Ảnh hưởng từ thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013 (Trang 53 - 57)

Thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc bao gồm cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các khoản trợ cấm bị cấm, dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ phi thuế quan, thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia và đối xử tối huệ quốc cho hàng hóa và doanh nhân nƣớc ngoài trên thị trƣờng Việt Nam. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải thực thi thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngay khi gia nhập hoặc theo lộ trình cam kết mà khoảng thời gian chủ yếu vẫn là 5 năm sau khi gia nhập. Do đó, có thể nhận thấy yêu cầu thực hiện thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc là khá gấp rút về mặt thời gian.

Bảng 4.1: Thời gian cắt giảm thuế suất trong cam kết WTO của Việt Nam

STT Ngành hàng Thời gian thực hiện

A Một số sản phẩm nông nghiệp

1 Thịt lơn 5 năm

2 Thịt bò 5 năm

3 Sữa nguyên liệu 2 năm

4 Sữa thành phẩm 5 năm

5 Thịt chế biến 5 năm

6 Thức ăn gia súc 2 năm

B Một số sản phẩm công nghiệp

1 Xăng dầu

2 Phân hóa học (thuế xuất bình quân) 2 năm

3 Giấy (thuế xuất bình quân) 5 năm

Nguồn: Bộ Thương Mại

Bên cạnh sự gấp gáp về mặt thời gian, mức độ mở cửa thị trƣờng của Việt Nam cũng tƣơng đối sâu. Độ sâu của việc mở cửa thị trƣờng thông qua

dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ phi thuế quan, xóa bỏ các khoản trợ cấm bị cấm

đã đƣợc trình bày ở trên. Độ sâu của việc mở cửa thị trƣờng thông qua cắt giảm thuế quan thể hiện qua mức độ cắt giảm thuế suất, số lƣợng ngành áp dụng cắt giảm thuế và số dòng thuế cắt giảm. Có thể thấy độ sâu của việc mở cửa thị trƣờng thông qua cắt giảm thuế quan đối với một số nhóm ngành hàng chính qua bảng sau đây:

Bảng 4.2: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính

STT Nhóm ngành hàng

Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập

WTO (%)

Thuế suất cam kết cuối cùng cho WTO (%) Tỷ lệ cắt giảm (%) 1. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 38,14 2. Hóa chất 11,1 6,9 37,84

3. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 31,65

4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 28,08

5. Da, cao su 19,1 14,6 23,56

6. Kim loại 14,8 11,4 22,97

7. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 20,93

8. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 20,65

9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4 20,26 10. Nông sản 25,2 21,0 16,67 11. Khoáng sản 16,1 14,1 12,42 12. Dầu khí 36,8 36,6 0,54 13. Dệt may 13,7 13,7 0,00 Cả biểu thuế 17,2 13,4 22,09

Nguồn: Bộ Tài chính và tính toán của tác giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng trên cho thấy, Việt Nam đã cam kết cắt giảm 22,09% thuế nhập khẩu so mức thuế trƣớc khi gia nhập WTO cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu (10.600 dòng thuế), thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Có 2/3 nhóm ngành hàng có tỷ lệ cắt giảm cuối cùng trên 20%. Những ngành hàng có mức cắt thuế nhiều nhất theo cam kết cuối cùng với WTO là cá và các sản phẩm cá, hóa chất, gỗ và giấy, hàng chế tạo và máy

móc thiết bị điện.... Ƣớc tính của Bộ Tài chính cho thấy chỉ riêng việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO cho cả giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO là 300 triệu USD, tƣơng đƣơng 4.800 tỷ đồng, trung bình giảm khoảng 1.000 tỷ/năm.

Việc cắt giảm thuế quan và sự bảo hộ của nhà nƣớc nhƣ trên tạo ra sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố. Từ trƣớc đến nay, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đƣợc bảo hộ mạnh bằng thuế nhập khẩu, các rào cản phi thuế và đối xử có phân biệt trong kinh doanh nên việc các công cụ này bị cắt giảm mạnh trong thời gian 5 năm đã thu hẹp mạnh mẽ sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Việc thuận lợi hóa trong việc tiếp cận thị trƣờng Việt Nam cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng ảnh hƣởng mạnh đến các doanh nghiệp sản xuất vì các doanh nghiệp ở các nƣớc thành viên WTO có năng lực cạnh tranh mạnh hơn nhờ lợi thế về công nghệ, giá cả, vận chuyển, nguồn nguyên liệu... Trong khi đó, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận với nguồn nguyên liệu... và quan trọng nhất là vẫn còn có tƣ tƣởng trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nƣớc nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với sự cạnh tranh quyết liệt ngày càng tăng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trên thị trƣờng nội địa. Vì vậy, sự thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc trong 5 năm đầu gia nhập WTO tạo ra sức ép cạnh tranh và sự chia xẻ thị phần do hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp nƣớc ngoài... xâm nhập thị trƣờng Việt Nam dễ dàng. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố trong các ngành dệt may, điện - điện tử, thực phẩm chế biến, hoá chất, thép, ôtô - xe máy, máy móc thiết bị, giấy, gỗ .... sẽ gặp nhiều khó khăn, chật vật để đứng vững đƣợc trên thị trƣờng nội địa.

4.2.4 Ảnh hưởng từ các qui chuẩn luật pháp

Hệ thống luật pháp đƣợc chuẩn hóa sau khi gia nhập WTO vừa mang đến cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố những thuận lợi nhƣng cũng đồng thời mang đến những khó khăn. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành xây dựng, điều chỉnh hệ thống luật pháp tƣơng thích với các cam kết và yêu cầu của WTO. Sau đó, việc xây dựng, điều chỉnh hệ thống luật pháp vẫn còn phải tiếp tục thực hiện trong những năm đầu gia nhập WTO để bảo đảm rằng nền kinh tế Việt Nam đƣợc vận hành theo nguyên tắc thị trƣờng đúng với mức độ và lộ trình đã cam kết. Với phƣơng châm xây dựng những luật phục vụ nghĩa vụ của các nƣớc thành viên WTO và cả những luật về quyền của Việt Nam để bảo vệ tốt lợi ích của quốc gia nên hệ thống luật pháp Việt Nam đã và đang dần hoàn chỉnh hơn so với trƣớc kia và vì vậy nó cũng trở nên phức tạp hơn đối với các doanh nghiệp. Trong bố cảnh đó, với những hạn chế của mình, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố sẽ khá bỡ ngỡ, khó có thể nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng kinh doanh và luật pháp đƣợc “quốc tế hóa”, “qui chuẩn” và trở nên “phức tạp, đồ sộ” nhanh chóng nhƣ vậy, dẫn đến nhiều hệ lụy nhƣ dễ dàng bị vƣớng vào các vụ kiện tụng, bị phạt, bị kiện bán phá giá, bị thua thiệt quyền lợi do thiếu tƣ vấn luật ngay từ đầu...

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013 (Trang 53 - 57)