Các tác động của việc gia nhập WTO theo mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013 (Trang 25 - 27)

Theo lý thuyết kinh tế quốc tế, khi tham gia vào một hình thức liên kết kinh tế quốc tế (trong đó có WTO) nền kinh tế của quốc gia sẽ chịu các tác động “tĩnh” (static effects) và các tác động “động” (dynamic effects). (Bùi Thị Thúy, 2010, tr. 16-17)

1.2.2.1 Các tác động “tĩnh”

Các tác động “tĩnh” bao gồm: tạo lập thƣơng mại (trade creation) và chuyển hƣớng thƣơng mại (trade diversion).

+ Tác động “tạo lập thƣơng mại”

Tác động “tạo lập thƣơng mại” là hiện tƣợng quốc gia sẽ nhập khẩu thay vì sản xuất nếu chi phí nhập khẩu thấp hơn chi phí sản xuất trong nƣớc của hàng hóa nhờ dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Tác động tạo lập thƣơng mại sẽ mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng do đƣợc tiêu thụ hàng hóa với giá rẻ hơn nhƣng Chính phủ sẽ mất đi một phần ngân sách do dỡ bỏ hàng rào thuế quan còn các nhà sản xuất nội địa thì mất thị phần và sụt giảm lợi nhuận do sự xâm nhập của hàng hóa ngoại quốc. Nhìn chung thì tác động tạo lập thƣơng mại

vẫn mang lại lợi ích cho xã hội do thặng dƣ của ngƣời tiêu dùng vẫn lớn hơn tổng phần mất đi về thuế và lợi nhuận.

+ Tác động “chuyển hƣớng thƣơng mại”

Tác động “chuyển hƣớng thƣơng mại” là hiện tƣợng các quốc gia sẽ chuyển hƣớng nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng này sang thị trƣờng khác nếu có thể nhập khẩu hàng hóa từ các thành viên trong hiệp ƣớc liên kết kinh tế quốc tế với giá thấp hơn nhờ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và dành cho nhau các ƣu đãi trong hiệp ƣớc. Tác động chuyển hƣớng thƣơng mại sẽ mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng do đƣợc tiêu thụ hàng hóa với giá rẻ hơn trong khi Chính phủ mất đi phần thuế nhập khẩu do dỡ bỏ hàng rào thuế quan còn các nhà sản xuất nội địa tiếp tục mất thị phần và lợi nhuận do giá cả hàng ngoại quốc lại cạnh tranh hơn trƣớc đây. Nếu thặng dƣ của ngƣời tiêu dùng vẫn lớn hơn tổng phần mất đi về thuế và lợi nhuận thì tác động chuyển hƣớng thƣơng mại có lợi cho quốc gia; ngƣợc lại thì nó có hại.

1.2.2.2 Các tác động “động”

+ Tác động mở cửa thị trƣờng

Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và dành cho nhau các ƣu đãi trong một hiệp ƣớc liên kết kinh tế quốc tế tất yếu tạo ra cơ hội thâm nhập thị trƣờng lẫn nhau nên sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất mở rộng sản xuất, đẩy mạnh việc xâm nhập và chiếm lĩnh các thị trƣờng có tiềm năng. Nhƣ vậy, các nhà sản xuất nội địa vừa có cơ hội xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài và vừa có nguy cơ mất thị trƣờng trong nƣớc.

+ Tác động nâng cao tính cạnh tranh

Hội nhập tất yếu dẫn đến cắt giảm sự bảo hộ của nhà nƣớc đối với một bộ phận doanh nghiệp, một số ngành nghề nên các doanh nghiệp buộc phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa lẫn quốc tế để có thể tồn tại. Nhƣ vậy, các nhà sản xuất nội địa hoặc là vận động mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị

trƣờng hoặc là họ sẽ đối diện với thất bại, phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp vốn đƣợc bảo hộ sâu.

+ Tác động thúc đẩy đầu tƣ

Hội nhập kinh tế quốc tế còn làm giảm bớt các rào cản đối với các dòng vốn quốc tế. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài bên cạnh sự đầu tƣ vốn trong nội bộ doanh nghiệp đồng thời mở ra cơ hội đầu tƣ vốn vào các ngành tiềm năng mà trƣớc đây họ chƣa thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)