Với 67% doanh nghiệp đƣợc khảo sát nhận định các quy tắc, luật pháp của các nƣớc WTO ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các qui chuẩn pháp luật khi Việt Nam tham gia vào tổ chức này. Sau khi gia nhập WTO, hệ thống luật pháp Việt Nam ngày càng có tính chuẩn mực cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là với hệ thống pháp lý của WTO. Hệ thống pháp luật đƣợc qui chuẩn nhƣ vậy có những tác động tích cực và mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố nhƣ sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp vận dụng pháp luật ngày càng nhiều trong quan hệ kinh doanh để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình. Trong khoảng 1 – 2 năm sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố chƣa từ bỏ đƣợc thói quen “kinh doanh ít vận dụng đến luật pháp” vốn có trƣớc đây nhƣng sau đó họ ngày càng vận dụng pháp luật nhiều hơn, sử dụng luật sƣ thƣờng xuyên hơn... trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân là họ đã học hỏi đƣợc hiệu quả của việc vận dụng triệt để luật pháp để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia kinh doanh trên thị trƣờng Việt Nam.
Thứ hai, môi trường luật pháp có tính minh bạch ngày càng cao giúp quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan công quyền ngày càng thuận lợi, rõ ràng hơn và tiết giảm đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp. Trong 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khả năng vận dụng pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thành phố tăng lên đáng kể, các kẽ hở pháp luật sẽ đƣợc bịt kín dần đi và do môi trƣờng pháp luật đƣợc áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc nên “sự nhũng nhiễu”, “cố tình gây khó khăn”... nhƣ trƣớc đó sẽ ngày càng giảm. Mặt khác, với yêu cầu minh
bạch hệ thống pháp lý, thúc đẩy tự do thƣơng mại – kinh doanh và thực hiện cơ chế giám sát chính sách thƣơng mại của WTO, các thủ tục phức tạp trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan công quyền cũng đƣợc giảm bớt nên các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu giảm đƣợc đáng kể chi phí giao dịch với các cơ quan công quyền.
Thứ ba, môi trường luật pháp được qui chuẩn giúp xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp. Trƣớc đây hoạt động của các loại hình doanh nghiệp khác nhau chịu sự điều chỉnh riêng của từng loại luật và nhận đƣợc sự đối xử hoàn toàn khác nhau đối với các đầu vào cho sản xuất nhƣ đất đai, điện nƣớc, lao động, vốn tín dụng, khoa học công nghệ, thông tin liên lạc... Chẳng hạn về đất đai, trong khi các doanh nghiệp nhà nƣớc luôn đƣợc hƣởng những lợi thế thì các công ty tƣ nhân phải đối diện với những thủ tục phiền hà, trả phí thuê đất cao, phải thuê lại đất từ các doanh nghiệp nhà nƣớc.... Với việc gia nhập WTO, các văn bản pháp luật mới ban hành trong các năm 2005 – 2006 nhƣ Luật cạnh tranh, Luật thƣơng mại, Luật đầu tƣ, Luật doanh nghiệp.... đã từng bƣớc cải thiện tình trạng nêu trên, tạo ra khả năng đƣợc đối xử công bằng cho các doanh nghiệp.