Mặc dù có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố chƣa có đƣợc sự chuẩn bị tốt để tăng cƣờng nội lực trong giai đoạn gia nhập WTO nhƣ trên nhƣng cũng có một số doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tƣơng đối tốt. Các doanh nghiệp này đã trang bị những hiểu biết cơ bản về WTO trong doanh nghiệp. Họ cũng đã đi sâu tìm hiểu những qui định của WTO sẽ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến ngành nghề mà họ đang hoạt động. Họ đã xem xét, đánh giá những mặt mạnh – yếu của doanh nghiệp trên các lĩnh vực sản phẩm – dịch vụ, nhân sự, công nghệ, tài chính, chiến lƣợc – chính sách kinh doanh... Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp này đã có những hành động, những bƣớc đi để gấp rút khắc phục những yếu kém hiện có; củng cố, tăng cƣờng nội lực cho doanh nghiệp. Những phƣơng hƣớng, biện pháp, lĩnh vực mà các doanh nghiệp này thực hiện để chuẩn bị cho những năm sau khi gia nhập WTO đã đƣợc trình bày ở trong các phần trên. Nhờ đó, họ đã có đƣợc cái nhìn tƣơng đối chuẩn xác về WTO và những tác động sẽ đến khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Một số doanh nghiệp đã hoạch định phƣơng án đối phó với những biến động trên thị trƣờng trong những năm đầu gia nhập WTO hoặc ít nhất cũng xác định đƣợc phƣơng hƣớng hành động phù hợp với những biến động đó trong tƣơng lai. Với những số liệu có đƣợc, chúng tôi thấy rằng những doanh nghiệp loại này chiếm từ 40% đến 55% doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy vậy, do các doanh nghiệp này không có điều kiện tiếp cận với các hình mẫu để học hỏi kinh nghiệm nên dù họ đã chủ động tiến hành tốt công tác chuẩn bị, chủ động tiến hành các biện pháp điều chỉnh trƣớc thì họ vẫn phải hành động một cách mày mò, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hệ quả là các doanh nghiệp này vẫn gặp phải sự trì trệ trong hoạt động kinh doanh, sức cạnh tranh bị hạn chế, rủi ro cao, chi phí khắc phục hậu quả cao. Đó là phản ứng điều chỉnh mày mò, sẽ xảy ra ở các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhƣng thiếu điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp ở các nƣớc đã gia nhập WTO trƣớc Việt Nam hoặc không chú ý rút kinh nghiệm qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính quyền, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Nội đã có những bƣớc chuẩn bị tƣơng đối tốt trên các mặt tƣ tƣởng nhận thức, đào tạo nhân lực, đổi mới công nghệ, cập nhật thông tin.... Nhờ đó một bộ phận DN hoạt động XNK có sự sẵn sàng cao, khả năng ứng phó tốt với những tác động khi gia nhập. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ DN hoạt động XNK (chủ yếu là các DN nhỏ và vừa) không chuẩn bị tốt cho giai đoạn hậu gia nhập WTO, thể hiện qua sự hiểu biết không đầy đủ, công tác chuẩn bị qua loa, đại khái, không xác định đƣợc phƣơng hƣớng hoạt động rõ ràng....
Nghiên cứu các tác động của việc gia nhập WTO đối với các DN hoạt động XNK của Thành phố, tác giả nhận thấy các tác động đó là: tác động từ thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài; tác động từ sự thay đổi môi trƣờng cạnh tranh; tác động từ các qui chuẩn luật pháp; tác động từ việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ; tác động từ hoạt động đầu tƣ; tác động thay đổi môi trƣờng cạnh tranh; tác động của việc cắt giảm sự hỗ trợ, bảo hộ của nhà nƣớc; tác động quốc tế hóa thị trƣờng nội địa; tác động chu chuyển nhân lực; tác động từ sức ép của các đối tác kinh tế. Các tác động này có thể có ảnh hƣởng tiêu cực lẫn ảnh hƣởng tích cực đến các DN hoạt động XNK nhƣ đã trình bày trong chƣơng này. Đứng trƣớc các tác động đó, tùy theo sự chuẩn bị của các doanh nghiệp mà họ sẽ có những động thái điều chỉnh khác nhau: điều chỉnh thụ động dƣới sức ép của thị trƣờng; điều chỉnh tự phát không có tính hệ thống; điều chỉnh mày mò thiếu hình mẫu để học hỏi.
CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH