1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại

125 499 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 14,56 MB

Nội dung

Nội dung của mô đun trình bày các công việc trong quá trình phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại như: phòng trừ cỏ dại hại lúa, phòng trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vậ

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ CỎ DẠI, SÂU BỆNH HẠI CÂY LÚA CẠN

MÃ SỐ: 03 NGHỀ: TRỒNG LÚA CẠN

Trình độ sơ cấp nghề

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thểđược phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo vàtham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình mô đun Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại trên cây lúa cạn là mộttrong 4 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học Trên quan điểm đào tạonăng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khihoàn thành khoá học là học viên có khả năng thực hiện được các thao tác kỹthuật cơ bản nhất trong phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại Chúng tôi đã lựa chọncác kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên Phần kiến thức lý thuyếtđược đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lý giải đượccác biện pháp kỹ thuật được thực hiện trong quá trình phòng trừ cỏ dại, sâu bệnhhại

Kết cấu mô đun gồm 5 bài Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽvới nhau Tạo điều kiện cho học viên thực hiện được mục tiêu học tập và ápdụng vào thực tế trồng lúa cạn tại cơ sở Mô đun này liên quan mật thiết với các

mô đun: Chuẩn bị trồng lúa cạn, Gieo trồng lúa cạn và Thu hoạch, bảo quản và

sử dụng lúa

Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo,hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động- Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡcủa các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của các trung tâm khuyến nông, các

cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi đã tham gia đóng góp ý kiến

và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáotrình

Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổchức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từngvùng trong quá trình dạy học

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình Dù đã hết sức cố gắngnhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết Chúng tôi rất mongnhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng laođộng và người trực tiếp lao động trong lĩnh vực chăm sóc lúa để chương trình,giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:

