Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu (Trang 64)

- Loại TSBĐ: Giá trị quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận QSD đất số AN 290000 do UBND Thành phố Hà Đông Tỉnh Hà Đông cấp ngày 20/08/2008 Tài sản trên đất là Nhà ở

2.5.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, đạo đức của các cán bộ, nhân viên và ban lãnh đạo ACB không tốt, cố ý làm trái pháp luật để thu lợi cho mình

- Ông Nguyễn Đức Kiên là người chủ mưu, chỉ đạo mọi hành vi vi phạm, phạm phải 4 tội danh: “kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế và cố ý làm trái quy định

của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Kiên đã thành lập 6 công ty: Công ty ACBI, Công ty ACI - HN và Tập đoàn AFG, Công ty B&B, Công ty Thiên Nam và Công ty ACI. 6 công ty này không được nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính nhưng vẫn có

- ACB biết rõ Huyền Như lấy danh nghĩa Vietinbank huy động tiền gửi với lãi suất vượt trần từ 3,8 đến 4,5%/năm là vi phạm thông tư của Ngân hàng Nhà nước; biết rõ việc dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên gửi vào Vietinbank là trái với luật Các tổ chức tín dụng... nhưng vì tham lãi suất cao, muốn thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông nên vẫn làm, tạo điều kiện cho Như lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ số tiền này => Vi phạm nghiêm trọng văn hoá quản trị rủi ro.

- Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đã đề xuất chủ trương trái pháp luật. Sau khi được HĐQT thông qua thành nghị quyết, ông Hải trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chủ trương này nhằm mục đích thu lợi cho nhóm cổ đông.

- Ê kíp dưới quyền ông Giá gồm các phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang và Trịnh Kim Quang là đồng phạm giúp sức thực hiện các hành vi phạm tội.

- Ngoài ra các cán bộ và nhân viên ACB dù biết dự chỉ đạo của HDQT là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện theo, không có ý kiến hay thông báo cho cơ quan thanh tra

=> Có thể thấy tư cách đạo đức từ Ban lãnh đạo đến nhân viên của ACB cần phải xem xét lại, vì lợi ích riêng của nhóm cổ đông, vì lợi ích riêng của cá nhân mà đã có những hành vi trái với pháp luật, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chính ngân hàng.

Thứ hai, ACB đã vi phạm điều kiện vay vốn, thẩm định cho vay, kiểm tra sau vay và thẩm định tài sản

- Từ giữa năm 2008 đến tháng 6/2010, thường trực HĐQT ACB cũng mở rộng cửa cho 6 công ty của trùm Kiên kinh doanh vàng trạng thái với nước ngoài và kinh doanh vàng thông qua tài khoản của ACB (các công ty này thành lập bất hợp pháp và không có chức năng kinh doanh vàng).

- Khi NHNN phát văn bản yêu cầu ACB đóng tài khoản kinh doanh vàng với 6 công ty này thì tổng số lỗ lên tới hơn 178 triệu USD (tương đương với hơn 3.400 tỉ đồng vào thời điểm tỷ giá 19.000 đồng), trong khi tài sản ký quỹ của 6 công ty chỉ còn hơn 1.300 tỉ đồng.

- ACB cho 6 công ty nhận nợ bắt buộc bằng hình thức ký hợp đồng vay vàng với số lượng tương ứng với khoản lỗ là 91.268 lượng và bổ sung tài sản đảm bảo.

Như vậy, ACB cho 6 công ty của trùm Kiên nhận nợ bắt buộc bằng hình thức ký hợp đồng vay vàng, trong khi không có quá trình thẩm định, 6 công ty này cũng không đáp ứng được điều kiện vay vốn và ngân hàng đã giải ngân không đúng quy định.

Thứ ba, ACB đã lách luật, vi phạm hàng loạt các quy định

- Trần Xuân Giá là Chủ tịch HĐQT ACB vi phạm một loạt quy định của NHNN về lãi suất cơ bản, về trần lãi suất và luật Các tổ chức tín dụng: ký biên bản cuộc họp thường trực HĐQTra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB và công ty gửi tiền đồng và ngoại tệ vào các ngân hàng khác.Chính từ chủ trương này, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên và 4 công ty (gồm Công ty TNHH chứng khoán ACB, Công ty

TNHH MTV quản lý quỹ ACB, Công ty TNHH TM - DV Việt Thanh và Công ty CP Kim Ngân Việt) gửi tổng cộng hơn 130.000 tỉ đồng (chính xác là 130.784.813.395.045 đồng) với lãi suất

từ 8,5% đến 27%/năm và hơn 81 triệu USD với lãi suất 3% đến 6%/năm vào 29 ngân hàng. - Các thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương cấp vốn cho Công ty TNHH chứng khoán ACB, là doanh nghiệp do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ đầu tư cổ phiếu của chính ngân hàng này và trực tiếp chỉ đạo việc cấp vốn cho Công ty ACBS để doanh nghiệp này nhờ 2 công ty ACI và ACI-HN của trùm Kiên (không có chức năng kinh doanh tài chính) đứng tên mua hơn 52 triệu cổ phiếu Ngân hàng ACB, dẫn đến thiệt hại gần 700 tỉ đồng. => Hành vi này vi phạm điều 126 luật Các tổ chức tín dụng (quyđịnh tổ chức

tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát) và điều 29, Quyết định 27/2007 ngày

24/4/2007 của Bộ Tài chính (quy định công ty chứng khoán không được đầu tư vào cổ phiếu

hoặc góp vốn của công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán).

- Bộ phận thanh tra nội bộ cua ACB không phát huy được hiệu quả, không phát hiện được sai phạm do bị phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của hội đồng quản trị, sai phạm ở đây là từ quyết định của hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w