1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng khủng hoảng kinh tế mỹ năm 2009

28 511 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 165,86 KB

Nội dung

Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Diễn biến Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2009 không phải chỉ bắt đầu từ năm 2009 mà nguyên nhân và diễn biến của nó đã nhen nhóm từ những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn hoạt động cho vay có phần dễ dãi và ồ ạt được gọi là “cho vay dưới chuẩn” của các ngân hàng đối với người vay tiền mua nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Định nghĩa: Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending) là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại Mỹ. Theo cẩm nang hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ năm 2001: “Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng yếu kém như thường có những khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản. Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những chỉ số như điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc một số tiêu chí khác…”.

Trang 1

I Lý thuyết khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm

trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tếchính trị của Mác-Lênin Từ ngữ này chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanhsang giai đoạn suy thoái kinh tế Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình táisản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung độtgiữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động mộtquá trình tích tụ tư bản mới

Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phảingẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư

bản với vai trò là một hình thái xã hội Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư

bản chính là tư bản”.

Những lý luận này bao gồm:

 Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận Tích tụ tư bản gắn liền xu hướngchung của mức độ tập trung tư bản Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợinhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng

Tiêu thụ dưới mức Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai

cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng

tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thườngxuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổngcầu không tương xứng với tổng cung

Sức ép lợi nhuận từ lao động Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn

tăng lên và làm tăng tiền lương Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷsuất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinhtế

Về mặt lý luận, ít nhất những quan điểm trên không mâu thuẫn với nhau và cóthể đóng vai trò là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về khủnghoảng kinh tế

Trang 2

II Diễn biến

Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2009 không phải chỉ bắt đầu từ năm 2009 mànguyên nhân và diễn biến của nó đã nhen nhóm từ những năm trước đó

1.Giai đoạn trước năm 2009

 2004-2006: Lãi suất ở Mỹ tăng từ 1% lên 5,35%, thị trường địa ốc Mỹ bắtđầu xuống giá Các khoản vay địa ốc dưới chuẩn không trả được tăng vọt đếnmức báo động

 2007: Các ngân hàng lớn: Fannie Mae, IndyMac, Bear Stearns,Citigroup, lần lượt báo cáo lỗ do dính vào các khoản vay loại này Đây là nhữngdấu hiệu khủng hoảng đầu tiên

+ Ngân hàng IndyMac lỗ 614 triệu USD

+ Fannie Mae khoản lỗ 3,6 tỷ USD trong quý 4/2007, là một sự đảo ngược sovới khoản lãi 826 triệu USD trong quý 1/2007

+Tháng 12, Bear Stearns công bố mức lỗ quí 4-2007 là 854 triệu đô la, tươngđương 6,9 đô la/cổ phiếu; đồng thời thất thoát 1,9 tỉ đô la đầu tư vào cổ phiếucầm cố

+ Ngày 1/8: hai quỹ phòng hộ (hedge fund) của Bear Stearns, một trong nhữngtập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của PhốWall, tuyên bố phá sản

+ Ngày 15/10: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bốlợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phònglên tới 6,5 tỷ USD Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chứcvào ngày 4/11

Theo báo chí, Mỹ có khoảng 6000 tỷ cho vay địa ốc, trong đó 2000 tỷ làdưới chuẩn Khoảng 700 tỷ dưới chuẩn là do hệ thống ngân hàng Mỹ nắm giữ.Nếu các khoảng cho vay dưới chuẩn của ngân hàng Mỹ mất hết vốn tự có cũng

sẽ gần bằng không

Trang 3

 2008: thời điểm này, cuộc khủng hoảng đã khiến:

+ Ngày 11/1: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và

vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial saukhi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoảncho vay khó đòi quá lớn

+ Ngày 11/7: Ngân hàng IndyMac Bancorp với tài sản 32 tỉ bị đặt dưới quyền

kiểm soát của Fed, sau đó tuyên bố phá sản Đây là một trong những vụ đóngcửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút rahơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày

+ Ngày 6/9: Fed nắm quyền kiểm soát Fannie Mae và Freddie Mac, hai tậpđoàn bảo lãnh tín dụng địa ốc lớn nhất Mỹ

+ Ngày14/9: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/

cổ phiếu sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers FED bơm 70 tỷUSD vào hệ thống ngân hàng của Mỹ

+ Ngày 15/9:Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với giá cổ phiếu sụt giảm45% sau khi nỗ lực tìm kiếm đối tác bán lại chính mình đã tuyên bố phá sản.Đánh dấu vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ FED tiếp tục bơm thêm 70 tỷ USDvào hệ thống ngân hàng của Mỹ Thêm vào đó, FED cũng cung cấp cho thịtrường những khoản vay trực tiếp bằng tiền mặt và trái phiếu kho bạc

+ Ngày 18/9 : Fed cùng 5 ngân hàng trung ương của các nước phát triển (ECB

của Châu Âu, Thụy Sỹ, Nhật, Anh, Canada) bơm 300 tỉ U S D để tháo băngtín dụng ngân hàng

+ Ngày 19/9:SEC đã tạm thời cấm nghiệp vụ bán khống với 799 loại chứngkhoán FED tiếp tục bơm 20 tỉ USD vào thị trường tín dụng

+ Ngày 20/09 :Chính phủ Mỹ tuyên bố một kế hoạch tổng thể để cứu hệthống tài chính, gồm một chương trình mua lại các khoản vay thế chấp xấu vớichi phí ước tính lên đến 700 tỉ đô la

Trang 4

+ Ngày 21/09:

Hai ngân hàng đầu tư độc lập còn lại là Morgan Stanley vàGoldman Sachs chuyển đổi mô hình hoạt động sang tập đoàn ngân hàng tổnghợp (bank holding company) đã kết thúc một giai đoạn lịch sử hoàng kim củaPhố Wall với mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (financial holding company).Phố Wall giờ đây đã thuộc về tay FED Cuộc tranh giành quyền lực ảnh hưởngcủa FED và SEC đối với Phố Wall vốn dai dẳng lâu nay, đã đến hồi kết thúc Văn phòng Giám sát tiết kiệm (OTS) của Mỹ đóng cửa ngân hàngAmeribank (theo FDIC, có tổng tài sản 115 triệu USD và lượng tiền gửi củakhách hàng là 102 triệu USD), đánh dấu vụ ngân hàng thương mại phá sản thứ

12 trong năm 2008 ở nước này

+ Ngày 25/09:

Với tài sản 307 tỷ USD, Washington Mutual Inc (WaMu)- Ngân hàngthương mại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ có lịch sử 119 năm và 2.300 chinhánh tại 15 bang đã bị phá sản Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ(FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản choJPMorgan Chase với giá 1,9 tỷ USD Có thêm WaMu, JPMorgan Chase sẽ cótổng cộng 5.400 văn phòng với 900 tỷ USD tiền gửi trở thành ngân hàngthương mại lớn nhất nước Mỹ xét về số lượng tiền gửi của khách

Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốchội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.+ Ngày 29/9: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trườngtài chính Mỹ Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệpDow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từtrước tới nay

+ Ngày 1/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD(tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật

Trang 5

cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sáchthất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểmtiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD…

Kết Luận :Tính tới thời điểm này, cuộc khủng hoảng đã

khiến:

+Ngân hàng Lehman Brothers phá sản

+Ngân hàng Bear Stearns và Merrill Lynch bị bán lại

+Ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley buộc phải

chuyển đổi mô hình kinh doanh sang tập đoàn ngân hàng đa

 Tháng 5:

- 3/5/2009: Cục dự trữ liên bang Mỹ nhận định sự xuống dốc của kinh tế

Mỹ đã chậm lại, đồng thời những chỉ số kinh tế khả quan đã hỗ trợ cho giá cổphiếu