1 Nguyễn Thị Quỳnh Liên (Chủ biên)

2 Nguyễn Thị Sâm

3 Ngô Thị Hồng Ngát

4 Nguyễn Văn Khang

Trang 4

MỤC LỤC

Tuyên bố bản quyền 2

Mã tài liệu 2

Lời giới thiệu 3

Mục lục 4

Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 7

Mô đun: Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại 8

Giới thiệu về mô đun 8

Mục tiêu 9

A Nội dung 9

1 Phòng trừ cỏ dại 9

1.1 Các loại cỏ dại có trên ruộng lúa 25

1.2 Các loại cỏ hại chính trên ruộng lúa cạn 25

1.3 Tác hại cỏ dại 25

1.4 Lợi ích cỏ dại 25

1.5 Thời gian cỏ dại xuất hiện 25

2 Các biện pháp phòng trừ cỏ dại 25

2.1 Biện pháp canh tác 26

2.2 Biện pháp thủ công 27

2.3 Biện pháp cơ giới 27

2.4 Biện pháp hóa học 27

2.4.1 Dùng thuốc không chọn lọc 28

2.4.2 Dùng thuốc ở giai đoạn tiền nảy mầm 28

2.4.3 Dùng thuốc ở giai đoạn hậu nảy mầm 28

2.5 Chuẩn bị phun thuốc trừ cỏ 38

2.6 Pha thuốc 43

B Câu hỏi và bài tập thực hành 44

Bài 2: Phòng trừ sâu hại lúa cạn 56

Mục tiêu 31

A Nội dung 32

1 Bọ trĩ 33

1.1 Đặc điểm gây hại 34

1.2 Biện pháp phòng trừ 35

2 Sâu đục thân 36

2.1 Đặc điểm gây hại 37

2.2 Biện pháp phòng trừ 37

3 Bọ xít hôi 38

3.1 Đặc điểm gây hại 38

3.2 Biện pháp phòng trừ 39

4 Sâu cắn gié 40

4.1 Đặc điểm gây hại 40

Trang 5

4.2 Biện pháp phòng trừ 42

5 Sâu cuốn lá 46

5.1 Đặc điểm gây hại 47

5.2 Biện pháp phòng trừ 48

B Câu hỏi và bài tập thực hành 49

Bài 3: Bệnh hại cây lúa 52

Mục tiêu 54

A Nội dung 54

1 Bệnh đạo ôn 55

1.1 Triệu chứng gây hại 56

1.2 Biện pháp phòng trừ 57

2 Bệnh đốm nâu 57

2.1 Triệu chứng gây hại 58

2.2 Biện pháp phòng trừ 58

3 Bệnh lem lép hạt lúa 59

3.1 Triệu chứng gây hại 60

3.2 Biện pháp phòng trừ 61

4 Bệnh khô vằn 62

4.1 Triệu chứng gây hại 63

4.2 Biện pháp phòng trừ 64

5 Bệnh cháy bìa lá 68

5.1 Triệu chứng gây hại 69

5.2 Biện pháp phòng trừ 70

6 Bệnh vàng lá 71

6.1 Triệu chứng gây hại 72

6.2 Biện pháp phòng trừ 73

B Câu hỏi và bài tập 73

Bài 4: Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa cạn 76

Mục tiêu 76

A Nội dung 77

1 Định nghĩa, nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp 77

1.1 Định nghĩa 77

1.2 Nguyên tắc cơ bản 78

1.2.1 Trồng và chăm cây khỏe 78

1.2.2 Thăm đồng thường xuyên 79

1.2.3 Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng 79

1.2.4 Bảo vệ thiên địch 80

3 Các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp 81

3.1 Biện pháp canh tác 82

3.2 Biện pháp sinh học 83

3.3 Biện pháp hóa học 83

B Câu hỏi và bài tập thực hành 84

Bài 5: Ngăn ngừa động vật phá hoại 84

Trang 6

Mục tiêu 85

A Nội dung 87

1 Các loài động vật phá hoại lúa phổ biến 87

1.1 Chim 88

1.2 Chuột 89

1.3 Trâu, bò 89

2 Nguyên nhân, tác hại của động vật phá hoại lúa 89

2.1 Nguyên nhân 90

2.2 Tác hại 91

3 Các biện pháp phòng ngừa động vật phá hoại 92

3.1 Biện pháp bẫy cây trồng 94

3.2 Biện pháp cơ học 94

3.3 Biện pháp canh tác 95

B Câu hỏi và bài tập thực hành 95

Hướng dẫn giảng dạy mô đun 101

I Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun 101

II Mục tiêu của mô đun 101

III Nội dung chính của mô đun 102

IV Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 102

V Tài liệu tham khảo 110

Trang 7

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

MĐ: Mô đun

LT: lý thuyết

TH: thực hành

KT: kiểm tra

Trang 8

MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ CỎ DẠI, SÂU BỆNH HẠI CÂY LÚA CẠN

Mã mô đun: MĐ 03

Giới thiệu về mô đun

Mô đun Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại là mô đun

chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ

năng thực hành về Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại Nội dung

của mô đun trình bày các công việc trong quá trình phòng trừ

cỏ dại, sâu bệnh hại như: phòng trừ cỏ dại hại lúa, phòng trừ

sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa

và áp dụng các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trên cây lúa.Sau mỗi bài trong mô đun đều có các câu hỏi và bài tậpthực hành Học xong mô đun này, học viên có được những kiếnthức cơ bản về các bước công việc phòng trừ cỏ dại, sâu bệnhhại Có kỹ năng phòng trừ cỏ dại hại lúa, phòng trừ sâu hại lúa,phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụngcác biện pháp áp dụng các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợptrên cây lúa

Trang 9

Bài 1: Phòng trừ cỏ dại

Mã bài: MĐ 03-01

Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt làtrồng lúa Bởi cỏ dại gây những tác động không tốt như: cạnh tranh về ánh sáng,dinh dưỡng và nước, làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, cho năngsuất thấp, phẩm chất kém

Cỏ dại ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu: các loài cỏ dại thường xuyên mọctrên các bờ mương của hệ thống tưới tiêu, hệ thống thủy lợi, chúng phát triểnnhanh làm cản trở dòng chảy hoặc làm tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởngđến việc tưới và tiêu nước cho lúa

Một số cỏ dại còn là ký chủ của sâu bệnh hại và cỏ dại còn tạo điều kiệnsinh thái thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh Cỏ dại làm tăng giá thành củasản phẩm vì phải tốn thêm công và phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất

để trừ cỏ dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp

Có nhiều loại cỏ dại hại lúa và cũng có nhiều cách phòng trừ khác nhau.Hiểu biết rõ về cỏ dại, chúng ta sẽ có những biện pháp phòng trừ thích hợp, gópphần làm giảm chi phí trong sản xuất

Mục tiêu

- Nêu được tác hại của cỏ dại

- Liệt kê được phương pháp phòng trừ cỏ dại

- Phòng trừ được cỏ dại đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường

- Có tính cẩn thận trong quá trình phòng trừ cỏ dại

A Nội dung

1 Cỏ dại

Khái niệm về cỏ dại: Cỏ dại là những cây không trồng trọt, mọc và sinh

sống được ở tất cả những nơi có thể, làm cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp

và ảnh hưởng xấu đến lợi ích của con người

1.1 Các loại cỏ dại trên ruộng lúa

1.1.1 Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Nếu phân loại theo chu kỳ sinh

trưởng, có hai nhóm cỏ: cỏ hằng niên và cỏ đa niên

- Cỏ hằng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm rahoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm Các loại cỏ nàythường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng

- Cỏ đa niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm Loại cỏ này rất khódiệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khảnăng sinh sản vô tính mạnh

Trang 10

1.1.2 Phân loại theo hình thái: có cỏ lá hẹp, cỏ lá rộng, cói chác lác

- Cỏ lá hẹp còn gọi là cỏ một lá mầm có lá hẹp dài, gân lá song song, thântròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân, điển hình là cỏ lồngvực, đuôi phụng, cỏ túc

Hình 3.1.1 Nhóm cỏ dại một lá mầm

a Cỏ lồng vực; b Cỏ lông công; c Cỏ đuôi chồn; d Cỏ túc

- Cỏ lá rộng còn gọi là cỏ hai lá mầm có những đặc tính chung như: lá hẹp,dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, mọc cạn, đỉnh sinh trưởngđược bọc kín trong bẹ lá, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng khôngsong song Đồng ruộng miền Tây có cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau

bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền…

Trang 11

a b c d

Hình 3.1.2 Nhóm cỏ dại hai lá mầm

a Cỏ xà bông; b Cỏ rau mương, Cỏ vảy ốc; c Cỏ rau bợ; d Cỏ rau mác bao

- Cói, chác, lác: Lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và

có 3 cạnh, điển hình là cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến, cỏnăng…

- Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặcruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn óc

- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắpxếp theo nhiều kiểu hình khác nhau

1.2 Tác hại cỏ dại

Sự thiệt hại do cỏ dại gây ra còn tùy thuộc vào loài cỏ trong ruộng, mật độ

cỏ trên một đơn vị diện tích và sự tăng trưởng của từng loại cỏ Mật độ cỏ càngcao, sinh trưởng cỏ càng mạnh thì năng suất lúa giảm càng nhiều

