Việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm thay đổi mạnh mẽ môi trƣờng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thành phố, đặc biệt là trong 5 năm đầu tiên.
Thứ nhất, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thành phố phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải tạo ra môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc một số doanh nghiệp trong nƣớc vốn đã quen với áp lực cạnh tranh gay gắt thì điều đó không phải là thách thức quá lớn. Có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu từ trƣớc đến nay vẫn đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, ƣu đãi dƣới nhiều hình thức nên năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp không cao, các doanh nghiệp này chƣa quen với áp lực cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong các ngành nhƣ công nghệ thông tin, xe máy, ô tô,... là những ngành còn non trẻ hoặc vốn đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ chặt chẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn, chịu sức ép mất thị trƣờng nội địa khi hàng rào thuế quan, các biện pháp bảo hộ đang dần bị bãi bỏ.
Thứ hai, môi trường cạnh tranh thay đổi dẫn đến sự đào thải tự nhiên: thu hẹp sản xuất, phá sản, thâu tóm, sát nhập ... Đặc điểm của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thành phố (trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa) nên quy mô vốn nhỏ, quy mô đầu tƣ sản xuất nhỏ, trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ khá lạc hậu, tƣ duy kinh doanh dựa vào lợi thế sức cạnh tranh của nguồn tài nguyên phong phú và nhân công giá rẻ. Trong khi đó, cuộc chiến cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trang thiết bị, công nghệ tân tiến, hiện đại để sản xuất ra
sản phẩm với chất lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng với giá thành hạ. Bên cạnh đó, cuộc chiến cạnh tranh trong môi trƣờng mới này còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tƣ duy kinh doanh dựa vào năng suất lao động cao, công nghệ tiên tiến, các sản phẩm – dịch vụ sản xuất ra có hàm lƣợng chất xám cao. Do đó, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thành phố sẽ mang nhiều yếu điểm để bƣớc vào cuộc cạnh tranh gay gắt này trong 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO mà hệ quả của nó là sự đào thải tự nhiên các doanh nghiệp.
Thứ ba, sức ép từ việc cắt giảm sự hỗ trợ, bảo hộ của Nhà nước: Tính từ mốc thời gian 11/01/2007 – là ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các khoản trợ cấp bị cấm sẽ lập tức bị cắt giảm hoặc cắt giảm theo lịch trình trong 5 năm. Nhà nƣớc phải thực thi việc cắt giảm sự hỗ trợ, bảo hộ một cách hết sức gắt gao và thời gian thực hiện cũng hết sức gấp rút (có nhiều biện pháp hỗ trợ, bảo hộ buộc phải bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO). Điều này khiến nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề gặp nhiều khó khăn ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sức cạnh tranh cả trên thị trƣờng nội địa lẫn thị trƣờng nƣớc ngoài bị suy giảm, khả năng tăng trƣởng của các doanh nghiệp trong những năm mới gia nhập WTO cũng bị suy giảm. Do đó doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thành phố cũng chịu ảnh hƣởng chung nhƣ vậy.