- 4/5/2009: mặc dù nền kinh tế có vài dấu hiệu tốt nhưng vẫn có thêm 3ngân hàng của Mỹ đóng cửa (Silverton, Citizens community, America West)

- 7/5/2009: Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố kết quả sát hạch 19 ngân hànglớn nhất của Mỹ Trong đó 9 ngân hàng được đánh giá hoạt động vững chắc, 10ngân hàng cần thêm 75 tỷ USD Đồng euro tăng 7% so với đồng dollar

- 29/5/2009: Bộ thương mại thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP)giảm 5,7% trong quý I năm 2009 thấp hơn quý IV năm 2008 (6,3%)

Trang 6

 1/6/2009: Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ dự đoán thâm hụt ngân sáchđến 30/9/2009 sẽ ở mức 1750 tỷ, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008.

 Tập đoàn công nghiệp ô tô lớn nhất của Mỹ và thế giới General Motorschính thức nộp đơn tuyên bố phá sản

Kết Luận: -Có 12 ngân hàng tiếp tục phá sản

- Cùng với đó, tập đoàn ô tô lớn nhất của Mỹ và thế giớicũng tuyên bố phá sản

- Thâm hụt ngân sách trầm trọngIII Nguyên Nhân

1.Nguyên nhân trực tiếp

+) Tình trạng kinh doanh thua lỗ và sự sụp đổ hàng loạt theo dây chuyền củacác tổ chức tài chính hàng đầu

- Các tổ chức tín dụng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn

- Các ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tính thanh khoản

- Do sự liên quan, đầu tư qua lại thông qua hình thức chứng khoán hóa

đã dẫn đến sự sụp có hệ thống.VD: Bear Stern, Indy Mac, LehmanBrothers

Thiệt hại của 1 số tổ chức tài chính ( đv : tỉ USD)

Trang 7

+) Khủng hoảng niềm tin của người dân vào kinh tế

Kinh doanh thiếu hiệu quả, rủi ro cao là mấu chốt làm suy yếu và đổ

vỡ ngân hàng Bên cạnh đó, niềm tin của công chúng, người gửi tiền là mộttrong số yếu tố quan trọng quyết định thành công và thất bại của ngân hàng

Người gửi tiền thực hiện hành vi rút tiền theo phương thức “thà sớm còn

hơn quá muộn”, tạo nên “đột biến rút tiền gửi” Nếu mức độ “đột biến rút

tiền gửi” trầm trọng có thể làm cho đơn lẻ thành hệ thống thì có thể dẫnđến tình trạng phá sản như ngân hàng Bear stearn, IndyMac, WaMu vừaqua

2 Nguyên nhân sâu xa

a) Cho vay dưới chuẩn

Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn hoạt động cho vay có phần dễ dãi

và ồ ạt được gọi là “cho vay dưới chuẩn” - của các ngân hàng đối với

người vay tiền mua nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời

-Định nghĩa:

Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending) là hình thức cho vay rất

phổ biến, đặc biệt tại Mỹ Theo cẩm nang hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹnăm 2001: “Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tíndụng yếu kém như thường có những khoản thanh toán quá hạn, và có thể cónhững vấn đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản Họ cũng có thể có khảnăng thanh toán thấp xét trên những chỉ số như điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trênthu nhập, hoặc một số tiêu chí khác…” Không có một tài liệu chính thứcnào quy định cụ thể về người đi vay dưới tiêu chuẩn nhưng ở Mỹ hầu hếtnhững người vay này có điểm tín dụng thấp hơn 620, chiếm gần 25% dân số

Mỹ Do uy tín của người vay thấp và tình hình tài chính không mấy sáng sủa

Trang 8

nên nhìn chung các khoản vay dưới tiêu chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suấtthị trường và điều này lại càng làm tăng thêm khó khăn tài

chính cho người vay, đặc biệt khi lãi suất thị trường gia tăng

Trong giai đoạn 2004-2006, cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩnchiếm khoảng 21% tổng các khoản vay thế chấp, tăng so với mức 9% giaiđoạn 1996-2004, trong đó chỉ tính riêng năm 2006 tổng trị giá các khoảnvay thế chấp dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay

mua nhà của Mỹ Sự phát triển mạnh của hình thức cho vay thế chấp dưới

tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩn cho vay nới lỏng và

hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ (xem biểu đồ 1)

800 30

25 600

20

400 15

10 200

Trang 9

và tăng bình quân trên 25%/năm giai đoạn 2003-2005 Lãi suất lúc ấy lại rấtthấp nên mua xong, cứ cho thuê để lấy tiền trả góp ngân hàng, được giá là bánlại, lấy lời Sự bùng nổ giá nhà giai đoạn này là một yếu tố quan trọng đónggóp vào sự phục kinh tế của Mỹ do lãi suất giảm làm giảm giá trị các khoảnthanh toán cầm cố hàng tháng của người dân trong khi giá nhà tăng giúp họ

có được những khoản vay mới lớn hơn để chi tiêu tiêu dùng, thực hiện khẩuhiệu “đi mua sắm theo yêu cầu của Tổng thống và vì lòng yêu nước”, từ đókích thích tăng trưởng

Thị trường lúc nào cũng chịu tác động của quy luật cung cầu Khi việcmua nhà không phải vì nhu cầu chỗ ở mà sử dụng nó như một công cụ đầu tưthì chắc chắn sau một thời gian xây thêm nhà để bán, thị trường sẽ thừa nhà Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của Mỹ cùng với nguy cơ lạm phátgia tăng bởi cả những yếu tố từ cung, cầu đã thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang

Mỹ tăng lãi suất trở lại, đến tháng 8/2005 lãi suất liên ngân hàng định hướngcủa Mỹ (Fed Fund Rate) đạt mức 3,75%/năm và dự kiến còn tiếp tục tăngnên không còn là mức lãi suất hấp dẫn đối với người mua nhà Bong bóngnhà đất bắt đầu xì hơi

Năm 2006 thị trường sụt giảm mạnh, tháng 8/2006, chỉ số xây dựng nhàcủa Mỹ giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, nhen nhóm lên nguy cơ

Trang 10

khủng hoảng tín dụng trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn Các chủnhà đất lâm vào khó khăn tài chính do cùng với việc lãi suất tăng làm tăng giá trịhóa đơn thanh toán cho khoản vay cầm cố hàng tháng thì giá nhà giảm làm giátrị tài sản cầm cố giảm xuống thấp hơn mức tiền vay gốc để mua căn nhà Tỷ lệ

vỡ nợ của người vay tăng lên, đặc biệt là những người vay dưới tiêu chuẩn vốnthường xuyên ở trong tình trạng khó khăn tài chính, cùng với nó là sự gia tăngnhanh chóng của hoạt động xiết nợ từ các công ty cho vay Năm 2007, giá nhàtiếp tục giảm, doanh số bán nhà chưa bao giờ “trượt dốc” như vậy kể từ năm

1989 Thị trường địa ốc Mỹ lại rơi vào thời kỳ đóng băng, người vay tiền đểmua nhà bán kiếm lời lại không thể bán được nhà, trong khi nhu cầu nhà ở lại

giảm mạnh (xem biểu đồ 2), cứ như thế món nợ vay mua nhà bỗng tăng vọt.

Đến lúc này các ngân hàng bắt đầu nhận thấy nợ xấu, nợ khó đòi tăng vọt Sốlượng nợ xấu và khách hàng vỡ nợ cứ thế tăng, đẩy các tổ chức cho vay vàocảnh thua lỗ đáng sợ, thậm chí đệ đơn xin phá sản, trong đó có cả New Century-công ty cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn lớn thứ 2 của Mỹ

Biểu đồ 2: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007

(Nguồn: h t tp:// w ww.c u na.or g )

Trang 11

b) Chứng khoán hóa các khoản nợ cho vay dưới chuẩn

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng phát minh giá trị nhất trên thịtrường tài chính đầu thế kỷ XXI là việc chứng khoán hóa các khoản vay muanhà thế chấp qua đó cho phép các tổ chức tín dụng tiếp cận thị trường tài chính

để chia sẻ rủi ro và tăng tính thanh khoản của những hợp đồng cho vay Tuynhiên, cũng qua kênh chứng khoán hóa (Securitization) này với hai công cụ làchứng khoán bảo đảm bằng thế chấp MBS (Mortgage Backed Securities) vàtrái phiếu có thế chấp CDO (Collateralized Debt Obligations) mà nhiều địnhchế tài chính trên thế giới đã bị “vạ lây” khi bong bóng bất động sản ở Mỹ “xìhơi” Việc chứng khoán hóa này đã hình thành nên thị trường cho vay thếchấp thứ cấp SMM (Secondary Mortgage Market)

Thị trường cho vay thế chấp sơ cấp PMM (Primary Mortgage Market)

có thể coi là thị trường bán lẻ trên đó người đi vay trực tiếp ký hợp đồng vớingân hàng hay thông qua công ty công ty môi giới để vay tiền mua nhà và sửdụng ngôi nhà như là tài sản thế chấp

Tuy nhiên nếu tách biệt các hợp đồng cho vay khi đưa ra giao dịch trênthị trường thứ cấp thì lợi nhuận thu được sẽ không đủ để trang trải chi phí Do

đó, các tổ chức phát hành trên thị trường thứ cấp SMM đã kết hợp nhiều hợp

đồng cho vay riêng lẻ thành một “rổ tài sản” và sử dụng như tài sản đảm bảo để phát hành MBS hay CDO trên thị trường thứ cấp Để đảm bảo giá trị

tài sản thế chấp trong “rổ tài sản”, tổ chức phát hành sẽ chuyển giao toàn bộ

tài sản này sang bên thứ ba là Quỹ ủy thác (Trustee) chịu trách nhiệm quản lý

Trang 12

Các loại chứng khoán này được mang bán rộng rãi cho các nhà đầu tư trênkhắp thế giới Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2007, số lượng nhà tồn kho củangành xây dựng Mỹ đã tăng cao trong khi tỷ lệ tịch thu tài sản thế chấp cũngliên tục tăng, đặc biệt là đối với vay ARM, đã dẫn đến sự ế ẩm của thị trườngnhà đất gây áp lực giảm giá nhà khoảng 8% so với năm 2006 Bong bóng bấtđộng sản đổ vỡ Tỷ lệ vỡ nợ, thu hồi tài sản thế chấp tăng cao theo một vòngxoáy khi cho vay ARM chỉ chiếm 6,8% dư nợ tín dụng nhưng chiếm đến 43%

số vụ tịch thu tài sản thế chấp riêng trong quý 3/2007 Cùng với sự rối loạncủa nhiều ngân hàng lớn tại Mỹ như Citigroup, Morgan Stanley, MerrillLynch, Goldman Sachs, Bank of America, nhiều ngân hàng lớn trên thếgiới như UBS, Deutsche Bank, HSBC, Societe Generale, BayernLB,…tưởng chừng như vô can với sự hỗn loạn trên thị trường nhà đất Mỹ cũngchịu thiệt hại không nhỏ vì gián tiếp cho vay khi đầu tư vào MBS/CDO Theoước tính của IMF, đến đầu tháng 4/2008, nhà đất mất giá và các ngân hàngkhông thu được nợ đã làm thiệt hại 565 tỷ đôla Cộng với sự mất giá của cổphiếu công ty địa ốc và thiệt hại từ khủng hoảng tín dụng thì tổng thiệt hại củanền kinh tế toàn cầu đã lên tới 945 tỷ đôla

c) Vai trò của các cơ quan quản lý

Có thể nói thiếu sót lớn nhất của hệ thống cơ quan quản lý thị trườngtài chính Mỹ là đã không thể kiểm soát hoạt động cho vay gian dối của các

tổ chức không nằm dưới sự giám sát chính thức của Fed hay các cơ quangiám sát hệ thống ngân hàng truyền thống khác trên thị trường sơ cấp thôngqua những hợp đồng cho vay bất lợi và tù mù mà chủ yếu nhằm vào cácnhóm đối tượng thiếu kiến thức và có mức thu nhập trung bình thấp Các tổchức này đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng, lờ đinhững khai báo không trung thực của khách hàng về thu nhập và chấp nhậnmức đặt cọc thấp, thậm chí không cần đặt cọc với điều kiện là khách hàng

Trang 13

có thể phải trả mức phạt nặng nếu không trả góp đúng hạn và phải chấp nhậnđiều chỉnh mức lãi suất ARM rất cao chỉ sau 1 đến 2 năm Trên thị trường

sơ cấp có khoảng 50% dư nợ cho vay thế chấp dưới chuẩn được thực hiệnbởi các tổ chức nói trên đã làm cho nhiều người Mỹ mắc bẫy và không thểtiếp tục trả tiền nhà, chấp nhận bị thu hồi nhà thế chấp và gây ra 278 vụ kiệncho vay gian dối trong năm 2007

Việc lỏng lẻo trong giám sát của Fed và các cơ quan có tráchnhiệm cấp liên bang còn tạo môi trường và thói quen cho vay không xemxét thấu đáo các nguyên tắc và chuẩn mực đã quy định mà chủ yếu dựa vàogiá trị tài sản thế chấp để cho vay, không đánh giá thận trọng khả năng chitrả thực tế của người đi vay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thanhkhoản và khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng khi bong bóng đổ vỡ.Cho vay gian dối làm thiệt hại cho nước Mỹ trung bình 9 tỷ đôla/ năm Trên thị trường thứ cấp, Ủy ban Chứng khoán (Securities andExchange Commission- SEC) luôn khẳng định là giám sát chặt chẽ quytrình cũng như phương pháp đánh giá MBS của các tổ chức định mức tínnhiệm nhưng trên thực tế việc giám sát cũng rất lỏng lẻo và đã gây ra hậu quảnghiêm trọng Trong giai đoạn thị trường bùng nổ, các tổ chức này dễ dãi đánhgiá cao nhiều MBS/CDO được đảm bảo bằng tài sản thế chấp dưới chuẩn dẫntới giá trị các chứng khoán này được thổi phồng lên so với giá trị của chúng.Khi thị trường lâm vào khó khăn, các tổ chức định mức tín nhiệm lại định giáthấp đối với nhiều MBS/CDO (tính đến tháng 11/2007) buộc các nhà đầu tư có

tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ được phép giữ những tài sản bảo đảm như

„AAA‟ phải bán tống bán tháo gây ra dư thừa cung và sự mất giá của nhiềuMBS/CDO

Như vậy, Fed đã thất bại ở cả hai mặt: áp dụng chính sách nới lỏngtiền tệ, duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài để khuyến khích tiêu dùng và

Trang 14

quản lý lỏng lẻo, là nguồn của cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.

IV.Tác động

1 Tác động đến Mỹ

- Nền kinh tế suy thoái :Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chínhlàm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007 NBER dựđoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiếntranh thế giới thứ hai Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chứctài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tìnhtrạng đói tín dụng Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khuvực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắtgiảm các hợp đồng nhập đầu vào Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc cónguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ

là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô

tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thànhcông Hôm 12 tháng 12 năm 2008, General Motor đã phải tuyên bố tạm thờiđóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ Tiêu dùng giảm, hàng hóa

ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tếHoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát

-Tình trạng thất nghiệp gia tăng : Do nhiều doanh nghiệp ở trong tìnhtrạng phá sản hoặc gần phá sản nên họ đã thu hẹp sản xuất,lao động không cóviệc làm ngày càng tăng.Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm

2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm

-Dollar Mỹ lên giá :Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá

Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w