Bệnh đốm nâu

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 65 - 67)

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

2. Bệnh đốm nâu

2.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và hạt lúa. Trên diệp tiêu, bẹ lá, nhánh gié cũng có vết bệnh, có khi rễ và thân cây mạ cũng bị nhiễm.

Trên lá, đốm bệnh đặc trưng có hình trứng, hình dạng và kích cỡ như hạt mè (vì vậy bệnh còn có tên tiếng Anh là sesame leaf blight). Đốm có màu nâu, tâm xám hay xám trắng khi phát triển hết cỡ. Đốm bệnh khi mới, chỉ là những vết nhỏ, tròn, màu nâu sậm hay nâu tím. Trên các giống nhiễm, đốm bệnh lớn hơn, có thể dài hơn 1 cm. Các đốm thường có hình dạng giống nhau và nhiều đốm trên lá có thể làm cho lá bị vàng úa.

Trên vỏ trấu của hạt, có đốm màu đen hay nâu sậm và nếu nhiễm nặng thì phần lớn hay toàn bộ bề mặt vỏ hạt bị nâu. Nếu trời ẩm có thể thấy trên vết bệnh có lớp nhung nâu đen, là đài và bào tử của nấm. Nấm có thể xâm nhập vào bên trong, làm cho phôi nhũ có những đốm đen.

Từ hạt bệnh, khi gieo lên mạ thì diệp tiêu có thể bị các đốm nâu, nhỏ, hình tròn hay trứng.

Rễ non cũng có vết bệnh màu đen. Đốt và lóng cũng có khi bị nhiễm.

Hình 3.3.5. Triệu chứng gây hại bệnh đốm nâu Nguyên nhân

Bệnh đốm nâu hại lúa được gây ra do nấm Bipolaris oryzae.

Bipolaris oryzae lưu tồn chủ yếu trong các xác bả cây bệnh; trên hạt bệnh, bào tử có thể sống được 3 năm.

Nhiệt độ và ẩm độ cũng có ảnh hưởng trên khả năng lưu tồn của nấm bệnh. Nếu ở 30°C nấm có thể lưu tồn được 28-29 tháng, nhưng nếu ở 35°C nấm sống không quá 5 tháng. Ở 2°C, 81% bào tử vẫn còn sống sau hơn 3 tháng; nhưng nếu ở 31°C, sau thời gian này, chỉ còn 6% sống sót. Ẩm độ cũng có ảnh hưởng, ở 31°C, nếu ẩm độ 20%, bào tử vẫn sống được đến 6 tháng, nhưng nếu ẩm độ ở 96% bào tử sống không quá 1 tháng. Như vậy, trong điều kiện nóng, ẩm, bào tử có thể sống lâu.

Bào tử thường nảy mầm ở tế bào đầu hay tế bào chân, ống mầm có mủ nhầy giúp bám chặt vào mặt mô và tạo đỉa bám ở đầu ống mầm. Từ đó tạo ra vòi xâm nhiễm và xâm nhập trực tiếp vào biểu bì. Ống mầm có thể xâm nhiễm vào khí khổng mà không cần thành lập đĩa bám, thường chỉ có 2% là xâm nhập qua khí khổng.

Ở hạt, nấm xâm nhiễm chủ yếu qua chân của các lông trên vỏ hạt và sau đó phát triển lan sang các tế bào biểu bì ở xung quanh.

Trên lá lúa bào tử nảy mầm tốt do lá có chứa các amino acid như aspartic, glutamic, alanine, methionine.

Sau khi xâm nhiễm, tế bào nhiễm bị thương tổn sau 17-20 giờ và đến 24 giờ thì lộ triệu chứng.

2.2. Biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng lúa cạn mô đun phòng trừ sâu bệnh hại (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w