Trang 12

- Cỏ dại xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc và là mối quan tâm của tất cả mọi

người Cỏ dại không chỉ gây cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm giatăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và gây khókhăn cho việc bảo trì các công trình xây dựng, nhà cửa, cảnh quan

Những sự thiệt hại về kinh tế có thể lớn hơn nữa nếu tính đến khía cạnh làhơn phân nửa thời gian mà nông dân lao động trên đồng ruộng là dành cho côngviệc nhổ cỏ

a) Làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng chi phí sản xuất

Cỏ dại tranh chấp các điều kiện sinh sống của cây trồng (ánh sáng, nước,dinh dưỡng và cardon dioxide) dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng Tuynhiên, tùy theo những điều kiện khác nhau mà cỏ dại làm cho năng suất câytrồng giảm nhiều hay ít

b) Cỏ dại là kí chủ của sâu bệnh và chuột

Cỏ dại là nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại và là nơi trú ẩn của chuột Các loài cỏdại cùng họ, bộ với cây trồng là ký chủ rất tốt của sâu bệnh hại trên những câytrồng tương ứng

c) Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản

- Hạt cỏ lồng vực lẫn trong thóc gạo làm giảm giá trị thương phẩm của thócgạo

- Hạt và đoạn gãy của thân cỏ có độ ẩm cao lẫn trong hạt cây trồng sau thuhoạch, tiếp tục hô hấp làm cho hạt nông sản nóng lên và có thể bị thối

- Ở những ruộng cây trồng có lẫn cỏ dại, hàm lượng dinh dưỡng của sảnphẩm bị giảm sút

d) Giảm hiệu quả của quá trình thu hoạch

- Thời gian thu hoạch bị chậm lại để đợi cỏ chết khô

- Làm chậm tốc độ của quá trình thu hoạch, đặc biệt thu hoạch bằng cơ giới

- Gây tổn thất nông sản trong khi thu hoạch

- Mật độ cỏ dại cao còn làm tăng chi phí đồ bảo hộ lao động trong khi thuhoạch

1.3 Cỏ hại chính trên ruộng lúa cạn:

Cỏ dại xuất hiện suốt thời gian trồng lúa Cỏ làm cho nhiều nơi không thuhoạch được và phải gieo trồng lại Sự thiệt hại do cỏ dại gây ra còn tùy thuộcvào loài cỏ trong ruộng, mật độ cỏ trên một đơn vị diện tích và sự tăng trưởngcủa từng loại cỏ Mật độ cỏ càng cao, sinh trưởng cỏ càng mạnh thì năng suấtlúa giảm càng nhiều

Trang 13

Do vậy, muốn đảm bảo cho lúa sinh trưởng tốt năng suất cao, cần tiến hànhlàm cỏ sớm, để ngay từ đầu đã tiêu diệt cỏ, không có cơ hội cạnh tranh các điềukiện sống của cây lúa Trừ cỏ càng muộn thì lúa đẻ nhánh càng kém, tích lũychất khô ít dần dẫn đến số bông ít, số hạt/bông thấp, năng suất lúa giảm.

Thời gian làm cỏ càng muộn thì năng suất lúa giảm càng nhiều Nếu để cỏcho đến khi lúa được 3 lá thì năng suất lúa hầu như không ảnh hưởng gì do cỏcòn nhỏ, tiêu hao nước và dinh dưỡng không đáng kể, cạnh tranh giữa lúa và cỏchưa gay gắt Nhưng để cỏ đến giai đoạn lúa đẻ tối đa thì cỏ đã lớn, hút nhiềuchất dinh dưỡng đồng thời che khuất ánh sáng làm cho khả năng đẻ nhánh củalúa giảm, số bông/đơn vị diện tích giảm

Năng suất lúa trong trường hợp để cỏ đến giai đoạn lúa đẻ tối đa sẽ ảnhhưởng đến khả năng làm đòng, tạo hạt và trọng lượng của hạt lúa Cho nên, thờiđiểm tốt nhất để làm cỏ lúa là trước khi lúa đẻ nhánh để hạn chế khả năng cạnhtranh của cỏ dại với cây lúa, giúp cây lúa đẻ nhiều, tăng số bông và trọng lượnghạt

1.3.1 Cỏ chỉ ( cỏ gà)

Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khicao tới 90cm Cỏ chỉ bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc Lá phẳnghình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp Lá

có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi.Cụm hoa thường dài từ 3 đến 6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2bông) dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh Các ngón hoa thường tạothành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa

Cỏ chỉ ưa nóng nên sinh trưởng kém về mùa đông Nhiệt độ lý tưởng cho

cỏ chỉ sinh trưởng là khoảng 35°C cho đến 37,5°C

Cỏ chỉ thường sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 650đến 1.750 mm Cỏ chỉ chịu úng ngập tốt, đồng thời cũng có khả năng chịu hạncao Cỏ chỉ thích hợp với nhiều loại đất và ưa đất ráo nước, nó cũng thích ứngtốt với đất mặn nhưng sinh trưởng chậm

Cây con có khả năng bén rễ rất nhanh và sau đó phát triển mạnh Cỏ chỉ làloài ưa ánh sáng và thường chết khi bị che bởi bóng râm

Cỏ chỉ mọc chung với cây lúa cạn sẽ cạnh tranh về ánh sáng, làm cây lúakém phát triển

Trang 14

Hình 3.1.4 Cỏ chỉ 1.3.2 Cỏ gấu

Cỏ gấu là loài cây sống lâu năm, có thể mọc cao tới 40 cm Lá cỏ gấu mọc

thành nhiều tầng, gồm 3 lá mỗi tầng từ gốc cây Đoạn thân mang hoa có tiết diệnhình tam giác Hoa lưỡng tính có 3 nhị và một lá noãn với 3 đầu nhụy Quả làdạng quả bế ba góc Hệ rễ của cỏ gấu non ban đầu hình thành từ các thân rễ màutrắng to mập

