Trong quá trình chuẩn bị nội lực cho mình để phục vụ cho việc cạnh tranh trên thị trƣờng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, một bộ phận doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xuất nhập khẩu – chiếm 58% doanh nghiệp đƣợc khảo sát) của thành phố đã không có đƣợc sự chuẩn bị nghiêm túc và đầy đủ. Các doanh nghiệp này không có đƣợc sự nhận thức đúng đắn về WTO, họ coi việc Việt Nam gia nhập WTO cũng bình thƣờng nhƣ việc gia nhập ASEAN, APEC trƣớc đây nên tỏ ra bang quan trƣớc những cơ hội và thách thức sẽ đến trong những năm sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Chính vì vậy, chúng ta có thể nhận xét rằng các doanh nghiệp này không có sự chuẩn bị, thay đổi nào về lực lƣợng nhân sự; kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh; máy móc, công nghệ sản xuất; tƣ duy quản lý... hoặc nếu có thì những thay đổi đó rất sơ sài, chiếu lệ, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Nói cách khác, họ vẫn tiếp tục áp dụng cách thức hoạt động, kinh doanh của những giai đoạn trƣớc cho giai đoạn cạnh tranh gay gắt sau khi gia nhập WTO. Với việc thiếu sự chuẩn bị nhƣ vậy, họ không có đƣợc sự dự liệu về các cơ hội và thách thức sẽ đến, từ đó không nhìn thấy đƣợc những vấn đề của doanh nghiệp cần phải đƣợc thay đổi để đón bắt cơ hội và vƣợt qua thách thức. Với những cơ sở đó, chúng tôi cho rằng: dƣới sức ép cạnh tranh gay gắt trong những năm sau khi gia nhập WTO, để tồn tại đƣợc trên thị trƣờng, các doanh nghiệp này bắt buộc phải có một số sự điều chỉnh ở các mặt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình nhƣng hoàn toàn không do ý muốn của doanh nghiệp chi phối mà do thị trƣờng chi phối. Những diễn biến cạnh tranh và những thay đổi liên tục trên thị trƣờng sẽ cuốn các doanh nghiệp này vào vòng xoáy cạnh tranh về giá cả, thƣơng hiệu, hậu mãi... trong đó sức mạnh về vốn, công nghệ, con ngƣời, tri thức giữa vai trò quyết định. Lúc này, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đó tiến hành những điều chỉnh chạy theo thị trƣờng, chạy theo đối thủ, hoạt động đơn lẻ, không huy động đƣợc sức mạnh xã hội, không gắn kết với nhau nên dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ, phá sản, mất khả năng kiểm soát... Đó là phản ứng điều chỉnh một cách thụ động, xảy ra ở các doanh nghiệp chuẩn bị kém, năng lực cạnh tranh thấp hoặc các doanh nghiệp non trẻ.