Bên bảo lãnh : là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo
lãnh
Trang 15- Bên được bảo lãnh : là tổ chức (bao gồm TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá
nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh
- Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có
quyền thụ hưởng bảo lãnh do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành
- Phí bảo lãnh: là số tiền mà bên được bảo lãnh phải trả cho Ngân hàng bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh Bên bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này Phí bảo lãnh được tính vào thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
- Bảo lãnh là mối quan hệ đa phương, với sự tham gia của nhiều chủ thể: Hoạt động bảo
lãnh có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thế, đó là bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Trong quan hệ đa phương này, quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh bao giờ cũng là quan hệ gốc, làm phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh Trên cơ sở này
sẽ xuất hiện thêm 2 quan hệ nữa giữa bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh và giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh