Bên cạnh một bộ phận doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu không có đƣợc sự chuẩn bị cho việc gia nhập WTO nhƣ trên, trong các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố còn có một bộ phận doanh nghiệp có
tiến hành những công tác chuẩn bị nhƣng chuẩn bị không đầy đủ, không chu đáo. Những doanh nghiệp này có những hiểu biết nhất định về WTO, thấy đƣợc những thách thức và cơ hội sẽ đến trong tƣơng lai nhƣng không tiến hành đƣợc sự chuẩn bị toàn diện cho mình hoặc không có đủ điều kiện để tiến hành công tác chuẩn bị nhƣ mong muốn. Điều này thể hiện ở những tỷ lệ xoay quanh mức trung bình khá cho đến mức khá của các câu trả lời phản ánh sự nhận thức về WTO, các hành động ứng xử phù hợp, sự nhận định về thách thức và cơ hội mang lại từ WTO, những ý kiến tự đánh giá về bản thân doanh nghiệp... qua các cuộc khảo sát cũng nhƣ các ý kiến phát biểu của đại diện các doanh nghiệp trên các phƣơng tiện truyền thông.
Chính vì vậy, những doanh nghiệp này đã có tiến hành những cải tổ, thay đổi để nâng cao nội lực của bản thân nhƣng những cải tổ, thay đổi đó chỉ nhằm khắc phục thực trạng những vấn đề họ đang gặp phải nhƣ khách hàng, thị trƣờng, nguồn nguyên liệu...chứ chƣa phải là những giải pháp đột phá, giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân của thực trạng (đó là các vấn đề về nhân lực, con ngƣời; tƣ duy, cung cách quản trị, điều hành; công nghệ, tri thức....). Trong khi đó, các vấn đề về nhân lực, con ngƣời; tƣ duy, cung cách quản trị, điều hành; công nghệ, tri thức....mới là nền tảng của khả năng cạnh tranh bền vững trƣớc những đối thủ lớn, mạnh. Với những cơ sở đó, chúng tôi cho rằng khi bƣớc vào những năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, dƣới sức ép cạnh tranh và những thay đổi nhanh chóng trên thị trƣờng, các doanh nghiệp này bắt buộc phải tiến hành thêm một số sự điều chỉnh nữa. Những điều chỉnh này nhằm khắc phục những vấn đề mới xảy ra mà trƣớc đây không tiên liệu đƣợc. Với việc không có đƣợc sự chuẩn bị đầy đủ, thiếu tầm nhìn xa và những kế hoạch ứng phó chủ động, các doanh nghiệp này tuy có sự chủ động điều chỉnh trƣớc để phản ứng với những tín hiệu thị trƣờng nhƣng tiến hành thiếu chuyên nghiệp, không có tính hệ thống, đụng đâu làm đó, hoạt động đơn lẻ, khó huy
động đƣợc sức mạnh xã hội, thậm chí các kế hoạch điều chỉnh có thể bị phá sản giữa đƣờng. Hệ quả là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này không bền vững, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ diễn ra khó khăn, chật vật, nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng phá sản, thua lỗ, rút khỏi thị trƣờng. Đó là phản ứng điều chỉnh tự phát, xảy ra ở các doanh nghiệp chuẩn bị không toàn diện, thiếu điều kiện để chuẩn bị, hoạt động không nghiêm túc.