Cỏ gấu là một trong số các loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm nhất hiện đã biết,

có sự phân bố rộng khắp toàn cầu trong khu vực nhiệt đới và ôn đới Nó đượccoi là cỏ dại tại trên 90 quốc gia, và gây hại cho trên 50 loại cây lương thực-công nghiệp toàn cầu

Sự tồn tại của nó trên đồng làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng mùa

vụ, do nó vừa là loài cây cạnh tranh khó trừ khử các nguồn dinh dưỡng trongđất, vừa là loài cảm nhiễm qua lại, với hệ rễ tạo ra các chất có hại cho các loàicây khác

Hình 3.1.5 Cỏ gấu

Trang 15

1.3.3 Cỏ tranh

Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất

Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặtdưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng

Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giốngqua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió

Hình 3.1.6 Cỏ tranh 1.3.4 Cỏ mỹ

Hình 3.1.7 Cỏ mỹ 1.4 Lợi ích của cỏ dại:

Ngoài những tác hại gây ảnh hưởng đến con nguời, cây trồng, vật nuôi thì

cỏ dại cũng có những tác động tích cực đối với sản xuất và con người ít đượcquan tâm, nghiên cứu hơn so với những tác động tiêu cực của chúng Những tác

Trang 16

động tích cực này rất khó định lượng vì chúng diễn ra trong một khoảng thờigian dài Cỏ dại cũng có một số lợi ích nhất định sau:

- Làm tăng thêm chất hữu cơ và mùn cho đất Trong quá trình sinh sống, cỏdại đã tích lũy vào tầng đất cày các chất dinh dưỡng như N, P, K

- Giữ cho đất khỏi bị xói mòn, làm cho đất và dinh dưỡng khỏi bị trôi đi;giữ cho các công trình thủy lợi, giao thông như đê điều khỏi bị hư hỏng

- Là nguồn thức ăn cho các loại gia súc như trâu, bò, ngựa, cừu và các loạigia cầm như ngỗng, vịt, gà tây, và cá

- Các loại cỏ như cói, cỏ gừng, cỏ dày, cỏ tranh còn được dùng làm chấtđốt, làm nguyên liệu để lợp nhà

- Nhiều loài cỏ còn được dùng làm dược liệu và các mục đích khác Trồnglàm cảnh: ngũ sắc, xương rồng, mào gà, lẻ bạn, nở ngày, dâm bụt

Như vậy, cỏ dại ảnh hưởng hai mặt đến nông nghiệp và đời sống của conngười, vừa có hại vừa có lợi do đó tùy từng trường hợp cụ thể mà phòng trị triệt

để chúng hay lợi dụng chúng làm những việc có ích khác

dễ bị nhiều loại sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất Nếu gieo qua thưa, cỏ sẽ

có nhiều khoảng không để phát triển

Qua nghiên cứu và tổng kết thực tế, gieo trồng lúa cạn nên cấy ở mật độkhoảng 35-40 khóm/m2

c) Chăm sóc ruộng lúa

Bón NPK kịp thời, đầy đủ và cân đối sẽ tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt,tăng sức cạnh tranh với cỏ

d) Luân canh

Luân canh lúa cạn với cây trồng cạn như bắp, khoai, nhất là với các cây họĐậu có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại cho cả ruộng

Trang 17

Tác dụng của các biện pháp canh tác trong việc phòng trừ cỏ dại chủ yếu làlàm cho cây lúa sinh trưởng nhanh, phát triển tốt đủ sức cạnh tranh lấn át cỏ dại.Các biện pháp có tác dụng trực tiếp diệt cỏ dại là làm đất kĩ, giữ nước đầy

đủ và luân canh với cây trồng cạn

e) Xen canh

Đây là biện pháp hiện nay được áp dụng phổ biến

Việc trồng xen cây phụ giữa các hàng cây chính làm tăng diện tích phủ đấtcủa cây trồng do đó cỏ dại không những thiếu ánh sáng và điều kiện khác đểmọc mầm với số lượng lớn mà còn bị lấn áp không đủ gây hại cho cây trồng.Cây trồng xen phải là hững cây mau phủ mặt đất hoặc cao hơn cỏ dại thì hiệuquả phòng trừ cỏ dại mới cao

Do đó, giống lúa cạn cải thiện dể trồng xen phải có:

+ Chiều cao cuối cùng khá cao (120cm trở lên)

+ Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn đầu phải nhanh, phủ kính đất sờm đểhạn chế cỏ dại, điều này liên quan đến mật độ gieo

+ Lá phía trên đứng, lá phía dưới ngang để có thể giúp cho việc cạnh tranhvới cỏ dại tốt

Tuy là biện pháp thô sơ nhưng nhổ cỏ bằng tay vẫn được nhiều nông dân

áp dụng cho cả ruộng lúa sạ và lúa cấy, nhất là ở những nơi diện tích canh tác ít.Với lúa sạ, thời gian nhổ cỏ lần đầu tốt nhất là khi lúa được 4-5 lá, bắt đầu

đẻ nhánh (sau sạ 20-25 ngày) Lúc này cây cỏ đã tương đối lớn (3-4 lá) dễ bịphát hiện và nhổ bỏ Sau khi nhổ cỏ khoảng 5-7 ngày, tiến hành bón phân thúcđợt 2 làm cho lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung, tăng sức cạnh tranh lấn át số cỏcòn sót lại

Khi lúa được 40-45 ngày, nếu còn nhiều cỏ có thể nhổ tiếp đợt 2 trước khibón thúc lần cuối

Khi lúa trổ xong và lúa cỏ sắp chín, cần ngắt bỏ các bông cỏ để không chohạt cỏ chín rụng xuống ruộng hoặc lẫn vào hạt lúa khi thu hoạch Đây là đợt làm

cỏ rất quan trọng

Trang 18

Hình 3.1.8 Làm cỏ bằng tay b) Dùng dụng cụ làm cỏ

- Làm cỏ bằng cuốc: cuốc có tác dụng đảo đất, vùi cỏ xuống dưới, đưa rễlên trên Lớp đất này tiếp xúc với gió, nắng, bị khô đi làm cỏ dại không hút đượcnước, dẫn đến chết nhanh và chết hoàn toàn

Hình 3.1.9 Cuốc làm cỏ 2.3 Biện pháp cơ giới

Ưu điểm:

- Có thể diệt nhanh chóng và triệt để cỏ dại

- Có thể tiêu diệt toàn bộ cỏ dại bất kể là loại gì, ở thời gian sinh trưởngnào, và tình hình cỏ dại ở trên đồng có phức tạp

Cày đất cùng với lật đất và làm vụn đất có tác dụng đưa thân, la 1co3 vùixuống sâu, đưa rễ cỏ dại lên mặt

Thân cỏ dại bị gãy, đứt, dập nát không thể sinh trưởng, rễ bị biến dạng bịđứt và đưa lên mặt Dưới tác động của ánh sáng mặt trời và các yếu tố khác: ẩm

độ, nhiệt độ, chức năng hút nước, muối khoáng không thể thực hiện được

Trang 19

Cày sâu có lật đất: Hoàn toàn hiệu quả với cỏ sinh sản hữu tính Khi có

nhiều cỏ trên mặt đất nhất là cỏ sinh sản vô tính, cỏ lâu năm và có lớp đất phíadưới sạch cỏ hay ít cỏ dại hơn Cây cỏ và thân ngầm bị đưa xuống sâu sẽ chết đi

và lớp đất sạch hay ít cỏ phía dưới được đưa lên mặt không gây tác hại cho câytrồng

Cày không lật đất ( cày móc, cày lò xo): Thường áp dụng ở những nới

lớp đất trên sạch hoăc rất ít cỏ dại, lớp đất dưới nhiều cỏ dại

Thời kì cày: trong từng loại đất, tùy từng loại cày mà áp dụng cho thích

hợp Tốt nhất nên cày vào cuối mùa mưa năm trước, khi đất còn đủ độ ẩm để cóthể cày được, sau đó qua một mùa khô đất được lật và khô đi dẽ làm cho cỏ vôtính cũng như hữu tính, cỏ lâu năm cũng như 1 năm bị tiêu diệt trong mùa khô

Bừa đất: Ở đất có nhiều cỏ sinh sản hữu tính có thể bừa rất kỹ làm cho cỏ

dại không còn liên hệ được với đất, đồng thời thân lá bị dập, cỏ mất nước vàchết nhanh, trong trường hợp này có thể dùng bừa đã hay bừa răng cưa đềuđược

Ở đất có nhiều cỏ sinh sản vô tính loại thân ngầm, thân bò, thân rễ dùngbừa răng để bừa cho chúng rời khỏi đất và gom chung ra khỏi đồng ruộng

Không dùng bừa đãi vì loại này vừa cắt cỏ vô tính ra nhiều đoạn nhỏ, gâykhó khăn cho việc gom ra khỏi đồng ruộng vừa làm cho tỉ lệ và số lượng mầmngủ mọc nhiều

Làm đất hợp lí: Tùy từng trường hợp mà làm cho đất có độ vụn thích hợp.

Kích thước hạt đất thường tỉ lệ thuận với kích thước hạt cây trồng Làm đất quánhỏ làm hạt cỏ nằm trong cục đất càng dễ mọc mầm, mọc ra ngoài cục đất và cótác dụng kích hích các mầm ngủ của cỏ sinh sản vô tính

Nếu dùng biện pháp phay ở đất có nhiều cỏ dại, do đất vụn nhỏ ra sẽ làm

có mọc nhiều và gây ra hậu quả nghiêm trọng

Đất làm quá nhuyễn sẽ làm hạt cỏ rời khỏi tầng đất bên dưới và tập trunglên mặt đất, sẽ mọc nhiều khi gieo lúa cạn làm khó khăn cho việc phòng trừ

Làm đất nhữ cỏ mọc: Cày bừa đất vụn nhỏ, cây có điều kiện tốt dễ nảy

mầm Khi cỏ mọc nhiều, bừa 1 lớp đất mỏng trên mặt 2-3cm ( nhiều nhất là5cm) để diệt cỏ Nên bừa sâu vì như thế sẽ đem hạt cỏ từ dưới lên thêm Trênđất nhiều hạt cỏ có thể làm vài lần nhữ sẽ có hiệu quả

Vun xới: Vun sớm khi cây cỏ còn non vì nếu làm muộn quá, cỏ dịa mọc

nhiều sẽ gây ác hại nhiều và khó vun xới hơn

Nếu vun quá sớm, lúc cỏ dại mọc còn ít thì hiệu quả trừ cỏ thấp, tác độngvun xới ảnh hưởng đến gốc cây vì còn non

Làm cỏ đúng thời điểm vừa dễ tiêu diệt cỏ, vừa làm cho cây trồng sinhtrưởng nhanh

Trang 20

- Thuốc trừ cỏ nội hấp hay vận chuyển: còn được gọi là thuốc trừ cỏ có tácđộng toàn bộ Sau khi xâm nhập qua lá hoặc qua rễ, thuốc dịch chuyển khắptrong cây và gây độc cho cỏ dại Những thuốc này có hiệu lực diệt cỏ lâu năm,

cỏ thân ngầm (cỏ tranh, cỏ gấu)

2.4.1.3 Theo bộ phận cây trồng:

- Nhóm phun trên lá: rất ít hoặc không xâm nhập vào rễ

- Nhóm xử lí đất: xâm nhập vào thực vật thông qua bộ rễ, được phun hoặcrắc lên đất hoặc chôn vào đất

2.4.1.4 Theo thời kì dùng thuốc:

Nhóm dùng tiền nảy mầm và hậu nảy mầm

2.4.1.5 Tiêu chuẩn để lựa chọn loại thuốc sử dụng là:

- Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng

- Tính chọn lọc cao và an toàn đối với lúa

- Điều kiện sử dụng dễ dàng, thích hợp với khả năng canh tác của từng ruộng

- Giá cả thích hợp

2.4.2 Dùng thuốc không chọn lọc

Thuốc trừ cỏ không chọn lọc: là những thuốc trừ cỏ khi dùng gây độc chomọi loại cỏ và cây trồng

Trang 21

Hình 3.1.10 Một số loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc

2.4.3 Thuốc trừ cỏ có chọn lọc: thuốc trừ cỏ trong điều kiện nhất định có tác

dụng diệt hoặc làm ngừng sinh trưởng đối với một số loài cỏ dại mà không hoặc

ít ảnh hưởng đến cây trồng và các loài cỏ dại khác, được gọi là những thuốc trừ

cỏ có chọn lọc Ví dụ: thuốc trừ cỏ lá rộng, thuốc trừ cỏ hòa thảo, cói lác, thuốctrừ cỏ đầm lầy, thuốc trừ cỏ nước

Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc được dùng trừ cỏ trên ruộng có cây trồngđang sinh trưởng Tính chon lọc của thuốc trừ cỏ mang tính chất tương đối vàphụ thuộc vào liều lượng và điều kiện sử dụng

Khi dùng một thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc với liều lượng cao hơn liều quiđịnh, tính chọn lọc của thuốc có thể giảm hoặc mất hẳn, thuốc dễ dàng gây hạicây trồng Nhiều loại thuốc thể hiện tính chọn lọc khi được dùng vào thời kỳ màcây trồng có sức chống chịu cao đối với thuốc, cỏ dại đang ở giai đoạn chốngchịu thuốc yếu

Đối với thuốc trừ cỏ dùng xử lý vào đất, tính chọn lọc của thuốc còn tuỳthuộc vào thành phần cơ giới, đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng của đất, lượngmưa trong thời gian dùng thuốc

Trang 22

Hình 3.1.11 Một số loại thuốc trừ cỏ có chọn lọc 2.4.5 Dùng thuốc tiền nảy mầm

- Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm: dùng thuốc trừ cỏ sau khi gieo hạt (ngay saukhi gieo hoặc một vài ngày sau khi gieo hạt) thường là những thuốc trừ cỏ xử lýđất; chỉ diệt cỏ dại mới nảy mầm Chúng là những thuốc có chọn lọc, không gâyhại mầm cây trồng và không ảnh hưởng xấu đến sinh trường phát triển của câytrồng

Hình 3.1.12 Một số nhóm thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm 2.4.5 Dùng thuốc hậu nảy mầm

Thuốc trừ cỏ dùng ở ruộng có cây trồng đang sinh trưởng phải là nhữngthuốc trừ cỏ chọn lọc và phải dùng vào thời kỳ mà cây có sức chống chịu cao,còn cỏ dại có sức chống chịu yếu đối với thuốc

Trang 23

Hình 3.1.13 Một số thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm 2.5 Thời điểm diệt cỏ dại trên ruộng lúa cạn

+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Phun thuốc sau khi gieo 1-3 ngày

- Tên thuốc: Pripit, Chani, Sonic, Sofit…

+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm:

- Khi cỏ được 2-3 lá thật dùng thuốc Ferin, Quinix, Star… để phun

+ Thuốc hậu nảy mầm muộn:

- Khi cỏ 5-6 lá thật (sau khi gieo 15-25 ngày) dùng thuốc: Nomiree 10SC+Ferin, Quinix, Star để phun

Trang 24

Hình 3.1.14 Một số thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa cạn 2.6 Chuẩn bị phun thuốc trừ cỏ

Chuẩn bị bình phun, thuốc trừ cỏ, xô đựng nước: Trước khi phun thuốcphải chuẩn bị đủ bình phun, thuốc trừ cỏ và xô để lấy nước phun thuốc

Hình 3.1.15 Chuẩn bị dụng cụ và thuốc

Mặc bảo hộ: Trước khi phun thuốc cỏ nói riêng và thuốc hóa học nóichung, người trực tiếp phun thuốc cần phải trang bị bảo hộ như sau:

Bước 1: Mặc áo bảo hộ: Tròng áo bảo hộ qua đầu, kéo kín xuống toàn

thân, thường mặc loại bằng nilon để khi phun, thuốc không bị thấm vào người

Trang 27

Hình 3.1.21 Mang bao tay bảo hộ lao động

Hoàn tất quá trình chuẩn bị: Trước khi phun thuốc hóa học, người phunthuốc phải chuẩn bị đủ dụng cụ, thuốc, bình phun và mang bảo hộ lao động từnón (mũ) đến ủng

Trang 28

Hình 3.1.22 Hoàn tất quá trình chuẩn bị 2.7 Pha thuốc Theo tôi nghĩ các bước trong pha, phuin thuốc này giống như trong phân tích nghề chứ không phải giáo trình dạy nghề.

Bước 1: Đọc hướng dẫn sử dụng trước khi cho thuốc vào bình phun

Hình 3.1.23 Đọc hướng dẫn sử dụng

Bước 2 Mở nắp bình phun thuốc:

Sau khi đọc hướng dẫn sử dụng,mở nắp bình phun thuốc để chuẩn bị phathuốc

Trang 29

Hình 3.1.24 Mở nắp bình phun thuốc Bước 3 Cho một nửa số nước vào bình phun thuốc:

Đong đủ lượng nước của một bình phun, nhưng chỉ cho một nửa số nước

vào bình phun thuốc trước khi cho thuốc vào bình.

Trang 30

Hình 3.1.26 Đong thuốc trừ cỏ Bước 5 Đổ thuốc cỏ vào bình phun: Sau khi lường thuốc xong, đổ thuốc

vào bình phun đã có một nửa lượng nước

Trang 31

Hình 3.1.28 Đổ nước vào bình phun thuốc

Chuẩn bị phun thuốc: Sau khi pha thuốc, cần một số thao tác trước khiphun thuốc hóa học như sau:

Bước 1 Lắc bình thuốc: Trước khi phun thuốc, dùng hai tay đỡ hai bên

thành bình thuốc, lắc bình nghiêng qua, nghiêng lại cho thuốc cỏ đã pha trongbình phun không bị lắng đọng

Hình 3.1.29 Lắc bình thuốc Bước 2 Khởi động bình phun:

Kéo dây để động cơ của bình phun thuốc khởi động

Trang 33

Hình 3.1.32 Chỉnh pét của bình phun

Sử dụng thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng:

Trừ cỏ cho lúa bằng thuốc cỏ có nhiều ưu điểm là hiệu quả diệt cỏ cao, diệt

cỏ sớm từ đầu vụ nên cỏ chưa cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sánh với lúa, giảiquyết vấn đề thiếu lao động làm cỏ… Tuy nhiên, để sử dụng thuốc trừ cỏ cholúa đạt hiệu quả cao nhất, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Dùng đúng loại thuốc trừ cỏ lúa: Cỏ dại trên mỗi ruộng lúa thường khônggiống nhau Điều cần thiết trước hết là phải biết được thành phần cỏ trên ruộnggồm những loài cỏ nào để chọn loại thuốc có phổ tác dụng thích hợp Nếu ruộngchỉ có cỏ một lá mầm thì dùng thuốc chuyên trừ cỏ một lá mầm Nếu ruộng có

cỏ thuộc nhóm cói lác và cỏ hai lá mầm chiếm đa số thì dùng thuốc diệt cỏ cóilác và cỏ hai lá mầm Nếu ruộng có cả 3 nhóm cỏ thì dùng thuốc diệt cỏ phổrộng Chú ý xem xét điều kiện của ruộng, nhất là mặt bằng và khả năng chủđộng nước, để đáp ứng yêu cầu của loại thuốc sử dụng

- Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng thời điểm:

+ Thuốc trừ cỏ lúa tiền nẩy mầm tác động diệt cỏ khi hạt cỏ chưa hoặcđang nẩy mầm, cho nên cần phun sớm sau khi làm đất hoặc sau khi gieo cấy 1 -

4 ngày

+ Thuốc trừ cỏ lúa hậu nẩy mầm tác động khi hạt cỏ đã mọc thành cây,thường dùng sau khi gieo trồng lúa từ 6 - 20 ngày Có loại thuốc tác động khicây cỏ còn nhỏ dưới 2 lá gọi là thuốc hậu nẩy mầm sớm, thường dùng sau khigieo trồng từ 6-10 ngày Cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất chotừng loại thuốc để phun cho đúng giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại và cây lúa

- Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng liều lượng: Tính toán pha đúng lượng thuốccần cho mỗi bình phun và phun đủ số bình cho một đơn vị diện tích theo khuyếncáo ghi trên nhãn thuốc Khi sử dụng ở liều lượng quá cao hoặc phun chồng lối,

Trang 34

một số thuốc trừ cỏ có thể gây ngộ độc cho lúa làm lúa bị cháy lá, lùn, còi cọcthậm chí bị chết Nhưng nếu dùng ở liều lượng thấp cỏ không chết, hiệu quả trừ

cỏ thấp Thuốc cỏ dùng để rải nên trộn với cát hay phân bón để rải cho đều khắpruộng

- Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng cách: Tùy theo đặc tính của thuốc cỏ là lưudẫn qua thân lá hoặc hấp thụ qua rễ mà tuân thủ theo những hướng dẫn theo yêucầu riêng của từng loại thuốc Cần chú ý phải chuẩn bị mặt ruộng bằng phẳng,quản lý nước trước và sau khi phun hay rải thuốc cỏ là hết sức quan trọng đểphát huy tối đa tác dụng diệt cỏ của thuốc Không nên phun thuốc cỏ khi trờinắng nóng, đang có gió to hay sắp mưa Sau khi phun thuốc cỏ l – 3 ngày cầncho nước vào ngập săm sắp mặt ruộng lúa để tăng hiệu lực của thuốc

Lưu ý khi chọn thuốc trừ cỏ: Chọn lựa một loại thuốc trừ cỏ lúa để sử

dụng, chúng ta có thể chọn lựa theo những tiêu chí sau:

- Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng lúa

- Có tính chọn lọc cao, an toàn cho cây lúa, con người, động vật thủy sinh

Câu hỏi 1: Phân loại cỏ dại theo chu kì sinh trưởng có mấy nhóm?

a) 1 nhóm: cỏ hằng niên b) 2 nhóm: cỏ hằng niên và cỏ đa niên

c) 3 nhóm: cỏ hằng niên, cỏ đa niên, cỏ hòa bản

d) 4 nhóm: cỏ hằng niên, cỏ đa niên, cỏ hòa bản, cỏ lá rộng

Câu hỏi 2: Anh chị hãy trình bày các loại cỏ dại hại chính trên cây lúa cạn?Câu hỏi 3: Tác hại của cỏ dại đối với cây lúa như thế nào?

a) Cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa

b) Cạnh tranh nước và ánh sáng với cây lúa

c) Là ký chủ và môi trường tốt cho sâu, bệnh, động vật hại lúa phát triển

Trang 35

e) Cả a,b,c,d

2 Các bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 3.1.1: Phân biệt hình dạng cỏ dại theo hình thái

- Mục tiêu: Giúp người học nhận biết hình dạng các nhóm cỏ theo hình thái

- Nguồn lực: Cỏ 1 lá mầm; cỏ 2 lá mầm; cỏ cói, chác, lác; bút, giấy

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, các nhóm cỏ dại

- Nhiệm vụ: Quan sát các nhóm cỏ và phân biệt đặc điểm hình thái cácnhóm cỏ

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

đúng các nhóm cỏ

2.2 Bài thực hành số 3.1.2: Nhận dạng các loại cỏ hại trên ruộng lúa cạn

- Mục tiêu: Giúp người học nhận biết hình dạng các cỏ dại trên ruộng lúacạn

- Nguồn lực: ruộng lúa; bút, giấy

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, ruộng lúa

- Nhiệm vụ: Quan sát ruộng lúa và tìm đúng chủng loại cỏ dại

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

đúng tên cỏ dại hại trên ruộng lúa

2.3 Bài thực hành số 3.1.3: Phun thuốc trừ cỏ dại

- Mục tiêu: Giúp người học biết cách pha chế và phun thuốc trừ cỏ

- Nguồn lực: Các loại thuốc diệt cỏ Mỗi loại 3 chai hay gói

- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, mỗi nhómchọn lựa 5 loại thuốc và dụng cụ pha thuốc, phun thuốc

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện cácbước: Chọn thuốc, tính lượng thuốc, pha thuốc và phun thuốc Quan sát học sinhthực hiện Nhận xét, ghi điểm Giáo viên quan sát học viên thực hiện, nhận xét,đánh giá và ghi điểm cho mỗi học sinh trong nhóm

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên chọn đúng loại thuốc, tính đúnglượng thuốc, pha thuốc đúng cách và phun thuốc đúng kỹ thuật

Trang 36

C Ghi nhớ

- Sử dụng thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo an toàn chongười thực hiện, người sử dụng sản phẩm và môi trường sinh thái

Trang 37

Bài 2: Phòng trừ sâu hại lúa

- Liệt kê được các phương pháp phòng trừ sâu hại

- Phòng trừ được một số loại sâu hại chính theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảmbảo an toàn lao động

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn lao động

Trang 38

gốc to hơn các đốt khác Đầu hơi giống hình chữ nhật, mắt kép bé Con đực cókích thước nhỏ hơn con cái.

Hình 3.2.1 Bọ trĩ non

Hình 3.2.2 Bọ trĩ trưởng thành 1.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái

Vòng đời của bọ trĩ khoảng 11-16 ngày

Trang 39

+ Giai đoạn trứng: 4-5 ngày.

+ Giai đoạn sâu non: 5-8 ngày

+ Giai đoạn tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày

+ Giai đoạn trưởng thành: 10-20 ngày

Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực,những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài Bọ trĩ sinh sản đơn tính làchủ yếu

Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3-160 trứng, chúng đẻ trong 5-7 ngày,nhưng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2, 3, 4 Một năm phát sinh 8-10 lứa, trong đólứa 1 và 2 phát sinh trên cỏ Lứa 2-3 và lứa 6 là quan trọng nhất Nhiệt độ thíchhợp để bọ trĩ phát sinh phát triển từ 15-25oC Mưa làm giảm rõ rệt số lượng bọtrĩ, đặc biệt là trưởng thành Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạnhán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao

Hình 3.2.3 Vòng đời bọ trĩ 1.4 Đặc điểm gây hại

Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, lúa

sạ bị hại nặng hơn lúa cây Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá làm

Trang 40

lá cong lại, ban đầu lá lúa bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, nhưng khi bị hại nặng

lá lúa chuyển sang màu vàng đỏ cuốn quăn lại, và dần dần khi cả lá

Bọ trĩ hút nhựa hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụphấn được Bọ trĩ hại cả lúa nước và lúa cạn ngay sau khi lúa mới cấy được 1-2tuần Bọ trĩ thường gây hại giai đoạn mạ, thời tiết khô hạn là điều kiện thuận lợi

để cho bọ trĩ phát sinh phát triển gây hại

Hình 3.2.5 Triệu chứng gây hại bọ trĩ 1.5 Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng

- Dùng các loại thuốc thảo mộc để bảo vệ các thiên địch (gồm các loài

nhện ăn thịt, bọ rùa Scymus sp), trong trường hợp mật độ cao dùng thuốc hoá

học vị độc, lưu dẫn, tiếp xúc phun khi bọ trĩ phát sinh rộ

Hình 3.2.6 Một số loại thuốc trừ bọ trĩ

Ngày đăng: 29/06/2015, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w