5.2.1.1 Thành phố cần cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư để thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước
Thành phố cần dành sự quan tâm đúng mức đến việc thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc để các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ra đời và phát triển thuận lợi. Muốn vậy, một mặt, thành phố cần tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa, giảm thiểu thời gian giải quyết các vấn đề có liên quan đến các doanh nghiệp và đổi mới tác phong phục vụ doanh nghiệp tại các cơ quan công quyền (triệt để chống tệ quan lieu bàn giấy, thói cửa quyền nhũng nhiễu doanh nghiệp....). Mặt khác, thành phố nên tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nƣớc...) nhằm tạo thuận lợi nhiều hơn nữa cho việc kinh doanh của các Doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu. Thành phố cũng cần nghiên cứu lộ trình cắt giảm các chi phí về điện, nƣớc, vận tải, viễn thông... để tạo điều kiện giảm bớt áp lực chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
5.2.1.2 Thành phố nên tiếp tục có chính sách tạo điều kiện tốt hơn nữa cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu tiếp cận với các nguồn vốn để giải quyết dần tình trạng khát vốn của họ
Thông qua hệ thống ngân hàng hiện có, Thành phố có thể tạo cầu nối để các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc vay vốn tín chấp. Thành phố cũng nên khuyến khích phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính hƣớng tới các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các công ty cho thuê tài chính hiện đóng trên địa bàn. Thành phố có thể tạo điều kiện để ra đời một quỹ đầu tƣ tài chính trên thị trƣờng chứng khoán nhằm thu hút vốn để sau đó đầu tƣ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu; hoặc thông qua chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế tƣ nhân của Ngân hàng Thế giới để xây dựng, thực hiện các dự án hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Thành phố nên xúc tiến việc nghiên cứu và kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh (đặc biệt là trong vấn đề định giá tài sản thế chấp, cầm cố, tín chấp, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo...) để tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu vay vốn kinh doanh.
5.2.1.3 Thành phố nên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chính sách phát triển thị trường công nghệ dành cho cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu.
Chính quyền thành phố cần tiếp tục duy trì mô hình các các phiên chợ công nghệ, chợ tƣ vấn khoa học - công nghệ - quản lý ổn định hằng năm, nâng dần về chất lƣợng lẫn số lƣợng. Bên cạnh đó, Thành phố có thể thông qua các cơ quan đầu mối nhƣ Ủy ban về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài... để
nhận đƣợc sự giúp đỡ của các nhân sĩ, trí thức Việt kiều đang sống, làm việc ở nƣớc ngoài nhằm cải tiến, phát triển các công nghệ hiện có tại các Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Để phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo khoa học công nghệ trong nƣớc, Thành phố nên có chính sách để các hội thi về khoa học – kỹ thuật – công nghệ trong các trƣờng đại học, cao đẳng khối kỹ thuật tập trung hơn nữa vào các giải pháp khoa học - công nghệ có tính ứng dụng cao trong các Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Thành phố nên khuyến khích các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn mở ra nhiều kênh tiếp xúc với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, gắn kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với nhà trƣờng để từ đó các doanh nghiệp có thể đặt hàng việc hỗ trợ phát triển khoa học – công nghệ ứng dụng trong kinh doanh một cách thƣờng xuyên hơn, hiệu quả hơn.
5.2.1.4 Các giải pháp khác:
Chính quyền thành phố nên đẩy mạnh việc áp dụng kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.Dựa vào mối quan hệ ngoại giao hiện có, chính quyền thành phố có thể giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chính quyền của các thành phố lớn trên thế giới trong vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát triển; qua đó rút tỉa và áp dụng những kinh nghiệm phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố.
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Các Bộ, ngành, hiệp hội hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thông tin sản phẩm đến khách hàng và doanh nghiệp tại thị trƣờng Châu Phi, Tây Á và Nam Á, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức hội thảo doanh nghiệp hoặc tiếp xúc khách hàng trực tuyến giữa hai bên. Tăng cƣờng công tác thông tin thị trƣờng và giới thiệu doanh nghiệp trên các trang web, báo chí chuyên ngành của cả hai nƣớc.
Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, mở rộng thị trƣờng.Tăng cƣờng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu thông qua việc đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về thị trƣờng xuất khẩu trên Cổng thông tin thị trƣờng nƣớc ngoài http://vietnamexport.com, thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trên trang Thông tin thị trƣờng hàng hóa Việt Nam – Bộ Công thƣơng (VITIC) http://www.vinanet.com.vn/ và Cổng thƣơng mại điện tử quốc gia www.ecvn.com.