Tác giả sử dụng hai phƣơng pháp thu thập số liệu, đó là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
* Số liệu sơ cấp:
Nguồn số liệu sơ cấp có đƣợc sau khi tác giả thu thập thông tin từ bảng hỏi (phiếu khảo sát) gửi đến cho 68 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng hỏi đƣợc tác giả thiết kế gồm 02 phần lớn: Phần A cung cấp thông tin về doanh nghiệp đƣợc khảo sát; Phần B là các câu hỏi trọng tâm, gồm 15 câu hỏi.
Từ câu 1 đến câu 3: tác giả muốn tìm hiểu về những nhận thức cơ bản của doanh nghiệp về WTO (DN có biết gì về WTO? Biết đến qua hình thức nào? Việc Việt Nam gia nhập WTO có quan trọng không?)
Từ câu 4 đến câu 8: tác giả tập trung tìm hiểu về những ảnh hƣởng có thể có từ việc gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Đây chính là những câu hỏi nhằm phục vụ cho mục tiêu chính của nghiên cứu, nhằm làm rõ Mục 4.1 và 4.2 - Chƣơng 4 (Các ảnh hƣởng tích cực và tiệu cực từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội) của Luận văn.
Từ câu 9 đến câu 12: đây là những câu hỏi để giải quyết vấn đề đặt ra tại Mục 4.3 – Chƣơng 4 (Phản ứng của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội).
Câu 13 đến câu 15 nhằm tìm hiểu thêm về những ảnh hƣởng thực tế của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với chính doanh nghiệp đƣợc khảo sát.
Số liệu sơ cấp (bảng hỏi) đƣợc tác giả sử dụng với mục đích chính là trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Việc Việt Nam gia nhập WTO đã ảnh hƣởng nhƣ
thế nào đến doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013?” (Chƣơng 4 của Luận văn).
* Số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu từ các nguồn: Tổng cục thống kê, Cục Thống kê Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (MPI), Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội (HAPI), Sở Công thƣơng Hà Nội, Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam (VCCI), các trang Website liên quan…
Thu thập số liệu, dữ liệu từ các đề tài, đề án, báo cáo đã có.